vi
en
menu

20 tháng 5, 2024

Bounce Rate là gì? Cách kiểm tra và tối ưu trên Google Analytics 4

Performance Marketing SEO

Bounce Rate vốn là một chỉ số quan trọng giúp Google đánh giá trang website, đồng thời giúp người quản lý website tìm ra các vấn đề về trải nghiệm người dùng nhằm cải thiện sự hiệu quả của trang web. Vậy cụ thể, ý nghĩa của chỉ số này là gì? Tỷ lệ thoát trang trên website bao nhiêu là tốt? Hãy cùng Stradex tìm hiểu rõ hơn ở dưới đây và chỉ ra một số cách giúp bạn tối ưu nhé!

Bounce Rate là gì?

Bounce Rate (Tỷ lệ thoát trang) là chỉ số được đo lường trên Google Analytic, nó đại diện cho tỷ lệ phần trăm người truy cập trang nhưng lại rời đi ngay sau đó mà không thực hiện bất kỳ tương tác nào khác.

Ví dụ: Trang website của bạn có tỷ lệ thoát trang là 41%. Điều này có nghĩa là trong khoảng 100 lượt truy cập trang thì có tới 41 người đọc chỉ lướt qua nội dung rồi thoát ra ngay và khoảng 59 người còn lại là ở lại đọc thêm các nội dung khác.

Bounce Rate

Chỉ số Bounce Rate có ý nghĩa gì đối với trang của bạn.

Trái ngược với Engagement Rate, tỷ lệ Bounce Rate là một chỉ số rất quan trọng mà Google thường dựa vào để đánh giá trải nghiệm của người dùng ở trên Website. Thông thường, nếu trang của bạn đang có tỷ lệ thoát cao, nghĩa là nội dung trang đang chưa được thu hút, chưa có khả năng giải quyết nhu cầu đọc của người truy cập. Ngược lại, lượt thoát trang thấp nghĩa là trang có nội dung tốt, đủ sự thu hút và khiến người đọc ở lại lâu hơn

Đây cũng có thể là một yếu tố giúp cho Google có thể đánh giá trải nghiệm người dùng khi truy cập website của bạn và ảnh hưởng đến thứ hạng khi xuất hiện trên kết quả tìm kiếm.

Bounce Rate bao nhiêu là tốt?

Nhìn chung các nhà phát triển website luôn muốn tỷ lệ này càng cao càng tốt. Bounce Rate được cho là hiệu quả chỉ nên dao động dưới 60%. Đặc biệt với các trang được tạo nên với mục đích kinh doanh, có một tỷ lệ thoát trang tốt sẽ là yếu tố giúp tăng khả năng chuyển đổi. Ngược lại, số lượt thoát trang cao có ảnh hưởng chất lượng trang đích và khiến Website bị tụt hạng.

Nhưng trên thực tế, mức “Bounce Rate chấp nhận được” trên mỗi trang website đều rất khác nhau. Điều này còn tùy thuộc vào từng loại nội dung hoặc mục đích khác nhau của trang web. Ở một số trang với dạng nội dung đặc thù, chẳng hạn như các trang quảng cáo sản phẩm, thường có tỷ lệ thoát cao (hơn 70%) nhưng vẫn được chấp nhận vì có thể đem đến doanh thu tốt. Đối với các trang thuần hết về nội dung thì cần phải cao hơn để có thể đảm bảo các nội dung được xuất hiện trước người dùng có sự thu hút và dẫn dắt người dùng.

Do đó, mỗi ngành nghề hay lĩnh vực đều có một tỷ lệ thoát trang trung bình khác nhau:

  • Retail Site (Trang bán lẻ) là 20 - 40%.
  • Landing Page là 70 - 90%.
  • Portals (Cổng thông tin điện tử) là 10 - 30%.
  • Service Sites là 10 - 30%.
  • Content Website là 40 - 60%.
  • Lead Generation là 30 - 50%.

bounce rate

Mức Bounce Rate trung bình nên ở dưới 60%, để đảm bảo tỷ lệ chuyển đổi trang.

Cách kiểm tra tỷ lệ Bounce Rate nhanh chóng

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để tính được tỷ lệ Bounce Rate của website. Về cơ bản, có 2 hướng để tính toán tỷ lệ này trên website của mình.

Cách tính Bounce Rate của 1 trang website

Công thức tính tỷ lệ Bounce Rate của 1 trang trên website được thực hiện như sau:

Bounce Rate = Tổng lượt thoát (Bounce)/Tổng số lần truy cập (Entrance)

 

Trong đó:

  • Bounce (lượt truy cập trang duy nhất) là số lượt truy cập chỉ xem 1 trang duy nhất, hoặc thoát trang ngay khi truy cập.
  • Entrance là tổng số lượng lượt truy cập vào trang.

Tỷ lệ Bounce Rate của một trang cụ thể hay một bài viết trên website cho phép chúng ta đánh giá được mức độ thu hút của từng nội dung đơn lẻ khác nhau. Đặc biệt đối với các chiến dịch chạy quảng cáo bằng landing page, chúng ta chỉ cần đánh giá hiệu quả của nội dung thông qua 1 trang duy nhất.

Công thức tính tỷ lệ Bounce Rate của toàn bộ website

Khác với tỷ lệ được tính trên 1 trang của website. Để tính tỷ lệ Bounce Rate của toàn bộ website, công thức sẽ bao quát số liệu tổng thể của toàn trang:

Bounce Rate trên toàn bộ website = Tổng lượt thoát (bounce)/Tổng lượt truy cập (entrance).

 

Trong đó: Tỷ lệ Bounce và Entrance đều được xét trên tổng tất cả các trang website và trong cùng một khoảng thời gian nhất định.

Tỷ lệ Bounce Rate của toàn bộ website sẽ cho chúng ta thấy được sự thay đổi chung của toàn thể website bởi vì nó lấy giá trị trung bình của tất cả các trang được theo dõi trên web để tính toán. Qua đó người quản lý website có thể đánh giá khách quan được hiệu suất của trang website thay vì tập trung vào từng trang nhỏ để theo dõi.

Yếu tố quyết định tỷ lệ thoát trang của website

Tỷ lệ thoát trang của website sẽ được quyết định dựa trên rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

  • Loại trang có quyết định rất lớn đến tỷ lệ thoát của người dùng. Các trang quảng cáo, Landing Page hoặc trang bán lẻ sản phẩm thường có tỷ lệ Bounce Rate khá cao. Ngược lại, các trang báo tin tức, Blog chia sẻ kiến thức, hoặc tài liệu lại có tỷ lệ Bounce rất thấp, do người dùng thường chủ động tìm đọc các trang này.
  • Nội dung trang càng chất lượng, với khả năng giải đáp nhu cầu tìm đọc thì tỷ lệ thoát càng thấp. Hãy nhớ rằng, mục đích duy nhất mà người dùng truy cập vào trang của bạn là vì họ đang tìm kiếm câu trả lời cho một vấn đề nào đó.
  • Thiết kế Website càng đẹp mắt và thân thiện thì người dùng sẽ càng muốn ở lại trang của bạn. Vậy nên, hãy đảm bảo rằng trang của bạn có nội dung rõ ràng, không chứa quá nhiều hình ảnh gây rối mắt, khiến người dùng cảm thấy khó chịu. 

tỷ lệ bounce rate

Các yếu tố quyết định đến tỷ lệ Bounce Rate trên trang của bạn.

Hướng dẫn xem tỷ lệ Bounce Rate trên Google Analytics 4

Có rất nhiều công cụ hỗ trợ chúng ta kiểm tra được tỷ lệ Bounce Rate của website. Trong đó Google Analytics là một trong những nền tảng tích hợp cùng với website được hầu như toàn bộ những người quản lý web sử dụng để theo dõi hiệu suất.

Để có thể xem được tỷ lệ thoát trang của website, trước hết cần phải đảm bảo rằng bạn đã có một website được liên kết với Google Analytics 4. Sau đó, các bạn có thể làm theo những bước dưới đây:

Bước 1: Tại giao diện chính của Google Analytics 4, chọn "Report" tại góc bên trái màn hình.

Truy cập báo cáo tổng

Bước 2: Tại danh mục, tại "Engagement", chọn "Pages and Screens: Page path and Screen class".

bounce rate google analytics là gì

Bước 3: Tại bảng báo cáo hiện ra thống kê các số liệu chi tiết về tỷ lệ thoát của từng trang khác nhau trên website. Sau đó tính tổng thể để ra được Bounce Rate của toàn trang.

Xem tỉ lệ Bounce Rate GA

Nguyên nhân Bounce Rate của website tăng cao

Nội dung chất lượng kém

Nội dung chất lượng kém là một trong những nguyên nhân chính khiến người dùng thoát khỏi trang của bạn. Vì, mọi người đều tìm kiếm và truy cập vào các trang web để tìm hiểu về một chủ đề cụ thể. Nếu nội dung của trang không giải quyết được nhu cầu tìm kiếm của người dùng, họ sẽ không ở lại, thay vào đó tìm kiếm một website khác có nội dung tốt hơn. 

Không chỉ thế, việc trang của bạn có chứa nhiều quảng cáo, thông tin nhàm chán, không chính xác, hay bố cục bị sắp xếp lộn xộn cũng sẽ khiến người dùng cảm thấy thất vọng và thoát khỏi trang.

cách tính bounce rate

Nội dung chất lượng kém là lý do chính khiến tỷ lệ Bounce cao.

Trải nghiệm người dùng kém

Người dùng thường ra quyết định có ở lại trang của bạn chỉ trong vòng vài giây. Bởi, ngoại trừ trang của bạn, họ còn hàng ngàn bài viết khác với nội dung tương tự có thể tham khảo. 

Vì vậy, nếu các yếu tố liên quan đến trải nghiệm người dùng, như bố cục, thiết kế hình ảnh, màu sắc của trang, hay tốc độ tải website không được thực hiện tốt, chắc chắn tỷ lệ Bounce Rate rất cao. 

Hãy thiết kế trang một cách trực quan, đơn giản hóa các bố cục hình ảnh và nội dung để đảm bảo trải nghiệm người dùng. 

bounce rate google analytics là gì

Tỷ lệ Bounce Rate cao một phần là do trải nghiệm đọc trên trang không tốt.

Lỗi kỹ thuật

Trong trường hợp tỷ lệ thoát trang của bạn đột nhiên cao bất thường thì có thể liên quan đến lỗi kỹ thuật. Các lỗi này khiến người dùng khó truy cập trang. Trong đó, ta có một số lỗi khá thường gặp như lỗi URL khiến trang bị điều hướng sai, lỗi tên miền (Domain) khiến trang không thể tải, hay JavaScript bị trục trặc, PlugIn bị hỏng,....

Những lỗi này có thể tồn tại trên trang web của bạn từ rất lâu mà bạn không hề biết về chúng. Mãi cho đến khi tỷ lệ Bounce Rate tăng bất thường.

Vì lý do này, nếu nhận thấy tỷ lệ thoát của trang bỗng nhiên cao, hãy xem lại trang để phát hiện và xử lý các lỗi kịp thời.

bounce rate cao có ảnh hưởng chất lượng trang đích

Tỷ lệ Bounce Rate cao do trang gặp lỗi kỹ thuật.

Trường hợp lượt truy cập không được tính Bounce Rate là gì?

Về cơ bản, Google sẽ xác nhận các lượt truy cập duy nhất dựa trên số GIF Request được gửi về. Nếu lượt truy cập đó có nhiều hơn 1 GIF Request, thì đó sẽ không được tính là truy cập duy nhất. Để cụ thể hơn, dưới đây là 4 trường hợp lượt truy cập không được tính vào tỷ lệ Bounce Rate mà bạn có thể biết.

Event Tracking

Trường hợp đầu tiên mà Google Analytics không tính Bounce Rate là khi người dùng truy cập website của bạn, và có khởi động một sự kiện thông qua Event Tracking Code, sau đó thoát trang mà không có truy cập vào các trang khác.

Ví dụ, người truy cập vào trang của bạn và nhấn xem Video qua Event Tracking Code và sau đó thoát ra. 

Lý do khiến GA không coi đây là lượt truy cập duy nhất là vì đã có 2 GIF Request được gửi về trên cùng một Session. Vì vậy, việc cài thêm Event Tracking Code trên trang có thể giúp mức Bounce Rate giảm đáng kể.

cách giảm bounce rate

Các trường hợp lượt truy cập không bị tính vào Bounce Rate Google Analytics

Social Interactions Tracking

Trường hợp người dùng truy cập vào website của bạn và thực hiện một Social Interaction Tracking trên trang thông qua mã theo dõi phân tích xã hội, sẽ không được tính vào Bounce Rate. Kể cả khi người dùng không truy cập vào trang nào sau đó.

Ví dụ, người dùng truy cập website của bạn để đọc bài Blog, sau đó thả cảm xúc, nhấn Like, theo dõi, hoặc chia sẻ nó qua nút “Share”,... sẽ không được tính là lần truy cập duy nhất. 

Bởi, Google đã nhận được 2 GIF Request trên cùng một Session. Bao gồm 1 mã theo dõi GA để gửi dữ liệu View Page, còn 1 mã để gửi dữ liệu tương tác xã hội.

cách giảm bounce rate

Social Interactions Tracking trên website.

Sự kiện được theo dõi tự động thực hiện (Tracked Event)

Các trường hợp Tracked Event tự động thực hiện vào mỗi lần trang được truy cập thì lượt truy cập đó cũng sẽ không được tính vào Bounce Rate. Do, Google đã nhận được nhiều hơn 1 GIF Request khi Tracker Event tự thực hiện.

Ví dụ, nếu bạn truy cập một website mà khi tải xong, các video trên trang đó tự động chạy, thông qua mã theo dõi sự kiện, thì Google sẽ tự xác nhận là có 2 yêu cầu GIF được thực hiện. Trong đó, gồm 1 yêu cầu được gửi bởi Google Analytics và một yêu cầu được gửi theo mã theo dõi sự kiện.

bounce rate cao có ảnh hưởng chất lượng trang đích

Tracked Events tự động thực hiện cũng sẽ không được tính vào tỷ lệ thoát trang.

Trùng nhiều GATC trên trang web

Nếu trang website có chứa nhiều hơn là một GATC (ví dụ như 1 mã theo dõi đặt ở Header và 1 đặt ở Footer) thì mọi lượt truy cập đều sẽ có ít nhất 2 GIF Request. Các lượt Request này đều được xác nhận bởi Google. Do đó, trang sẽ luôn đảm bảo tỷ lệ Bounce Rate thấp.

bounce rate google analytics là gì

Đặt thêm GATC vào Header để giảm thiểu tỷ lệ thoát trang.

Một số cách giúp giảm chỉ số Bounce Rate

Tùy theo mỗi vấn đề mà trang đang gặp phải mà các SEO-er sẽ có rất nhiều cách giảm Bounce Rate khác nhau. Nhưng nhìn chung, chúng ta sẽ có một số cách tối ưu Bounce Rate như sau:

Ngưng kéo Traffic từ các nguồn kém chất lượng

Traffic giá trị thấp, hay Traffic kéo từ những nguồn kém chất lượng là một lý do lớn khiến trang của bạn bị tăng tỷ lệ Bounce Rate. Do vậy, để tạo ra một lượng Traffic chất lượng hơn, bạn nên:

  • Chọn lọc các hội nhóm, trang mạng xã hội có lượt tương tác tốt, với phần lớn thành viên đều thuộc tệp khách hàng tiềm năng của bạn.
  • Tối ưu nội dung website, viết Content hướng tới người đọc nhiều hơn.
  • Thiết lập thêm các mục PPC (Pay Per Click) phù hợp, không chèn quảng cáo vô tổ chức, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm đọc.
  • Hạn chế tạo Backlink từ các cộng đồng, Forum, hay các trang web kém chất lượng và không liên quan đến website của mình.

cách tính bounce rate

Hãy chọn nguồn Traffic chất lượng cho trang của bạn.

Tối ưu tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang quá chậm là một lý do lớn khiến nhiều người dùng thoát khỏi trang của bạn ngay lập tức, mà không cần theo dõi bất kỳ nội dung gì. Các lỗi tải trang chậm này thường xảy ra, do dung lượng ảnh quá cao, sử dụng theme quá nặng, lỗi Cache, Hosting chất lượng kém, hoặc chưa tối ưu dữ liệu. Do vậy, hãy kiểm tra lại xem trang của bạn thường xuyên, để tìm kiếm và xử lý các vấn đề này thật sớm.

tỷ lệ bounce rate

Cải thiện tốc độ tải trang để giảm tỷ lệ thoát.

Phát triển nội dung chất lượng

Nội dung luôn là một trong những yếu tố quan trọng giúp giữ chân người đọc. Vậy nên, hãy đảm bảo Content Website được triển khai tốt, với nội dung thu hút, lôi cuốn, đảm bảo tính chính xác và hướng tới người đọc nhé. 

Bên cạnh đó, cùng lúc với việc tối ưu chất lượng Content thì SEO-er cũng nên tạo thêm mục Table of Content, Breadcrumb, và Anchor Text một cách hợp lý để người đọc dễ theo dõi các nội dung trên trang của bạn.

bounce rate

Hãy đảm bảo các nội dung trên trang có khả năng giải quyết và hướng tới người đọc.

Sử dụng Pop-up hợp lý và hạn chế quảng cáo

Thực tế thì các mẫu quảng cáo và cửa sổ Pop-up thường gây khá nhiều ảnh hưởng đến trải nghiệm đọc của người dùng. Đặc biệt là khi chúng đột nhiên hiện lên và che mất nội dung quan trọng mà họ đang tìm hiểu. Do vậy, hãy cân nhắc kỹ trước khi thêm các mục quảng cáo, hoặc Pop-up trên trang. 

bounce rate

Cân nhắc kỹ khi đặt quảng cáo, Pop-up trên trang.

Tích hợp thêm Page Level Survey

Page Level Survey là một công cụ cho phép bạn thêm các nút Like/ Dislike/ Hate vào cuối trang của mình. Mục đích của việc sử dụng công cụ này là giúp doanh nghiệp có thêm nhiều phản hồi từ người dùng, để dựa vào đó tối ưu các vấn đề còn hạn chế.

Đồng thời, các đánh giá này cũng có thể gửi GIF Request về cho Google, qua đó giúp trang của bạn giảm tỷ lệ Bounce Rate.

bounce rate là gì

Tích hợp thêm Page Level Survey để nhận đánh giá của người đọc.

Dùng Virtual Pageview/ Event Tracking khi tạo nội dung trên Ajax/ Flash

Nếu website của bạn được phát triển trên Ajax/ Flash, hệ thống này sẽ giới hạn mọi hoạt động tương tác của người dùng (như Click vào ảnh, Internal Link, xem Video,...) đều chỉ diễn ra trên 1 trang duy nhất. 

Điều này làm tăng tỷ lệ Bounce Rate một cách đáng kể. Thậm chí, nhiều trang tạo trên Ajax/ Flash còn có tỷ lệ thoát lên tới 100%. Với những trang web như này, SEO-er nên sử dụng thêm Event Tracking hoặc Virtual Pageview, để điều chỉnh lại số GIF Request gửi về.

Kết luận

Trên đây là những thông tin Stradex đã tổng hợp được để giải thích với bạn về tỷ lệ Bounce Rate. Có thể nói, tỷ lệ thoát trang là chỉ số rất quan trọng giúp bạn đánh giá trải nghiệm của người dùng, qua đó đưa ra được những quyết định giúp chúng ta thay đổi và cải thiện website của mình. Mong những thông tin vừa rồi đã giúp cho các bạn có thêm những kiến thức mới trong việc quản lý và xây dựng website.

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn