vi
en
menu

23 tháng 4, 2024

Quảng cáo Google Ads là gì? Hướng dẫn cách quảng cáo trên Google Adwords

Performance Marketing

Ngành công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc chạy quảng cáo Google Ads đang trở nên rất phổ biến đối với các cá nhân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng và người dùng hơn. Hãy cũng Stradex tìm hiểu các thông tin liên quan đến quảng cáo trên Google Adwords nhé!

Quảng cáo Google Ads là gì? Nên làm gì trước khi chạy QC

Quảng cáo Google Ads là chương trình tiếp thị trực tuyến Pay-per-Click được phát triển bởi Google, cho phép người sử dụng có thể quảng bá sản phẩm và dịch vụ thông qua những nền tảng sẵn có của Google.

Quảng cáo Google Ads

Công cụ này cho phép người dùng có thể lọc ra được những khách hàng mục tiêu theo các yêu cầu nhất định. Từ đó, các chiến dịch sẽ tiếp cận được đúng tệp khách hàng thay vì thụ động như các cách thức marketing khác.

Cần làm gì trước khi chạy quảng cáo?

Ngày nay, chúng ta có rất nhiều hình thức chạy quảng cáo khác nhau. Đối với Google Ads, trước khi có thể thực hiện được dự án của mình, người dùng phải đáp ứng được một số yêu cầu cơ bản như sau:

  • Có website/ landing page để có thể thực hiện chiến dịch.
  • Đăng ký tài khoản Google Ads cho trang web của mình.
  • Thiết lập phương thức thanh toán chi phí: Thẻ Visa/Mastercard hoặc ví Momo…

Phương thức thanh toán chạy quảng cáo Google Ads

Sau khi hoàn tất được những yêu cầu trên, người dùng hoàn toàn có thể bắt đầu thực hiện dự án tiếp thị của riêng mình. 

Lợi ích và vai trò của quảng cáo trên Google

Là một nền tảng phổ biến, việc quảng cáo trên Google cho phép người tận dụng lượng lớn người truy cập sẵn có nhằm tiếp thị cho sản phẩm của mình. Dưới đây là những lợi ích chính khi sử dụng công cụ này:

  • Tăng độ nhận diện thương hiệu: Với lượng người dùng có sẵn và nhiều lối tiếp cận khách hàng khác nhau, phạm vi tiếp cận khi sử dụng Google Ads là rất lớn. Chính vì thế hiện nay nhiều thương hiệu lớn đang sử dụng Google như một công cụ tạo độ phủ cho thương hiệu của mình.
  • Vượt qua các đối thủ cạnh tranh: Google cho phép người sử dụng có thể linh hoạt điều chỉnh chiến dịch tiếp thị, từ đó giúp chúng ta có thể cạnh tranh với đối thủ, kể cả các đối thủ mạnh bằng nhiều hình thức.
  • Tiếp cận khách hàng mục ti và tạo ra ra chuyển đổi: Google Ads cho phép khai thác insight của người dùng và tiếp cận đúng tệp khách hàng tiềm năng, loại trừ những người không quan tâm ra khỏi danh sách hiển thị. Qua đó đem lại cơ hội chuyển đổi cao giúp gia tăng khả năng bán hàng.
  • Tạo ra kết quả nhanh chóng: Khác với hầu hết các cách tiếp thị khác, Google Ads là một hình thức trả phí (Pay-per-click) cho phép tiếp cận quy mô khách hàng tương ứng với ngân sách đặt ra. Nhờ vậy nên sẽ không mất nhiều thời gian để có thể thấy được kết quả dự án.
  • Kiểm soát và theo dõi hiệu suất: Google Ads tích hợp nhiều chức năng giúp cung cấp các thông tin giá trị như số lượng clicks, lượt hiển thị, hành vi người dùng… Nhờ đó mà chúng ta có thể phân tích và kiểm soát được chiến dịch tiếp thị một cách chặt chẽ.
  • Hoạt động trên nhiều thiết bị: Các chiến dịch có thể được tiếp cận thông qua nhiều thiết bị khác nhau như điện thoại thông minh, tablet, máy tính, laptop… 

Vai trò của quảng cáo trên Google với người bán hàng

Google liên tục phát triển các tính năng hỗ trợ việc chạy Google Ads trở nên hiệu quả hơn. Nhờ đó mà các chiến dịch Google Ads ngày càng được tối ưu phù hợp với mục đích của người sử dụng.

Các hình thức chạy quảng cáo Google Ads hiện nay

Hiện nay, khi chạy quảng cáo Google Ads, người thực thi dự án sẽ được cung cấp đa dạng các hình thức nhằm đáp ứng được nhu cầu tiếp thị và phù hợp với hành vi của người dùng. Tuy nhiên về tổng quan sẽ có 9 loại chính:

  • Tìm kiếm (Google Search Ads)
  • Linh hoạt (Google Responsive Ads)
  • Hình ảnh (Display Ads)
  • Video (Display Ads)
  • Ứng dụng (App Promotion Ads)
  • Mua sắm (Google Shopping Ads)
  • Cuộc gọi điện thoại (Call-Only Ads)

Người dùng tương tác và thực hiện nhiều hành vi khác nhau khi sử dụng Google, chính vì vậy các hình thức tiếp thị sẽ phù hợp với từng mục đích khác nhau, giúp nhà quảng cáo có thể xây dựng gian hàng trực tuyến của mình một cách phong phú hơn.

Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Google Ads từng bước cho người mới bắt đầu

Có rất nhiều cách chạy quảng cáo Google Ads khác nhau, sau khi đã chuẩn bị cho mình các tài nguyên cần thiết như tài khoản, website/ landing page, phương thức thanh toán… Chúng ta có thể bắt đầu dự án của mình thông qua những bước thiết lập cơ bản.

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ bắt đầu với hình thức phổ biến nhất hiện nay - Quảng cáo tìm kiếm.

Bước 1: Tạo chiến dịch

Tạo chiến dịch quảng cáo Google Ads

Google Ads sẽ luôn mặc định để hiện giao diện của phần “Tổng quan” khi truy cập. Tại đây, có 2 cách để chúng ta có thể bắt đầu thực hiện chiến dịch của mình:

  • Cách 1: Nhấn vào nút “Tạo” góc bên trái màn hình, sau đó chọn “Chiến dịch”
  • Cách 2: Vào danh mục trên thanh sidebar bên trái, chọn mục thứ 4 từ trên xuống, chọn “Chiến dịch” và nhấn vào “Tạo chiến dịch”.

Bước 2: Xác định mục tiêu

Sau khi hoàn thành bước trên, Google Ads sẽ đề xuất cho bạn 7 mục tiêu bao gồm:

  • Doanh số (Sales)
  • Khách hàng tiềm năng (Leads)
  • Lưu lượng truy cập trang website (Website traffic)
  • Mức độ nhận biết về thương hiệu và và cân nhắc (Awareness and Consideration)
  • Quảng bá ứng dụng (App Promotion)
  • Chương trình khuyến mãi và ghé thăm cửa hàng tại địa phương (Local store visits and Promotion)
  • Chiến dịch không cần hướng dẫn về mục tiêu

Xác định mục tiêu chiến dịch

Tùy thuộc vào mục tiêu đã đặt ra, người chạy có thể lựa chọn và tiếp tục điều chỉnh cài đặt để phù hợp với dự án của mình.

Bước 3: Chọn hình thức quảng cáo

Google Ads sẽ đề xuất các loại chiến dịch khác nhau để dựa trên những mục tiêu đã được lựa chọn trước đó. Do đó chúng ta cần hiểu rõ cách hoạt động của từng hình thức và tiếp tục với loại mà chúng ta thấy phù hợp với mục tiêu đã đề ra nhất.

Dưới đây là một số hiệu quả tiếp thị mà các hình thức đem lại:

  • Quảng cáo tìm kiếm: Giúp tiếp cận những người dùng thông qua công cụ tìm kiếm Google. Đây là cách thứ dễ dàng thiết lập nhất và phù hợp với những mục tiêu hướng tới việc chuyển đổi, gia tăng lượng truy cập và khách hàng tiềm năng trên website. 
  • Thông qua hình ảnh: Tiếp cận số lượng lớn người dùng nhờ việc tái tiếp thị trên nhiều website và nền tảng khác nhau. Bên cạnh việc mang lại khách hàng, cách này làm gia tăng độ nhận diện thương hiệu và sản phẩm được cung cấp
  • Video: Hiển thị video trên các website và Youtube, giúp người dùng hiểu rõ sản phẩm và dịch vụ hơn bằng các video có chất lượng nội dung cao và xác thực, đồng thời tận dụng được một lượng lớn người truy cập vào Youtube mỗi ngày.
  • Quảng bá ứng dụng: Được sử dụng cho những dự án với sản phẩm là các phần mềm, ứng dụng. Qua đó gia tăng số lượng người tải ứng dụng, đăng ký và tương tác khi quảng cáo được xuất hiện trên nhiều kênh.
  • Gian hàng mua sắm: Liệt kê ra những dòng sản phẩm đang được bày bán trên kết quả tìm kiếm. Hình thức này được nhiều nhà bán lẻ ưa chuộng sử dụng.
  • Quảng cáo thông minh: Được phát triển dựa trên công nghệ AI, việc quảng cáo thông minh cho phép người chạy không cần phải theo dõi và điều chỉnh quá nhiều nhờ vào việc giao quyền cho AI tự đống tối ưu chiến dịch.
  • Tối đa hóa hiệu suất: Hình thức dựa trên Google AI được thiết kế để tối ưu hiệu suất chiến dịch dựa trên dữ liệu có được từ thời gian thực, đồng thời cho phép người thực hiện sử dụng toàn bộ các cách thức tiếp thị chỉ trong một chiến dịch duy nhất

Lựa chọn hình thức quảng cáo

Sự đa dạng trong các loại chiến dịch mang lại những lợi ích khác nhau, phục vụ cho mục tiêu chung của hoạt động tiếp thị. Tuy nhiên đối với những hình thức tự động sử dụng công nghệ AI, chúng ta cần quản lý sát sao để kiểm soát được ngân sách cho dự án hiệu quả.

Bước 4: Điền trang đích/ landing page 

Sau khi lựa chọn xong các các thông tin mà mỗi mục tiêu yêu cầu, việc tiếp theo chúng ta phải cung cấp URL trang đích - là nơi người dùng sẽ truy cập sau khi click vào website trên Google.

Điền thông tin website/ landing page

Người thực hiện có thể tùy chọn đặt tên cho dự án của mình sao cho dễ nhớ. Điều này đặc biệt quan trọng khi tài khoản đang chạy nhiều chiến dịch khác nhau nhằm giúp phân loại các chiến dịch rõ ràng hơn.

Bước 5: Thiết lập chiến dịch

Đấu thầu

Giao diện chuyển qua phần cài đặt, tại đây hệ thống sẽ yêu cầu chúng ta cung cấp mục tiêu mà chiến dịch tập trung vào, có 4 lựa chọn như sau:

  • Chuyển đổi (Conversion): Là những hoạt động mà chúng ta yêu cầu hệ thống theo dõi trên người dùng sau khi truy cập vào trang. (Ví dụ: thêm vào giỏ hàng, để lại thông tin liên hệ, download tài liệu…)
  • Giá trị chuyển đổi: Là giá trị bằng số gán cho mỗi chuyển đổi nhằm theo dõi giá trị của chiến dịch cho hoạt động kinh doanh và tối ưu hiệu quả hơn.
  • Lượt clicks: Số lượt click vào website.
  • Tỷ lệ hiển thị (IS):  là số phần trăm giữa số lượt hiển thị đạt được trên thực tế so với tổng số lượt hiển thị mà bạn có thể nhận được.

Đấu thầu mức giá

Bên dưới các lựa chọn, sẽ có mục thiết lập các giá trị (CPA, CPC, ROAS…). Đây là một mục tùy chọn, chúng ta có thể bỏ qua hoặc điền vào con số phù hợp.

Thiết lập mức CPA

Đối với các tài khoản đã chạy quảng cáo Google Ads trước đó sẽ xuất hiện lựa chọn “Chỉ đấu thầu cho khách hàng mới”. Đây cũng là một mục tùy chọn giúp tối ưu nếu mục tiêu của chúng ta là tiếp cận nhóm đối tượng khách hàng này.

Cài đặt chiến dịch

Cài đặt chiến dịch quảng cáo tìm kiếm

Đối với hình thức tìm kiếm, Google Ads sẽ cho chúng ta lựa chọn 2 loại chiến dịch: Tìm kiếm và hiển thị. Nếu ngân sách của chúng ta lớn, có thể chọn cả 2 để mở rộng quy mô tiếp cận, hoặc chọn một trong hai lựa chọn trên phù hợp với mục tiêu.

Thiết lập vị trí quảng cáo Google Adwords

Tại mục vị trí, chọn vị trí của người dùng mà người thiết lập chiến dịch muốn nhắm mục tiêu tiếp thị. Tại đây sẽ có 3 lựa chọn: 

Lựa chọn khu vực muốn nhắm đến:

  • Nhắm đến tất cả quốc gia và vùng lãnh thổ
  • Trong lãnh thổ Việt Nam
  • Một vị trí cụ thể khác

Tùy chọn vị trí:

  • Nhắm đến những người hiện diện hoặc có hứng thú với khu vực được chọn làm mục tiêu.
  • Chỉ nhắm đến những người thường xuyên ở tại khu vực được nhắm đến.

Tùy chọn vị trí nâng cao

Tại mục vị trí cụ thể, chúng ta có thể nhập một địa chỉ mà dự án nhắm đến hoặc loại trừ. Để có một cái nhìn tổng quan hơn, chọn Tìm kiếm nâng cao:

Lựa chọn vị trí quảng cáo trên bản đồ

Tìm kiếm nâng cao cung cấp bản đồ giúp người thực thi có thể chọn khu vực muốn nhắm đến hoặc loại trừ trong chiến dịch. Bên cạnh đó nó còn cung cấp thông tin về quy mô tiếp cận tại mỗi khu vực.

Chọn ngôn ngữ của người dùng

Tại mục ngôn ngữ, nên lựa chọn những ngôn ngữ tùy vào chân dung khách hàng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ có thể sử dụng.

Phân khúc khách hàng trong quảng cáo Google

Phân khúc khách hàng là bước quan trọng then chốt trong việc tối ưu hóa hiệu quả dự án. Khi chia khách hàng thành các nhánh dựa trên các đặc điểm nhân khẩu học, sở thích và hành vi sẽ giúp nhà quảng cáo tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu, từ đó nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và tối ưu hóa chi phí thực hiện.

Bài viết liên quan: Cách tính chi phí quảng cáo Google Ads và Bảng giá quảng cáo Google theo ngành nghề

Hình thức đối sánh từ khóa

Bước cuối cùng của khâu thiết lập quảng cáo là chọn hình thức đối sánh của từ khóa, có 2 hình thức đối sánh từ khóa:

  • Từ khóa đối sánh rộng (Broad Match Keyword)
  • Từ khóa đối sánh chính xác (Exact Match Keyword)

Việc để đối sánh rộng sẽ giúp chúng ta tiếp cận nhiều người dùng hơn, tuy nhiên cũng khiến chúng ta khó kiểm soát mức độ tiếp cận. Chúng ta có thể chọn bật hoặc tắt đối sánh rộng tùy vào ngân sách và chiến lược của mỗi dự án.

Bước 6: Cài đặt nhóm từ khóa

Mục từ khóa

Một bước quan trọng nhất khi chạy quảng cáo chính là nghiên cứu và lên danh sách từ khóa. Những từ khóa hoặc cụm từ này là những truy vấn mà người dùng có thể nhập lên công cụ tìm kiếm. 

Cài đặt nhóm từ khóa quảng cáo

Tại bước này chúng ta cần chú ý về đối sánh của từ khóa đã chọn ở bước thiết lập chiến dịch.

  • Bật đối sánh mở rộng: Số lượng truy vấn thực tế hiển thị sẽ nhiều hơn số lượng mà chúng ta điền vào.
  • Tắt đối sánh mở rộng: Số lượng truy vấn sẽ khớp chính xác những từ khóa được thêm vào danh sách. 

Mục quảng cáo

Tại mục quảng cáo, chúng ta viết mẫu nội dung của mình và xem trước cách website sẽ xuất hiện trên các thiết bị như thế nào. 

  • Đường dẫn (Display Path): Điền URL sẽ được hiển thị, tuy nhiên trên thực tế khi người dùng click vào sẽ quay về URL gốc được ấn định ban đầu.
  • Dòng tiêu đề (Headline): Google Ads cho phép người dùng viết tối đa 15 dòng tiêu đề trong một chiến dịch. Độ dài tối đa của mỗi tiêu đề là 30 ký tự.
  • Mô tả (Description): Được thêm nhiều nhất 4 mô tả khác nhau cho 1 dự án. Phần mô tả yêu cầu viết dưới 90 ký tự.
  • Tên doanh nghiệp và logo: Phần này tùy chọn, Google Ads sẽ tự động lấy Logo và tên của doanh nghiệp bằng URL trang đích.
  • Liên kết trang web (Sitelinks): Giúp bổ sung thêm các URL khác vào kết quả tìm kiếm giúp dẫn đến một trang cụ thể trong website.
  • Chú dẫn (Callouts): Là phần chữ phụ thêm vào quảng cáo, thường được dùng để mời gọi hoặc bổ sung các thông tin cần thiết.
  • Ngoài ra còn nhiều điều chỉnh bổ sung khác như số điện thoại, lời kêu gọi, giá tiền… có thể xem xét thêm vào phụ thuộc vào từng đặc điểm của chiến dịch.

Các thông tin sẽ xuất hiện

Bước 7: Chọn mức ngân sách

Hệ thống sẽ đề xuất những mức ngân sách theo ngày cho việc chạy quảng cáo Google Ads. Đồng thời chỉ ra đâu là mức ngân sách hợp lý để bắt đầu chiến dịch. Tuy nhiên người thực thi vẫn có thể đặt ngân sách tùy chỉnh theo ý của mình.

Với những người mới chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý ngân sách, nên bắt đầu từ mức ngân sách thấp để theo dõi, sau đó tiếp tục gia tăng ngân sách khi chiến dịch bắt đầu đem lại hiệu quả.

Bước 8: Xuất bản chiến dịch

Sau khi chọn xong mức ngân sách, hệ thống sẽ tự động tổng hợp lại các thông tin và báo lỗi (nếu có) cho phép chúng ta kiểm tra lại các thông tin trước đó. Nếu mọi thứ đã chuẩn bị sẵn sàng, chọn “Xuất bản chiến dịch” để chiến dịch bắt đầu chạy.

Xuất bản chiến dịch quảng cáo Google Ads

Chạy quảng cáo Google Ads là một hình thức tiếp thị sản phẩm được hàng triệu cá nhân và doanh nghiệp sử dụng. Hệ sinh thái của Google đang ngày càng được được tích hợp thêm nhiều tính năng mới mẻ hỗ trợ cho người sử dụng có thể tiếp cận đúng mục tiêu khách hàng hơn, từ đó tạo ra giá trị chuyển đổi. Hi vọng bài viết này của Stradex đã giúp các bạn có thêm kiến thức và hiểu rõ hơn về việc quảng cáo trên Google Ads, để từ đó có thể bắt đầu dự án tiếp thị đầu tiên của bản thân bằng công cụ này nhé!

 

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn