vi
en
menu

30 tháng 8, 2024

Engagement Rate là gì? Cách tính Engagement Rate Facebook và Google

Performance Marketing

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao một bài đăng trên mạng xã hội lại nhận được hàng ngàn lượt tương tác trong khi bài đăng khác lại kém thu hút hơn, dù cùng một chủ đề? Câu trả lời nằm ở Engagement Rate - một chỉ số quan trọng giúp đo lường sức hút của nội dung bạn chia sẻ. Cùng Stradex tìm hiểu kỹ hơn về Engagement Rate và cách tận dụng nó để nâng cao hiệu quả Marketing trong nội dung dưới đây!

Engagement Rate là gì? Tầm quan trọng của tỷ lệ tương tác

Engagement Rate là thước đo mức độ tương tác của người dùng với nội dung bạn chia sẻ trên các nền tảng trực tuyến. Thông qua các hành động như like, comment, share, lưu bài, nhắn tin trực tiếp trên mạng xã hội hoặc click mua hàng, đăng ký nhận thông tin trên website... người dùng thể hiện sự quan tâm và sự đồng tình với thông điệp của bạn.

Chỉ số này càng cao chứng tỏ nội dung của bạn càng thu hút, chiến dịch đang đi đúng hướng và có hiệu quả như mong đợi.

Engagement Rate là gì

Engagement Rate thống kê tương tác của người dùng với nội dung của bạn

Ngược lại, nếu Engagement Rate không có sự cải thiện hoặc thậm chí giảm sút, đó là tín hiệu cho thấy bạn cần phải điều chỉnh lại chiến lược quảng bá. Khi sử dụng kết hợp Engagement Rate với các chỉ số đánh giá khác, bạn sẽ dễ dàng xác định được những điểm mạnh, điểm yếu của chiến dịch và từ đó đưa ra những quyết định tối ưu nhất.

Một Engagement Rate cao mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, chẳng hạn như tăng khả năng tiếp cận, xây dựng lòng tin với khách hàng, thúc đẩy truyền miệng và giảm chi phí quảng cáo. Có nghĩa là, càng nhiều người tương tác với nội dung của bạn, thương hiệu của bạn càng có cơ hội được nhiều người biết đến hơn, từ đó mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới.

Cách tính Engagement Rate

Có nhiều cách khác nhau để tính Engagement Rate, mỗi cách sẽ phù hợp với mục tiêu và loại hình nội dung khác nhau. Dưới đây là một số công thức tính Engagement Rate phổ biến:

Cách tính các chỉ số Engagement Rate trên Facebook

Nếu bạn là tài khoản cá nhân, khi đánh giá tỷ lệ tương tác trên Facebook, thông thường dựa vào số lượng người theo dõi, vì chỉ số tương tác theo phạm vi chỉ dành riêng cho các tài khoản doanh nghiệp. Để so sánh với đối thủ cạnh tranh, bạn cần phải hiểu rõ Engagement  Facebook là gì và ý nghĩa thực sự của các chỉ số này.

Theo định nghĩa Facebook Engagement Rate, tương tác bài đăng bao gồm các hành động như lượt like, bình luận, chia sẻ, nhấp chuột, xem thêm... Các công cụ phân tích thường tính toán tỷ lệ tương tác trung bình bằng cách chia tổng số tương tác cho số bài đăng, rồi chia tiếp cho số lượng người theo dõi hoặc phạm vi tiếp cận. Tỷ lệ tương tác trung bình theo người theo dõi cho biết mức độ tương tác của mỗi người theo dõi với các bài đăng, trong khi đó, tỷ lệ tương tác trung bình theo phạm vi phản ánh hiệu quả tiếp cận của các bài đăng.

Tỷ lệ tương tác = [(Tổng số lượt thích + Tổng số bình luận + Tổng số lượt chia sẻ + Tổng số lượt nhấp chuột) / Tổng số người theo dõi ] * 100

Engagement Facebook

Lượt tương tác với bài đăng được tính với các hành động như like, share, bình luận

Engagement Rate lý tưởng trên các nền tảng mạng xã hội là từ 1-5% tổng số người theo dõi. Kênh của bạn có càng nhiều người theo dõi thì tỷ lệ tương tác càng khó đạt mức này vì nội dung bị phân tán đến nhiều đối tượng người dùng hơn.

Theo báo cáo của Hootsuite vào tháng 11/2023, tỷ lệ Engagement Facebook trung bình nằm trong khoảng 0.83 - 1.65% (cao nhất ở lĩnh vực Giáo dục và Phi lợi nhuận). Bài đăng của bạn chỉ cần nằm trong ngưỡng này đã là mức ổn, tất nhiên tỷ lệ càng cao càng tốt.

Ví dụ: Fanpage của bạn có 189.364 người theo dõi, trong đó bài đăng của bạn thu hút tổng cộng 3.400 tương tác, bao gồm 2.500 lượt thích, 350 bình luận, 400 lượt chia sẻ và 150 lượt tương tác khác. Vậy chỉ số Engagement Rate trên Facebook của bạn bằng  (3.400 / 189.364) x 100 = 1,79%. Có nghĩa là cứ 100 người theo dõi thì sẽ có khoảng 1-2 người tương tác với bài đăng này.

Tỷ lệ tương tác theo phạm vi tiếp cận - ERR (Engagement Rate by Reach)

Tỷ lệ tương tác theo phạm vi tiếp cận (ERR) là chỉ số phổ biến nhất để đo lường mức độ tương tác của người dùng với nội dung trên mạng xã hội.

ERR = tổng số lượt tương tác trên mỗi bài đăng/số lượt tiếp cận trên mỗi bài đăng * 100

ERR trung bình = Tổng ERR / Tổng số bài đăng

ERR giúp chúng ta đánh giá chính xác hơn mức độ hấp dẫn của nội dung so với việc chỉ dựa vào số lượng người theo dõi. Bởi không phải lúc nào tất cả người theo dõi cũng nhìn thấy bài đăng của bạn, và có thể có những người không theo dõi bạn nhưng vẫn tương tác với bài viết thông qua các cách khác như chia sẻ hay hashtag.

Tuy nhiên, ERR cũng có một số hạn chế. Phạm vi tiếp cận có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thuật toán của nền tảng, thời điểm đăng bài, nội dung bài đăng... khiến việc so sánh ERR giữa các bài đăng hoặc các giai đoạn khác nhau trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, một phạm vi tiếp cận quá thấp hoặc quá cao đều có thể làm sai lệch kết quả của ERR.

Engagement Rate by Reach

ERR là chỉ số phổ biến nhất để đo lường mức độ tương tác của người dùng

Ví dụ: Giả sử bạn đang quản lý trang Facebook của một cửa hàng thời trang. Trong tuần vừa qua, bạn đã đăng 3 bài viết và thu được những kết quả sau:

  • Bài 1: 500 lượt tiếp cận, 25 lượt like => ERR = (25/500) * 100 = 5%
  • Bài 2: 800 lượt tiếp cận, 40 lượt like => ERR = (40/800) * 100 = 5%
  • Bài 3: 300 lượt tiếp cận, 15 lượt like => ERR = (15/300) * 100 = 5%
  • ERR trung bình = (5%*3)/3 = 5%

Tỷ lệ tương tác theo bài đăng - ER bài đăng (Engagement Rate by Posts)

Tỷ lệ tương tác theo bài đăng (Engagement Rate by Posts) là thước đo hiệu quả để đánh giá mức độ tương tác của người theo dõi với từng bài đăng cụ thể. Khác với tỷ lệ tương tác theo phạm vi tiếp cận (ERR), ER Post tập trung vào số lượng người theo dõi thay vì số người đã tiếp cận bài đăng.

Những nội dung này giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về mức độ gắn kết của cộng đồng với nội dung của mình, đặc biệt là khi số lượng người theo dõi tương đối ổn định. Vậy công thức tính Post Engagement  là gì?

Bài đăng ER = Tổng số lượt tương tác trên một bài đăng / Tổng số người theo dõi *100

ER trung bình theo bài đăng = Tổng số ER theo bài đăng / Tổng số bài đăng

Post Engagement

ER Posts dùng để đánh giá tương tác của người dùng với bài đăng cụ thể

ER Post có ưu điểm là cung cấp cách đo lường ổn định hơn ERR, đặc biệt khi phạm vi tiếp cận của bài đăng có sự biến động lớn. Tuy nhiên, hạn chế của ER Post là không tính đến yếu tố lan truyền, tức là những người không theo dõi bạn nhưng vẫn tương tác với bài đăng của bạn. Ngoài ra, khi số lượng người theo dõi tăng lên, ER Post có thể giảm nhẹ, do đó cần kết hợp theo dõi sự tăng trưởng của số lượng người theo dõi để có một cái nhìn toàn diện hơn.

Tỷ lệ tương tác theo số lần hiển thị - ER hiển thị (Engagement Rate by Impressions)

Tỷ lệ tương tác theo số lần hiển thị (ER Impression) là chỉ số đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội.

Số lần hiển thị ER = Tổng số lượt tương tác trên một bài đăng / Tổng số lần hiển thị *100

Số lần hiển thị ER trung bình = Tổng số lần hiển thị ER / Tổng số bài đăng

ER Impression đặc biệt hữu ích cho các chiến dịch quảng cáo trả phí, nó cho phép bạn có thể đánh giá trực tiếp hiệu quả của chiến dịch chi tiền hiển thị quảng cáo. Tuy nhiên, ER Impression cũng có những hạn chế nhất định. 

Thứ nhất, giá trị của ER Impression thường thấp hơn so với các chỉ số khác như ERR và ER Post. Thứ hai, số liệu về số lần hiển thị có thể không hoàn toàn chính xác và ổn định. Do đó, để có một cái nhìn toàn diện, nên kết hợp ER Impression với các chỉ số khác và phân tích trong một khoảng thời gian nhất định.

Tỷ lệ tương tác hàng ngày - ER hàng ngày (Daily Engagement Rate)            

Tỷ lệ tương tác hàng ngày (Daily ER) dùng để đánh giá mức độ tương tác của người theo dõi với tài khoản của bạn theo ngày. Không giống như các chỉ số khác tập trung vào từng bài đăng cụ thể, Daily ER giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mức độ gắn kết của cộng đồng với thương hiệu trong một giai đoạn nhất định.

ER hàng ngày = Tổng số lượt tương tác trong một ngày / Tổng số người theo dõi *100

ER trung bình hàng ngày = Tổng số lượt tương tác trong X ngày / (X ngày *người theo dõi) *100

Daily ER giúp bạn hiểu rõ hơn về mức độ tương tác trung bình hàng ngày, có cái nhìn tổng quan về sự gắn kết của cộng đồng. Công thức này có thể được điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu cụ thể của từng doanh nghiệp, ví dụ như chỉ đo lường số lượng bình luận hoặc phản hồi để đưa ra những bước đi chính xác.

Daily Engagement Rate

Daily ER đánh giá mức độ tương tác của người dùng theo ngày

Tuy nhiên, Daily Engagement Rate không tính đến tần suất tương tác của từng người mà chỉ cho biết tổng số lượt tương tác trong một ngày, không phân biệt một người tương tác nhiều lần hay nhiều người tương tác một lần. Thêm vào đó, số lượng bài đăng trong một ngày cũng có thể ảnh hưởng đến Daily ER, vì vậy cần kết hợp với việc phân tích số lượng bài đăng để có kết quả chính xác hơn.

Tỷ lệ tương tác theo lượt xem - ER lượt xem (Engagement Rate by Views)  

Tỷ lệ tương tác theo lượt xem (ER View) là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của các nội dung video.

Lượt xem ER = Tổng số lượt tương tác trên bài đăng video / Tổng số lượt xem video *100

Lượt xem ER trung bình = Tổng lượt xem ER / Tổng số bài đăng

Engagement Rate by Views đặc biệt hữu ích cho các video có mục tiêu khuyến khích người xem tương tác, chẳng hạn như video hướng dẫn, video giới thiệu sản phẩm hoặc các video có yếu tố kêu gọi hành động.

Tỷ lệ tương tác theo lượt xem

Chỉ số đánh giá lượt tương tác đối với video

Tuy nhiên, ER View cũng có hạn chế, bởi số lượt xem thường bao gồm cả các lượt xem lặp lại từ cùng một người dùng. Có nghĩa là một người có thể xem video nhiều lần nhưng chỉ tương tác một lần, dẫn đến đánh giá mức độ tương tác có thể không chính xác.

Tỷ lệ tương tác có trọng số (Factored Engagement Rate)  

Tỷ lệ tương tác có trọng số là một công cụ hữu ích để đo lường mức độ thành công của các chiến dịch Marketing. Thay vì chỉ đơn thuần tính tổng số lượt tương tác, công thức này cho phép chúng ta gán trọng số khác nhau cho từng loại hình tương tác. 

Ví dụ, nếu mục tiêu của chiến dịch là tăng số lượng bình luận, chúng ta có thể tăng trọng số của chỉ số này trong công thức. Cách này giúp bạn đánh giá chính xác hơn mức độ đạt được mục tiêu của chiến dịch. Công thức tính tỷ lệ tương tác có trọng số thường được sử dụng là:

Comment-weighted ER = [(Tổng bình luận x 2) + Tổng số tương tác khác] : Phạm vi tiếp cận mỗi bài đăng x 100.

Factored Engagement Rate

Có thể gán từng trọng số để tính tỷ lệ tương tác cụ thể

Cách tính các chỉ số Engagement Rate trên Google

Engagement Rate giúp bạn đánh giá chất lượng của các lượt truy cập vào website. Nói một cách đơn giản, đây là tỷ lệ phần trăm những người dùng đã thực sự tương tác với nội dung của bạn, thay vì chỉ vào xem rồi rời đi ngay.

Để được tính là một phiên tương tác (engaged session), người dùng phải thực hiện ít nhất một trong ba hành động sau: ở lại trên trang web ít nhất 10 giây, xem qua ít nhất 2 trang, hoặc thực hiện một hành động chuyển đổi như mua hàng, đăng ký.

Engagement Rate = (Số lượng Engaged Sessions / Tổng số phiên) * 100%

Trong đó:

  • Engagement Rate: Là tỷ lệ phần trăm các phiên truy cập được coi là "engaged session" (phiên tương tác) trên tổng số phiên truy cập.
  • Engaged Session: Là một phiên truy cập đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chí: kéo dài 10 giây trở lên, xem ít nhất 2 trang, có hành động chuyển đổi.
  • Tổng số phiên: Tổng số lượt truy cập.

Giả sử bạn có một website với:

  • Tổng số phiên: 1000
  • Số lượng Engaged Sessions: 621

Vậy Engagement Rate sẽ là: Engagement Rate = (621 / 1000) * 100% = 62.1%

Engagement Rate Google Analytics

Tỷ lệ tương tác cao đồng nghĩa nội dung hữu ích với người dùng

Engagement Rate cao cho thấy người dùng thực sự quan tâm đến nội dung của bạn và có khả năng trở thành khách hàng tiềm năng. Bạn có thể so sánh Engagement Rate trong các khoảng thời gian khác nhau để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch Marketing hoặc so sánh với đối thủ để biết mình đang đứng ở đâu.

Nhờ Engagement Rate, bạn có thể xác định những trang web có tỷ lệ tương tác thấp, tìm cách cải thiện nội dung, thiết kế hoặc cấu trúc để thu hút người dùng ở lại lâu hơn.

Trái ngược với Engagement Rate trên Google, Bounce Rate (tỷ lệ thoát) là tỷ lệ người dùng chỉ xem một trang duy nhất rồi rời đi. Nếu Engagement Rate cao, thì Bounce Rate sẽ thấp và ngược lại.

Tác dụng của chỉ số Engagement Rate trong quảng cáo

Khi đã hiểu rõ Engagement Rate là gì, chắc hẳn bạn cũng đã mường tượng ra vai trò của chúng đối với Digital Marketing, bao gồm quảng cáo. Trong các chiến dịch ads, Engagement Rate có những tác dụng sau:

  • Engagement Rate giúp bạn tối ưu hóa nội dung một cách hiệu quả. Chỉ cần phân tích những nội dung nào nhận được nhiều tương tác nhất, bạn có thể xác định được những yếu tố then chốt thu hút người dùng, chẳng hạn như định dạng video, độ dài bài viết, hay cách đặt tiêu đề. Từ đó, điều chỉnh nội dung để tạo ra những sản phẩm sáng tạo và hấp dẫn hơn, phù hợp với thị hiếu của khán giả.
  • Tỷ lệ tương tác là thước đo hiệu quả của chiến dịch. Chỉ số này cho thấy mức độ thành công của chiến dịch trong truyền tải thông điệp và tạo sự kết nối với khách hàng. Nhờ đó, bạn có thể đánh giá được hiệu quả của các chiến dịch khác nhau và đưa ra những điều chỉnh cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra.

Tác dụng của Engagement Rate

Tỷ lệ tương tác giúp bạn đo lường, tối ưu hiệu quả chiến dịch

  • Tỷ lệ tương tác giúp bạn hiểu rõ hơn đối tượng mục tiêu. Khi phân tích những người dùng tương tác nhiều nhất với nội dung của mình, bạn có thể xây dựng một chân dung khách hàng chi tiết, điều chỉnh chiến lược Marketing để nhắm đến đúng đối tượng mục tiêu nếu cần thiết.
  • Engagement Rate giúp chúng ta lựa chọn kênh truyền thông hiệu quả nhất. Khi so sánh tỷ lệ tương tác trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau (Social Engagement), bạn có thể xác định được những kênh nào đang mang lại hiệu quả cao nhất. Nhờ đó, bạn có thể tập trung đầu tư nguồn lực vào những kênh này để đạt được hiệu quả tối ưu.

Ngoài ra, tỷ lệ này còn đóng vai trò quan trọng khi cần tìm kiếm những người có tầm ảnh hưởng (KOL). Phân tích tỷ lệ tương tác của các Influencer sẽ giúp bạn tìm ra những đối tác phù hợp để hợp tác và quảng bá thương hiệu của mình.

Những yếu tố tác động đến Engagement Rate

Có rất nhiều yếu tố tác động đến tỷ lệ tương tác này, từ nội dung của bài đăng, hình thức trình bày cho đến các yếu tố bên ngoài như thời điểm đăng bài hay đặc điểm của đối tượng khán giả.

  • “Content is King”: Nội dung chất lượng, hấp dẫn, giải quyết được vấn đề của người dùng luôn thu hút được nhiều sự tương tác. Một bài viết hay video sáng tạo, hữu ích sẽ dễ dàng khiến người dùng dừng lại, đọc, xem và chia sẻ. Ngược lại, nội dung nhàm chán, không có giá trị sẽ nhanh chóng bị bỏ qua.
  • Hình thức trình bày: Cách bạn trình bày nội dung cũng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ tương tác. Một bài đăng với hình ảnh đẹp mắt, video sống động, hoặc Infographic trực quan sẽ thu hút sự chú ý của người dùng hơn so với một bài viết chỉ toàn chữ.

Yếu tố tác động đến tỷ lệ tương tác

Nội dung và hình thức là yếu tố tiên quyết giữ chân khách hàng tương tác

  • Thời điểm đăng bài: Thời điểm đăng bài cũng là một yếu tố quan trọng. Mỗi nền tảng mạng xã hội đều có những khung giờ vàng khác nhau, khi mà người dùng hoạt động tích cực nhất. Nếu bạn đăng bài vào những thời điểm này, khả năng bài đăng của bạn tiếp cận được nhiều người và nhận được nhiều tương tác sẽ cao hơn. Ví dụ khung giờ vàng Facebook là từ 7 - 8 giờ sáng, 11 - 13 giờ trưa, 19 - 22 giờ và sau 22 giờ khuya, trong khi đó, khung giờ vàng đăng bài Instagram lại là 10:00 đến 14:00, riêng thứ Ba và thứ Tư kéo dài đến 16:00…

Thời gian đăng bài Facebook

Thời điểm đăng bài cũng ảnh hưởng tỷ lệ tương tác

  • Tần suất đăng bài: Tần suất đăng bài cũng cần được cân nhắc. Đăng bài quá ít có thể khiến người dùng quên mất bạn, còn đăng bài quá nhiều lại có thể gây ra sự nhàm chán. Bạn cần tìm ra một tần suất đăng bài phù hợp để giữ chân người dùng mà không làm họ cảm thấy bị làm phiền. Ví dụ tần suất đăng bài Facebook phổ biến là 1-2 bài/ngày hoặc 3-5 bài/tuần, đối với website thì con số này rơi vào khoảng 2-4 bài/tuần…
  • Tương tác với người dùng: Tương tác với người dùng thông qua việc trả lời bình luận, tin nhắn là cách rất tốt để tăng mối quan hệ với khán giả và khuyến khích họ tương tác nhiều hơn.
  • Đặc điểm của đối tượng khán giả: Mỗi đối tượng khán giả sẽ có những sở thích, quan tâm khác nhau. Bạn cần hiểu rõ về đối tượng mục tiêu của mình để tạo ra những nội dung phù hợp và thu hút được sự chú ý của họ.
  • Các yếu tố bên ngoài: Bên cạnh những yếu tố kể trên, còn có nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ tương tác như các thuật toán của nền tảng mạng xã hội, các sự kiện đang diễn ra, hoặc các xu hướng đang hot.

Cải thiện Engagement Rate như thế nào?

Có rất nhiều cách giúp bạn cải thiện chỉ số Engagement Rate, trong đó các bí quyết được áp dụng nhiều nhất có thể kể đến như:

  • Hiểu rõ đối tượng: Phân tích dữ liệu bài đăng cũ để xác định nội dung hiệu quả và điều chỉnh chiến lược phù hợp.
  • Đặt mục tiêu rõ ràng: Xác định mục tiêu cụ thể và xây dựng kế hoạch hành động chi tiết. Ví dụ, bạn muốn tăng nhận biết thương hiệu, thu hút khách hàng mới, hay đơn giản chỉ là tạo ra một cộng đồng gắn kết? Sau khi xác định mục tiêu, hãy xây dựng một chiến lược chi tiết với những hành động cụ thể.
  • Tìm hiểu khách hàng: Sử dụng công cụ phân tích để hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu và tạo nội dung phù hợp. Đối tượng của bạn là ai? Họ quan tâm đến những gì? Trả lời tốt những câu hỏi này sẽ giúp bạn tạo ra những nội dung phù hợp và thu hút.
  • Tạo nội dung giá trị: Cung cấp thông tin hữu ích, giải quyết vấn đề cho khách hàng. Bạn có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, hoặc đơn giản chỉ là những câu chuyện thú vị… tùy vào insight khách hàng mục tiêu.
  • Tương tác thường xuyên: Trả lời bình luận, tin nhắn và tham gia các cuộc trò chuyện, giúp khách hàng cảm thấy được quan tâm, kết nối và gần gũi hơn.
  • Thể hiện tính cá nhân: Cho khách hàng thấy được “con người” đằng sau thương hiệu của bạn. Ví dụ những câu chuyện hậu trường hay những khoảnh khắc vui vẻ của đội ngũ…
  • Lên lịch đăng bài khoa học: Đăng bài đều đặn và đúng thời điểm sẽ giúp bạn duy trì sự hiện diện trên các nền tảng trực tuyến.
  • Đo lường và tối ưu hóa: Cuối cùng, hãy theo dõi hiệu quả và điều chỉnh chiến lược kịp thời để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cách cải thiện tỷ lệ tương tác

Tìm cách cải thiện tỷ lệ tương tác để hướng tới mục tiêu chung của chiến dịch

Cách theo dõi Engagement Rate trên Facebook và Google

Hầu hết các nền tảng mạng xã hội hiện nay đều cung cấp đủ công cụ quản lý cho người dùng thuận tiện theo dõi, kể cả “dân Marketer” cũng có khả năng đọc hiểu được.

Cách theo dõi Engagement Rate trên Facebook

Để theo dõi Engagement Rate trên Facebook, bạn chỉ cần thực hiện 3 bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Truy cập Facebook Insights: Đây là công cụ phân tích của Facebook cung cấp những thông tin chi tiết về hiệu suất của trang. Bạn có thể truy cập vào Insights trực tiếp từ trang Facebook của mình.
  • Bước 2: Xem chỉ số Engagement : Trong phần Insights, bạn sẽ tìm thấy các chỉ số về lượt thích, bình luận, chia sẻ, phản ứng của người dùng đối với mỗi bài đăng. Những chỉ số này chính là yếu tố cấu thành nên Engagement Rate.
  • Bước 3: Phân tích chi tiết: Bên cạnh việc xem tổng quan, bạn có thể phân tích chi tiết từng bài đăng để hiểu rõ hơn về đối tượng tương tác, thời điểm tương tác cao nhất và những nội dung nào được người dùng yêu thích nhất.

Cách theo dõi Engagement Rate của website trên Google

Bạn muốn biết người dùng tương tác với trang web của mình như thế nào? Hãy thêm hai số liệu quan trọng vào báo cáo Google Analytics: tỷ lệ tương tác và tỷ lệ thoát.

  • Bước 1: Đăng nhập vào Google Analytics và chọn báo cáo bạn muốn xem.
  • Bước 2: Tùy chỉnh báo cáo: Nhấp vào nút "Tùy chỉnh báo cáo" (nếu bạn có quyền admin).
  • Bước 3: Thêm số liệu Engagement Rate Google Analytics: Tìm đến phần "Số liệu" và nhập "Tỷ lệ tương tác" và "Tỷ lệ thoát".
  • Bước 4: Lưu báo cáo: Sau khi thêm xong, hãy lưu lại để xem kết quả.

Bây giờ, bạn đã có thể theo dõi tỷ lệ người dùng tương tác với nội dung của mình và tỷ lệ người dùng rời khỏi trang web ngay lập tức.

Hiểu rõ Engagement Rate không chỉ giúp bạn vẽ nên một bức tranh chân thực về đối tượng mục tiêu mà còn là nền tảng vững chắc để xây dựng các chiến lược Marketing hiệu quả và bền vững. Qua bài viết này, Stradex hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về các khái niệm Engagement Rate, Engagement trên Facebook là gì, Engagement Rate Google là gì, vai trò quan trọng của nó trong Marketing và cách thức tính toán phù hợp với từng chiến dịch cụ thể. Chúc bạn thành công!

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn