vi
en
menu

17 tháng 5, 2024

7 Bước để tạo nên Brand Identity (nhận diện thương hiệu) khác biệt

Brand Marketing

Tương tự như cá nhân sẽ cá tính, phong cách riêng, thương hiệu cũng cần có các yếu tố độc nhất vô nhị để trở nên khác biệt với các đối thủ trên thị trường. Do đó, việc xây dựng Brand Identity là điều rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Vậy chính xác thì Brand Identity là gì? Làm thế nào để tạo nên Brand Identity độc đáo? Cùng Stradex tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây!

Tổng quan về Brand Identity

Trước khi tìm hiểu chuyên sâu về thành phần, cách xây dựng Brand Identity, đầu tiên, chúng ta cần nắm rõ khái niệm Brand Identity là gì?

Brand Identity là gì?

Để định nghĩa một cách chính xác Brand Identity là gì, chúng ta sẽ tách nó thành hai yếu tố là “Brand - thương hiệu” và “Identity - danh tính”. Trong đó, thương hiệu là nhận thức về doanh nghiệp trong tâm trí của khách hàng sau quá trình tìm hiểu, trải nghiệm. 

Tuy nhiên, muốn tạo dựng nhận thức với khách hàng, thương hiệu cần biết mình là ai, có gì khác biệt, được khách hàng cảm nhận như thế nào,... Đó chính là danh tính Identity - từ gốc Latin, được kết hợp giữa hai từ “essentials” - tồn tại” và “identidem - lặp lại”.

Như vậy, Brand Identity chính là danh tính của thương hiệu, thứ được lặp đi lặp lại để tạo nên hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng. 

Nhiều người cũng thường hiểu Brand Identity theo cách đơn giản hơn là các yếu tố liên quan đến thiết kế logo, hình ảnh, màu sắc, slogan,... của một thương hiệu. Quan điểm này đúng nhưng nếu định nghĩa Brand Identity chỉ bao gồm các yếu tố nhận diện thương hiệu thì chưa đủ. 

Bởi thứ quan trọng mà thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng là thông điệp. Thông điệp này đến từ các yếu tố thuộc về bản sắc như tầm nhìn, sứ mệnh, lĩnh vực cạnh tranh,... Tất cả đều hướng đến mục tiêu là xây dựng danh tính cho thương hiệu, tạo nên sự khác biệt và định hướng các hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp.

Tìm hiểu Brand Identity là gì

Tìm hiểu Brand Identity là gì?

Ví dụ về Brand Identity từ các thương hiệu nổi tiếng 

Sau đây là một số brand nổi tiếng tại Việt Nam, thành công trong việc xây dựng Brand Identity mà bạn có thể tham khảo:

Coca-Cola

Coca-Cola có lẽ là một ví dụ tuyệt vời về nhãn hàng có Brand Identity khác biệt, thành công. Bởi chỉ cần nghe đến tên Coca-Cola, bạn đã có thể liên tưởng ngay đến chiếc logo màu đỏ, hình ảnh gấu bắc cực hay chiến dịch “Share a Coke” cực nổi tiếng.

Chi tiết hơn về bộ Brand Identity của Coca-Cola thì có thể kể đến những yếu tố sau:

  • Logo Coca-Cola có thiết kế màu đỏ và phông chữ Script màu trắng. Đây là hai màu sắc tương phản, giúp tạo nên sự nổi bật và ấn tượng về cả hình thức lẫn ý nghĩa. Cụ thể, màu đỏ đại diện cho sự đam mê, nhiệt huyết, còn màu trắng với phông chữ uốn lượn thể hiện cho sự sang trọng, quyến rũ.
  • Coca-Cola in logo của mình trên các chai có dáng “đường cong” độc đáo, không có loại đồ uống nào có thiết kế tương tự. Ý tưởng này vừa giúp Coca-Cola thể hiện được sự khác biệt, vừa giúp khách hàng phân biệt được sản phẩm của nhãn hàng.
  • Coca-Cola cũng luôn thể hiện rõ tính cách năng động, nhiệt huyết, muốn khách hàng cảm nhận rằng Coca-Cola đại diện cho tiếng cười và hạnh phúc. Điển hình như chiến dịch đình đám “Share a Coke” - chiến dịch in tên của khách hàng trên bao bì giúp mang đến niềm vui cho người dùng khi nhận chai nước có in tên của mình.

Brand Identity của Coca-Cola thể hiện rõ tính cách vui vẻ, nhiệt huyết

Brand Identity của Coca-Cola thể hiện rõ tính cách vui vẻ, nhiệt huyết

Apple

Apple cũng là cái tên thành công với bộ Brand Identity thể hiện rõ phong cách hiện đại, tinh tế và không ngừng đổi mới trong các sản phẩm hay chiến dịch.

  • Sự tinh tế của Apple được thể hiện rõ thông qua các sản phẩm của mình. Càng về sau, các dòng điện thoại ngày càng được thiết kế thanh lịch hơn, đơn giản hóa các tính năng để nâng cao trải nghiệm của người dùng.
  • Các TVC của Apple cũng không hề phô trương, khuếch đại tính năng mà phần lớn đều ngắn hơn 1 phút, giúp khách hàng có thể hiểu rõ sản phẩm nhất có thể.
  • Quảng cáo của Apple luôn duy trì được sự đẳng cấp, sang trọng và đổi mới với hàng loạt TVC sử dụng gam màu huyền bí, tinh tế nhưng vẫn nổi bật sự sang trọng của sản phẩm.
  • Website của Apple rất tối giản, không quá nhiều chi tiết rườm rà, thay vào đó là các khoảng trống với phối màu trắng - xám - đen điển hình.
  • Thiết kế bao bì cũng không quá cầu kỳ, ví dụ như hộp đựng iPhone chỉ có màu trắng hoặc đen, in tên sản phẩm ở mặt sau, bên trong chỉ đựng điện thoại, dây sạc và bìa cứng hướng dẫn sử dụng.

Nhận diện thương hiệu của Apple hướng đến sự tinh tế, tối giản và sang trọng

Nhận diện thương hiệu của Apple hướng đến sự tinh tế, tối giản và sang trọng

Netflix

Netflix là cái tên cực kỳ nổi tiếng về dịch vụ truyền phát trực tuyến, không chỉ ở Việt Nam mà cả trên toàn thế giới. Song, không phải vì nổi tiếng về dịch vụ mà Netflix bỏ qua việc nhận diện thương hiệu. Trên thực tế, Netflix cũng rất chú ý đến yếu tố cá nhân hóa, tạo nên sự khác biệt:

  • Logo của Netflix có thiết kế đơn giản với màu đỏ đặc trưng, kiểu chữ đậm, phù hợp với các dịch vụ dễ sử dụng của mình. Đặc biệt, chính sự tối giản này đã giúp Netflix dễ dàng thu nhỏ và sử dụng logo của mình trên mọi phương tiện, kích thước.
  • Netflix duy trì thuật toán cá nhân hóa các nội dung dựa trên sở thích của người dùng, giúp họ dễ dàng tìm thấy những bộ phim phù hợp trong kho nội dung khổng lồ của nền tảng.
  • Giao diện website có thiết kế tối giản, tinh gọn và hướng đến mục tiêu duy nhất của người dùng là đăng nhập để xem phim.

Thiết kế logo của Netflix tối giản nhưng lại tạo được sự khác biệt và nhiều ý nghĩa

Thiết kế logo của Netflix tối giản nhưng lại tạo được sự khác biệt và nhiều ý nghĩa

Tại sao Brand Identity lại quan trọng? 

Việc xây dựng nhận diện thương hiệu là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Cụ thể, tầm quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu là gì?

  • Brand Identity là bộ mặt của doanh nghiệp: Từ logo, màu sắc, hình ảnh đại diện đến slogan, thông điệp,... đều là “bộ mặt” của doanh nghiệp. Các yếu tố nhận diện thương hiệu này giúp khách hàng biết rằng đó chính là doanh nghiệp.
  • Xây dựng uy tín và niềm tin: Brand Identity là yếu tố giúp doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt với đối thủ trên thị trường. Chính điều này cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xây dựng uy tín và độ tin cậy. Và tất nhiên, một đơn vị được người dùng tin tưởng thì sẽ thành công.
  • Số lần hiển thị quảng cáo: Bộ Brand Identity là những thứ mà doanh nghiệp sẽ đưa vào quảng cáo của mình. Số lần quảng cáo được hiển thị sẽ liên quan trực tiếp đến sự thành công của Brand Identity. Bởi việc hiện diện nhiều trên các nền tảng sẽ giúp cho khả năng nhận diện tốt hơn.
  • Tạo khách hàng mới và làm hài lòng khách hàng hiện tại: Một Brand có độ nhận diện tốt và uy tín cao sẽ dễ dàng thu hút nhiều người dùng. Một khi họ trở thành khách hàng thì bản sắc thương hiệu của doanh nghiệp sẽ tạo cảm giác thân thuộc cho họ.
  • Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi khách hàng Online: Xây dựng Brand Identity trên nền tảng kỹ thuật số giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều điểm chạm với khách hàng hơn. Đồng thời giúp tối ưu tỷ lệ chuyển đổi khách hàng thông qua các phương pháp đo lường. Từ đó có thể hiểu rõ tâm lý khách hàng và đưa ra chiến lược phù hợp hơn.
  • Tăng doanh số: Điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp thành công, có doanh số khủng trên thị trường đó là khách hàng có thể nhận biết ngay tên doanh nghiệp nếu thấy Brand Identity.

Brand Identity giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin và tạo sự khác biệt trên thị trường

Brand Identity giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin và tạo sự khác biệt trên thị trường

Bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì?

Mọi doanh nghiệp hiện nay đều cố gắng tạo dựng tên tuổi trên thị trường bằng các xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu độc đáo, khác biệt. Vậy bộ nhận diện thương hiệu gồm những gì? Tìm hiểu cùng Stradex qua nội dung ngay bên dưới nhé!

Tên của thương hiệu

Yếu tố đầu tiên cần có trong một bộ nhận diện đó chính là tên thương hiệu. Một tên thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp bán hàng hiệu quả hơn, đồng thời có thể tối ưu chi phí tiếp thị. Bên cạnh đó, việc đặt tên đúng còn giúp tăng khả năng thành công khi đăng ký bảo vệ thương hiệu, cũng như tăng mức độ nhận biết, uy tín và giá trị thương hiệu.

  Tên thương hiệu Pepsi được lấy từ từ "Dyspepsia - chứng khó tiêu", thể hiện đây là loại thức uống lành mạnh và hỗ trợ tiêu hóa

  Tên thương hiệu Pepsi được lấy từ từ "Dyspepsia - chứng khó tiêu", thể hiện đây là loại thức uống lành mạnh và hỗ trợ tiêu hóa

Logo thương hiệu

Logo là yếu tố không thể thiếu trong bộ Brand Identity, được xem là biểu tượng của doanh nghiệp. Thiết kế logo không chỉ cần đảm bảo về tính thẩm mỹ mà còn phải truyền tải được bản sắc, giá trị thương hiệu đến khách hàng. Khi nhìn vào logo, khách hàng có thể nhận ra doanh nghiệp ngay mà không cần phải đọc tên.

Khách hàng có thể nhận ra ngay Nike mà chỉ cần nhìn thấy biểu tượng “Swoosh”

Khách hàng có thể nhận ra ngay Nike mà chỉ cần nhìn thấy biểu tượng “Swoosh”

Slogan/Tagline thương hiệu

Slogan là câu khẩu hiệu của thương hiệu, giúp khách hàng có thể ghi nhớ, cũng như hình dung được đặc trưng của thương hiệu. Thông thường, slogan sẽ được trình bày ngắn gọn, súc tích và sâu sắc nhất về tính chất của thương hiệu.

Apple có slogan là “Think Different - Nghĩ khác biệt”

Apple có slogan là “Think Different - Nghĩ khác biệt”

Còn tagline thường được dùng để định vị sản phẩm, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Nó thường xuất hiện ở cuối các đoạn quảng cáo, giới thiệu doanh nghiệp hay chiến dịch truyền thông. Đôi khi tagline sẽ không liên quan đến sản phẩm nhưng lại tạo được ấn tượng với khách hàng, giúp họ luôn ghi nhớ đến doanh nghiệp.

“The happiest place on the Earth - Nơi hạnh phúc nhất Trái đất” là câu tagline của Disneyland

“The happiest place on the Earth - Nơi hạnh phúc nhất Trái đất” là câu tagline của Disneyland

Màu sắc thương hiệu và Font chữ riêng của thương hiệu 

Màu sắc và phông chữ thương hiệu cũng là yếu tố rất quan trọng khi xây dựng Brand Identity. Bộ não của con người có xu hướng ghi nhớ nhanh hơn khi được kích thích thị giác nên việc chọn màu sắc, phông chữ ấn tượng sẽ giúp mọi người dễ ghi nhớ hơn.

Baemin là một trong những thương hiệu có màu sắc và phông chữ độc đáo

Baemin là một trong những thương hiệu có màu sắc và phông chữ độc đáo

Style thiết kế của thương hiệu 

Nhiều khi, phương án tốt nhất để doanh nghiệp tiếp cận và tạo ấn tượng với khách hàng đó chính là xây dựng phong cách thiết kế khác biệt. Đó chính là bản sắc riêng của mỗi công ty, tạo dấu ấn độc nhất vô nhị trong lòng khách hàng. Không ít khách hàng quyết định lựa chọn sản phẩm của thương hiệu chỉ vì cảm thấy nó có phong cách phù hợp với mình.

Channel có phong cách thiết kế theo hướng cổ điển

Channel có phong cách thiết kế theo hướng cổ điển

Bộ nhận diện thương hiệu ứng dụng văn phòng

Bộ nhận diện tại văn phòng bao gồm các yếu tố như name card, chữ ký email, brochure, con dấu, bì thư, thẻ nhân viên, đồng phục,... Những yếu tố này giúp khách hàng và đối tác dễ dàng nhận thấy sự đồng bộ, chỉn chu trong phong cách làm việc của doanh nghiệp. Lưu ý, Brand Identity ứng dụng văn phòng cần gắn bó chặt chẽ với logo, màu sắc, slogan,.. của doanh nghiệp.

Brand Identity ứng dụng văn phòng của Shopee

Brand Identity ứng dụng văn phòng của Shopee

Nhận diện thương hiệu Online Marketing

Trong thời đại công nghệ 4.0, chắc chắn doanh nghiệp không nên bỏ qua Brand Identity Online Marketing. Bộ nhận diện có thể bao gồm website, social network, email theo tên miền, các chiến dịch quảng cáo trực tuyến,... Các yếu tố này cần được thiết kế chỉn chu, có sự đồng bộ, nhất quán trong truyền thông.


Nhận diện thương hiệu Online Marketing Trong thời đại công nghệ 4.0, chắc chắn doanh nghiệp không nên bỏ qua Brand Identity Online Marketing. Bộ nhận diện có thể bao gồm website, social network, email theo tên miền, các chiến dịch quảng cáo trực tuyến,... Các yếu tố này cần được thiết kế chỉn chu, có sự đồng bộ, nhất quán trong truyền thông.

Bộ nhận diện Online Marketing của hãng hàng không Vietnam Airlines

Bộ nhận diện thương hiệu ngoài trời: billboard, banner,…

Brand Identity ngoài trời của doanh nghiệp có thể bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như billboard, pano, banner, bảng hiệu, standee, sản phẩm trưng bày tại các điểm bán,... Các yếu tố này cần thể hiện được đặc trưng của thương hiệu, giúp khách hàng dễ nhận biết khi nhìn thấy.

Biển quảng cáo ngoài trời của Milo

Biển quảng cáo ngoài trời của Milo

7 bước xây dựng Brand Identity độc đáo, khác biệt 

Để tạo ra một bộ Brand Identity mang bản sắc riêng cho doanh nghiệp. bạn có thể tham khảo 7 bước mà Stradex chia sẻ ngay sau đây:

Bước 1: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Việc nghiên cứu thông tin của đối thủ giúp bạn hiểu rõ được bối cảnh cạnh tranh, cũng như xu hướng thị trường hiện tại. Các thông tin này bao gồm phân tích thị trường, chiến lược Marketing, điểm mạnh, điểm yếu,... của đối thủ. Từ đó giúp doanh nghiệp tìm ra những “khoảng trống” của thị trường mà doanh nghiệp có thể phát triển.

Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần biết được đối tượng mục tiêu mà mình muốn hướng đến là ai, quan tâm đến vấn đề gì, làm sao để kết nối với họ,... Đây là bước có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp khi xây dựng Brand Identity, cũng như phát triển chiến lược kinh doanh, chiến lược Brand Marketing

Để xác định đối tượng mục tiêu, doanh nghiệp có thể thực hiện khảo sát, phỏng vấn, nhóm tập trung hay mua dữ liệu từ các công ty nghiên cứu thị trường để thu thập thông tin.

Hiểu rõ đối tượng mục tiêu là điều quan trọng mà doanh nghiệp cần làm trước khi xây dựng Brand Identity

Hiểu rõ đối tượng mục tiêu là điều quan trọng mà doanh nghiệp cần làm trước khi xây dựng Brand Identity

Bước 3: Xác định tính cách của thương hiệu

Tính cách thương hiệu (Brand Personality) là những nguyên tắc định hướng cho doanh nghiệp, phản ánh bộ nhân diện, cũng như giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng. Muốn xác định tính cách thương hiệu, doanh nghiệp cần trả lời được những câu hỏi như điều quan trọng đối với doanh nghiệp là gì, thương hiệu đại diện cho điều gì, mọi người nên nhìn nhận thương hiệu như thế nào,...

Bước 4: Tạo hình ảnh thương hiệu độc đáo

Bộ nhận diện hình ảnh bao gồm logo, màu sắc, kiểu chữ, phông chữ, hình ảnh đặc trưng, phong cách thiết kế tổng thể,... Các yếu tố này cần phải đảm bảo sự nhất quán trên mọi phương tiện tiếp thị, từ website, kênh social đến hồ sơ doanh nghiệp. Một Brand Identity độc đáo và ấn tượng sẽ giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Hình ảnh của Vietjet với gam màu đỏ, vàng thể hiện sự trẻ trung, tươi mới

Hình ảnh của Vietjet với gam màu đỏ, vàng thể hiện sự trẻ trung, tươi mới

Bước 5: Xây dựng tiếng nói và giọng điệu thương hiệu

Tiếng nói và giọng điệu đóng vai trò như một quy chuẩn cho các phát ngôn, quyết định rằng thương hiệu sẽ nói gì và nói như thế nào với khách hàng. Tiếng nói có sự nhất quán sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng nhận biết và sự tin tượng của khách hàng. 

Để tạo ra tiếng nói và giọng điệu riêng cho mình, doanh nghiệp cần xem xét đến các yếu tố: đối tượng mục tiêu, tính cách và giá trị thương hiệu, nguyên tắc về giọng điệu, tính nhất quán trên mọi nền tảng truyền thông.

Bước 6: Thu hút khán giả đến với thương hiệu

Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ tạo ra các cuộc trò chuyện, tương tác hai chiều với khán giả và xây dựng cộng đồng xoay quanh thương hiệu của doanh nghiệp. Các hoạt động thu hút này sẽ giúp chuyển đổi khách hàng từ người nhận thông điệp thụ động thành thành viên tích cực trong cộng đồng của doanh nghiệp. Từ đó tạo cảm giác đoàn kết và củng cố lòng trung thành đối với doanh nghiệp.

Để thu hút khán giả, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp như hợp tác với KOL, nhà sáng tạo nội dung, tạo ra các chiến dịch kích thích khách hàng chia sẻ trải nghiệm trên mạng xã hội, tổ chức hội thảo, sự kiện,...

Thu hút khách hàng biết đến thương hiệu bằng cách hợp tác với những người có ảnh hưởng

Thu hút khách hàng biết đến thương hiệu bằng cách hợp tác với những người có ảnh hưởng

Bước 7: Đánh giá và điều chỉnh Brand Identity

Bước cuối cùng trong quy trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu là đánh giá và điều chỉnh chiến lược để đảm bảo doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đề ra, cũng như tạo dấu ấn tốt với khách hàng. Bởi thị trường và thị hiếu của người dùng luôn thay đổi, buộc doanh nghiệp cũng cần đổi mới để thích ứng.

Phân biệt giữa Brand Identity và Brand Image

Brand Identity và Brand Image là hai thuật ngữ mà nhiều người thường nhầm lẫn. Trong khi Brand Identity là cách mà doanh nghiệp muốn khách hàng cảm nhận về thương hiệu thì Brand Image lại là cách mà khách hàng thực sự đánh giá về thương hiệu.

Lấy Nike và Adida để làm ví dụ:

  • Về Brand Identity: Nike tại ra bộ Brand Identity theo hướng cảm hứng và sự đổi mới thông qua khẩu hiệu mang tính biểu tượng là “Just Do It”. Trong khi đó, slogan của Adidas lại là "Impossible Is Nothing”, thể hiện những nỗ lực của Adidas trong việc đưa ra những sản phẩm tốt cho mọi người.
  • Về Brand Image: Nhìn chung, cảm nhận của khách hàng về Nike và Adidas đều là hãng đồ thể thao chất lượng cao. Nhưng mọi người lại đánh giá Nike là sản phẩm cho những người thành đạt, nỗ lực để vượt qua rào cản. Còn Adidas thường được gắn liền với những môn thể thao cơ bản.

Ngoài ra, hướng giải quyết vấn đề của Brand Identity và Brand Image cũng có sự khác nhau. Các vấn đề của Brand Image được giải quyết bằng chiến dịch truyền thông, tập trung vào việc tăng hoặc thay đổi nhận thức của khách hàng về thương hiệu. Còn vấn đề của Brand Identity sẽ được giải quyết bằng cách phát triển sản phẩm, tăng mức độ nhận thức về thương hiệu của khách hàng.

Slogan của Adidas là "Impossible Is Nothing”

Slogan của Adidas là "Impossible Is Nothing”

Kết luận

Xây dựng Brand Identity độc đáo, ấn tượng và khác biệt là điều vô cùng cần thiết đối với mọi doanh nghiệp. Bởi nó không chỉ giúp tạo bộ mặt của thương hiệu mà còn xây dựng lòng tin, thu hút khách hàng và gia tăng doanh số cho doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã nắm rõ Brand Identity là gì. Đừng quên theo dõi Stradex Blog để cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích khác nhé!

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn