vi
en
menu

4 tháng 3, 2024

Brand Marketing là gì? Chi tiết A-Z về Brand Marketing

Brand Marketing

Bên cạnh doanh số thì việc tiếp thị thương hiệu cũng là một trong những mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Vậy Brand Marketing là gì? Tầm quan trọng và cách xây dựng chiến lược thương hiệu là gì? Hãy cùng Stradex giải thích rõ hơn về khái niệm này ở dưới đây nhé!

Brand Marketing là gì?

Brand Marketing đề cập đến việc quảng bá toàn bộ thương hiệu của một công ty, thay vì chỉ làm nổi bật một vài sản phẩm hoặc dịch vụ riêng lẻ. Bằng hình thức tiếp thị này, công ty có thể kể nhiều câu chuyện thươnghiệu (Brand Story). Qua đó, khẳng định giá trị doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả của các hoạt động Marketing khác.

Brand Marketing là gì?

Brand Marketing là gì?

Trên thực tế, việc triển khai các chiến lược tiếp thị thương hiệu đem lại vô số lợi ích cho doanh nghiệp. Trong đó, bao gồm cả việc nâng cao danh tiếng thương hiệu, xây dựng tài sản thương hiệu, cải thiện mức độ tương tác giữa doanh nghiệp với người dùng, tạo thêm nhiều khách hàng trung thành và tăng doanh thu.

Vai trò quan trọng của Brand Marketing với doanh nghiệp

Trước đây, mục đích chính của phần lớn hoạt động tiếp thị (Marketing) chỉ xoay quanh việc cải thiện doanh số, hay làm thế nào để bán được nhiều sản phẩm hơn. Nhưng khi thị trường ngày càng cạnh tranh, quan điểm này đã dần thay đổi và các doanh nghiệp cũng tập trung nhiều hơn đến việc tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing). Đặc biệt là khi nó có thể đem lại nhiều lợi ích lớn, như:

  • Làm tăng giá trị thương hiệu doanh nghiệp: Một kế hoạch Brand Marketing hiệu quả luôn giúp doanh nghiệp cải thiện giá trị thương hiệu. Danh tiếng càng lớn mạnh thì doanh nghiệp càng tạo thêm nhiều giá trị thị phần, tầm ảnh hưởng, hay mức giá cao hơn. 
  • Thu hút khách hàng mới: Nếu việc quảng cáo các sản phẩm riêng lẻ không còn hiệu quả, bạn nên bắt đầu thực hiện các chiến lược tiếp thị thương hiệu để có thể thu hút khách hàng mới. Bởi khách hàng sẽ luôn có xu hướng quay trở lại, hoặc tìm đến các cửa hàng có thương hiệu uy tín để chọn mua sản phẩm.
  • Giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín trên thị trường: Danh tiếng của một thương hiệu phụ thuộc vào mức độ tin tưởng của khách hàng dành cho thương hiệu. Khách hàng càng tin tưởng thương hiệu, với nhận thức càng tốt, danh tiếng càng mạnh thì thương hiệu càng uy tín.
  • Tạo giá trị lâu dài: Trên thực tế, một sản phẩm dù tốt đến mấy thì cũng có vòng đời giới hạn. Nhưng, một thương hiệu được xây dựng bài bản và chuyên nghiệp thì lại có thể tồn tại mãi mãi với thời gian. Một trong nhiều mục đích của Brand Marketing là tạo kết nối cảm xúc với khách hàng. Những cảm xúc này sẽ khiến người dùng ghi nhớ thương hiệu của bạn lâu dài.
  • Tăng sự cạnh tranh với các đối thủ: Giữa sản phẩm A không có thương hiệu và một sản phẩm B tương tự nhưng lại có thương hiệu nổi tiếng, khách hàng sẽ luôn chọn sản phẩm B. Danh tiếng, sự uy tín và sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm của thương hiệu luôn có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của người dùng.

Brand Marketing có thể đem lại nhiều giá trị lâu dài cho doanh nghiệp.

Brand Marketing có thể đem lại nhiều giá trị lâu dài cho doanh nghiệp.

Mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng 

Một trong những mục đích lớn nhất của các chiến lược xây dựng thương hiệu là tạo mối quan hệ giữa thương hiệu với người dùng. Khi khách hàng nhận thấy họ có nhiều mối liên hệ với thương hiệu, họ sẽ càng tin tưởng và có khả năng trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp. 

Trong đó, các kết nối thương hiệu tốt nhất, mạnh mẽ và tích cực nhất đều bắt nguồn từ cảm xúc. Do đó, ta có thể thấy những thương hiệu lớn luôn cố gắng tạo nhiều liên kết về cảm xúc với khách hàng. Ví dụ như Coca-Cola, mọi sản phẩm của họ đều được gắn liền với cảm giác “sảng khoái”.

 Mối quan hệ mạnh mẽ nhất giữa thương hiệu và khách hàng luôn đến từ cảm xúc.

Mối quan hệ mạnh mẽ nhất giữa thương hiệu và khách hàng luôn đến từ cảm xúc.

Các thuật ngữ trong Brand Marketing bạn cần biết

Dưới đây là một số thuật ngữ có liên quan mà bạn đọc cần nắm vững để hiểu rõ hơn khi tìm hiểu về Brand Marketing

Brand Awareness (Nhận biết thương hiệu) 

Brand Awareness (Nhận biết thương hiệu) là giai đoạn đầu tiên trong quá trình mua sắm và cũng là một tiêu chí quan trọng giúp đo lường sức mạnh của thương hiệu. Một thương hiệu có mức độ nhận biết càng cao thì càng nổi tiếng và có thêm nhiều cơ hội được khách hàng lựa chọn.

Mức độ nhận biết thương hiệu có thể chia làm 3 cấp độ chính: thương hiệu được nhận biết đầu tiên (Top of Mind), thương hiệu không nhắc mà nhớ (Spontaneous) và các thương hiệu nhắc để nhớ (Prompt).

Thương hiệu càng có độ nhận biết cao thì càng có cơ hội được khách hàng lựa chọn.

Thương hiệu càng có độ nhận biết cao thì càng có cơ hội được khách hàng lựa chọn.

Brand Equity (Tài sản thương hiệu) 

Brand Equity (Tài sản thương hiệu) là giá trị của một thương hiệu, được xác định dựa trên nhận thức và trải nghiệm của khách hàng đối với thương hiệu. Tài sản thương hiệu càng mạnh thì doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội bán hàng và tạo mối liên hệ với người dùng sản phẩm.

Điều quan trọng nhất để đảm bảo việc xây dựng tài sản thương hiệu mạnh mẽ là phải thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa thương hiệu với người tiêu dùng.

Brand Equity là giá trị thương hiệu được xác định dựa trên nhận thức của khách hàng.

Brand Equity là giá trị thương hiệu được xác định dựa trên nhận thức của khách hàng.

Brand Identity (Nhận diện thương hiệu) 

Brand Identity bao gồm tất cả các dạng hình ảnh được thiết kế, như Logo, Icon, hay các loại Typography có mang “màu sắc” của thương hiệu. Về cơ bản, Brand Identity chính là danh tính của thương hiệu, nó có thể là bất kỳ thứ gì được lặp đi lặp lại nhằm tạo lên một hình ảnh cụ thể về doanh nghiệp trong tiềm thức của người dùng.

Thông qua bộ nhận diện thương hiệu này, khách hàng có thể dễ dàng phân biệt thương hiệu của bạn với các nhãn hàng khác. Không chỉ thế, yếu tố nhất quán khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cũng là một trong những yếu tố hàng đầu giúp khách hàng có thể ghi nhớ thương hiệu của bạn.

Bộ nhận diện thương hiệu Brand Identity là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu Brand Identity là gì?

Brand Personality (Tính cách thương hiệu) 

Brand Personality (Tính cách thương hiệu) chính là những đặc điểm tính cách mà doanh nghiệp muốn thể hiện tới người dùng, khách hàng của mình. Chẳng hạn như sự thân thiện, vui vẻ, trang trọng hay sự nhã nhặn,... 

Bất kỳ thương hiệu nào cũng nên được xây dựng một tính cách của riêng mình. Đặc biệt là khi các đặc điểm tính cách này đóng vai trò quan trọng trong các chiến dịch truyền thông và tạo sự yêu thích của khách hàng. Ví dụ, Vietnam Airline đã nhận được rất nhiều tình cảm từ khách hàng khi đem lại cảm giác vui vẻ, nhã nhặn và nhiệt tình trong mọi chuyến bay.

Brand Personality là đặc điểm tính cách mà thương hiệu thể hiện tới khách hàng.

Brand Personality là đặc điểm tính cách mà thương hiệu thể hiện tới khách hàng.

Brand Audit 

Brand Audit là một quá trình kiểm tra lại vị thế của thương hiệu trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời đánh giá tổng quát về mức độ hiệu quả của chiến lược tiếp thị, kinh doanh. Về cơ bản, thông qua việc phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được tình hình hiện tại và lên kế hoạch nâng cao vị thế của mình trên thị trường.

Khi tiến hành kiểm tra thương hiệu trước hết chúng ta cần xem xét tình trạng hiện tại bên trong tổ chức, sau đó phân tích các yếu tố mạnh và yếu của hệ thống và chiến lược. Một bản kiểm tra thương hiệu sẽ tiết lộ nhận định của khách hàng về doanh nghiệp cũng như đưa ra cái nhìn tổng quan về hoạt động của thương hiệu trên thị trường.

Above The Line và Below The Line (ATL và BTL) 

Về cơ bản, ta có thể giải thích Above The Line và Below The Line trong Brand Marketing như sau:

  • Above The Line là nhóm các giải pháp tiếp thị thương hiệu nhắm tới người tiêu dùng (The Consumers).
  • Below The Line là nhóm các giải pháp tiếp thị thương hiệu nhắm đến người bán (The Trade).

Trong đó, một chiến lược Marketing Brand được đánh giá cao khi có sự kết hợp hài hòa giữa các giải pháp Above The Line và Below The Line.

Above & Below The Line trong Brand Marketing

Above & Below The Line trong Brand Marketing

Các bước xây dựng chiến lược thương hiệu 

Xây dựng thương hiệu là một kế hoạch phát triển dài hạn. Để đảm bảo sự thành công của cả chiến lược, doanh nghiệp không chỉ phải tập trung vào doanh số mà còn phải đưa ra nhiều giải pháp tiếp thị thương hiệu tới khách hàng. Ở dưới đây, hãy cùng chúng tôi tóm gọn một chiến lược Branding Strategy với 5 bước sau nhé.

Bước 1: Xác định mục tiêu tiếp thị thương hiệu

Giống như mọi chiến lược tiếp thị khác, thì doanh nghiệp cũng cần xác định một mục tiêu cụ thể để xây dựng chiến lược tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing). Đây cũng sẽ là mục tiêu chính mà doanh nghiệp dựa vào để lên kế hoạch cho các hoạt động, công việc cần làm nhằm hiện thực hóa tầm nhìn.

Để xác định mục tiêu tiếp thị thương hiệu, bạn cần trả lời một số câu hỏi sau:

  • Doanh nghiệp của bạn tồn tại vì lý do gì?
  • Doanh nghiệp bạn đang giải quyết vấn đề gì?
  • Sự khác biệt giữa doanh nghiệp của bạn so với đối thủ trong cùng lĩnh vực là gì? Bạn có lợi thế gì so với đối thủ?
  • Tại sao người dùng nên quan tâm hơn đến sản phẩm, thương hiệu của bạn thay vì đối thủ?

Các bước xây dựng chiến lược thương hiệu  Xây dựng thương hiệu là một kế hoạch phát triển dài hạn. Để đảm bảo sự thành công của cả chiến lược, doanh nghiệp không chỉ phải tập trung vào doanh số mà còn phải đưa ra nhiều giải pháp tiếp thị thương hiệu tới khách hàng. Ở dưới đây, hãy cùng chúng tôi tóm gọn một chiến lược Branding Strategy với 5 bước sau nhé. Bước 1: Xác định mục tiêu tiếp thị thương hiệu Giống như mọi chiến lược tiếp thị khác, thì doanh nghiệp cũng cần xác định một mục tiêu cụ thể để xây dựng chiến lược tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing). Đây cũng sẽ là mục tiêu chính mà doanh nghiệp dựa vào để lên kế hoạch cho các hoạt động, công việc cần làm nhằm hiện thực hóa tầm nhìn.  Để xác định mục tiêu tiếp thị thương hiệu, bạn cần trả lời một số câu hỏi sau: Doanh nghiệp của bạn tồn tại vì lý do gì? Doanh nghiệp bạn đang giải quyết vấn đề gì? Sự khác biệt giữa doanh nghiệp của bạn so với đối thủ trong cùng lĩnh vực là gì? Bạn có lợi thế gì so với đối thủ? Tại sao người dùng nên quan tâm hơn đến sản phẩm, thương hiệu của bạn thay vì đối thủ?

Xác định mục tiêu tiếp thị thương hiệu.

Bước 2: Xác định câu chuyện thương hiệu

Để xác định câu chuyện thương hiệu của doanh nghiệp, hãy xem xét lại những yếu tố gì đã tạo nên bản sắc thương hiệu hiện tại. Bắt đầu từ những hình ảnh, ngôn ngữ mà người tiêu dùng gặp lần đầu cho đến các giá trị và triết lý làm nền tảng cho các yếu tố này. Sau đó, bạn có thể kể câu chuyện thương hiệu thông qua các câu hỏi sau:

  • Thương hiệu này được bắt nguồn từ cái gì?
  • Sự kiện dẫn đến sự ra đời của thương hiệu là gì?
  • Điều gì đã truyền cảm hứng để bạn phát triển thương hiệu này? 
  • Doanh nghiệp đã giải quyết được những vấn đề nào của khách hàng?
  • Doanh nghiệp đã đáp ứng được những mong muốn gì của người dùng?
  • Những ý tưởng và nguyên tắc nào đã được dùng để xây dựng thương hiệu?
  • Quá trình phát triển từng sản phẩm có gì đặc biệt?

Câu chuyện thương hiệu luôn là một trong những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp khơi gợi cảm xúc và tạo thêm nhiều mối liên hệ chặt chẽ với khách hàng của mình. Do đó, sau khi định hình câu chuyện thương hiệu, bạn nên phát triển một vài phiên bản ngắn để đăng tải trên các kênh Social và câu chuyện dài để đăng trên Website.

Xác định câu chuyện thương hiệu dựa trên những giá trị cốt lõi.

Xác định câu chuyện thương hiệu dựa trên những giá trị cốt lõi.

Bước 3: Lên chiến lược tiếp thị thương hiệu

Để đảm bảo tính hiệu quả của chiến thuật tiếp thị thương hiệu, doanh nghiệp nên chú ý đến 2 vấn đề sau:

  • Phân tích đối thủ cạnh tranh: Hãy nghiên cứu và học hỏi thật nhiều từ các đối thủ cạnh tranh trong ngành, bạn sẽ nhận ra mình có thể học hỏi rất nhiều kinh nghiệm từ họ và hạn chế vô số điểm yếu khi bắt đầu làm việc. Nhưng, hãy nhớ rằng mục đích cuối cùng của việc phát triển thương hiệu là tạo ra sự khác biệt, vậy nên hãy học hỏi có chọn lọc và tránh việc sao chép giống hệt đối thủ.
  • Xác định chân dung khách hàng: Chân dung khách hàng là nền tảng để doanh nghiệp lên kế hoạch phát triển sản phẩm và tối ưu các hoạt động công việc của mình. Vì vậy, việc đảm bảo chân dung khách hàng của bạn được định hình càng chi tiết sẽ càng đem lại nhiều lợi ích.

Sau khi phân tích đối thủ và xác định tệp khách hàng, bạn sẽ lên kế hoạch phát triển thương hiệu thông qua việc trả lời các câu hỏi dưới đây:

  • Thương hiệu sẽ được phát triển trên những kênh tiếp thị nào? 
  • Làm cách nào để có thể phối hợp các chiến dịch quảng cáo trả phí với nội dung tự nhiên để tiếp cận nhiều người nhất?
  • Chiến lược tiếp cận thị trường ngách thông qua người có ảnh hưởng trên mạng xã hội là gì?
  • Bạn có thể cung cấp chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate) và giới thiệu để biến khách hàng thành đại sứ thương hiệu không?

Lên chiến lược tiếp thị thương hiệu dựa trên đối thủ cạnh tranh và tệp khách hàng.

Lên chiến lược tiếp thị thương hiệu dựa trên đối thủ cạnh tranh và tệp khách hàng.

Bước 4: Phát triển và tạo sự thống nhất giữa các khía cạnh thương hiệu

Xây dựng và phát triển thương hiệu là một kế hoạch dài hạn, bạn sẽ cần phủ sóng thương hiệu trên nhiều nền tảng khác nhau. Vậy nên, hãy đảm bảo sự thống nhất trong mọi khía cạnh của thương hiệu. Bao gồm cả thiết kế Logo, hình ảnh sản phẩm, Brand Identity, Brand Design, hay những thông điệp và câu chuyện mà thương hiệu muốn truyền tải.

Phát triển và đảm bảo sự thống nhất giữa các khía cạnh thương hiệu.

Phát triển và đảm bảo sự thống nhất giữa các khía cạnh thương hiệu.

Bước 5: Xem xét lại các mục tiêu

Đối với bước này, Brand Marketing Manager cần xem xét lại các mục tiêu mà bạn đang hướng tới, bao gồm cả chỉ số hiệu suất chính (KPI) mà bạn sẽ sử dụng. Bằng cách này, bạn có thể tìm ra điều gì hiệu quả và điều gì không hiệu quả với công ty của mình. Tiếp thị thương hiệu là một kế hoạch phát triển lâu dài, bạn không thể ép buộc nó đem lại hiệu quả chỉ trong một thời gian ngắn.

Xem xét các mục tiêu có phù hợp với kế hoạch tiếp thị thương hiệu lâu dài không?

Xem xét các mục tiêu có phù hợp với kế hoạch tiếp thị thương hiệu lâu dài không? 

>>> Tham khảo chi tiết hơn tại bài viết Tìm hiểu quy trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp 

Phân biệt các khái niệm liên quan đến Brand Marketing

Sự khác nhau giữa Brand Marketing và Trade Marketing

Dưới đây là bảng phân biệt Trade Marketing và Brand Marketing mà bạn có thể tham khảo thêm:

Tiêu chí  Brand Marketing Trade Marketing
Đối tượng khách hàng

Người tiêu dùng (consumer)

Các nhà bán sỉ/lẻ (shopper) , nhà phân phối, đối tác thương mại
Mục tiêu Xây dựng, phát triển thương hiệu để thu hút khách hàng tiềm năng. Tăng doanh số bán hàng thông qua các đại lý.
Chiến lược Tạo dựng, phát triển thương hiệu để tạo mối liên hệ mật thiết với khách hàng. Thường liên quan đến các chương trình khuyến mãi, giảm giá, hay các ưu đãi khác.
Hoạt động triển khai Quảng cáo, truyền thông trên các phương tiện đại chúng, TVC, tổ chức sự kiện, PR,... Nghiên cứu thị trường bán, các chương trình khuyến mãi, giảm giá, trưng bày, POSM, quy trình bán hàng, chăm sóc khách hàng…
Kết quả 
Tăng độ nhận biết và nhận thức về thương hiệu. Tăng trưởng doanh số.
 

Mặc dù Brand Marketing và Trade Marketing có nhiều điểm khác nhau. Song chúng vẫn có mối quan hệ mật thiết và đều vì mục tiêu chung là đưa sản phẩm, thương hiệu tiếp cận với khách hàng, đẩy mạnh doanh thu. Do đó, nếu muốn phát triển thương hiệu toàn diện, doanh nghiệp cần chú trọng cả hai khía cạnh này.

Brand Marketing vs Trade Marketing

Brand Marketing và Trade Marketing là hai hoạt động tiếp thị khác nhau

Phân biệt giữa Brand Marketing và Product Marketing

Tiêu chí

Brand Marketing 

(Tiếp thị thương hiệu)

Product Marketing 

(Tiếp thị sản phẩm)

Mục tiêu Nâng cao mức độ nhận biết về thương hiệu của người tiêu dùng. Quảng cáo và giới thiệu sản phẩm nhằm tăng doanh số bán hàng.
Chiến lược

Tập trung nhiều vào tiềm thức của số đông để nâng cao nhận thức về doanh nghiệp và tạo mối liên hệ với người dùng.

Tập trung vào khách hàng mục tiêu của sản phẩm để khơi dậy hứng thú và nhu cầu sử dụng sản phẩm.

Phân biệt Brand Marketing với Brand, Branding 

Tiêu chí Brand Branding Brand Marketing
Định nghĩa Brand là thương hiệu mang giá trị cốt lõi của công ty. Quá trình xây dựng và quản lý hình ảnh thương hiệu nhằm tăng sự nhận biết. Tập trung vào chiến lược tiếp thị với mục tiêu chính là tăng nhận thức, tương tác với khách hàng.
Phạm vi Rộng lớn, bao gồm đầy đủ các yếu tố có liên quan đến danh tiếng và đặc điểm của công ty. Tập trung tính nhất quán giữa các thiết kế Logo, hình ảnh thương hiệu, hay thông điệp thương hiệu,... Bao gồm các chiến lược quảng bá, tiếp thị thương hiệu nhằm tăng độ nhận biết.
Tính nhất quán Được xây dựng thông qua các trải nghiệm và sự tương tác giữa người dùng và thương hiệu. Tính nhất quán về màu sắc, phong cách thiết kế và thông điệp. Brand Marketing giúp thông điệp được nhất quán với giá trị cốt lõi và hình ảnh của thương hiệu.
Mục tiêu Brand đại diện cho tầm nhìn dài hạn và giá trị cốt lõi của công ty. Branding được thực hiện nhằm định hình thương hiệu trước người tiêu dùng. Brand Marketing giúp tăng khả năng nhận biết về thương hiệu doanh nghiệp và cải thiện mối quan hệ với người tiêu dùng.
 

Các chỉ số đo lường hiệu quả của chiến lược thương hiệu

Để đo lường hiệu quả của chiến lược tiếp thị thương hiệu, bạn cần chú ý đến một vài chỉ số sau:

  • Mức độ liên quan - Brand Relevance.
  • Mức độ ưu tiên - Brand Preference.
  • Ý định mua - Purchase Intent.
  • Lưu lượng truy cập trang web - Website Traffic.
  • Tạo khách hàng tiềm năng - Lead Generation.
  • Thu hút khách hàng - Customer Acquisition.
  • Tương tác trên mạng xã hội - Social Media Engagement.
  • Đánh giá sản phẩm - Product Review.
  • Doanh thu - Revenue.
  • Biên lợi nhuận - Profit Margin.
  • Thị phần - Market Share.
  • Giá trị trọn đời của khách hàng - Customer Lifetime Value (CLV).
  • Tài sản thương hiệu - Brand Equity.

15 chỉ số giúp bạn đo lường hiệu quả của chiến lược tiếp thị thương hiệu.

15 chỉ số giúp bạn đo lường hiệu quả của chiến lược tiếp thị thương hiệu.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin mà Stradex đã tổng hợp được để giải thích Brand Marketing là gì. Như bạn đã thấy, thương hiệu là một yếu tố rất quan trọng mà mọi doanh nghiệp nên xây dựng. Vì vậy, mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều gợi ý để phát triển chiến lược tiếp thị thương hiệu thật hiệu quả nhé.

Để tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí, doanh nghiệp có thể hợp tác với một Branding Agency chuyên nghiệp sở hữu đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm và sáng tạo. Hãy liên hệ với Stradex để được hỗ trợ xây dựng chiến lược Brand Marketing hiệu quả, giúp thương hiệu của bạn vươn lên dẫn đầu thị trường. 

[FAQ] - Một số câu hỏi thường gặp về Brand Marketing

Brand Marketing có giúp tăng doanh thu không?

Có. Brand Marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng mới và cải thiện tỷ lệ mua hàng lại.

Doanh nghiệp nào nên triển khai Brand Marketing?

Mọi doanh nghiệp đều nên có chiến lược Brand Marketing từ sớm. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả lâu dài cho các hoạt động kinh doanh và tầm nhìn của doanh nghiệp.

Những hoạt động chính trong Brand Marketing là gì?

Brand Marketing thường bao gồm 5 hoạt động chính:

  • Target Consumers Understanding (Thấu hiểu khách hàng mục tiêu).
  • Brand Strategy Planning (Xây dựng chiến lược thương hiệu).
  • Brand Marketing Implementation (Tiếp thị thương hiệu).
  • Marketing Support.
  • Effectiveness Tracking & Optimizing (Theo dõi và tối ưu kết quả).
stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn