vi
en
menu

15 tháng 5, 2024

Tìm hiểu quy trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Brand Marketing

Xây dựng thương hiệu luôn là một trong những mục tiêu cuối cùng mà mọi doanh nghiệp hướng tới. Nhưng thực tế, không phải ai cũng biết cách để phát triển, hay gây dựng một thương hiệu thành công. Vậy làm cách nào để bắt đầu xây dựng một thương hiệu? Quy trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp là gì? Hãy cùng Stradex tìm hiểu chi tiết hơn ở dưới đây nhé!

Thương hiệu là gì? Phân biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu 

Thương hiệu (Brand) là một biểu tượng đại diện (hữu hình và vô hình) cho doanh nghiệp, giúp người tiêu dùng nhận diện và nhớ đến công ty, hoặc sản phẩm/ dịch vụ của công ty đó. Về cơ bản, thương hiệu sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc gây ấn tượng và tạo các liên kết tâm lý giữa doanh nghiệp với khách hàng.

Nhiều người thường không thể phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu, nhưng để hiểu rõ hơn về hai khái niệm này, bạn có thể theo dõi bảng sau:

Thương hiệu (Brand) Nhãn hiệu (Trade Market)

Thương hiệu (brand) là biểu tượng đại diện cho doanh nghiệp. Trong đó, 1 doanh nghiệp có thể sở hữu nhiều nhãn hiệu khác nhau.

Thương hiệu được xây dựng để đem lại nhiều giá trị hữu hình (doanh số, số lượt tiếp cận trang) và giá trị vô hình (liên kết cảm xúc với khách hàng, sự đồng cảm, yêu thích của khách hàng).
Ví dụ: Unilever là một thương hiệu sở hữu nhiều nhãn hiệu sản phẩm, như OMO, Comfort, Sunlight,... 

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt các mã hàng hóa/ dịch vụ được doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh.

Nhãn hiệu sản phẩm được doanh nghiệp đăng ký để phân biệt các mã sản phẩm. Đồng thời, đảm bảo sự bảo hộ và các quyền liên quan đến sự độc quyền của sản phẩm trên thị trường.

Ví dụ: Comfort là một nhãn hiệu nước xả vải được đăng ký bởi thương hiệu Unilever 

Thương hiệu là gì? Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu như thế nào?

Thương hiệu là gì? Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu như thế nào?

Xây dựng thương hiệu là gì? 

Xây dựng thương hiệu (Branding) chính là quy trình tiếp thị thương hiệu của bạn. Trong đó, nó có thể được thực hiện với nhiều mục đích khác nhau, như xây dựng nhận thức thương hiệu, quảng bá sản phẩm, hay nâng cao mối liên hệ với người dùng, tệp khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.

Theo Keller, xây dựng thương hiệu là quy trình biến một sản phẩm hoặc dịch vụ thành thương hiệu. Để xây dựng một thương hiệu lớn mạnh, Keller đề xuất quy trình 4 bước sau: Định vị thương hiệu - Hoạch định và thực hiện các chương trình marketing để xây dựng thương hiệu - Đo lường tài sản thương hiệu - Duy trì và phát triển thương hiệu.

Theo tác giả Lê Đăng Lăng (Việt Nam) quy trình xây dựng thương hiệu lại bao gồm tới 9 bước: (1) Nghiên cứu marketing và nghiên cứu nội bộ. (2) Phân tích và đánh giá thông tin. (3) Xây dựng tầm nhìn thương hiệu. (4) Hoạch định chiến lược thương hiệu. (5) Định vị thương hiệu. (6) Hệ thống nhận diện thương hiệu. (7) Thiết kế thương hiệu. (8) Quảng bá thương hiệu và (9) Đánh giá và cải tiến thương hiệu.

Ngoài ra, theo nhóm nghiên cứu của TS Nguyễn Văn Tâm, xây dựng thương hiệu nên bắt đầu từ việc xác định mục tiêu (tầm nhìn). Doanh nghiệp cần xác định mong muốn thực sự của mình về thương hiệu. Sau đó mới quyết định cách thức thực hiện, kế hoạch cần làm để đạt được mục tiêu đó. Cuối cùng, xem xét lại các số liệu đã đo lường để đánh giá và tiếp tục phát triển thương hiệu.

Xây dựng thương hiệu là gì? Tìm hiểu các bước xây dựng thương hiệu chi tiết.

Xây dựng thương hiệu là gì? Tìm hiểu các bước xây dựng thương hiệu chi tiết.

Quy trình xây dựng thương hiệu chi tiết cho doanh nghiệp

Sau khi đã hiểu xây dựng thương hiệu là gì, hãy cùng tìm hiểu về một quy trình xây dựng thương hiệu tiêu chuẩn cho doanh nghiệp ở dưới đây nhé.

Bước 1: Xác định đối tượng và công chúng mục tiêu 

Khi xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, hãy xác định và phân biệt rõ hai nhóm người mà thương hiệu sẽ hướng tới. Bao gồm đối tượng mục tiêu (Target Customer) và công chúng mục tiêu (Target Audience). Trong đó, đối tượng mục tiêu có thể hiểu là những đối tượng có khả năng trở thành khách hàng của bạn. Còn, công chúng mục tiêu là những người đơn giản là có phản ứng tích cực đối với thương hiệu của bạn.

Mục đích quan trọng trong tiến trình xây dựng thương hiệu là tạo sự nhận thức, tương tác với người dùng, mà không nhất thiết phải dẫn đến hành vi mua hàng ngay lập tức. Do vậy, việc làm rõ hai nhóm đối tượng này sẽ giúp bạn phân phối và điều hướng quảng cáo của mình hiệu quả hơn.

Để xác định đối tượng và công chúng mục tiêu cho doanh nghiệp, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

  • Nghiên cứu thị trường và thực hiện các cuộc khảo sát để có góc nhìn tổng quan hơn về công chúng.
  • Thu thập phản hồi của khách hàng để hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của họ.
  • Phân tích hành vi mua sắm và tương tác trước đó để xác định điểm chung của nhóm đối tượng mục tiêu.
  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để biết thêm về nhóm đối tượng khách hàng của họ.

Điều quan trọng là hãy lưu ý là thói quen của đối tượng mục tiêu, chẳng hạn như nền tảng ưa thích của họ, ngôn ngữ họ sử dụng và cách họ tương tác với các thương hiệu,... Thông tin này là chìa khóa để phát triển các phương pháp tiếp cận và tương tác hiệu quả với khách hàng của bạn.

Xác định rõ đối tượng và công chúng mục tiêu của thương hiệu.

Xác định rõ đối tượng và công chúng mục tiêu của thương hiệu.

Bước 2: Nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh 

Một tiến trình xây dựng thương hiệu mạnh bắt đầu từ việc hiểu biết thị trường. Bạn cần xác định khách hàng tiềm năng của mình là ai và ai sẽ là đối thủ cạnh tranh của bạn. Mọi kế hoạch kinh doanh và chiến lược xây dựng thương hiệu đều dựa trên chính nghiên cứu này.

Như vậy, để tiến hành nghiên cứu thị trường bạn có thể bắt đầu với một số công việc sau:

  • Nói chuyện với những người có thể là khách hàng của bạn. Hãy hỏi họ về những thương hiệu họ thích ở khu vực của bạn và tại sao họ lại thích những thương hiệu đó.
  • Tự tìm kiếm tên sản phẩm, dịch vụ của bạn ở trên các kênh mua hàng trực tuyến, hội nhóm quanh khu vực để xem đối thủ của bạn là ai.
  • Tìm kiếm trực tuyến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn để xem bạn đang chống lại ai.
  • Tự trải nghiệm việc mua sắm tại gian hàng của đối thủ để đưa ra đánh giá dưới góc độ khách hàng.
  • Tích cực theo dõi các phương tiện truyền thông xã hội, Google Trends để biết được xu hướng bán hàng, sản phẩm trend trong ngành của bạn để biết khách hàng thích gì. 

Trong quá trình nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh này, hãy xác định những nhược điểm, ưu điểm của đối thủ và những thương hiệu đứng đầu trong ngành. Qua đó, bạn sẽ tìm kiếm được điểm bán hàng độc nhất (Unique Selling Point) và phát triển nó hiệu quả hơn. 

Sau khi xác định tệp khách hàng, hãy phân tích thị trường và đối thủ cùng ngành của bạn.

Sau khi xác định tệp khách hàng, hãy phân tích thị trường và đối thủ cùng ngành của bạn.

Bước 3: Xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh, giá trị cốt lõi thương hiệu

Về cơ bản, bạn có thể xác định tầm nhìn và sứ mệnh của thương hiệu bằng cách trả lời một số câu hỏi như:

  • Thương hiệu này đại diện cho điều gì?
  • Thương hiệu sẽ giải quyết vấn đề gì của khách hàng?
  • Thương hiệu sẽ đem lại lợi ích lý tính/ cảm xúc gì cho khách hàng?
  • Điều gì khiến bạn trở lên khác biệt? Điều gì chỉ có tại công ty của bạn? - Đây sẽ là lợi thế lớn nhất khiến bạn đánh bật đối thủ cùng ngành.
  • Đâu là giá trị cốt lõi của thương hiệu? Đâu là điều mà đội ngũ của bạn tin tưởng và đặt trên hết?

Hãy bỏ qua các con số, doanh thu bán hàng để có thể tập trung vào những giá trị dài hạn hơn, như việc bạn sẽ đem đến điều gì cho xã hội và khách hàng của mình. Một tầm nhìn thương hiệu đủ sâu sắc sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về những dự định, mục tiêu công việc cần thực hiện. Qua đó, đảm bảo khả năng phát triển lâu dài của công ty.

Bỏ qua các con số để xác định tầm nhìn, sứ mệnh thương hiệu của doanh nghiệp.

Bước 4: Thiết lập tính cách thương hiệu (Brand Personality) 

Để thiết lập tính cách thương hiệu (Brand Personality), hãy bắt đầu suy nghĩ về cách bạn muốn thương hiệu của mình xuất hiện trong tiềm thức của khách hàng, thông qua cách thể hiện, hay những cảm xúc mà bạn muốn khơi dậy khi họ tương tác với thương hiệu. Giọng nói của bạn có vui tươi hay nghiêm túc hơn không? Bạn muốn trở thành người bạn đồng hành an ủi, tia sáng của sự sáng tạo hay tiếng nói của trí tuệ?

Bạn có thể gán cho thương hiệu một tập hợp các đặc điểm, tính cách như một con người. Điều này không chỉ tăng tính cá nhân hóa, giúp thương hiệu nổi bật hơn so với đối thủ mà còn góp phần tạo kết nối mãnh liệt với người dùng sản phẩm.

Dưới đây là 5 tính cách mà bạn có thể tham khảo thêm và bổ sung cho quy trình xây dựng thương hiệu của mình:

  • Hoạt bát, trẻ trung và tràn đầy năng lượng
  • Chân thành, minh bạch, tử tế và luôn đem đến sự tin tưởng cho mọi khách hàng.
  • Mạnh mẽ, chắc chắn và phóng khoáng, đại diện cho sự bảo vệ. Đây là một tính cách khá thường thấy ở các thương hiệu thể thao.
  • Thông thái, cởi mở và hài hòa.
  • Tinh tế, khéo léo, và duyên dáng

Hãy để khách hàng cảm thấy tính cách thương hiệu và tạo kết nối sâu sắc hơn với họ.

Hãy để khách hàng cảm thấy tính cách thương hiệu và tạo kết nối sâu sắc hơn với họ.

Bước 5: Tuyên bố định vị thương hiệu 

Trong quy trình xây dựng thương hiệu, bạn cũng có thể sử dụng một vài Tagline (Tuyên bố định vị thương hiệu) để thể hiện tinh thần và làm rõ tính cách thương hiệu. Đây có thể không phải điều bạn sẽ chia sẻ trực tiếp với khách hàng, nhưng nó rất quan trọng trong việc định hình câu chuyện và xác định các hướng phát triển cho thương hiệu của bạn.

Trong tuyên bố này, bạn nêu chi tiết những gì bạn cung cấp, nó dành cho ai và bạn khác biệt như thế nào. Khía cạnh độc đáo này của thương hiệu sẽ giúp bạn thu hút sự chú ý trong một thị trường đông đúc. 

Nếu không biết nên bắt đầu từ đâu, bạn có thể tham khảo mẫu sau: “Chúng tôi cung cấp [Sản phẩm/ Dịch vụ] cho [Thị trường mục tiêu] mà [Đề xuất giá trị]. Không giống như [Đối thủ cạnh tranh], [Điểm khác biệt độc nhất] của chúng tôi.”

Ví dụ: “Chúng tôi cung cấp những chiếc váy sang trọng, thân thiện với môi trường dành cho người phụ nữ hiện đại. Những chiếc váy có tính linh hoạt cao, sử dụng trong mọi sự kiện. Chất liệu chúng tôi sử dụng hoàn toàn từ 100% cotton hữu cơ và bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi mặc chúng ”

Đưa ra tuyên bố định vị thương hiệu để khách hàng nhìn nhận Brand Personality rõ hơn.

Đưa ra tuyên bố định vị thương hiệu để khách hàng nhìn nhận Brand Personality rõ hơn.

Bước 6: Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Điều quan trọng mà mọi bộ nhận diện thương hiệu cần truyền tải được chính là những thông điệp của thương hiệu. Điều này được đảm bảo thông qua thiết kế, màu sắc và sự lựa chọn font chữ. Tùy theo cách sử dụng và tính cách của thương hiệu mà những yếu tố này có thể đem đến những cảm xúc khác nhau.

Ví dụ: Bạn có thể sử dụng Typography theo phong cách Vintage để thể hiện giá trị trường tồn theo thời gian của doanh nghiệp. Trong đó, kết hợp thêm màu đỏ để thể hiện sự phấn khích, màu xanh lam tượng trưng cho sự bình tĩnh, đáng tin cậy, hay màu sáng để khơi gợi sự hào hứng và năng động,...

Trong quy trình xây dựng thương hiệu, đặc biệt là với bộ nhận diện Brand, hãy đặt ra và tự trả lời những câu hỏi sau:

  • Bộ nhận diện này thể hiện được đặc điểm nào của thương hiệu? Nó đem lại cảm giác gì cho khách hàng? Và, liệu đây có phải thứ cảm xúc bạn muốn truyền tải?
  • Logo của bạn sẽ trông như thế nào với các kích cỡ khác nhau? Logo này có tính trường tồn không, hay sẽ tạo cảm giác lỗi thời trong 1-2 năm tới?
  • Nên sử dụng phông chữ nào cho các loại văn bản? - Ví dụ, Phông chữ Sans-serif mang lại cảm giác hiện đại và dễ dàng, nhưng phông chữ serif trông cổ điển và nghiêm túc.

Khi hoàn tất, hãy cố gắng giữ bộ nhận diện thương hiệu của bạn được nhất quán. Thiết lập một bộ nguyên tắc trực quan sử dụng bộ nhận diện (Brand Guidelines) để đảm bảo mọi hình ảnh nhận diện đều được thiết kế và sử dụng một cách hợp lý.

Hãy đảm bảo bộ nhận diện truyền tải được thông điệp thương hiệu của bạn.

Hãy đảm bảo bộ nhận diện truyền tải được thông điệp thương hiệu của bạn.

Bước 7: Lên kế hoạch quảng bá thương hiệu 

Một chiến lược xây dựng thương hiệu thành công không nhất thiết phải đạt được nhiều thành tựu trong những lần quảng bá đầu tiên. Hãy nhớ rằng, thương hiệu của bạn cần thời gian để phát triển, tạo sự liên kết và ghi dấu trong tiềm thức của người dùng, tất cả điều này không thể xảy ra trong một sớm một chiều.

Điều quan trọng là hãy đảm bảo các chiến lược quảng bá sẽ luôn theo sát, mang tính nhất quán và có khả năng truyền tải rõ ràng thông điệp của thương hiệu. Qua đó, hình ảnh của công ty trở lên rõ ràng hơn trong tiềm thức của người dùng.

Ngoài ra, khi quảng bá các sản phẩm của thương hiệu, thay vì chỉ đơn giản nhấn mạnh vào chức năng, ưu điểm của sản phẩm, hãy ưu tiên trải nghiệm của khách hàng (họ nhận được gì khi sử dụng sản phẩm), hay sản phẩm có thể đem lại giá trị (lợi ích) gì cho đời sống.Đảm bảo các chiến lược quảng bá có tính nhất quán và theo sát thông điệp thương hiệu.

Đảm bảo các chiến lược quảng bá có tính nhất quán và theo sát thông điệp thương hiệu.

Bước 8: Xác định Tone of Voice và chọn kênh truyền thông

Tone of Voice (tiếng nói thương hiệu) không chỉ đơn giản là những gì bạn nói với khách hàng, mà bao gồm cả cách bạn thể hiện chúng. 

Ví dụ: Nike có khẩu hiệu “Just Do It” với một tông giọng đầy táo bạo, đầy khát vọng và sự khích lệ. Sự tự tin này đã khuyến khích cả một thế hệ vận động viên thức dậy, mang giày chạy bộ và nỗ lực thực hiện ước mơ của mình. 

Xác định rõ Tone of Voice và chọn kênh truyền thông chính của thương hiệu

Theo đó, bạn có thể tham khảo Nielsen Norman để xây dựng thương hiệu của mình với một trong 4 giọng điệu dưới đây:

  • Hài hước và nghiêm túc
  • Trang trọng và giản dị
  • Tôn trọng và bất kính
  • Nhiệt tình và thực tế

Tùy theo Brand Tone of Voice mà bạn có thể ưu tiên phát triển nội dung trên các nền tảng và kênh truyền thông khác nhau. 

Bước 9: Giữ tính nhất quán thương hiệu trong truyền thông 

Tính nhất quán là một yếu tố quan trọng của một quy trình xây dựng thương hiệu thành công. Bạn có thể phát triển thương hiệu ở trên nhiều kênh truyền thông, trang thương mại điện tử với các chiến dịch quảng bá khác nhau. Nhưng, hãy luôn đảm bảo mọi nội dung đều được gắn kết với nhau.

  • Trang thương mại điện tử, hãy chọn theme phù hợp với bộ nhận diện thương hiệu và màu sắc của công ty. Cùng với đó, đừng quên sử dụng Logo bên cạnh mỗi sản phẩm để đảm bảo tính độc quyền. 
  • Các trang mạng xã hội là một nơi tuyệt vời để bạn bắt đầu quy trình xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và quảng cáo chúng. Hãy bắt đầu với việc tạo bài đăng, chia sẻ các nội dung giới thiệu sản phẩm, quy trình sản xuất, hay thông điệp của chiến dịch quảng bá. Bằng cách khuyến khích việc chia sẻ giữa người dùng với người dùng, bạn có thể nhanh chóng tạo ra nhiều kết nối với cộng đồng của mình.

Hãy đảm bảo tính nhất quán trong cả quy trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.

Đảm bảo tính nhất quán trong cả quy trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.

Bước 10: Đo lường, đánh giá sức khỏe thương hiệu

Quy trình xây dựng thương hiệu là một công việc dài hạn, bạn sẽ không xây dựng thương hiệu thành công chỉ với 1 chiến dịch quảng bá đơn giản trong vòng 2-3 tháng. Do đó, hãy lên kế hoạch, đặt mục tiêu cụ thể cho các chiến dịch phát triển thương hiệu dựa theo từng giai đoạn.

Với mỗi chiến dịch hoàn thành, bạn sẽ thu về rất nhiều số liệu đo lường được. Như số lượt truy cập website, số người mua hàng, hay số người để lại đánh giá tích cực cho các dịch vụ/ sản phẩm,... Đây chính là thông tin quan trọng mà bạn cần theo dõi để đánh giá sức khỏe thương hiệu. Dựa vào đó, bạn có thể phát triển các chiến lược Brand Marketing hiệu quả hơn trong tương lai.

Thường xuyên tổng hợp, đo lường và đánh giá sức khỏe của thương hiệu doanh nghiệp.

Thường xuyên tổng hợp, đo lường và đánh giá sức khỏe của thương hiệu doanh nghiệp.

4 yếu tố quan trọng trong quy trình xây dựng thương hiệu 

Về cơ bản, khi bắt đầu quy trình xây dựng thương hiệu, bạn sẽ cần lưu ý đến 4 yếu tố quan trọng sau:

  • Triết lý & thông điệp thương hiệu: Một triết lý và thông điệp thương hiệu mạnh mẽ, rõ ràng sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng nhớ đến bạn và lựa chọn bạn làm địa chỉ tin tưởng để mua sắm. Do đó, hãy cố gắng nói rõ về những đặc điểm nổi bật và lợi ích mà thương hiệu có thể đem lại cho người dùng thông qua các thông điệp này.
  • Bộ nhận diện thương hiệu: Hãy luôn cố gắng thể hiện sự đặc sắc và nhất quán với bộ nhận diện thương hiệu. Bởi điều này sẽ giúp hình ảnh của công ty được hiện lên rõ ràng hơn trong tiềm thức của người tiêu dùng. 
  • Kênh truyền thông chủ đạo: Phần lớn các doanh nghiệp hiện nay đều cố gắng xây dựng một kênh website chuyên nghiệp làm chủ đạo cho hệ thống truyền thông của họ. Bạn cũng có thể tham khảo cách này, nhưng đừng quên đầu tư cho các kênh mạng xã hội khác để tối đa hóa số lượng người dùng có thể tiếp cận. 
  • Thấm nhuần nền tảng thương hiệu xuyên suốt công ty: Một thương hiệu tốt không chỉ vì sản phẩm và những hình ảnh, thông điệp nó cố gắng truyền tải mà còn đến từ trải nghiệm người dùng, trải nghiệm mua sắm. Do đó, việc chia sẻ, đào tạo đội ngũ nhân viên của bạn và giúp họ hiểu được điều này sẽ đem lại nhiều lợi thế lớn cho hoạt động kinh doanh.

Trên đây, Stradex đã hướng dẫn bạn 10 bước chi tiết trong quy trình xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng để phát triển, cũng như xử lý những vấn đề mà thương hiệu của mình đang gặp phải. Chúc bạn thành công! Đừng quên theo dõi Stradex Blog để cập nhật những thông tin hữu ích về Marketing. 

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn