vi
en
menu

19 tháng 9, 2024

Cách tạo Brand Experience đáng nhớ, khó quên

Brand Marketing

Không đơn thuần là chất lượng sản phẩm hay dịch vụ, mà chính những khoảnh khắc chạm vào cảm xúc, những giá trị vô hình được thổi hồn vào từng chi tiết, đã tạo nên sức mạnh của thương hiệu. Vậy làm sao để tạo ra một Brand Experience thực sự đáng nhớ, khắc sâu trong lòng khách hàng? Hãy cùng Stradex tìm hiểu và khám phá qua bài viết dưới đây!

Tìm hiểu Brand Experience là gì?

Brand Experience hay trải nghiệm thương hiệu là tổng hòa những ấn tượng mà người tiêu dùng có khi tương tác với thương hiệu. Đây là hành trình trải dài qua nhiều giai đoạn và điểm chạm: từ lần đầu khách hàng biết đến thương hiệu, sử dụng sản phẩm, đến những dịch vụ hậu mãi. 

Thực tế, trải nghiệm thương hiệu mang tính chất chủ quan, phụ thuộc vào từng cảm nhận cá nhân của mỗi khách hàng. Dù doanh nghiệp có đầu tư kỹ lưỡng và quản lý chặt chẽ các yếu tố trong trải nghiệm thương hiệu, nhưng không thể tránh khỏi việc một số khách hàng có những phản ứng tiêu cực. 

Tìm hiểu về Brand Experience

Tìm hiểu về Brand Experience

Điều quan trọng không nằm ở việc tạo ra trải nghiệm hoàn hảo cho tất cả mọi người. Mà doanh nghiệp phải xây dựng một hành trình thương hiệu có khả năng tạo cảm xúc tích cực và cộng hưởng mạnh mẽ với phần đông đối tượng mục tiêu.

Cảm xúc chính là yếu tố quyết định thành công của một trải nghiệm thương hiệu. Khi người tiêu dùng có những trải nghiệm tuyệt vời, họ không chỉ quay trở lại mà còn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến người thân và bạn bè. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì khách hàng hiện tại, đồng thời mở rộng cơ hội tiếp cận những khách hàng mới một cách tự nhiên và bền vững. 

Ví dụ trải nghiệm thương hiệu

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về Brand Experience, hãy cùng Stradex tham khảo trải nghiệm thương hiệu của Apple. Apple chính là hình mẫu lý tưởng về cách một thương hiệu có thể tạo ra sự gắn bó và trung thành thông qua việc xây dựng trải nghiệm thương hiệu độc đáo và toàn diện.

Yếu tố cảm giác (Sense)

  • Thị giác: Các cửa hàng Apple Store nổi bật với thiết kế tối giản, sang trọng và hiện đại, tạo nên sự khác biệt với không gian trưng bày gọn gàng. Lối thiết kế này làm nổi bật sản phẩm, giúp người dùng tập trung vào trải nghiệm cá nhân. 
  • Thính giác: Các sản phẩm công nghệ của Apple đều mang chất lượng âm thanh vượt trội, được tối ưu hóa để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. 
  • Xúc giác: Mỗi thiết bị của Apple, từ iPhone, iPad đến MacBook đều được chế tạo tỉ mỉ với vật liệu cao cấp như nhôm nguyên khối và kính cường lực, mang lại cảm giác mượt mà, chắc chắn, chân thực trong từng cái chạm.
  • Khứu giác và vị giác: Dù không được cảm nhận trực tiếp như các thương hiệu thực phẩm, Apple vẫn được ghi điểm qua việc giữ không gian trong lành, sạch sẽ và thoải mái khi khách hàng trải nghiệm sản phẩm tại cửa hàng.

Cách Apple xây dựng Brand ExperienceCách Apple xây dựng Brand Experience 

Yếu tố tình cảm (Feel)
Apple mang đến cho khách hàng cảm giác sang trọng và đẳng cấp. Việc sở hữu một sản phẩm Apple thường tạo ra cảm giác tự tin cho người dùng và sự hài lòng về chất lượng cũng như thiết kế.

Yếu tố nhận thức (Think)
Apple luôn được khách hàng đánh giá là thương hiệu tiên phong trong giới công nghệ với những sản phẩm đột phá như iPhone, iPad hay MacBook. Không chỉ vậy, thương hiệu còn khéo léo gắn kết các giá trị về sự đổi mới, bảo vệ môi trường và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.

Yếu tố hành vi (Act)
Khách hàng Apple không chỉ mua sản phẩm mà còn tích cực tham gia vào các sự kiện ra mắt sản phẩm mới, cập nhật phiên bản hệ điều hành, và thường xuyên quay lại mua các thiết bị hoặc phụ kiện mới.

Yếu tố mối quan hệ (Relate)
Apple đã xây dựng một cộng đồng người dùng trung thành khắp thế giới. Thông qua các sự kiện như WWDC, những hội thảo về phát triển ứng dụng, và các chương trình chăm sóc khách hàng đặc biệt, Apple tạo ra sự kết nối giữa thương hiệu và người dùng.

Có thể thấy, Apple đã thành công trong việc xây dựng một Brand Experience hoàn thiện trong mắt người dùng. Đó cũng là câu trả lời cho sự thành công của đế chế và tập đoàn công nghệ giá trị nhất thế giới.

Các yếu tố cốt lõi giúp tối ưu trải nghiệm thương hiệu

Để xây dựng Brand Experience một cách tối ưu nhất, doanh nghiệp cần chú trọng đến năm yếu tố cốt lõi: Cảm giác, tình cảm, nhận thức, hành vi và mối quan hệ. Dưới đây là định nghĩa và ví dụ cụ thể cho từng yếu tố, giúp bạn hiểu hơn về những điểm chạm chinh phục khách hàng.

Cảm giác (Sense)

Cảm giác là yếu tố then chốt trong việc tạo ra những ấn tượng sâu đậm và lâu dài đối với khách hàng. Khi thương hiệu khéo léo kích thích các giác quan của khách hàng; thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, và vị giác, đó là lúc những kết nối cảm xúc mạnh mẽ được hình thành. 

Những kết nối này có thể làm gia tăng trải nghiệm và thúc đẩy hành vi mua sắm. Tương tự như cách mà một mùi hương quen thuộc có thể gợi nhớ những ký ức thời thơ ấu.

Yếu tố cảm giác (Sense) trong Brand Experience

Yếu tố cảm giác (Sense) trong Brand Experience

Ví dụ:

  • Thị giác: Bao gồm logo, màu sắc thương hiệu, bao bì sản phẩm, không gian cửa hàng và giao diện trang web.
  • Thính giác: Âm thanh đặc trưng và giọng nói của nhân viên bán hàng.
  • Xúc giác: Chất liệu và kết cấu của sản phẩm, cùng với cảm giác khi chạm vào và cầm nắm đến từ trải nghiệm mua sắm trực tiếp
  • Khứu giác: Hương thơm đặc trưng tại cửa hàng và mùi của các sản phẩm như thực phẩm, mỹ phẩm, nước giặt, nước hoa.
  • Vị giác: Đối với các sản phẩm thực phẩm và đồ uống, hương vị là yếu tố quyết định cuối cùng.

Tình cảm (Feel)

Cảm xúc thương hiệu là yếu tố quan trọng định hình sự kết nối lâu dài giữa thương hiệu và khách hàng. Đây là những cảm xúc và trạng thái tâm lý sâu sắc, đa dạng mà thương hiệu có thể khơi gợi trong tâm trí người dùng. 

Yếu tố tình cảm (Feel) trong Brand Experience

Yếu tố tình cảm (Feel) trong Brand Experience

Ví dụ:

  • Cảm xúc tích cực: Niềm vui, sự hứng khởi, tự tin, cảm giác an tâm, sự hài lòng
  • Cảm xúc tiêu cực: Cảm giác lo lắng, thất vọng hay buồn bã

Nhận thức (Think)

Nhận thức về thương hiệu là những suy nghĩ, đánh giá và quan điểm mà khách hàng hình thành dựa trên trải nghiệm, thông tin và tương tác với thương hiệu. Những quan niệm này không chỉ phản ánh cách khách hàng nhìn nhận sản phẩm hay dịch vụ, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định lòng trung thành thương hiệu và quyết định mua hàng.

Yếu tố nhận thức (Think) trong Brand ExperienceYếu tố nhận thức (Think) trong Brand Experience 

  • Nhận thức về chất lượng: Sản phẩm vượt trội, dịch vụ xuất sắc và đáng tin cậy.
  • Nhận thức về giá trị: Giá cả hợp lý và mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng.
  • Nhận thức về sự đổi mới: Sáng tạo, tiên phong và ứng dụng công nghệ hiện đại.
  • Nhận thức về uy tín: Thương hiệu có danh tiếng vững chắc, được nhiều người nghĩ đến và tôn trọng.

Hành vi (Act)

Hành vi bao gồm những hoạt động cụ thể mà khách hàng thực hiện khi tương tác với thương hiệu, từ việc mua hàng đến những hành vi thể hiện sự gắn kết sâu hơn. Thay vì chỉ dừng lại ở việc tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ, khách hàng có xu hướng trải nghiệm tích cực hơn khi họ có cơ hội tham gia trực tiếp vào hành trình xây dựng thương hiệu. 

Những hành động này có thể là gửi đề xuất, phản hồi, hay tương tác qua các diễn đàn trực tuyến, cũng như trực tiếp chạm vào sản phẩm thông qua các trải nghiệm vật lý. Điều này giúp khách hàng cảm thấy họ được lắng nghe và đóng góp vào sự phát triển của thương hiệu.

Mối quan hệ (Relate)

Kết nối cảm xúc với thương hiệu là quá trình mà khách hàng dần phát triển sự gắn bó và mối quan hệ lâu dài với thương hiệu qua thời gian. Đây là mức độ tình cảm và sự tín nhiệm mà khách hàng dành cho thương hiệu, tạo nên một mối liên kết sâu sắc và bền vững.

Sự kết nối cảm xúc không thể hình thành ngay lập tức mà phát triển theo thời gian, thông qua trải nghiệm của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ và các giá trị mà thương hiệu mang lại. Khi đã tạo được sự gắn bó, khách hàng có xu hướng duy trì mối quan hệ này và ít bị tác động bởi những thay đổi từ đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ:

  • Trung thành với thương hiệu: Chỉ mua sản phẩm của một thương hiệu cụ thể, từ chối các sản phẩm tương tự của đối thủ.
  • Ủng hộ thương hiệu: Sẵn sàng bảo vệ thương hiệu khi có bất kỳ ý kiến tiêu cực nào, không ngần ngại bày tỏ sự ủng hộ, thậm chí sẵn sàng giới thiệu cho người khác.
  • Tham gia cộng đồng: Tích cực tham dự các sự kiện, hội thảo, hoặc tương tác với thương hiệu và những khách hàng khác trên các nền tảng mạng xã hội. 

Cách tạo ra Brand Experience đáng nhớ trong tâm trí khách hàng

Để tạo ra một Brand Experience đáng nhớ, các thương hiệu cần kết hợp nhiều yếu tố nhằm tạo ra sự kết nối sâu sắc với khách hàng. Dưới đây là các chiến lược hiệu quả giúp xây dựng trải nghiệm thương hiệu ấn tượng và bền vững.

Cách tạo ấn tượng với Brand Experience

Cách tạo ấn tượng với Brand Experience trong tâm trí khách hàng

Kể chuyện thương hiệu

Kể chuyện thương hiệu (Storytelling) đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối cảm xúc với khách hàng. Một câu chuyện chạm đến trái tim người nghe sẽ khiến họ nhớ đến sản phẩm, đồng thời cảm nhận được những giá trị cốt lõi, sứ mệnh, giá trị, và tầm nhìn của doanh nghiệp. 

Trong suốt hành trình xây dựng thương hiệu vững mạnh, Apple đã kể những câu chuyện về sự sáng tạo, về những cá nhân dám phá bỏ rào cản để tạo ra điều khác biệt. Chính điều này đã giúp thương hiệu trở thành biểu tượng của sự đổi mới và cảm hứng cho hàng triệu người.

Cá nhân hóa

Cá nhân hóa trải nghiệm thương hiệu giúp khách hàng cảm thấy được chú ý và quan tâm đặc biệt hơn. Một nghiên cứu cho thấy rằng các chiến dịch email cá nhân hóa có thể tăng tỷ lệ mở email lên đến 29% và tỷ lệ nhấp chuột lên đến 41%. 

Ví dụ, các email cá nhân hóa với tên của khách hàng và các gợi ý sản phẩm dựa trên lịch sử mua sắm trước đó có thể tạo ra một sự kết nối cảm xúc sâu sắc hơn. Việc cá nhân hóa giúp tạo ra sự trung thành lâu dài đối với thương hiệu.

Gắn kết cộng đồng

Cộng đồng là tài sản quý giá nhất của mỗi thương hiệu. Một cộng đồng sôi nổi, tích cực giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian trên hành trình chinh phục khách hàng. Đặc biệt, trong thời đại mà người tiêu dùng có xu hướng mua hàng dựa trên đánh giá của người dùng cũ thì việc tạo ra một cộng đồng gắn kết là giải pháp hiệu quả nhất.

Các thương hiệu lớn như Harley-Davidson đã thành công trong việc xây dựng cộng đồng gắn kết thông qua các sự kiện offline và online, nơi khách hàng có thể tương tác, chia sẻ đam mê, và cùng trải nghiệm những giá trị của thương hiệu. Điều này không chỉ gia tăng độ trung thành mà còn biến khách hàng thành những đại sứ tự nhiên của thương hiệu.

Gắn kết cộng đồng giúp tăng hiệu quả Brand Experience

Gắn kết cộng đồng giúp tăng hiệu quả Brand Experience

Tạo sự nhất trong trong mọi điểm tiếp xúc

Một trải nghiệm thương hiệu thành công cần có sự nhất quán trong từng tương tác với khách hàng. Điều này có nghĩa là từ thiết kế logo, màu sắc, đến giọng điệu giao tiếp, tất cả phải đồng bộ và dễ nhận diện. Ví dụ, Coca-Cola luôn giữ được hình ảnh tươi mới, vui vẻ và thân thiện trong mọi quảng cáo của mình, từ TV đến mạng xã hội. Sự nhất quán này giúp khách hàng luôn nhận ra thương hiệu ở mọi nơi, tạo ra sự tin cậy và gắn bó.

Đơn giản hóa mọi quy trình

Một Brand Experience liền mạch từ lúc tìm kiếm sản phẩm, mua sắm, đến khi nhận hàng sẽ giúp gia tăng sự hài lòng. Zappos – một công ty giày trực tuyến đã thành công trong việc tối ưu hóa dịch vụ chăm sóc khách hàng. Họ nổi tiếng với chính sách hoàn trả miễn phí và dịch vụ khách hàng 24/7, khiến khách hàng luôn cảm thấy an tâm khi mua sắm.

Theo dõi đối thủ cạnh tranh để cải tiến

Việc theo dõi và học hỏi từ đối thủ cạnh tranh là một phần quan trọng trong chiến lược tạo dựng trải nghiệm thương hiệu. Ngay cả những thương hiệu lớn cũng không thể bỏ qua việc nghiên cứu thị trường và cập nhật xu hướng mới. 

Starbucks không ngừng cải tiến dịch vụ và sản phẩm của mình để luôn dẫn đầu thị trường cà phê, đồng thời giữ vững cộng đồng khách hàng trung thành thông qua các chương trình khuyến mãi và dịch vụ chất lượng.

Học hỏi từ đối thủ là phần quan trọng trong chiến lược tạo dựng trải nghiệm thương hiệu

Học hỏi từ đối thủ là phần quan trọng trong chiến lược tạo dựng trải nghiệm thương hiệu

Đánh giá và điều chỉnh để phù hợp với kỳ vọng khách hàng

Cuối cùng, để tạo nên một trải nghiệm thương hiệu đáng nhớ, điều quan trọng là liên tục đánh giá và cải thiện. Các phản hồi từ khách hàng qua mạng xã hội, dịch vụ khách hàng, hay khảo sát đều là những dữ liệu quý giá để hiểu được liệu thương hiệu có đang đáp ứng kỳ vọng hay không. 

Thương hiệu cần không ngừng đổi mới, tìm kiếm những cách thức sáng tạo hơn để tạo ra trải nghiệm tuyệt vời. Đây là cơ sở, nền tảng để xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng. 

Cách đo lường hiệu quả trải nghiệm thương hiệu

Làm thế nào để trải nghiệm thương hiệu của mình ở lại và đi cùng với khách hàng đến cuối hành trình? Để đi tìm câu trả lời cho vấn đề trên, trước tiên doanh nghiệp phải hiểu rõ các chỉ số đo lường về hiệu quả Brand Experience:

  • Điểm hài lòng khách hàng (CSAT): 

CSAT là viết tắt của Customer Satisfaction, đo lường mức độ hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây là chỉ số định lượng thường thu thập qua khảo sát. Một CSAT cao cho thấy khách hàng hài lòng với trải nghiệm của họ. Thông qua CSAT, doanh nghiệp sẽ hiểu được cảm nghĩ của khách hàng, từ đó có kế hoạch điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp.

Công thức tính CSAT là:

CSAT = (Số khách hàng đánh giá 4-5 điểm / Số khách hàng tham gia đánh giá) * 100

Ví dụ: Một thương hiệu mỹ phẩm vừa ra mắt một chiến dịch quảng cáo. Sau khi khách hàng dùng thử sản phẩm và tham gia khảo sát, CSAT đạt đến 4.7. Điều này chứng tỏ khách hàng không chỉ hài lòng mà còn say mê với trải nghiệm sản phẩm, giúp thương hiệu tự tin hơn trong việc điều chỉnh chiến lược marketing của mình.

Ngoài ra, phản hồi của khách hàng cũng là một kênh đo lường Brand Experience hiệu quả. Phân tích phản hồi từ khách hàng là cách trực tiếp để nhận diện điểm mạnh và điểm yếu trong trải nghiệm thương hiệu. Việc này giúp doanh nghiệp cải thiện dịch vụ và hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong đợi của khách hàng.

Bằng cách áp dụng các phương pháp đo lường và đánh giá hiệu quả, doanh nghiệp có thể liên tục hoàn thiện trải nghiệm thương hiệu, giữ chân khách hàng và gặt hái thành công trong kinh doanh.

Sử dụng các chỉ tiêu đo lường để xem sự hiệu quả Brand Experience

Sử dụng các chỉ tiêu đo lường để xem sự hiệu quả Brand Experience 

  • Net Promoter Score (NPS): 

NPS đánh giá mức độ sẵn sàng của khách hàng trong việc giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp cho người khác. Khách hàng được chia thành ba nhóm: Promoters (9-10 điểm), Passives (7-8 điểm), và Detractors (1-6 điểm). Chỉ số NPS tính theo công thức:

Ví dụ: Nếu một doanh nghiệp có điểm NPS là 8.5, điều này cho thấy khách hàng có sự ủng hộ cao và sẵn sàng giới thiệu dịch vụ của doanh nghiệp.

  • Tỷ lệ duy trì khách hàng (Customer Retention):

Tỷ lệ duy trì khách hàng là một yếu tố then chốt trong việc đánh giá mức độ trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. Một khi khách hàng đã quay trở lại và tiếp tục mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ, đó là minh chứng rõ ràng cho chất lượng và giá trị của sản phẩm. 

Thông qua chỉ số CRR, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả các chiến lược tiếp thị, chăm sóc khách hàng, và từ đó thực hiện những điều chỉnh cần thiết nhằm duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng. Việc đo lường tỷ lệ duy trì khách hàng không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về mức độ gắn kết mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu sự rời bỏ của khách hàng.

Công thức tính CRR:

CRR = [ (E – N) x 100 ] / S

Trong đó:

  • CRR: Tỷ lệ giữ chân khách hàng
  • E: Số lượng khách hàng vào cuối kỳ
  • N: Số lượng khách hàng mới có được trong kỳ
  • S: Số lượng khách hàng vào đầu kỳ

Từ các chỉ số trên, các doanh nghiệp tiếp tục tìm kiếm công cụ dùng để đo lường trải nghiệm thương hiệu. Tùy vào nhu cầu và quy mô khách hàng, bạn có thể lựa chọn công cụ phù hợp:

  • Khảo sát khách hàng

Sử dụng các công cụ khảo sát như Google Forms, Survey Monkey, JotForm, Typeform, và ProProfs Survey Maker giúp thu thập phản hồi từ khách hàng về trải nghiệm với thương hiệu. Những phản hồi này cung cấp thông tin quý giá để điều chỉnh và cải thiện dịch vụ.

Các công cụ đo lường Brand Experience phổ biến

Các công cụ đo lường Brand Experience phổ biến

  • Social Listening (Lắng nghe mạng xã hội) 

Social Listening hay lắng nghe mạng xã hội là quá trình theo dõi từ khóa và cuộc trò chuyện trên mạng xã hội, diễn đàn, và trang web để thu thập dữ liệu hữu ích. Thông qua đó, doanh nghiệp phân tích cảm nhận khách hàng, tối ưu hóa sản phẩm, dịch vụ và hiểu rõ hơn về nhu cầu người tiêu dùng. Phương pháp này mở rộng ra diễn đàn và trang web, mang lại cái nhìn toàn diện về thị trường và đối thủ. 

Để thực hiện Social Listening hiệu quả, doanh nghiệp cần sử dụng những công cụ chuyên biệt giúp thu thập và phân tích dữ liệu một cách tối ưu. Dưới đây là 14 công cụ hàng đầu trong lĩnh vực này:

1. Hootsuite

2. Hootsuite Insights powered by Brandwatch

3. Adview

4. Talkwalker

5. Synthesio

Tìm hiểu về Brand Experience  Điều quan trọng không nằm ở việc tạo ra trải nghiệm hoàn hảo cho tất cả mọi người. Mà doanh nghiệp phải xây dựng một hành trình thương hiệu có khả năng tạo cảm xúc tích cực và cộng hưởng mạnh mẽ với phần đông đối tượng mục tiêu.Cảm xúc chính là yếu tố quyết định thành công của một trải nghiệm thương hiệu. Khi người tiêu dùng có những trải nghiệm tuyệt vời, họ không chỉ quay trở lại mà còn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến người thân và bạn bè. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì khách hàng hiện tại, đồng thời mở rộng cơ hội tiếp cận những khách hàng mới một cách tự nhiên và bền vững.   Ví dụ trải nghiệm thương hiệu  Để giúp bạn hiểu rõ hơn về Brand Experience, hãy cùng Stradex tham khảo trải nghiệm thương hiệu của Apple. Apple chính là hình mẫu lý tưởng về cách một thương hiệu có thể tạo ra sự gắn bó và trung thành thông qua việc xây dựng trải nghiệm thương hiệu độc đáo và toàn diện.  Yếu tố cảm giác (Sense)  Thị giác: Các cửa hàng Apple Store nổi bật với thiết kế tối giản, sang trọng và hiện đại, tạo nên sự khác biệt với không gian trưng bày gọn gàng. Lối thiết kế này làm nổi bật sản phẩm, giúp người dùng tập trung vào trải nghiệm cá nhân.  Thính giác: Các sản phẩm công nghệ của Apple đều mang chất lượng âm thanh vượt trội, được tối ưu hóa để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.  Xúc giác: Mỗi thiết bị của Apple, từ iPhone, iPad đến MacBook đều được chế tạo tỉ mỉ với vật liệu cao cấp như nhôm nguyên khối và kính cường lực, mang lại cảm giác mượt mà, chắc chắn, chân thực trong từng cái chạm. Khứu giác và vị giác: Dù không được cảm nhận trực tiếp như các thương hiệu thực phẩm, Apple vẫn được ghi điểm qua việc giữ không gian trong lành, sạch sẽ và thoải mái khi khách hàng trải nghiệm sản phẩm tại cửa hàng.  Cách Apple xây dựng Brand Experience  Yếu tố tình cảm (Feel) Apple mang đến cho khách hàng cảm giác sang trọng và đẳng cấp. Việc sở hữu một sản phẩm Apple thường tạo ra cảm giác tự tin cho người dùng và sự hài lòng về chất lượng cũng như thiết kế.  Yếu tố nhận thức (Think) Apple luôn được khách hàng đánh giá là thương hiệu tiên phong trong giới công nghệ với những sản phẩm đột phá như iPhone, iPad hay MacBook. Không chỉ vậy, thương hiệu còn khéo léo gắn kết các giá trị về sự đổi mới, bảo vệ môi trường và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.  Yếu tố hành vi (Act) Khách hàng Apple không chỉ mua sản phẩm mà còn tích cực tham gia vào các sự kiện ra mắt sản phẩm mới, cập nhật phiên bản hệ điều hành, và thường xuyên quay lại mua các thiết bị hoặc phụ kiện mới.  Yếu tố mối quan hệ (Relate) Apple đã xây dựng một cộng đồng người dùng trung thành khắp thế giới. Thông qua các sự kiện như WWDC, những hội thảo về phát triển ứng dụng, và các chương trình chăm sóc khách hàng đặc biệt, Apple tạo ra sự kết nối giữa thương hiệu và người dùng.  Có thể thấy, Apple đã thành công trong việc xây dựng một Brand Experience hoàn thiện trong mắt người dùng. Đó cũng là câu trả lời cho sự thành công của đế chế và tập đoàn công nghệ giá trị nhất thế giới.  Các yếu tố cốt lõi giúp tối ưu trải nghiệm thương hiệu  Để xây dựng Brand Experience một cách tối ưu nhất, doanh nghiệp cần chú trọng đến năm yếu tố cốt lõi: Cảm giác, tình cảm, nhận thức, hành vi và mối quan hệ. Dưới đây là định nghĩa và ví dụ cụ thể cho từng yếu tố, giúp bạn hiểu hơn về những điểm chạm chinh phục khách hàng.  Cảm giác (Sense)  Cảm giác là yếu tố then chốt trong việc tạo ra những ấn tượng sâu đậm và lâu dài đối với khách hàng. Khi thương hiệu khéo léo kích thích các giác quan của khách hàng; thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, và vị giác, đó là lúc những kết nối cảm xúc mạnh mẽ được hình thành.   Những kết nối này có thể làm gia tăng trải nghiệm và thúc đẩy hành vi mua sắm. Tương tự như cách mà một mùi hương quen thuộc có thể gợi nhớ những ký ức thời thơ ấu.  Yếu tố cảm giác (Sense) trong Brand Experience  Ví dụ:  Thị giác: Bao gồm logo, màu sắc thương hiệu, bao bì sản phẩm, không gian cửa hàng và giao diện trang web. Thính giác: Âm thanh đặc trưng và giọng nói của nhân viên bán hàng. Xúc giác: Chất liệu và kết cấu của sản phẩm, cùng với cảm giác khi chạm vào và cầm nắm đến từ trải nghiệm mua sắm trực tiếp Khứu giác: Hương thơm đặc trưng tại cửa hàng và mùi của các sản phẩm như thực phẩm, mỹ phẩm, nước giặt, nước hoa. Vị giác: Đối với các sản phẩm thực phẩm và đồ uống, hương vị là yếu tố quyết định cuối cùng.  Tình cảm (Feel)  Cảm xúc thương hiệu là yếu tố quan trọng định hình sự kết nối lâu dài giữa thương hiệu và khách hàng. Đây là những cảm xúc và trạng thái tâm lý sâu sắc, đa dạng mà thương hiệu có thể khơi gợi trong tâm trí người dùng.   Yếu tố tình cảm (Feel) trong Brand Experience  Ví dụ:  Cảm xúc tích cực: Niềm vui, sự hứng khởi, tự tin, cảm giác an tâm, sự hài lòng Cảm xúc tiêu cực: Cảm giác lo lắng, thất vọng hay buồn bã  Nhận thức (Think)  Nhận thức về thương hiệu là những suy nghĩ, đánh giá và quan điểm mà khách hàng hình thành dựa trên trải nghiệm, thông tin và tương tác với thương hiệu. Những quan niệm này không chỉ phản ánh cách khách hàng nhìn nhận sản phẩm hay dịch vụ, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định lòng trung thành thương hiệu và quyết định mua hàng.  Yếu tố nhận thức (Think) trong Brand Experience  Ví dụ:  Nhận thức về chất lượng: Sản phẩm vượt trội, dịch vụ xuất sắc và đáng tin cậy. Nhận thức về giá trị: Giá cả hợp lý và mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Nhận thức về sự đổi mới: Sáng tạo, tiên phong và ứng dụng công nghệ hiện đại. Nhận thức về uy tín: Thương hiệu có danh tiếng vững chắc, được nhiều người nghĩ đến và tôn trọng.  Hành vi (Act)  Hành vi bao gồm những hoạt động cụ thể mà khách hàng thực hiện khi tương tác với thương hiệu, từ việc mua hàng đến những hành vi thể hiện sự gắn kết sâu hơn. Thay vì chỉ dừng lại ở việc tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ, khách hàng có xu hướng trải nghiệm tích cực hơn khi họ có cơ hội tham gia trực tiếp vào hành trình xây dựng thương hiệu.   Những hành động này có thể là gửi đề xuất, phản hồi, hay tương tác qua các diễn đàn trực tuyến, cũng như trực tiếp chạm vào sản phẩm thông qua các trải nghiệm vật lý. Điều này giúp khách hàng cảm thấy họ được lắng nghe và đóng góp vào sự phát triển của thương hiệu.  Ví dụ:  Mua sắm: Mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ của thương hiệu. Tương tác: Theo dõi trang mạng xã hội, truy cập website, tham gia sự kiện, chia sẻ trải nghiệm cá nhân về sản phẩm, giới thiệu cho bạn bè và gia đình  Mối quan hệ (Relate)  Kết nối cảm xúc với thương hiệu là quá trình mà khách hàng dần phát triển sự gắn bó và mối quan hệ lâu dài với thương hiệu qua thời gian. Đây là mức độ tình cảm và sự tín nhiệm mà khách hàng dành cho thương hiệu, tạo nên một mối liên kết sâu sắc và bền vững.  Sự kết nối cảm xúc không thể hình thành ngay lập tức mà phát triển theo thời gian, thông qua trải nghiệm của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ và các giá trị mà thương hiệu mang lại. Khi đã tạo được sự gắn bó, khách hàng có xu hướng duy trì mối quan hệ này và ít bị tác động bởi những thay đổi từ đối thủ cạnh tranh.  Ví dụ:  Trung thành với thương hiệu: Chỉ mua sản phẩm của một thương hiệu cụ thể, từ chối các sản phẩm tương tự của đối thủ. Ủng hộ thương hiệu: Sẵn sàng bảo vệ thương hiệu khi có bất kỳ ý kiến tiêu cực nào, không ngần ngại bày tỏ sự ủng hộ, thậm chí sẵn sàng giới thiệu cho người khác. Tham gia cộng đồng: Tích cực tham dự các sự kiện, hội thảo, hoặc tương tác với thương hiệu và những khách hàng khác trên các nền tảng mạng xã hội. Cách tạo ra Brand Experience đáng nhớ trong tâm trí khách hàng  Để tạo ra một Brand Experience đáng nhớ, các thương hiệu cần kết hợp nhiều yếu tố nhằm tạo ra sự kết nối sâu sắc với khách hàng. Dưới đây là các chiến lược hiệu quả giúp xây dựng trải nghiệm thương hiệu ấn tượng và bền vững.  Cách tạo ấn tượng với Brand Experience trong tâm trí khách hàng  Kể chuyện thương hiệu  Kể chuyện thương hiệu (Storytelling) đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối cảm xúc với khách hàng. Một câu chuyện chạm đến trái tim người nghe sẽ khiến họ nhớ đến sản phẩm, đồng thời cảm nhận được những giá trị cốt lõi, sứ mệnh, giá trị, và tầm nhìn của doanh nghiệp.   Trong suốt hành trình xây dựng thương hiệu vững mạnh, Apple đã kể những câu chuyện về sự sáng tạo, về những cá nhân dám phá bỏ rào cản để tạo ra điều khác biệt. Chính điều này đã giúp thương hiệu trở thành biểu tượng của sự đổi mới và cảm hứng cho hàng triệu người.  Cá nhân hóa  Cá nhân hóa trải nghiệm thương hiệu giúp khách hàng cảm thấy được chú ý và quan tâm đặc biệt hơn. Một nghiên cứu cho thấy rằng các chiến dịch email cá nhân hóa có thể tăng tỷ lệ mở email lên đến 29% và tỷ lệ nhấp chuột lên đến 41%.   Ví dụ, các email cá nhân hóa với tên của khách hàng và các gợi ý sản phẩm dựa trên lịch sử mua sắm trước đó có thể tạo ra một sự kết nối cảm xúc sâu sắc hơn. Việc cá nhân hóa giúp tạo ra sự trung thành lâu dài đối với thương hiệu.  Gắn kết cộng đồng  Cộng đồng là tài sản quý giá nhất của mỗi thương hiệu. Một cộng đồng sôi nổi, tích cực giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian trên hành trình chinh phục khách hàng. Đặc biệt, trong thời đại mà người tiêu dùng có xu hướng mua hàng dựa trên đánh giá của người dùng cũ thì việc tạo ra một cộng đồng gắn kết là giải pháp hiệu quả nhất.  Các thương hiệu lớn như Harley-Davidson đã thành công trong việc xây dựng cộng đồng gắn kết thông qua các sự kiện offline và online, nơi khách hàng có thể tương tác, chia sẻ đam mê, và cùng trải nghiệm những giá trị của thương hiệu. Điều này không chỉ gia tăng độ trung thành mà còn biến khách hàng thành những đại sứ tự nhiên của thương hiệu.  Gắn kết cộng đồng giúp tăng hiệu quả Brand Experience  Tạo sự nhất trong trong mọi điểm tiếp xúc  Một trải nghiệm thương hiệu thành công cần có sự nhất quán trong từng tương tác với khách hàng. Điều này có nghĩa là từ thiết kế logo, màu sắc, đến giọng điệu giao tiếp, tất cả phải đồng bộ và dễ nhận diện. Ví dụ, Coca-Cola luôn giữ được hình ảnh tươi mới, vui vẻ và thân thiện trong mọi quảng cáo của mình, từ TV đến mạng xã hội. Sự nhất quán này giúp khách hàng luôn nhận ra thương hiệu ở mọi nơi, tạo ra sự tin cậy và gắn bó.  Đơn giản hóa mọi quy trình  Một Brand Experience liền mạch từ lúc tìm kiếm sản phẩm, mua sắm, đến khi nhận hàng sẽ giúp gia tăng sự hài lòng. Zappos – một công ty giày trực tuyến đã thành công trong việc tối ưu hóa dịch vụ chăm sóc khách hàng. Họ nổi tiếng với chính sách hoàn trả miễn phí và dịch vụ khách hàng 24/7, khiến khách hàng luôn cảm thấy an tâm khi mua sắm.  Theo dõi đối thủ cạnh tranh để cải tiến  Việc theo dõi và học hỏi từ đối thủ cạnh tranh là một phần quan trọng trong chiến lược tạo dựng trải nghiệm thương hiệu. Ngay cả những thương hiệu lớn cũng không thể bỏ qua việc nghiên cứu thị trường và cập nhật xu hướng mới.   Starbucks không ngừng cải tiến dịch vụ và sản phẩm của mình để luôn dẫn đầu thị trường cà phê, đồng thời giữ vững cộng đồng khách hàng trung thành thông qua các chương trình khuyến mãi và dịch vụ chất lượng.     Đánh giá và điều chỉnh để phù hợp với kỳ vọng khách hàng  Cuối cùng, để tạo nên một trải nghiệm thương hiệu đáng nhớ, điều quan trọng là liên tục đánh giá và cải thiện. Các phản hồi từ khách hàng qua mạng xã hội, dịch vụ khách hàng, hay khảo sát đều là những dữ liệu quý giá để hiểu được liệu thương hiệu có đang đáp ứng kỳ vọng hay không.   Thương hiệu cần không ngừng đổi mới, tìm kiếm những cách thức sáng tạo hơn để tạo ra trải nghiệm tuyệt vời. Đây là cơ sở, nền tảng để xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.   Cách đo lường hiệu quả trải nghiệm thương hiệu  Làm thế nào để trải nghiệm thương hiệu của mình ở lại và đi cùng với khách hàng đến cuối hành trình? Để đi tìm câu trả lời cho vấn đề trên, trước tiên doanh nghiệp phải hiểu rõ các chỉ số đo lường về hiệu quả Brand Experience:  Điểm hài lòng khách hàng (CSAT):   CSAT là viết tắt của Customer Satisfaction, đo lường mức độ hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây là chỉ số định lượng thường thu thập qua khảo sát. Một CSAT cao cho thấy khách hàng hài lòng với trải nghiệm của họ. Thông qua CSAT, doanh nghiệp sẽ hiểu được cảm nghĩ của khách hàng, từ đó có kế hoạch điều chỉnh chiến lược sao cho phù hợp.  Công thức tính CSAT là:  CSAT = (Số khách hàng đánh giá 4-5 điểm / Số khách hàng tham gia đánh giá) * 100  Ví dụ: Một thương hiệu mỹ phẩm vừa ra mắt một chiến dịch quảng cáo. Sau khi khách hàng dùng thử sản phẩm và tham gia khảo sát, CSAT đạt đến 4.7. Điều này chứng tỏ khách hàng không chỉ hài lòng mà còn say mê với trải nghiệm sản phẩm, giúp thương hiệu tự tin hơn trong việc điều chỉnh chiến lược marketing của mình.  Sử dụng các chỉ tiêu đo lường để xem sự hiệu quả Brand Experience     Net Promoter Score (NPS):   NPS đánh giá mức độ sẵn sàng của khách hàng trong việc giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp cho người khác. Khách hàng được chia thành ba nhóm: Promoters (9-10 điểm), Passives (7-8 điểm), và Detractors (1-6 điểm). Chỉ số NPS tính theo công thức:  Ví dụ: Nếu một doanh nghiệp có điểm NPS là 8.5, điều này cho thấy khách hàng có sự ủng hộ cao và sẵn sàng giới thiệu dịch vụ của doanh nghiệp.  Tỷ lệ duy trì khách hàng (Customer Retention):  Tỷ lệ duy trì khách hàng là một yếu tố then chốt trong việc đánh giá mức độ trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. Một khi khách hàng đã quay trở lại và tiếp tục mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ, đó là minh chứng rõ ràng cho chất lượng và giá trị của sản phẩm.   Thông qua chỉ số CRR, doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả các chiến lược tiếp thị, chăm sóc khách hàng, và từ đó thực hiện những điều chỉnh cần thiết nhằm duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng. Việc đo lường tỷ lệ duy trì khách hàng không chỉ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về mức độ gắn kết mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu sự rời bỏ của khách hàng.  Công thức tính CRR:  CRR = [ (E – N) x 100 ] / S  Trong đó:  CRR: Tỷ lệ giữ chân khách hàng E: Số lượng khách hàng vào cuối kỳ N: Số lượng khách hàng mới có được trong kỳ S: Số lượng khách hàng vào đầu kỳ  Từ các chỉ số trên, các doanh nghiệp tiếp tục tìm kiếm công cụ dùng để đo lường trải nghiệm thương hiệu. Tùy vào nhu cầu và quy mô khách hàng, bạn có thể lựa chọn công cụ phù hợp:  Khảo sát khách hàng  Sử dụng các công cụ khảo sát như Google Forms, Survey Monkey, JotForm, Typeform, và ProProfs Survey Maker giúp thu thập phản hồi từ khách hàng về trải nghiệm với thương hiệu. Những phản hồi này cung cấp thông tin quý giá để điều chỉnh và cải thiện dịch vụ.  Các công cụ đo lường Brand Experience phổ biến  Social Listening (Lắng nghe mạng xã hội)   Social Listening hay lắng nghe mạng xã hội là quá trình theo dõi từ khóa và cuộc trò chuyện trên mạng xã hội, diễn đàn, và trang web để thu thập dữ liệu hữu ích. Thông qua đó, doanh nghiệp phân tích cảm nhận khách hàng, tối ưu hóa sản phẩm, dịch vụ và hiểu rõ hơn về nhu cầu người tiêu dùng. Phương pháp này mở rộng ra diễn đàn và trang web, mang lại cái nhìn toàn diện về thị trường và đối thủ.   Để thực hiện Social Listening hiệu quả, doanh nghiệp cần sử dụng những công cụ chuyên biệt giúp thu thập và phân tích dữ liệu một cách tối ưu. Dưới đây là 14 công cụ hàng đầu trong lĩnh vực này:  1. Hootsuite  2. Hootsuite Insights powered by Brandwatch  3. Adview  4. Talkwalker  5. Synthesio  Social Listening hay là lắng nghe mạng xã hội giúp phân tích sâu sắc cảm nhận của khách hàng

Social Listening hay là lắng nghe mạng xã hội giúp phân tích sâu sắc cảm nhận của khách hàng

Ngoài ra, phản hồi của khách hàng cũng là một kênh đo lường Brand Experience hiệu quả. Phân tích phản hồi từ khách hàng là cách trực tiếp để nhận diện điểm mạnh và điểm yếu trong trải nghiệm thương hiệu. Việc này giúp doanh nghiệp cải thiện dịch vụ và hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong đợi của khách hàng.

Bằng cách áp dụng các phương pháp đo lường và đánh giá hiệu quả, doanh nghiệp có thể liên tục hoàn thiện trải nghiệm thương hiệu, giữ chân khách hàng và gặt hái thành công trong kinh doanh.

Phân biệt giữa Brand Experience và User Experience

Nhiều người dễ nhầm lẫn giữa trải nghiệm thương hiệu và trải nghiệm người dùng, tuy nhiên, hai khái niệm này có sự khác biệt rõ ràng. Trải nghiệm người dùng (User Experience) tập trung vào cảm nhận của người dùng khi tương tác trực tiếp với sản phẩm, dịch vụ, website hay các nền tảng truyền thông xã hội của doanh nghiệp. 

Trong khi đó, trải nghiệm thương hiệu (Brand Experience) mang tính toàn diện hơn, bao gồm cả ấn tượng tổng thể của khách hàng về thương hiệu. Một trải nghiệm người dùng tích cực chắc chắn sẽ góp phần nâng cao trải nghiệm thương hiệu, nhưng điều này không đồng nghĩa rằng hai khái niệm này luôn đồng nhất.

Phân biệt giữa Brand Experience và User Experience

Brand Experience và User Experience là hai khái niệm khác biệt

Một ví dụ cụ thể sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách phân biệt hai khái niệm này:

Đối với Nike, Brand Experience là tạo ra một trải nghiệm thương hiệu mạnh mẽ qua các chiến dịch quảng cáo truyền cảm hứng, sự kiện thể thao, và cửa hàng thiết kế độc đáo. Điều này giúp khách hàng cảm thấy hứng khởi và kết nối với giá trị thương hiệu.

Trong khi đó, User Experience lại thể hiện ở việc khi sử dụng Nike Run Club App, người dùng sẽ đánh giá trải nghiệm người dùng dựa trên giao diện dễ sử dụng, chức năng theo dõi chạy hiệu quả, và các tính năng hỗ trợ tập luyện.

Sự khác biệt ở đây là Brand Experience liên quan đến ấn tượng tổng thể về thương hiệu Nike, từ quảng cáo đến cửa hàng. Khác với điều đó, User Experience liên quan đến sự hài lòng khi sử dụng Nike Run Club App, từ giao diện đến tính năng.

Kết luận 

Những điểm chạm độc đáo, những cảm xúc không thể quên sẽ là chìa khóa mở ra lòng trung thành và gắn kết bền chặt. Hãy tối ưu Brand Experience (trải nghiệm thương hiệu) trở thành một phần không thể thiếu trong hành trình khách hàng, nơi mỗi tương tác đều tạo nên những giá trị đáng nhớ và khác biệt. Theo dõi Stradex Blog để cập nhật những thông tin hữu ích và mới nhất về Marketing.

 

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn