vi
en
menu

9 tháng 5, 2024

Quảng cáo Google Shopping Ads là gì? Hướng dẫn cách chạy bán hàng

Performance Marketing

Chạy Google Shopping Ads là một trong những giải pháp quảng cáo trực tuyến được “ưu tiên” sử dụng nhiều nhất hiện nay. Vậy quảng cáo Google Shopping là gì? Vì sao nên chọn hình thức tiếp thị này? Cùng Stradex tìm hiểu về dịch vụ này cũng như khám phá 5 bước triển khai chiến dịch cho người mới bắt đầu nhé!

Google Shopping Ads là gì?

Google Shopping Ads (hay có cách gọi phổ biến khác là Google Product Ads) là hình thức quảng cáo mua sắm trực tuyến trên nền tảng Google, giúp người mua dễ dàng tìm kiếm thông tin về một sản phẩm/dịch vụ trên công cụ tìm kiếm.

Google Shopping Ads

Google Shopping là gì?

Vị trí hiển thị của Google Shopping Ads

Google Shopping Ads sẽ hiển thị text, hình ảnh, Product Ratings, giá cả và cả chính sách cho người truy vấn. Thông thường, quảng cáo sẽ xuất hiện tại các vị trí:

Google Shopping Ads hiển thị trên các kết quả Google Ads và kết quả tự nhiên SEO

Khi người dùng tra cứu một từ khóa bất kỳ, Google Shopping sẽ trả về 25 kết quả hiển thị. Số lượng kết quả hiển thị còn phụ thuộc vào thiết bị mà người dùng tra cứu, cụ thể:

  • Tìm kiếm bằng máy tính: GG Shopping Ads sẽ hiển thị 5 sản phẩm trên thanh trượt.
  • Tìm kiếm bằng điện thoại thông minh: Hệ thống rút ngắn kết quả hiển thị còn 3 sản phẩm để phù hợp hơn với thiết kế giao diện và cảm quan người dùng.

Ngoài các kết quả được hiển thị, người dùng có thể chuyển qua xem các sản phẩm khác bằng thao tác lướt ngang.

Vị trí hiển thị của Google Ads Shopping.

Google Shopping Ads hiển thị bên phải các kết quả tìm kiếm

Đặc trưng của hình thức hiển thị này là chỉ khả dụng khi tra cứu bằng máy tính. Theo đó, phía bên phải màn hình sẽ hiển thị 9 sản phẩm được chạy Google Product.

Vị trí hiển thị của Ads Google Shopping.

Quảng cáo Google Shopping vận hành như thế nào

Quảng cáo Google Shopping được vận hành dựa trên việc chạy quảng cáo Google Ads kết hợp cùng Google Merchant Center. Theo đó, khi Marketing thông qua Google Shopping, Google sẽ tự xác định thời gian mà quảng cáo hiển thị dựa trên các đặc điểm có sẵn như:

  • Nguồn gốc dữ liệu.
  • Website.
  • Giá thầu của doanh nghiệp đối tác.

Từ những thông tin cơ sở trên, Google sẽ tự tính toán thời gian tìm kiếm phù hợp để kích hoạt quảng cáo và hiển thị chúng với người dùng.

Cách vận hành Google Shopping.

Tại sao nên sử dụng quảng cáo Google Shopping?

Theo kết quả thống kê từ nghiên cứu về hiệu suất sử dụng quảng cáo Google Shopping của một doanh nghiệp, hình thức quảng cáo này đã đem lại:

  • Tăng 35% tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo.
  • Tăng 40% tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
  • Giảm đến 25% chi phí tính trên mỗi lần nhấp chuột.
  • Giảm 50% ngân sách so với các chiến dịch quảng cáo truyền thông khác.

Dựa vào kết quả nghiên cứu trên, các chuyên gia đã tổng hợp một số lợi ích đến từ việc khai thác công cụ Google Product Ads, bao gồm:

Giúp quảng cáo tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu 

Người bán có thể làm nổi bật các thông tin của mình, tăng độ tin cậy, thúc đẩy quyết định mua hàng nhanh chóng, làm tăng doanh thu bán hàng.

Giúp cả doanh nghiệp và khách hàng đều đạt được kết quả mong muốn

Trong đó:

  • Khách hàng: Có thể dễ dàng tìm thấy sản phẩm mình cần, giảm bớt thời gian mua sắm mà không gây khó chịu hay phản cảm với sự xuất hiện của quảng cáo.
  • Doanh nghiệp: Có thể bán được nhiều sản phẩm hơn dựa trên nhu cầu và cảm xúc của người tiêu dùng.

Google Shopping giúp cả doanh nghiệp và khách hàng đều đạt được kết quả mong muốn. 

Dễ dàng quản lý các chiến dịch tập trung vào bán lẻ

Quảng cáo được hiển thị dựa trên các thuộc tính sản phẩm đã xác định trong nguồn cấp dữ liệu Merchant Center khi truy vấn các tìm kiếm liên quan thay vì sử dụng từ khoá. 

Hiển thị quảng cáo mượt mà trên thiết bị di động

Kết quả quảng cáo được hiển thị theo chuỗi băng chuyền, giúp dễ dàng xem nhiều sản phẩm mà không cần phải tranh giành vị trí quảng cáo số 1, số 2,... như hình thức quảng cáo Google truyền thống.

Tính tiện dụng, cài đặt dễ dàng

Chỉ cần thao tác đưa lên sản phẩm với đầy đủ mô tả, tiêu đề, thuộc tính,.. giúp tiết kiệm thời gian và đơn giản hơn nhiều so với chạy Adwords. Thậm chí, để đảm bảo tính chính xác, Google Shopping còn tự động cập nhật các dữ liệu mà bạn đã thay đổi trên Google Merchant.

Tính thuận tiện, dễ dàng cài đặt.

Đầy đủ số liệu báo cáo chi tiết

Tất cả các dữ liệu để đánh giá hiệu suất, đo lường, đặc biệt là chỉ số CTR và CPC ẩn danh trên đối thủ cạnh tranh đều được cung cấp đầy đủ. Qua đó, bạn có thể theo dõi được chi phí chiến dịch và điều chỉnh khi cần thiết để tối ưu hiệu quả.

Cho phép tùy chỉnh nhãn cho chiến dịch

Có thể tùy chỉnh tối đa 5 nhãn trong dữ liệu sản phẩm, như sản phẩm theo mùa, hàng thanh lý, sản phẩm bán chạy nhất,... để thuận tiện cho việc báo cáo, theo dõi và đặt giá thầu cho sản phẩm. Từ đó giúp quản lý chiến dịch quảng cáo một cách chặt chẽ hơn.

Điều kiện chạy Google Shopping là gì?

Để bắt đầu thực hiện chạy Google Shopping, website của người bán cần đáp ứng được đủ 3 điều kiện sau:

  • Phải có chức năng E-commerce gồm giỏ hàng, thông tin sản phẩm, mua hàng và thanh toán.
  • Phải có chính sách rõ ràng về thanh toán, vận chuyển, đổi hàng, hoàn hàng và bảo hành sản phẩm.
  • Phải cài đặt chứng chỉ SSL hay đường dẫn website có dạng https://domain.com/

Điều kiện chạy Ads Google Shopping.

Hướng dẫn cách chạy Google Shopping Ads 5 bước cho người mới

Dưới đây, Stradex sẽ hướng dẫn bạn cách chạy Google Shopping Ads gồm 5 bước vô cùng đơn giản cho người mới bắt đầu thực hiện chiến dịch tiếp thị của mình.

Bước 1: Đăng ký Google Merchant Center

Đầu tiên, cần truy cập vào trang Google Merchant: https://www.google.com/retail/, chọn “Đăng ký”. Sau đó nhập các thông tin cần thiết được yêu cầu để tạo tài khoản với Google như vị trí, tên doanh nghiệp, website,... 

Tạo tài khoản đăng ký Google Merchant Center.

Tiếp theo, ở mục “About your business”, trong phần tài khoản Merchant Center, người thực hiện phải điền các thông tin đầy đủ gồm:

  • Tên doanh nghiệp.
  • Website URL.
  • Địa chỉ doanh nghiệp.
  • Các thông tin liên hệ.

Đăng ký tài khoản chạy Google Ads Shopping.

Bước 2: Xác thực website 

Trong phần Merchant Center, chọn “Thông tin doanh nghiệp (Business Information)”, sau đó chọn “Website”.

Mặc dù có 4 cách để xác thực website. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian, nhanh chóng và đơn giản nhất, Stradex khuyến khích bạn chọn cách copy thẻ HTML với vài thao tác sau:

  • Chọn copy mã thẻ HTML.
  • Dán vào code trong phần đầu tiên trên trang chủ của website.
  • Chọn “Xác minh URL” để hệ thống gửi URL đến Google Search Console và tiến hành quá trình xác minh.
  • Website sẽ hoàn tất xác thực trong vòng 20 - 30 phút.

Tiến hành xác thực website.

Bước 3: Tạo nguồn cấp dữ liệu

Để tạo nguồn cấp dữ liệu, người dùng truy cập vào mục “Product (Sản phẩm)”, chọn “Feeds (Nguồn cấp dữ liệu)”, sau đó thiết lập nguồn cấp dữ liệu mới cho Google Shopping. 

Tạo các nguồn cấp dữ liệu.

Người dùng có thể lựa chọn 1 trong 4 cách sau để tạo nguồn cấp dữ liệu, cụ thể:

  • Nạp qua trang tính Excel (Cách phổ biến nhất).
  • Tải lên nguồn cấp dữ liệu.
  • Tìm và nạp theo lịch trình.
  • Cổng kết nối API nội dung.

Chọn cách tạo nguồn cấp dữ liệu.

Bước 4: Liên kết Merchant Center với tài khoản Google Adwords 

Để tiến hành liên kết, bạn cần bấm vào biểu tượng 3 chấm ở góc phải màn hình tại mục Merchant Center. Sau đó, chọn “Liên kết tài khoản”, chọn “Liên kết AdWords”, cung cấp ID tài khoản Adwords và bấm gửi.

Liên kết Merchant Center với tài khoản Google Adwords.

Bước 5: Cài đặt chiến dịch Google Shopping

Bước cuối cùng để triển khai chiến dịch Google Shopping, cần đăng nhập vào “Google Adwords”, chọn “Tạo chiến dịch”. Sau đó, thiết lập các mục tiêu về lượt truy cập, doanh số, đối tượng khách hàng tiềm năng trước khi chọn “Chiến dịch Google Shopping”.

Cài đặt chiến dịch Google Shopping.

Cụ thể các thao tác cài đặt chiến dịch như sau:

  • Chọn tài khoản Google Merchant và thiết lập quảng cáo với sản phẩm vừa được cung cấp.
  • Chọn chiến dịch mua sắm thông minh hoặc mua sắm chuẩn.
  • Thiết lập chiến dịch với nhóm quảng cáo sau đó, gồm:

- Điền tên chiến dịch tuỳ ý, nhưng phải phù hợp và thuận tiện theo dõi.

- Chọn chiến lược đặt giá thầu tùy theo nhu cầu, gồm: Phần giá thầu CPC thủ công để Google tối ưu quảng cáo, Tối đa hoá số lần người dùng nhấp chuột, CPC nâng cao

- Thiết lập ngân sách chi tiêu tối đa mỗi ngày.

- Chọn vị trí hiển thị quảng cáo: Toàn quốc hoặc tại từng khu vực tỉnh thành cụ thể.

  • Bấm “Lưu lại’ và chờ Google duyệt chiến dịch quảng cáo sau 3 - 5 ngày.

Chạy Google Shopping Ads cần lưu ý gì?

Để triển khai chiến dịch Google Shopping Ads hiệu quả nhất, Stradex đem đến cho bạn một số lưu ý sau:

Về yêu cầu của quảng cáo

Để có thể bắt đầu bán hàng với Google Shopping hiệu quả, cần lưu ý:

  • Cung cấp đầy đủ thông tin liên hệ trên website.
  • Liệt kê đầy đủ các phương thức thanh toán hợp lệ cho người dùng.
  • Quy định rõ chính sách hoàn tiền và trả hàng, đảm bảo tính minh bạch cho chiến dịch.

Lưu ý khi chạy Google Shopping.

Về các thiết lập cơ bản tất yếu của quảng cáo 

Các lưu ý về thiết lập cơ bản của quảng cáo gồm:

  • Không nên đưa tất cả sản phẩm vào Google Merchant.
  • Chỉ chọn ra khoảng 30 sản phẩm được bán chạy nhất.
  • Đầu tư hình ảnh đẹp, rõ nét, thu hút, chuyên nghiệp, tốt nhất là hình ảnh do người bán tự chụp, có độ phân giải cao, nền trắng, mô tả được chân thực về màu sắc và kiểu dáng sản phẩm.
  • Hãy thử chạy quảng cáo trong một thời gian nhất định để có thể thu về dữ liệu chính xác, biết cách sử dụng dữ liệu và tỷ lệ chuyển đổi.
  • Hãy dành thời gian tìm hiểu về chính sách quảng cáo của Google Shopping để nâng cao tỷ lệ duyệt chiến dịch của bạn.

Lưu ý về các thiết lập cơ bản của Google Shopping.

Về nội dung quảng cáo

Các nội dung quảng cáo được hiển thị gồm:

  • Hình ảnh: Được hiển thị đầu tiên.
  • Tên sản phẩm: Hiển thị ngay dưới phần hình ảnh.
  • Giá sản phẩm: Hiển thị ngay dưới tên sản phẩm.
  • Địa chỉ website: Hiển thị dưới cùng trên phần kết quả cảng cáo.

Đồng thời, vì Google Shopping được hiển thị dưới dạng thanh ngang nên 5 sản phẩm đầu tiên sẽ có tỷ lệ click chuột cao gấp 3 lần so với các sản phẩm còn lại. Để đạt được tỷ lệ “mơ ước” đó, cần đảm bảo 2 yếu tố sau:

  • Mức giá thầu sẵn sàng chi trả.
  • Điểm chất lượng của quảng cáo.

Lưu ý về nội dung quảng cáo

Về sản phẩm không được hiển thị

Một số nội dung không được chạy trên Google Shopping bao gồm:

  • Vé dịch vụ vận chuyển hoặc các sự kiện (Vé máy bay, vé hòa nhạc, vé đặt chỗ xe buýt,..)
  • Phương tiện vận chuyển chạy bằng cánh buồm hoặc động cơ (Xe tải, máy bay, trực thăng, xe dã ngoại,...).
  • Sách kỹ thuật số và sách điện tử (Không bao gồm sách nói).
  • Thẻ quà tặng,
  • Các sản phẩm tài chính như trái phiếu, cổ phiếu, ngân phiếu, bảo hiểm, thẻ tín dụng,..
  • Bất động sản hoặc tài sản không thể di dời được trừ khi thay đổi hoặc phá huỷ tài sản đó.

Lưu ý các sản phẩm không được hiển thị trên Google.

Một số lưu ý khác

Ngoài ra, có thể tham khảo một số kinh nghiệm chạy quảng cáo hiệu quả sau:

  • Khi mới bắt đầu, chỉ chọn những sản phẩm nổi bật có hình ảnh đẹp, mức giá cạnh tranh để chạy quảng cáo. Sau đó mới từ từ mở rộng danh sách sản phẩm trong kho.
  • Thông tin sản phẩm càng đầy đủ, hấp dẫn, càng chuẩn SEO thì hiệu quả càng cao.
  • Website phải được tối ưu để đảm bảo tính thân thiện với thiết bị di động, đặc biệt là yêu cầu giao thức bảo mật SSL - https.
  • Nên nhập đầy đủ mã định danh sản phẩm để tăng số lượt thị bởi Google ưu tiên mức độ hiển thị quảng cáo cho những sản phẩm có nguồn gốc, thương hiệu rõ ràng.
  • Tối ưu hoá tiêu đề Google Shopping để khuyến khích lượt click tìm hiểu sản phẩm.
  • Tập trung vào đánh giá khách hàng, sản phẩm càng nhiều sao càng thu hút người dùng.

Một số lưu ý khác khi thực hiện Google Shopping.

Liên kết Google Shopping với Google Merchant 

Google Merchant là yêu cầu bắt buộc trước khi chạy Google Shopping. Đây là công cụ hỗ trợ tải dữ liệu của sản phẩm và cửa hàng cần quảng bá lên Google. 

Có 2 cách xây dựng nguồn cấp dữ liệu Merchant Google, gồm:

  • Phương pháp thủ công: Nhập các thông tin có sẵn vào bảng mẫu Google.
  • Kết hợp các công cụ khác: Sử dụng các công cụ như Plugin, Extension, dịch vụ hoặc ứng dụng tải dữ liệu từ Website lên Google.

Tiếp theo, để liên kết Google Shopping với tài khoản Google Merchant, có thể thực hiện theo hai bước sau:

  • Bước 1: Trong Merchant Center, nhấp vào biểu tượng 3 chấm ở góc phải màn hình.
  • Bước 2: Chọn “Liên kết tài khoản”, “Liên kết Adwords”, sau đó điền ID tài khoản Adwords để bấm gửi. 

Liên kết Google Merchant và Google Shopping.

Trên đây, Stradex đã tổng hợp toàn bộ những thông tin cơ bản nhất liên quan đến hình thức quảng bá Google Shopping Ads, cách vận hành, lưu ý và hướng dẫn 5 bước triển khai quảng cáo Google Shopping cho người bắt đầu. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức quảng cáo hữu ích này, vận dụng hiệu quả để tiếp cận các khách hàng tiềm năng, mang lại nhiều lợi nhuận nhất nhé!

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn