vi
en
menu

13 tháng 5, 2024

7 chiến thuật tăng nhận thức thương hiệu (Brand Awaress) hiệu quả

Brand Marketing

Brand Awareness là gì? Cùng Stradex tìm hiểu tất tần tật về 7 chiến thuật tăng nhận thức thương hiệu hiệu quả nhất và cách đo lường nhé

Nhận thức thương hiệu (Brand Awareness) luôn là một trong những mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp khi thực hiện các chiến lược tiếp thị, Marketing, hay quảng cáo PR. Vậy cụ thể thì Brand Awareness là gì? Có những chiến thuật nào giúp tăng nhận thức thương hiệu hiệu quả? Hãy cùng Stradex tìm hiểu rõ hơn về những nội dung này ở dưới đây nhé!

Tổng quan về thuật ngữ Brand Awareness 

Brand Awareness là gì? 

Brand Awareness (mức độ nhận biết thương hiệu) là một thuật ngữ đề cập đến mức độ quen thuộc, khả năng nhận biết và được nhớ đến thương hiệu của người tiêu dùng. 

Trong đó, Brand Awareness không đòi hỏi việc khách hàng phải nhớ chính xác tên, mà chỉ cần nhận ra các sản phẩm, dịch vụ và cảm thấy quen thuộc với thương hiệu. Với mức độ nhận biết càng cao, doanh nghiệp sẽ càng có thêm lợi thế Marketing và nhiều cơ hội được khách hàng lựa chọn.

Ví dụ về nhận thức thương hiệu: Khi nhắc tới một loại nước xả vải có thể ngăn mùi ẩm mốc kể cả khi trời mưa, ta nghĩ tới ngay Comfort. Tương tự, khi nhắc đến các dòng Laptop bền bỉ, ta có thể nghĩ tới ngay Dell, hoặc MacBook. 

Tại sao Brand Awareness (nhận thức thương hiệu) lại quan trọng với doanh nghiệp?  Việc nâng cao nhận thức về thương hiệu có thể đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể như: Brand Awareness Marketing là bước đầu trong quy trình mua hàng: Trong tất cả các mô hình mua hàng như AIDA, lý thuyết Lavidge, hay DAGMAR thì Brand Awareness luôn là bước đầu tiên. Bởi, người tiêu dùng luôn có xu hướng chọn mua sản phẩm đầu tiên nảy lên trong tiềm thức của họ.  Nâng cao uy tín doanh nghiệp và xây dựng sự trung thành: Khi thị trường tiêu dùng ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt, người tiêu dùng sẽ càng có xu hướng chọn mua sản phẩm từ những thương hiệu “quen thuộc” với họ. Điều này cho thấy rằng, với mức độ nhận thức càng cao thì doanh nghiệp càng có nhiều uy tín với người dùng.  Tạo sự liên tưởng: Brand Awareness thành công có nghĩa là doanh nghiệp đã tạo được cảm giác quen thuộc với người tiêu dùng. Khi này, dù người dùng không nhớ chính xác về tên thương hiệu, nhưng họ sẽ luôn nghĩ đến ngay các sản phẩm của bạn khi phát sinh nhu cầu gì đó.  Gia tăng giá trị thương hiệu: Brand Awareness là một dạng tài sản thương hiệu (Brand Asset) quan trọng nhất. Trong đó, nhận thức thương hiệu càng cao thì doanh nghiệp càng có nhiều lợi thế trong việc bán hàng và cạnh tranh với các đối thủ khác.

Brand Awareness chính là mức độ nhận biết thương hiệu.

Tại sao Brand Awareness (nhận thức thương hiệu) lại quan trọng với doanh nghiệp? 

Việc nâng cao nhận thức về thương hiệu có thể đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể như:

  • Brand Awareness Marketing là bước đầu trong quy trình mua hàng: Trong tất cả các mô hình mua hàng như AIDA, lý thuyết Lavidge, hay DAGMAR thì Brand Awareness luôn là bước đầu tiên. Bởi, người tiêu dùng luôn có xu hướng chọn mua sản phẩm đầu tiên nảy lên trong tiềm thức của họ.
  • Nâng cao uy tín doanh nghiệp và xây dựng sự trung thành: Khi thị trường tiêu dùng ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt, người tiêu dùng sẽ càng có xu hướng chọn mua sản phẩm từ những thương hiệu “quen thuộc” với họ. Điều này cho thấy rằng, với mức độ nhận thức càng cao thì doanh nghiệp càng có nhiều uy tín với người dùng.
  • Tạo sự liên tưởng: Brand Awareness thành công có nghĩa là doanh nghiệp đã tạo được cảm giác quen thuộc với người tiêu dùng. Khi này, dù người dùng không nhớ chính xác về tên thương hiệu, nhưng họ sẽ luôn nghĩ đến ngay các sản phẩm của bạn khi phát sinh nhu cầu gì đó.
  • Gia tăng giá trị thương hiệu: Brand Awareness là một dạng tài sản thương hiệu (Brand Asset) quan trọng nhất. Trong đó, nhận thức thương hiệu càng cao thì doanh nghiệp càng có nhiều lợi thế trong việc bán hàng và cạnh tranh với các đối thủ khác.

Brand Awareness có thể đem lại nhiều lợi thế lớn cho hoạt động kinh doanh cho công ty.

Brand Awareness có thể đem lại nhiều lợi thế lớn cho hoạt động kinh doanh cho công ty.

Phân loại các mức độ nhận biết thương hiệu

Về cơ bản, mức độ nhận biết thương hiệu sẽ được phân loại thành 5 cấp độ khác nhau. Trong đó có bao gồm:

  • Unaware of Brand có thể hiểu là những thương hiệu không hề được nhận biết, kể cả khi được nhắc tới. Phần lớn những thương hiệu này thường chưa có hoạt động quảng bá nào đủ ấn tượng. Do đó, nhiều người dùng còn không biết đến sự tồn tại của họ.
  • Brand Recall là những thương hiệu được nhớ tới khi nhắc tên. Đây là mức độ nhận biết đầu tiên, khi người tiêu dùng đã có một chút nhận thức về thương hiệu của bạn. Tuy nhiên, mức nhận biết này chỉ dừng lại ở tên thương hiệu, người dùng vẫn chưa có nhiều nhận thức về sản phẩm của bạn khi có nhu cầu mua hàng.
  • Brand Recognition là các thương hiệu đã được nhận biết và công nhận. Về cơ bản, ở mức độ nhận biết này người tiêu dùng đã có nhiều hiểu biết hơn về thương hiệu của bạn. Chẳng hạn như Logo, bao bì, gương mặt đại diện, hay một số sản phẩm nổi bật mà thương hiệu có cung cấp.
  • Top of mind Awareness là mức độ nhận biết mà mọi nhà quản trị thương hiệu đều mong muốn. Khi này, thương hiệu của bạn sẽ là thứ đầu tiên xuất hiện khi người dùng nhắc đến một từ khóa, hoặc đột nhiên có nhu cầu mua sắm. Nhờ đó, tạo ra nhiều lợi thế kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường. 
  • Brand Dominance chính là sự thống trị trong tâm trí  và nhận thức của khách hàng. Đối với mức độ nhận biết này, khách hàng có thể nhớ đến ngay tên và mọi chi tiết về thương hiệu của bạn khi nhắc đến một danh mục sản phẩm. 

5 mức độ nhận biết thương hiệu Brand Awareness.

5 mức độ nhận biết thương hiệu Brand Awareness.

Cách xây dựng Brand Awareness trong tâm trí khách hàng 

Nhận thức thương hiệu không phải là điều có thể xảy ra trong một sớm, một chiều. Bạn không thể mong rằng khách hàng sẽ tăng nhận thức về thương hiệu chỉ sau vài bài quảng cáo Facebook, hay một chiến lược tiếp thị đơn giản. Thay vào đó, hãy thiết lập một nền tảng nhận thức vững chắc để tạo tác động lâu dài với người tiêu dùng thông qua việc:

  • Xây dựng thêm yếu tố cá nhân cho thương hiệu: Đừng chỉ là một công ty bán hàng, thay vào đó hãy xây dựng thêm những yếu tố cá nhân để thương hiệu trở lên quen thuộc với khách hàng. Một thương hiệu có tính cách (Brand Personality) rõ ràng sẽ luôn gây được nhiều thiện cảm với người dùng hơn là một doanh nghiệp bán hàng đơn thuần.
  • Học cách kể một câu chuyện thương hiệu: Các thương hiệu nổi tiếng luôn có một câu chuyện của riêng họ. Dựa vào những câu chuyện này, doanh nghiệp có thể tạo được nhiều kết nối sâu sắc về mặt cảm xúc với khách hàng và nâng cao nhận thức về thương hiệu.
  • Tạo điều kiện cho việc chia sẻ: Marketing truyền miệng luôn là cách hiệu quả để tạo dựng niềm tin và sự quen thuộc với khách hàng. Nếu ai đó được người thân, hoặc bạn bè của mình giới thiệu về một sản phẩm, họ sẽ ghi nhớ câu chuyện đó rất lâu. Do đó, hãy tạo điều kiện để khách hàng có thể chia sẻ các câu chuyện, nội dung mà thương hiệu có đăng tải.

3 cách xây dựng nhận thức thương hiệu trong tâm trí khách hàng - Nhận thức thương hiệu là gì?

3 cách xây dựng nhận thức thương hiệu trong tâm trí khách hàng - Nhận thức thương hiệu là gì?

7 chiến thuật giúp tăng nhận thức thương hiệu cho doanh nghiệp 

Dưới đây là 7 chiến thuật trong Brand Marketing mà bạn có thể tham khảo để tăng nhận thức thương hiệu (Brand Awareness) cho doanh nghiệp.

Tạo Brand Awareness thông qua nền tảng mạng xã hội 

Mặc dù được biết tới là một thị trường đầy cạnh tranh, nhưng các nền tảng mạng xã hội luôn là thị trường màu mỡ giúp bạn nâng cao Brand Awareness. Đặc biệt là khi ngày nay ai cũng đang sử dụng mạng xã hội, phổ biến nhất tại Việt Nam có thể kể đến Facebook, Instagram và Tiktok.

Tuy nhiên, khi phát triển Brand Awareness qua mạng xã hội, bạn sẽ cần chú ý 2 điều sau:

  • Chọn đúng nền tảng và nội dung phù hợp: Tùy theo đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp có thể chọn những nền tảng mạng xã hội khác nhau để phát triển nhận thức thương hiệu. Chẳng hạn, các hãng mỹ phẩm thường chú trọng phát triển hình ảnh đẹp mắt trên Instagram. Còn các hãng công nghệ lại thường ưu tiên phát triển cộng đồng người dùng trên Facebook.
  • Sử dụng thêm Hashtag: Đây là một công cụ hiệu quả để doanh nghiệp tổng hợp lại các nội dung tạo bởi người dùng (User-Generated Content - UGC). Các nội dung kiểu này giống như một dạng bảo chứng về chất lượng sản phẩm của bạn trên mạng xã hội. Không có gì bằng các gợi ý sử dụng, Review từ chính người dùng sản phẩm của bạn.

Doanh nghiệp có thể nâng cao nhận biết thương hiệu thông qua các trang mạng xã hội.

Doanh nghiệp có thể nâng cao nhận biết thương hiệu thông qua các trang mạng xã hội.

Đăng tải feedback, cảm nhận của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ 

Bên cạnh việc tạo Hashtag để khuyến khích khách hàng tạo nội dung UGC, doanh nghiệp cũng có thể tự đăng tải Feedback, cảm nhận của khách hàng về dịch vụ để nâng cao nhận thức người dùng với sản phẩm của bạn. 

Ngoài ra, việc tích hợp thêm các mục bình luận, đánh giá ở dưới mỗi sản phẩm, nội dung đăng tải trên mạng xã hội cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc nâng cao nhận thức về thương hiệu.

Người dùng sẽ tin tưởng doanh nghiệp hơn khi họ thấy nhiều đánh giá tích cực về sản phẩm.

Người dùng sẽ tin tưởng doanh nghiệp hơn khi họ thấy nhiều đánh giá tích cực về sản phẩm.

Hợp tác với các Influencers phù hợp với hình ảnh thương hiệu 

Việc hợp tác với Influencers có thể tạo nhiều điều kiện tốt, giúp doanh nghiệp nâng cao nhận biết thương hiệu đối với các thị trường ngách. Nếu bạn có biết một Influencer có tệp người theo dõi phù hợp với đối tượng khách hàng của bạn, hãy liên hệ đề nghị hợp tác với họ.

Bên cạnh việc tạo thêm nhiều kết nối với các tệp khách hàng mục tiêu, Influencers còn tạo nhiều minh chứng đáng tin cậy về sản phẩm của bạn và truyền tải chúng với sức ảnh hưởng của họ.

Hãy hợp tác với Influencers để nâng cao nhận thức thương hiệu với các thị trường ngách.

Hãy hợp tác với Influencers để nâng cao nhận thức thương hiệu với các thị trường ngách.

Triển khai các chiến dịch Remarketing 

Remarketing là chiến dịch tiếp thị dành cho những người dùng từng có hứng thú với sản phẩm của bạn, họ có thể là người để sản phẩm trong giỏ hàng, hoặc từng có ý định mua hàng nhưng thay đổi vào phút chót.

Ví dụ: Trên các sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể triển khai chiến dịch Remarketing bằng cách gửi thêm Voucher giảm giá cho những khách hàng đang để sản phẩm trong giỏ hàng. 

Nếu tận dụng được tệp khách hàng này với các chiến dịch Remarketing phù hợp, doanh nghiệp có thể đạt được nhiều hiệu ứng Brand Awareness tích cực.Hãy thực hiện các chiến lược Remarketing phù hợp để tận dụng tệp khách hàng tiềm năng.

Hãy thực hiện các chiến lược Remarketing phù hợp để tận dụng tệp khách hàng tiềm năng.

Biến sản phẩm/dịch vụ của bạn trở nên độc đáo, khác biệt 

Có thể bạn chưa biết, nhưng vào khoảng thời gian đầu ra mắt Google Gmail, công cụ này chỉ có thể truy cập được nếu bạn được mời bởi một người có Account. Bằng cách này, Google đã khiến người dùng chia sẻ về Gmail ở khắp mọi nơi, và nhanh chóng khiến công cụ này trở nên viral.

Như bạn thấy, việc tạo cảm giác rằng sản phẩm là hàng độc, hiếm có thể đem lại nhiều lợi ích tích cực về Brand Awareness, khiến nhiều người dùng “thèm khát” sản phẩm của bạn.

Do vậy, nếu có thể, hãy tạo ra các phiên bản giới hạn của sản phẩm, hoặc thậm chí tặng cho khách hàng các mã khuyến mãi độc quyền, quà tặng chỉ dành cho những khách hàng mời được người thân sử dụng. Qua đó, khuyến khích việc chia sẻ giữa các khách hàng với nhau và cải thiện hiệu quả kinh doanh.

Nghiên cứu và thực hiện SEO 

SEO là một công việc liên quan đến tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để website của bạn đạt thứ hạng cao hơn trên Google. Bằng cách này, trang website của bạn sẽ luôn hiển thị trên các vị trí dễ thấy nhất khi khách hàng tìm kiếm. Qua đó, cải thiện mức độ uy tín của doanh nghiệp, nâng cao số lượt xem trang và nhận thức của khách hàng đối với thương hiệu.

Theo số liệu tổng hợp từ Search Engine Watch, số lượt chọn xem các trang website đầu tiên có thể lên tới 33%, đối với các trang đứng thứ 2 thì lượt chọn xem có thể lên đến 18% và giảm dần ở các trang web phía dưới. 

Tuy nhiên, tối ưu SEO là một công việc đòi hỏi nhiều kỹ thuật, doanh nghiệp phải đầu tư nhiều thời gian, công sức vào các hoạt động nghiên cứu và tối ưu. Do đó, hãy lên chiến lược SEO Website một cách nghiêm túc và phù hợp để sớm đạt được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.

Thực hiện tốt các chiến lược tối ưu SEO để trang của bạn đạt thứ hạng cao và được nhiều người biết đến.

Thực hiện tốt các chiến lược tối ưu SEO để trang của bạn đạt thứ hạng cao và được nhiều người biết đến.

Tài trợ cho các sự kiện, hội thảo, cuộc thi

Doanh nghiệp có thể tham gia tài trợ sản phẩm cho các sự kiện, hội thảo hoặc cuộc thi để được nhiều người biết đến hơn. Mặc dù không phải là một chiến lược tiếp thị quá mới mẻ, nhưng chiến thuật này có thể giúp bạn tạo thêm nhiều trải nghiệm sản phẩm thực tế và có thêm nhận thức về thương hiệu.

Ví dụ, nếu bạn là một doanh nghiệp sản xuất nước giải khát, nước uống bù khoáng, hãy tìm kiếm các cuộc thi chạy Marathon, hoặc sự kiện thể thao để tiếp thị trực tiếp cho nhiều khách hàng. Tương tự, nếu doanh nghiệp bạn sản xuất bánh ngọt, sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, hãy tài trợ thực hiện các sự kiện cho trẻ em trong khu vực, như Trung thu cho trẻ, Tết thiếu nhi. 

Việc tổ chức các Event Marketing hay tài trợ cho các sự kiện, hội thảo sẽ không đem lại lợi nhuận ngay lập tức. Nhưng nó sẽ giúp thương hiệu của bạn được biết đến nhiều hơn và tạo thêm thiện cảm với người tiêu dùng.Việc tài trợ cho các sự kiện có thể giúp thương hiệu tạo nhiều thiện cảm với người tiêu dùng.

Việc tài trợ cho các sự kiện có thể giúp thương hiệu tạo nhiều thiện cảm với người tiêu dùng.

5 yếu tố chính giúp xây dựng nhận thức thương hiệu thành công

Để đảm bảo hiệu quả khi xây dựng các hoạt động Branding nhằm nâng cao nhận thức thương hiệu, doanh nghiệp cần chú ý đến 5 yếu tố sau đây:

  • Định vị thương hiệu (Brand Positioning): Hãy đảm bảo tính định vị của thương hiệu bằng cách tạo ra sự khác biệt về thương hiệu của mình trên thị trường. Bởi, điều này có thể đem đến nhiều lợi ích cho việc cạnh tranh, xác định đối tượng mục tiêu và khẳng định giá trị thương hiệu.
  • Thông điệp thương hiệu rõ ràng (Clear Messaging): Một thông điệp rõ ràng luôn giúp củng cố hình ảnh thương hiệu của bạn. Bạn có thể nghiên cứu thêm về thông điệp “Just do it” của Nike để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của một thông điệp trong chiến lược xây dựng nhận thức thương hiệu.
  • Hình ảnh và thiết kế nhất quán (Content Visual Identity): Hãy đảm bảo sự độc quyền và nhất quán trong mọi hình ảnh và thiết kế sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu. Điều này sẽ giúp người dùng dễ tìm kiếm và xác định các sản phẩm của bạn hơn.
  • Sự hiện diện đa kênh (Multi-Channel Presence): Quảng cáo đa kênh luôn là một công việc quan trọng trong chiến lược Brand Awareness. Bạn có thể ưu tiên phát triển nội dung nhiều hơn ở trên 1 mạng xã hội nào đó, nhưng hãy luôn đảm bảo sự hiện diện của mình ở trên đa nền tảng.
  • Thích ứng và kết nối với các cộng đồng: Giống với việc tài trợ cho các sự kiện, hội thảo và cuộc thi, doanh nghiệp cần đảm bảo sự kết nối với cộng đồng để nâng cao nhận thức thương hiệu với người tiêu dùng.  Không một doanh nghiệp nào có thương hiệu lớn mà lại xa cách với tệp khách hàng của mình.

5 yếu tố quan trọng giúp xây dựng nhận thức thương hiệu với người tiêu dùng.5 yếu tố quan trọng giúp xây dựng nhận thức thương hiệu với người tiêu dùng. 

Cách đo lường mức độ nhận biết thương hiệu (Brand Awareness) 

Mức độ nhận biết thương hiệu vốn là một khái niệm khá mơ hồ, do vậy việc đo lường mức độ này cũng có thể chia làm nhiều cách khác nhau. Nhưng nhìn chung, ta có thể nhóm các phương pháp đo lường Brand Awareness thành 2 loại riêng biệt như sau:

Đo lường Brand Awareness theo phương pháp định lượng 

Các phương pháp đo lường định lượng thường liên quan đến việc sử dụng dữ liệu số để xác định mức độ nhận biết thương hiệu. 

Như vậy, các số liệu về lưu lượng truy cập trang, số lượt hiển thị quảng cáo và social media engagement cũng đều có thể sử dụng cho công việc này.

Đo lường nhận thức về thương hiệu theo phương pháp định tính 

Các phương pháp đo lường định tính sẽ khó xác định hơn một chút, tại chúng thường dựa trên đánh giá chủ quan của doanh nghiệp, thay vì các con số cụ thể.

Ví dụ, để đo lường nhận thức về thương hiệu theo phương pháp định tính, bạn có thể sử dụng các bài đăng khảo sát, lắng nghe các thông tin truyền miệng, hay theo dõi phạm vi tiếp cận khách hàng trên mạng xã hội.

8 chỉ số đo lường mức độ nhận biết thương hiệu được sử dụng rộng rãi

Dưới đây là 8 chỉ số đo lường mức độ nhận biết thương hiệu phổ biến mà bạn có thể tham khảo thêm và học cách sử dụng:

  • Tiếp cận social và non-social: Đây là số liệu ước tính xem có bao nhiêu người đã xem nội dung trên mạng xã hội và các trang ngoài phương tiện truyền thông của doanh nghiệp. 
  • Search Volume Data: Đây là số liệu đo lường xem đã có bao nhiêu lượt tìm kiếm từ khóa liên quan đến thương hiệu của bạn.
  • Số lượt hiển thị thương hiệu: Nếu bạn có chạy quảng cáo để nâng cao Brand Awareness thì đây chính là số liệu đo lường số lượng người đã nhìn thấy quảng cáo của bạn.
  • Presence Score: Đây là điểm số hiện diện đo lường mức độ nhận biết, mức độ phổ biến của công ty trên các kênh Online.
  • Lưu lượng truy cập website: Số liệu này đo lường số lượng người có truy cập và xem trang của bạn.
  • Lượt đề cập: Số liệu này đo lường số lần thương hiệu của bạn được nhắc tới trên các kênh Online.
  • Share of voice (SOV): Đây là thước đo xem trang của bạn được nhắc đến bao nhiêu lần trên trang của đối thủ cạnh tranh.
  • Social Media Engagement: Đây là số lượng người có tương tác yêu thích, Like, Dislike hay bình luận về các nội dung của bạn.

Trên đây là một số thông tin mà Stradex đã tổng hợp lại để giải thích Brand Awareness là gì và có cách nào để cải thiện nhận thức về thương hiệu. Mong rằng 7 chiến thuật tăng nhận thức về thương hiệu   phía trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng để phát triển và nâng cao nhận thức cho thương hiệu của mình với người tiêu dùng. Đừng quên theo dõi Stradex Blog để cập nhật những kiến thức bổ ích về Marketing.

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn