vi
en
menu

26 tháng 8, 2024

Storytelling - Nghệ thuật tạo câu chuyện cuốn hút, đáng nhớ

Brand Marketing

Nếu nói về các phương pháp xây dựng hình ảnh thương hiệu ấn tượng, không thể không nhắc đến nghệ thuật kể chuyện Storytelling. Hiện nay, Storytelling đang được nhiều nhãn hàng áp dụng rộng rãi trong chiến dịch Branding. Vậy chính xác thì Storytelling là gì? Làm sao để xây dựng câu chuyện cuốn hút, khơi gợi cảm xúc của khách hàng? Hãy cùng Stradex tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu Storytelling - Nghệ thuật kể chuyện thương hiệu hấp dẫnTìm hiểu Storytelling - Nghệ thuật kể chuyện thương hiệu hấp dẫn 

Tổng quan về Storytelling 

Storytelling được xem là phương pháp Marketing hữu hiệu để tạo nên sự kết nối mạnh mẽ giữa thương hiệu và khách hàng. Thông qua những câu chuyện, thông điệp ấn tượng được truyền tải, khách hàng có thể ghi nhớ thương hiệu dễ dàng, sâu sắc hơn. Vậy Storytelling là gì và nguồn gốc hình thành phương pháp này ra sao? 

Định nghĩa Storytelling là gì?

Năm 2005, Springer xuất bản cuốn sách Storytelling, Branding in Practice. Trong cuốn sách, tác giả đã viết: “Kể chuyện chính là phương thức quan trọng để xây dựng thương hiệu. Một thương hiệu mạnh phải được tạo dựng dựa trên những giá trị rõ ràng và phải tạo ra sự kết nối cảm xúc với người tiêu dùng."

Storytelling là phương pháp tiếp thị bằng cách xây dựng những câu chuyện, từ ngữ có mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến thương hiệu. Từ đó tạo cho khách hàng những cảm xúc gắn kết, ấn tượng sâu sắc và kích thích trí tưởng tượng phong phú về thương hiệu. Nhờ vào Storytelling, khoảng cách giữa công ty, sản phẩm và khách hàng mục tiêu dần được thu hẹp. 

Hiện nay, nhiều lĩnh vực như văn học, điện ảnh hay truyền thông, quảng cáo đều có thể sử dụng Storytelling. Đây cũng chính là trọng tâm của Inbound Marketing, mang đến nhiều nội dung và trải nghiệm có giá trị cao. Tuy nhiên, để thành công với Storytelling, đòi hỏi bạn phải xây dựng câu chuyện có sự sáng tạo, chuyên nghiệp và định hướng, tầm nhìn trong tương lai. 

Nguồn gốc của Storytelling 

Storytelling bắt nguồn từ sở thích lắng nghe những câu chuyện được lan truyền dưới dạng âm thanh, hình ảnh sinh động, kích thích sự quan tâm, tò mò của con người. Điều này thôi thúc nhiều doanh nghiệp bắt đầu tạo ra những ý tưởng phát triển thương hiệu thông qua việc kể chuyện để kết nối hiệu quả hơn với khách hàng. 

Về hình thức, Storytelling bao gồm 3 giai đoạn chính, được hình thành và phát triển theo sự tiến hóa của con người. Ban đầu, Storytelling tồn tại theo dạng truyền miệng, sau đó là dạng chữ tượng hình và cuối cùng là website, mạng xã hội. 

Giai đoạn 1

Storytelling tồn tại theo hình thức truyền miệng giữa người với người. Khi chưa có sự xuất hiện của chữ viết, những câu chuyện sẽ được thể hiện qua tiếng hát, vần thơ, cổ tích, ngụ ngôn, giai thoại, truyền thuyết, bài vè,… Sau đó, những câu chuyện này được lan truyền rộng rãi, tiếp tục kế thừa từ đời này sang đời khác, từ vùng này sang vùng khác. 

Storytelling được lan truyền qua các câu chuyện cổ tích, truyện ngụ ngôn,...Storytelling được lan truyền qua các câu chuyện cổ tích, truyện ngụ ngôn,...

Giai đoạn 2

Khi đời sống xã hội phát triển hơn, con người biết cách truyền đạt bằng chữ tượng hình được khắc trên đá, bức tường thành, bề mặt đất sét, giấy,… Lúc này, Storytelling được thể hiện qua hình ảnh, mặt chữ, giúp mô tả câu chuyện một cách chính xác, rõ ràng.

Thông qua chữ viết tượng hình, các câu chuyện được kể chính xác và hiệu quả hơnThông qua chữ viết tượng hình, các câu chuyện được kể chính xác và hiệu quả hơn 

Giai đoạn 3

Với sự phát triển của khoa học hiện đại và nền tảng công nghệ số thì Storytelling cũng được chuyển đổi nâng cao. Nhờ vậy mà những câu chuyện được lan truyền một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, hình thức dẫn dắt Storytelling vào đời sống cũng trở nên đa dạng, thông qua các banner quảng cáo, blog, video, liveshow ca nhạc, các trang mạng xã hội, thông qua  email, website,…

Giai đoạn 3 Với sự phát triển của khoa học hiện đại và nền tảng công nghệ số thì Storytelling cũng được chuyển đổi nâng cao. Nhờ vậy mà những câu chuyện được lan truyền một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, hình thức dẫn dắt Storytelling vào đời sống cũng trở nên đa dạng, thông qua các banner quảng cáo, blog, video, liveshow ca nhạc, các trang mạng xã hội, thông qua  email, website,…Storytelling trên các nền tảng mạng xã hội

Tại sao Storytelling lại quan trọng trong Marketing?

Để xây dựng một hình ảnh thương hiệu gần gũi với khách hàng, phát triển chiến lược tiếp thị hiệu quả thì Storytelling chính là lựa chọn thực sự phù hợp cho doanh nghiệp. Lý do tại sao Storytelling Marketing trở nên quan trọng như vậy? Hãy cùng Stradex tìm hiểu nhé!

  • Storytelling giúp củng cố khái niệm trừu tượng và đơn giản hóa thông điệp phức tạp: Thông qua Storytelling, những ý tưởng sẽ trở nên súc tích, ngắn gọn và dễ hiểu hơn. Bên cạnh đó, Storytelling còn giúp đơn giản hóa những khái niệm quá phức tạp, khiến người nghe cảm thấy cao siêu, mơ hồ. 
  • Thúc đẩy quá trình hình thành ý tưởng và thay đổi hành vi con người: Câu chuyện có thể tác động lên não bộ con người, khiến cho toàn bộ dữ liệu dễ dàng in sâu trong tâm trí. Từ đó giúp cho các ý tưởng được hình thành và phát triển. Bên cạnh đó, câu chuyện còn giúp thay đổi hành vi, thúc đẩy cho người nghe và thực hiện các hành động theo yêu cầu. 
  • Thu hẹp khoảng cách giữa người với người, phá bỏ rào cản ngăn cách: Storytelling giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, họ có thể dễ dàng hòa nhập trong cộng đồng. Từ đó phá vỡ đi các rào cản ngăn cách giữa người với người, tạo nên một thế giới hòa nhập.
  • Truyền cảm hứng và tạo động lực cho người đọc/người nghe: Storytelling có khả năng chạm được đến trái tim của người nghe. Nhờ vào Storytelling, cảm xúc, nỗi đau hay mong muốn từ sâu bên trong mỗi người được vực dậy, tạo nên nguồn động lực to lớn để họ có thể thực hiện mạnh mẽ thực hiện ước mơ của mình.
  • Tạo ra mối liên kết cảm xúc giữa thương hiệu và khách hàng: Thương hiệu có thể lựa chọn những nhân vật đại diện có tính cách độc đáo để gắn kết với khách hàng. Như vậy, khách hàng sẽ nhớ đến hình ảnh thương hiệu thông qua những cảm xúc riêng biệt.
  • Xây dựng cá tính riêng cho thương hiệu: Trong quá trình tạo dựng hình ảnh thương hiệu, doanh nghiệp phải luôn chú ý đến việc duy trì cho mình một cá tính, phong cách hoạt động khác biệt. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nổi bật trước những đối thủ cạnh tranh.
  • Lôi kéo khách hàng mục tiêu đến mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ: Bằng cách cung cấp những câu chuyện mà khách hàng đang đặc biệt quan tâm, thương hiệu có thể dễ dàng nhận được sự ủng hộ của khách hàng. Họ sẵn sàng mua những sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
  • Quảng bá, Marketing hình ảnh thương hiệu: Storytelling Marketing giúp truyền tải thông tin mềm mại, lôi cuốn và tự nhiên. Nhờ vào những câu chuyện hấp dẫn, doanh nghiệp có thể trở thành chủ đề bàn tán của công chúng, giúp cho hình ảnh thương hiệu được quảng bá rộng rãi hơn.

Ý nghĩa của Storytelling là lan tỏa được nguồn cảm hứng, động lực đến mọi người

Ý nghĩa của Storytelling là lan tỏa được nguồn cảm hứng, động lực đến mọi người

4 loại storytelling phổ biến

Hiện nay, Storytelling được chia làm 4 hình thức phổ biến là Digital Storytelling, Data Storytelling, Visual Storytelling và Brand Storytelling. Vậy đặc điểm của mỗi loại Digital Storytelling, Data Storytelling, Visual Storytelling và Brand Storytelling là gì?

  • Digital Storytelling: Triển khai Content Storytelling qua nền tảng kỹ thuật số như website, podcast, hình ảnh đồ họa,...
  • Data Storytelling: Nghệ thuật Storytelling thông qua số liệu, như báo cáo doanh thu, thành tựu nổi bật, cống hiến với cộng đồng,... của doanh nghiệp.
  • Visual Storytelling: Kể chuyện thông qua hình ảnh, ví dụ như hình ảnh minh họa, video, phim, motion graphic,... để tạo cảm giác gần gũi, sinh động với khách hàng.
  • Brand Storytelling: Cách kể chuyện khi doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, có thể là lịch sử hình thành, phát triển, tiểu sử, quá trình ra mắt sản phẩm,... Mục đích là để giới thiệu về doanh nghiệp với khách hàng, đồng thời tạo sự đồng cảm và thể hiện giá trị to lớn mà thương hiệu mang lại.

Data Storytelling là gì? Data Storytelling là hình thức kể chuyện qua các số liệu

Data Storytelling là gì? Data Storytelling là hình thức kể chuyện qua các số liệu

Nguyên tắc G.R.E.A.T trong Storytelling

Để tạo ra một Storytelling thú vị, lôi kéo khách hàng thì thương hiệu cần xây dựng Storytelling theo đúng nguyên tắc. Trong đó, nguyên tắc G.R.E.A.T chính là công cụ giúp truyền tải câu chuyện một cách hiệu quả, mang đến tác động lâu dài đến khách hàng. Vậy, nguyên tắc G.R.E.A.T trong Storytelling là gì? 

  • Glue (Kết nối): Tạo ra sự kết nối giữa thông điệp Marketing và đối tượng khách hàng mục tiêu. Câu chuyện cần sở hữu những giá trị nổi bật, liên quan đến sản phẩm/dịch vụ. Đồng thời phải giải đáp được các vấn đề hoặc nguyện vọng của khách hàng để gắn chặt mối quan hệ. 
  • Reward (Phần thưởng): Câu chuyện phải chứa những phần thưởng tương xứng cho người nghe. Nó có thể là những thông tin hữu ích, giá trị cụ thể để khách hàng đạt được ước mơ của mình.
  • Emotion (Cảm xúc): Đây là nguyên tắc quan trọng nhất, là yếu tố cốt lõi của Storytelling. Câu chuyện cần tạo ra những cảm xúc đặc biệt, chạm đến trái tim người nghe. Bởi cảm xúc cũng chính là yếu tố chi phối quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
  • Authentic (Tin cậy): Yếu tố tiên quyết để khách hàng tin tưởng thương hiệu chính là câu chuyện phải thực sự chân thật. Dựa trên những giá trị có thật, thương hiệu có thể trình bày ra những câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn khách hàng.
  • Target (Mục tiêu): Mỗi Storytelling cần có một mục tiêu cụ thể để nâng cao hiệu quả trong quá trình tương tác với khách hàng. Để đảm bảo điều này, doanh nghiệp cần phân loại các nhóm khách hàng mục tiêu thông qua các đặc điểm tương đồng về hành vi, quan điểm và lối sống.

Để xây dựng câu chuyện thành công, Storytelling nên tuân theo nguyên tắc G.R.E.A.T 

Khám phá quy trình tạo nên câu chuyện hấp dẫn bằng Storytelling

Một câu chuyện hấp dẫn phải có phần mở bài lôi cuốn, thân bài đầy đủ thông tin và kết bài sâu sắc. Do đó, Storytelling nên được xây dựng theo đúng quy trình, đầy đủ các bước như yêu cầu dưới đây:

Xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu

Bước đầu tiên trong quy trình xây dựng Storytelling chính là việc xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Nhờ vào việc lựa chọn đúng chân dung khách hàng, doanh nghiệp có thể dễ dàng chia sẻ câu chuyện đến những người thực sự quan tâm, muốn lắng nghe. 

Để biết được chân dung khách hàng mục tiêu của mình ra sao, doanh nghiệp cần thực hiện các cuộc khảo sát, phỏng vấn để thu thập thông tin và dữ liệu cần thiết. Từ đó tạo ra một câu chuyện đặc biệt, bám sát theo đúng nhu cầu và cảm xúc của khách hàng.

 Trước khi viết Storytelling, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu

 Trước khi viết Storytelling, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường và xác định khách hàng mục tiêu

Xây dựng thông điệp cốt lõi

Thông điệp cốt lõi chính là nền tảng vững chắc để xây dựng nên một câu chuyện thành công. Để thuận tiện trong quá trình xác định thông điệp cốt lõi, bạn cần trả lời được những câu hỏi liên quan đến hình ảnh thương hiệu mà mình đang hướng đến. Điển hình như:

  • Storytelling có nhằm mục tiêu bán hàng hay gây quỹ không?
  • Mục đích kể chuyện là giới thiệu sản phẩm/dịch vụ hay ủng hộ một vấn đề, quan điểm nào đó?
  • Tóm tắt Storytelling như thế nào?

Lựa chọn loại câu chuyện sẽ được kể trong tương lai

Việc giới hạn phạm vi câu chuyện Storytelling được kể sẽ giúp thương hiệu tiếp cận với khách hàng hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn những câu chuyện liên quan đến hành động, câu chuyện cá nhân, truyền tải các giá trị chạm đến cảm xúc người nghe, phát triển một cộng đồng hay truyền đạt nguồn kiến thức bổ ích, các thông tin mang tính giáo dục.

Lựa chọn loại câu chuyện sẽ được kể trong tương lai

Việc giới hạn phạm vi câu chuyện Storytelling được kể sẽ giúp thương hiệu tiếp cận với khách hàng hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn những câu chuyện liên quan đến hành động, câu chuyện cá nhân, truyền tải các giá trị chạm đến cảm xúc người nghe, phát triển một cộng đồng hay truyền đạt nguồn kiến thức bổ ích, các thông tin mang tính giáo dục.

Lựa chọn loại câu chuyện sẽ được kể trong tương laiLựa chọn loại câu chuyện sẽ được kể trong tương lai

Kêu gọi khách hàng thực hiện hành động

Kêu gọi hành động (CTA) là những gì mà doanh nghiệp muốn khách hàng sẽ thực hiện sau khi lắng nghe câu chuyện. Trong Storytelling, bạn cần đưa ra những lời kêu gọi hành động một cách khéo léo, lồng ghép vào trong câu chuyện. Ngoài ra cũng cần thể hiện được sự đồng cảm, thấu hiểu insight khách hàng và chia sẻ những giải pháp tuyệt vời cho họ.

Chọn hình thức truyền tải câu chuyện

Nghệ thuật Storytelling có thể được truyền tải dưới nhiều hình thức khác nhau. Bạn có thể lựa chọn các dạng sau đây:

  • Viết: Có thể là bài viết kể chuyện, bài blog chia sẻ kinh nghiệm, viết sách,...
  • Nói: Kể chuyện trực tiếp bằng các bài thuyết trình hay bài diễn thuyết mang tính truyền cảm hứng TED Talks.
  • Âm thanh: Những câu chuyện có thể được thể hiện dưới dạng podcast để dễ dàng lan truyền rộng khắp thị trường.
  • Phương tiện kỹ thuật số: Bạn có thể lựa chọn hình thức kể chuyện Storytelling bằng các phương tiện kỹ thuật số như video, hoạt hình, trò chơi, hình ảnh, đồ họa,... 

Kể chuyện thông qua các kênh kỹ thuật số mang lại hiệu quả cao trong thời kỳ Internet phát triển

Kể chuyện thông qua các kênh kỹ thuật số mang lại hiệu quả cao trong thời kỳ Internet phát triển

Lên kế hoạch và xây dựng câu chuyện theo ý tưởng đã vạch ra

Bạn cần thiết lập một quy trình xây dựng câu chuyện theo thứ tự hợp lý, tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn. Điều này sẽ giúp cho câu chuyện có tính logic, được thực hiện một cách trơn tru mà không gặp bất kỳ khúc mắc nào. Bản phác thảo này có thể trình bày dưới dạng bảng phân cảnh, khung lưới hoặc powerpoint. 

Viết câu chuyện 

Tiếp theo, bạn cần bắt tay vào việc viết nên những câu chuyện Storytelling cho riêng mình. Bạn có thể tự xây dựng Storytelling dựa trên khả năng của bản thân hoặc tham khảo các ví dụ về Storytelling thành công trên Internet để tìm nguồn cảm hứng sáng tạo.

Chia sẻ và quảng bá câu chuyện lên các phương tiện truyền thông

Sau khi có được một câu chuyện hoàn chỉnh, bạn có thể chia sẻ nó lên các phương tiện truyền thông như email, blog, video hay các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Youtube. 

Các trang mạng xã hội giúp quảng bá câu chuyện nhanh chóng đến đông đảo người dùng

Các trang mạng xã hội giúp quảng bá câu chuyện nhanh chóng đến đông đảo người dùng

Các case study Storytelling cuốn hút của các thương hiệu nổi tiếng

Bằng nghệ thuật Storytelling, nhiều thương hiệu đã gặt hái được thành công trong việc kết nối và lan truyền cảm xúc đến khách hàng. Một số ví dụ về Storytelling thành công của các thương hiệu lớn mà bạn có thể tham khảo như:

Dove - Chiến dịch Real Beauty (Vẻ đẹp đích thực)

Vào năm 2004, Dove cho ra đời chiến dịch Real Beauty - Vẻ đẹp đích thực, nhằm thể hiện sự thách thức với quan niệm vẻ đẹp phải trong khuôn khổ. Trước khi bắt đầu chiến dịch, Dove đã ủy quyền cho Edelman thực hiện khảo sát với hơn 3.000 phụ nữ trên 10 quốc gia. 

Kết quả đáng ngạc nhiên là chỉ có 2% phụ nữ cảm thấy mình đẹp và 81% phụ nữ Mỹ bị ràng buộc trong một chuẩn mực về nhan sắc khó có thể đạt được. Vì vậy, Dove muốn thay đổi định kiến và truyền cảm hứng để phụ nữ cảm thấy tích cực hơn khi nhìn nhận về cái đẹp. Đó cũng là lý do chiến dịch Real Beauty được khởi động.

Một loạt quảng cáo OOH được Dove tung ra với hình ảnh là những người phụ nữ có ngoại hình chưa hoàn hảo trên khuôn mặt, cơ thể. Bên phải hình ảnh là 2 ô câu hỏi “béo hay vừa vặn”, “mắt một mí hay hai mí”,... và khuyến khích người qua đường bình chọn một trong hai phương án.

Dove còn sản xuất mẫu Content Storytelling thông qua 3 đoạn phim ngắn, lần lượt là “Daughters”, “Evolution” và “Onslaught”. Nội dung chính của 3 đoạn phim nói về những quan điểm cứng nhắc, rập khuôn về tiêu chuẩn của cái đẹp. Chúng ta cần thay đổi cách mà xã hội đang định nghĩa về phụ nữ đẹp.

Đến năm 2013, Video Viral nhất mọi thời đại “Real Beauty Sketches” được Hugo Vaiga phát hành. Video ghi lại quá trình những người phụ nữ tự miêu tả gương mặt cho nghệ sĩ pháp y phác họa lại chân dung. Sau đó, một người thứ ba miêu tả lại người phụ nữ để pháp y phác họa chân dung khác. Kết quả của 2 bức phác họa rất khác nhau, cho thấy phụ nữ đang quá khắt khe với ngoại hình của mình.

Video Storytelling “Real Beauty Sketches” của Dove tạo ra sự đồng cảm, thấu hiểu sâu sắc tâm lý phụ nữ

Video Storytelling “Real Beauty Sketches” của Dove tạo ra sự đồng cảm, thấu hiểu sâu sắc tâm lý phụ nữ

 

Starbucks - Chiến dịch “Every name's a story”

“Every name's a story” là chiến dịch truyền thông hướng đến cộng động LGBT+ của Starbucks. Mục tiêu của chiến dịch là thiết lập mối quan hệ với nhóm khách hàng trong cộng động LGBT+ và xoa dịu dư luận trong bối cảnh thương hiệu bị tẩy chay do liên quan đến chuỗi biến động kinh tế - xã hội tại Anh.

Thương hiệu nhận thấy “pain point (nỗi đau)” của nhóm khách hàng mục tiêu là vẫn phải sống với tên cũ, không được sử dụng tên mới sau khi chuyển giới thành công. Để bảo vệ quyền bình đẳng giới, Starbucks đã đưa ra quyết định thiết lập một thông điệp ý nghĩa đó là ghi tên khách hàng một cách tự do lên ly của Starbucks.

Để truyền tải thông điệp, Starbucks tạo ra Storytelling thông qua video dài 1 phút. Nội dung kể về một chàng trai trẻ thuộc cộng đồng LGBT+ đang cảm thấy buồn bã, không được công nhận vì mọi người vẫn sử dụng tên cũ hay giới tính cũ của mình. Nhưng khi bước vào cửa hàng Starbucks, chàng trai đã có thể tự tin nói ra tên gọi đúng với giới tính của mình.

Chiến dịch “Every name's a story” của Starbucks bảo vệ quyền bình đẳng giới

Chiến dịch “Every name's a story” của Starbucks bảo vệ quyền bình đẳng giới

Google - Phim The Internship

“The Internship” là bộ phim đầu tiên được phép quay tại trụ sở của tập đoàn Google. Nội dung kể về hai nhân viên bán hàng trung tuổi thất nghiệp, đang cùng tham gia một khóa thực tập đáng mơ ước ở Google. 

Bộ phim không chỉ khắc họa rõ nét môi trường, văn hóa làm việc lý tưởng của Google, mà còn truyền tải thông điệp khuyến khích những nhân viên dù ở độ tuổi nào cùng nên kiên trì theo đuổi đam mê, phát triển tài năng của mình.

Google giới thiệu môi trường, văn hóa làm việc của mình thông qua bộ phim “The Internship”

Google giới thiệu môi trường, văn hóa làm việc của mình thông qua bộ phim “The Internship”

Mẹo ứng dụng Storytelling chiếm trọn trái tim khách hàng 

Để tạo ra những câu chuyện Storytelling thật sự lôi cuốn và thúc đẩy khách hàng hành động, bạn nên áp dụng các mẹo sau đây:

  • Chọn đúng thời điểm và đối tượng khách hàng mục tiêu: Để xây dựng Storytelling thành công là bạn phải chọn “đúng người, đúng thời điểm”. Từ đó phác họa ra hình ảnh khách hàng chính xác và lựa chọn câu chuyện phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý về thời điểm kể chuyện, chỉ nên chia sẻ thông tin cần thiết vào thời gian khách hàng đang sẵn sàng lắng nghe.
  • Tạo ấn tượng ngay lập tức với Hook: Hook hay điểm níu chân khách hàng là công cụ thu hút sự chú ý của khách hàng một cách hiệu quả. Nó có thể là một câu nói ấn tượng, tin sốc hay trêu đùa, hài hước.
  • Câu chuyện ngắn gọn, súc tích: Không phải khách hàng nào cũng đủ kiên nhẫn để nghe bạn kể một câu chuyện dài đằng đẵng. Vì vậy, bạn cần diễn đạt câu chuyện ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ các ý cần truyền tải.
  • Chèn yếu tố cảm xúc vào câu chuyện: Con đường kết nối với khách hàng thông qua cảm xúc luôn là con đường được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi công dụng hiệu quả mà nó mang lại. Một Storytelling thành công chính là khi bạn chiếm được trái tim của khách hàng, họ bộc lộ ra bên ngoài cảm xúc vui vẻ, buồn rầu, tức giận hay ngạc nhiên. 
  • Sử dụng loại ngôn ngữ tương thích với đối tượng khách hàng mục tiêu: Ngôn ngữ chính là phương tiện truyền đạt thông tin giữa người nói và người nghe. Do đó, bạn cần điều chỉnh giọng điệu của mình phù hợp với từng phân khúc khách hàng. Nếu là trẻ em, bạn nên sử dụng ngôn ngữ trong sáng, hồn nhiên. Nếu là khách hàng trung lưu, bạn nên kể chuyện lịch sự, trang trọng.
  • Lựa chọn cốt truyện phù hợp với từng đối tượng khách hàng: Bạn cần nghiên cứu rõ khách hàng của mình đang muốn lắng nghe thể loại truyện gì. Sau đó xây dựng cốt truyện phù hợp, chẳng hạn như cốt truyện chinh phục ước mơ, hành trình vượt qua khó khăn, hoài niệm về các kỷ niệm xưa cũ,...
  • Chọn góc nhìn khi kể chuyện: Bạn cần đặt mình vào vị trí người nghe để hiểu rõ mong muốn của họ. Sau đó, đứng trên phương diện người kể chuyện để trình bày ý tưởng một cách tốt nhất.
  • Phác thảo câu chuyện: Để quá trình truyền tải được mạch lạc, bạn cần phác thảo ra câu chuyện mà mình sắp kể. Điều này sẽ giúp bạn đi đúng hướng và dễ dàng thu hút người nghe tập trung vào câu chuyện.
  • Khai thác những điều mới lạ, ẩn sâu bên trong: Những câu chuyện thông thường không thể lôi kéo người nghe. Do đó, bạn cần tìm kiếm những thông tin mới mẻ, thú vị để dễ dàng kết nối với người nghe. Từ đó họ có thể bộc lộ ra những cảm xúc đằng sâu bên trong, trở thành khách hàng trung thành với doanh nghiệp.
  • Trình bày câu chuyện với dẫn chứng cụ thể, thuyết phục: Để tăng độ tin cậy cho thông tin, bạn cần đan xen các dẫn chứng cụ thể vào câu chuyện. 
  • Kể chuyện bằng hình ảnh: Hình ảnh có thể thay thế lời nói, mang đến bức tranh tổng quan về câu chuyện mà bạn muốn kể.
  • Kể chuyện bằng email: Phương thức này giúp thay thế cách kể chuyện truyền thống. Bạn có thể dễ dàng gửi và chuyển tiếp câu chuyện thông qua địa chỉ email cho khách hàng.
  • Kết hợp video, thước phim quảng cáo khi kể chuyện: Video hay thước phim quảng cáo có thể dễ dàng kết nối với khách hàng. Sau khi xem video, thước phim họ sẽ liên tưởng ngay đến các loại sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Để gây ấn tượng với khách hàng, bạn có thể tạo Storytelling bằng hình ảnh sinh động

Để gây ấn tượng với khách hàng, bạn có thể tạo Storytelling bằng hình ảnh sinh động

Kết luận

Muốn xây dựng Storytelling hấp dẫn, khơi gợi được cảm xúc của khách hàng là vấn đề không hề dễ dàng. Vì vậy, bạn nên nghiên cứu kỹ lưỡng các nguyên tắc, quy trình xây dựng, cũng như tham khảo các Storytelling thành công để lấy kinh nghiệm. Hy vọng thông qua bài viết trên đã giải đáp các thắc mắc Storytelling là gì vaf quy trình tạo nên câu chuyện hấp dẫn bằng Storytelling. Đừng quên theo dõi website Stradex Blog để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới về Marketing. 

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn