vi
en
menu

16 tháng 9, 2024

Bí quyết xây dựng câu chuyện thương hiệu khác biệt

Brand Marketing

Để thương hiệu tạo được ấn tượng với khách hàng thì một trong những cách thức truyền tải nhanh nhất chính là kể chuyện. Đó cũng là lý do khiến việc xây dựng Brand Story - câu chuyện thương hiệu trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp. Vậy chính xác thì câu chuyện thương hiệu là gì? Làm sao để tạo ra câu chuyện thú vị, hấp dẫn? Bài viết dưới đây của Stradex sẽ bật mí cho bạn. Cùng xem ngay nhé!

Brand Story là gì? Ví dụ về câu chuyện thương hiệu

Câu chuyện thương hiệu (Brand Story) là câu chuyện đặc trưng, kể về những sự kiện đánh dấu quá trình hình thành và phát triển của một thương hiệu. Câu chuyện này có thể là nguồn gốc thành lập, hành trình theo đuổi mục tiêu hay giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh, bản sắc thương hiệu. 

Một Brand Story độc đáo không chỉ đơn thuần là kể về thương hiệu, mà còn phải được xây dựng một cách chỉn chu, cẩn thận. Bởi thông qua Brand Story, khách hàng có thể biết thương hiệu là ai, hoạt động trong lĩnh vực nào, đại diện cho điều gì. Đây cũng là cách hữu hiệu để thương hiệu tạo ấn tượng sâu sắc và kết nối cảm xúc với khách hàng.

Ví dụ về câu chuyện thương hiệu của Apple và Steve Jobs - người sáng lập ra thương hiệu này. Đó là một người đàn ông, cùng bạn thân của mình đã tạo dựng nên thương hiệu công nghệ giá trị nhất thế giới từ chiếc gara của bố mẹ khi mới 20 tuổi. Sau những cố gắng không ngừng, trải qua vô vàn thử thách, từ công ty chỉ có 2 thành viên, Apple trở thành công ty trị giá hơn 500 tỷ USD như ngày nay. 

Hay ví dụ về cách xây dựng câu chuyện thương hiệu của Nike. Thương hiệu t này lúc mới thành lập có tên là Blue Ribbon Sport - chuyên phân phối giày Onitsuka Tiger (Nhật Bản). Với tài kinh doanh của Phil Knight và uy tín của huấn luyện viên chạy bộ Bill Bowerman, đến năm 1971, công ty chấm dứt hợp đồng với Onitsuka Tiger, đổi tên thành Nike và bắt đầu tập trung sản xuất các sản phẩm của riêng mình.

Đến nay, Nike đã trở thành một nhà sản xuất giày thể thao hàng đầu thế giới với nhiều dòng sản phẩm như Air Force 1, Air Jordan, Air Max, Flyknit,... Đồng thời còn cung cấp quần áo, phụ kiện và trang bị thể thao cao cấp, mang dấu ấn thương hiệu.

Câu chuyện thương hiệu là gì? Câu chuyện thương hiệu là gì? 

>>> Xem thêm: Storytelling - Nghệ thuật tạo câu chuyện cuốn hút, đáng nhớ

Vì sao câu chuyện thương hiệu lại quan trọng?

Trong thời đại kỹ thuật số, các phương pháp tiếp thị truyền thống dần bộc lộ những hạn chế nhất định, khó duy trì khả năng thu hút và tạo liên kết với khách hàng như thời kỳ trước. Lúc này, kể chuyện thương hiệu trở thành một trong những công cụ tiếp thị mạnh mẽ để doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng. Cụ thể, một số lý do khiến việc xây dựng Brand Story trở nên quan trọng gồm:

  • Thu hút khách hàng mới: Một thương hiệu có câu chuyện hấp dẫn dễ thu hút và khiến khách hàng ghi nhớ tốt hơn so với một thương hiệu không có gì cả. 
  • Phát triển niềm tin và giữ chân khách hàng: Bằng cách nhân cách hóa thương hiệu, xây dựng câu chuyện ấn tượng, dễ hiểu, dễ ghi nhớ, doanh nghiệp có thể tạo ấn tượng tốt và củng cố niềm tin của khách hàng.
  • Thúc đẩy doanh số bán hàng: Những câu chuyện về thương hiệu có sức thuyết phục cao, chạm đến cảm xúc của khách hàng sẽ giúp kích thích họ mua hàng của doanh nghiệp.
  • Tăng cường Marketing truyền miệng: Nếu câu chuyện đủ hấp dẫn, khách hàng sẽ sẵn sàng chia sẻ nó đến với gia đình, bạn bè. Cách tiếp thị truyền miệng tích cực này cực kỳ có giá trị, giúp doanh nghiệp thu hút thêm nhiều khách hàng mới và gia tăng doanh số.
  • Tạo nên sự khác biệt trên thương trường: Khác biệt chính là mấu chốt giúp thương hiệu tạo được lợi thế trên thị trường đầy cạnh tranh. Và Brand Story sẽ là yếu tố giúp doanh nghiệp làm được điều này. Khách hàng dễ dàng ghi nhớ những thương hiệu có câu chuyện ấn tượng. Từ đó giúp thương hiệu trở nên đặc biệt và nổi bật giữa đám đông.

Theo nghiên cứu của Paul J. Zak đã chỉ ra rằng khi con người đọc một câu chuyện chạm đến cảm xúc thì tuyến yên trong cơ thể sẽ tiết ra oxytocin. Đây là một loại hormone đặc biệt, còn được gọi là “hormone tình yêu”. Hormone này sẽ giúp cơ thể cảm thấy vui vẻ, giảm căng thẳng, tâm trạng phấn chấn và gia tăng sự gắn kết. 

Do đó, thương hiệu nên xây dựng những câu chuyện thú vị, bám sát tâm lý người đọc để kích thích hoạt động não bộ của khách hàng. Từ đó họ sẽ có cảm giác tin tưởng hơn về thương hiệu, sẵn sàng đưa ra quyết định mua các sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. 

Brand Story là yếu tố giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng

Brand Story là yếu tố giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân khách hàng

Cách xây dựng câu chuyện thương hiệu chạm tới trái tim khách hàng

Để tạo ra một câu chuyện về thương hiệu ấn tượng với khách hàng không hề dễ dàng. Công việc này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải khéo léo trong việc lồng ghép câu từ, tình tiết một cách hợp lý, logic nhưng vẫn khơi gợi được cảm xúc. Sau đây là cách viết câu chuyện thương hiệu mà doanh nghiệp có thể tham khảo.

Bước 1: Xác định lợi thế cạnh tranh

Dù là doanh nghiệp vừa và nhỏ hay doanh nghiệp có quy mô toàn cầu thì khi xây dựng Brand Story cũng phải bắt đầu tư khách hàng mục tiêu và lợi thế cạnh tranh. Bởi Brand Story cần xuất phát từ nhu cầu thực của khách hàng, thay vì chỉ hô hào những sứ mệnh to lớn mà xa rời với thực tế. 

Doanh nghiệp có thể tìm hiểu về insight khách hàng nhu cầu của khách hàng mục tiêu bằng cách nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu hay tương tác với họ qua các kênh truyền thông. Sau đó sẽ đóng vai trò giải quyết các nhu cầu này thông qua đặc tính ưu việt của sản phẩm.Nghiên cứu thị trường, đối thủ và khả năng của doanh nghiệp để tìm ra lợi thế cạnh tranh

Nghiên cứu thị trường, đối thủ và khả năng của doanh nghiệp để tìm ra lợi thế cạnh tranh

Có thể lấy ví dụ về case study của Coca-Cola để thấy được cách thương hiệu này xác định lợi thế cạnh tranh như thế nào. Người tạo ra loại thức uống Coca-Cola là dược sĩ John Styth Pemberton, mục đích là để tạo sự sảng khoái, chống đau đầu, mệt mỏi. Còn người xây dựng và phát triển thương hiệu là Robinson. 

Năm 1888, Robinson bán lại quyền sở hữu Coca-Cola cho Asa Candler. Đến năm 1892 thì công ty Coca-Cola chính thức được thành lập và đăng ký bản quyền nhãn hiệu. 

Chúng ta đều biết, Coca-Cola là thương hiệu nước giải khát có sản lượng tiêu thụ thuộc top đầu trên thế giới. Trong suốt quá trình phát triển, thương hiệu này luôn duy trì được vị thế và tên tuổi trên thị trường. Một số bí quyết mang lại lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu Coca-Cola:

  • Công thức pha chế tối mật: Coca-Cola sau khi hoàn thiện công thức pha chế với soda đã giữ nguyên công thức này mãi về sau và được bảo mật tuyệt đối. Khi khoa học đã phát triển thì công thức của Coca-Cola vẫn không thể được xác định đúng hoàn toàn.
  • Sự tự tin: Coca-Cola luôn thể hiện rõ ràng sự tự tin của mình thông qua các khẩu hiệu quảng cáo. Điển hình như “Sáu triệu một ngày”,, “Luôn luôn là Coca-Cola”, “Cái bạn muốn là một chai Coke”,...
  • Tính xác thực: Mặc dù trên thị trường đã tồn tại những loại thức uống có hương vị cola hay sự ra đời của đối thủ nặng ký Pepsi-Cola, Coca-Cola vẫn giữ vị thế là thức uống cola đích thực nhất.
  • Mẫu chai độc quyền: Asa Candler đã mở một cuộc thi thiết kế mẫu chai đựng với quy mô quốc tế để tìm ra mẫu chai độc đáo, không thể nhầm lẫn với đối thủ. Kết quả là công ty Root Glass Company đã giành chiến thắng với mẫu chai hình quả Cacao. Mặc dù sau này, chai thủy tinh đã thay bằng chai nhựa nhưng công ty vẫn tiếp tục quảng bá mẫu chai Coke như biểu tượng của mình
  • Khả năng kết nối cảm xúc: Người tiêu dùng luôn có cảm giác hạnh phúc, lạc quan khi uống Coca-Cola. Đây cũng chính là chìa khóa vàng giúp Coca-Cola truyền cảm hứng, gắn kết mọi người lại với nhau, bất kể địa lý lẫn văn hóa.

Hơn 130 năm thành lập, Coca-Cola vẫn giữ được lợi thế cạnh tranh hàng đầu thế giới

Hơn 130 năm thành lập, Coca-Cola vẫn giữ được lợi thế cạnh tranh hàng đầu thế giới

Bước 2: Xác định thông điệp chính muốn truyền tải trong Brand Story

Doanh nghiệp có thể xác định thông điệp chính - Key Message muốn truyền tải trong câu chuyện thương hiệu bằng cách trả lời 4 câu hỏi “Who - What - Why - How”. Cụ thể:

  • Who: Doanh nghiệp là ai? Có giá trị gì? Muốn khách hàng nhìn nhận về doanh nghiệp như thế nào?...
  • What: Sản phẩm của doanh nghiệp là gì? Có tính năng ưu việt nào? Điểm gì tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường?...
  • Why: Tại sao doanh nghiệp tồn tại? Điều gì thúc đẩy doanh nghiệp?... Mục đích là để truyền cảm hứng cho khách hàng, cho họ thấy doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là bán hàng, mà còn mang tới những sứ mệnh cao cả hơn.
  • How: Sản phẩm của doanh nghiệp được sản xuất như thế nào? Quy trình ra sao? Có những công nghệ, máy móc tối tân gì?...

Xác định thông điệp cốt lõi của doanh nghiệp bằng cách trả lời 4 câu hỏi Who - What - Why - How

Xác định thông điệp cốt lõi của doanh nghiệp bằng cách trả lời 4 câu hỏi Who - What - Why - How 

Quay lại phân tích ví dụ về cách xây dựng câu chuyện thương hiệu của Coca-Cola, chúng ta có thể trả lời 4 câu hỏi này như sau:

  • Who: Coca-Cola là một thương hiệu nước giải khát uy tín, chất lượng sản phẩm tốt, có hương vị độc đáo với công thức sản xuất bí truyền. Mục tiêu chính là trở thành thương hiệu đồ uống giải khát số 1 thế giới, mang đến hạnh phúc, niềm vui và sự sảng khoái cho mọi người trên toàn cầu.
  • What: Coca-Cola đáp ứng đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng, sản xuất các loại nước giải khát có ga, gồm Coca-Cola, Sprite, Fanta, Schweppes và các loại nước ép, trà, cà phê. Thương hiệu sở hữu công thức pha chế nước giải khát độc quyền, mang đến sự khác biệt và khẳng định chất lượng sản phẩm, củng cố vị thế trên thương trường.
  • Why: Ban đầu, Coca-Cola được tạo ra với mục đích chống đau đầu, mệt mỏi, tăng sự tỉnh táo. Tình cờ, một nhân viên quán ba đã nhầm lẫn khi pha siro Coca-Cola với nước soda. Và chính sự nhầm lẫn này đã thực sự tạo nên loại nước giải khát Coca-Cola chinh phục người tiêu dùng.
  • How: Tính đến hiện tại, công thức của Coca-Cola vẫn là bí mật thương mại. Công ty Coca-Cola sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất chất lỏng cô đặc. Sau đó bán cho nhà máy đóng chai để tiếp tục hoàn thiện sản phẩm.

Quay lại phân tích ví dụ về cách xây dựng câu chuyện thương hiệu của Coca-Cola, chúng ta có thể trả lời 4 câu hỏi này như sau: Who: Coca-Cola là một thương hiệu nước giải khát uy tín, chất lượng sản phẩm tốt, có hương vị độc đáo với công thức sản xuất bí truyền. Mục tiêu chính là trở thành thương hiệu đồ uống giải khát số 1 thế giới, mang đến hạnh phúc, niềm vui và sự sảng khoái cho mọi người trên toàn cầu. What: Coca-Cola đáp ứng đa dạng nhu cầu của người tiêu dùng, sản xuất các loại nước giải khát có ga, gồm Coca-Cola, Sprite, Fanta, Schweppes và các loại nước ép, trà, cà phê. Thương hiệu sở hữu công thức pha chế nước giải khát độc quyền, mang đến sự khác biệt và khẳng định chất lượng sản phẩm, củng cố vị thế trên thương trường. Why: Ban đầu, Coca-Cola được tạo ra với mục đích chống đau đầu, mệt mỏi, tăng sự tỉnh táo. Tình cờ, một nhân viên quán ba đã nhầm lẫn khi pha siro Coca-Cola với nước soda. Và chính sự nhầm lẫn này đã thực sự tạo nên loại nước giải khát Coca-Cola chinh phục người tiêu dùng. How: Tính đến hiện tại, công thức của Coca-Cola vẫn là bí mật thương mại. Công ty Coca-Cola sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất chất lỏng cô đặc. Sau đó bán cho nhà máy đóng chai để tiếp tục hoàn thiện sản phẩm.

Coca-Cola được pha chế theo công thức bí truyền và đến nay vẫn là bí mật thương mại

Bước 3: Xây dựng câu chuyện thương hiệu cho doanh nghiệp

Muốn xây dựng Brand Storytelling độc đáo, doanh nghiệp cần phải lưu ý đến 2 yếu tố sau:

  • Bắt đầu với “Why” để khơi gợi cảm xúc, sau đó mới thực hiện điều hướng hoặc tăng nhận thức của khách hàng.
  • Sáng tạo câu chuyện dựa trên các bộ khung cơ bản như Origin Story (tường thuật lại lịch sử, sứ mệnh của doanh nghiệp, đồng thời thể hiện cam kết với cộng đồng, xã hội), The Hero’s Journey (mô tả hành trình của nhân vật chính trải qua các thử thách, sau khi nhận được sự trợ giúp của sản phẩm thì thay đổi lối sống, suy nghĩ để trở thành con người tốt hơn),...

Trong hơn một thế kỷ, Coca-Cola vẫn luôn xây dựng và truyền tải câu chuyện thương hiệu về sự hạnh phúc và sảng khoái khi sử dụng sản phẩm. Câu chuyện thương hiệu nhấn mạnh rằng Coca-Cola không chỉ là một loại đồ uống giải khát, mà còn tượng trưng cho niềm vui, sự kết nối và sự lạc quan. 

Các yếu tố chính của một Brand Story hấp dẫn Muốn tạo ra một Brand Story hấp dẫn, chạm đến cảm xúc của người nghe thì cần có những yếu tố sau đây: Có ý nghĩa: Câu chuyện của doanh nghiệp cần đảm bảo đầy đủ ý nghĩa và mục đích truyền tải đằng sau nó, thay vì chỉ kể về những thông tin bao quát bên ngoài như lịch sử thành lập, quá trình phát triển. Phải đơn giản: Brand Story phải có nội dung đơn giản, dễ hiểu, không nên bao hàm quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành sâu xa. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng khách hàng mục tiêu của mình có thể nắm bắt được cốt lõi câu chuyện. Ý tưởng triển khai mạch lạc, rõ ràng: Doanh nghiệp phải tiến hành lên ý tưởng trước khi viết một nội dung hoàn chỉnh. Các ý trong câu chuyện phải thể hiện đầy đủ những gì doanh nghiệp đang muốn kể, trình bày đôi nét về thương hiệu như doanh nghiệp là ai, lĩnh vực hoạt động là gì,... Bố cục câu chuyện chặt chẽ: Trước khi viết một câu chuyện hoàn chỉnh, doanh nghiệp cần thiết lập bố cục chặt chẽ, đảm bảo thống nhất nội dung xuyên suốt câu chuyện. Từ đó hình ảnh thương hiệu luôn đạt chuẩn, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khách hàng. Nội dung hấp dẫn: Khi có một nội dung câu chuyện lôi cuốn, đặc biệt sẽ giúp thương hiệu nổi bật trước đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ dẫn dắt khách hàng đến gần hơn với thương hiệu. Cuối cùng, thương hiệu nhận được tình cảm từ khách hàng, họ sẽ sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ các thông điệp mà bạn truyền tải. Phản ánh đúng sự thật: Doanh nghiệp không nên cường điệu hóa Brand Story của mình, cũng như không cung cấp những câu chuyện sai lệch đến khách hàng. Những nội dung truyền tải phải chính xác, đúng với sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị thương hiệu đang hướng đến. Nhờ vào những lời chia sẻ chân thực mà thương hiệu có được những khách hàng đúng nghĩa. Câu chuyện gần gũi, chạm đến cảm xúc của từng cá nhân: Mỗi một Brand Story đưa ra luôn phải tạo cảm giác gần gũi, gắn bó với người đọc. Doanh nghiệp phải đặt bản thân mình vào vị trí của khách hàng để có thể thấu cảm và tạo nên những khoảnh khắc tuyệt vời, chạm đến trái tim người nghe.

Coca-Cola luôn thể hiện là sản phẩm mang đến sự hạnh phúc và sự kết nối

Bước 4: Truyền thông câu chuyện đến công chúng

Một Brand Story ý nghĩa, ấn tượng cần được truyền thông một cách thống nhất, hiệu quả để xây dựng mối quan hệ dài hạn với khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp cần tránh truyền thông rời rạc, mang tính cảm tính và xa rời với câu chuyện thương hiệu của mình.

Điển hình như Coca-Cola, bắt đầu từ năm 1886, sau hơn một thế kỷ, Coca Cola đã có mặt tại 200 quốc gia, cùng hơn 30.000 công nhân trên khắp thế giới để sản xuất sản phẩm. Sản lượng tiêu thụ mỗi ngày của Coca Cola lên đến 2 tỷ suất, biến thương hiệu trở thành cái tên nằm trong top đầu của ngành giải khát toàn thế giới. 

Một phần thành công này phải kể đến những chiến lược truyền thông câu chuyện ấn tượng của Coca Cola.

  • Chiến lược sản phẩm: Coca Cola tập trung đa dạng hóa các sản phẩm nước giải khát, bao gồm nước giải khát có ga, trà, cà phê, nước lọc, nước ép trái cây, nước thể thao, nước tăng lực. Hiện tại, Coca Cola vẫn không ngừng phát triển danh mục sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Chiến lược truyền thông: Coca Cola đã tạo ra những chiến dịch vang đội, đáng chú ý như chiến dịch "Share a coke" đã cá nhân hóa các chai Coca-Cola bằng cách ghi tên của mọi người. Hay chiến dịch “A Recipe For Magic” kết hợp cùng Gigi Hadid, khuyến khích mọi người cùng nhau kết nối, chia sẻ và tận hưởng niềm vui trong bữa ăn với Coca-Cola. Thương hiệu tập trung vào bầu không khí và kết nối con người qua những khoảnh khắc ấm cúng trên bàn ăn.
  • Hoạt động Brand Marketing: Coca Cola sử dụng đa dạng kênh truyền thông để quảng bá sản phẩm, cũng như câu chuyện thương hiệu, bao gồm quảng cáo truyền hình, OOH, mạng xã hội, sự kiện,...

Chiến dịch "Share a coke” tạo nên thành công vang dội cho Coca-Cola

Chiến dịch "Share a coke” tạo nên thành công vang dội cho Coca-Cola

Các yếu tố chính của một Brand Story hấp dẫn

Muốn tạo ra một Brand Story hấp dẫn, chạm đến cảm xúc của người nghe thì cần có những yếu tố sau đây:

  • Có ý nghĩa: Câu chuyện của doanh nghiệp cần đảm bảo đầy đủ ý nghĩa và mục đích truyền tải đằng sau nó, thay vì chỉ kể về những thông tin bao quát bên ngoài như lịch sử thành lập, quá trình phát triển.
  • Phải đơn giản: Brand Story phải có nội dung đơn giản, dễ hiểu, không nên bao hàm quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành sâu xa. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng khách hàng mục tiêu của mình có thể nắm bắt được cốt lõi câu chuyện.
  • Ý tưởng triển khai mạch lạc, rõ ràng: Doanh nghiệp phải tiến hành lên ý tưởng trước khi viết một nội dung hoàn chỉnh. Các ý trong câu chuyện phải thể hiện đầy đủ những gì doanh nghiệp đang muốn kể, trình bày đôi nét về thương hiệu như doanh nghiệp là ai, lĩnh vực hoạt động là gì,...
  • Bố cục câu chuyện chặt chẽ: Trước khi viết một câu chuyện hoàn chỉnh, doanh nghiệp cần thiết lập bố cục chặt chẽ, đảm bảo thống nhất nội dung xuyên suốt câu chuyện. Từ đó hình ảnh thương hiệu luôn đạt chuẩn, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng khách hàng.
  • Nội dung hấp dẫn: Khi có một nội dung câu chuyện lôi cuốn, đặc biệt sẽ giúp thương hiệu nổi bật trước đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ dẫn dắt khách hàng đến gần hơn với thương hiệu. Cuối cùng, thương hiệu nhận được tình cảm từ khách hàng, họ sẽ sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ các thông điệp mà bạn truyền tải.
  • Phản ánh đúng sự thật: Doanh nghiệp không nên cường điệu hóa Brand Story của mình, cũng như không cung cấp những câu chuyện sai lệch đến khách hàng. Những nội dung truyền tải phải chính xác, đúng với sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị thương hiệu đang hướng đến. Nhờ vào những lời chia sẻ chân thực mà thương hiệu có được những khách hàng đúng nghĩa.
  • Câu chuyện gần gũi, chạm đến cảm xúc của từng cá nhân: Mỗi một Brand Story đưa ra luôn phải tạo cảm giác gần gũi, gắn bó với người đọc. Doanh nghiệp phải đặt bản thân mình vào vị trí của khách hàng để có thể thấu cảm và tạo nên những khoảnh khắc tuyệt vời, chạm đến trái tim người nghe.

Brand Story cần khơi gợi được cảm xúc của khách hàng

Brand Story cần khơi gợi được cảm xúc của khách hàng

 

>>> Tìm hiểu thêm: 8 bí kíp thực hiện Visual Storytelling nổi bật, hiệu quả

Kết luận 

Trên thị trường đầy cạnh tranh, câu chuyện thương hiệu là vũ khí giúp doanh nghiệp thể hiện sự khác biệt. Câu chuyện càng hấp dẫn, càng ấn tượng thì càng dễ chạm đến cảm xúc và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ câu chuyện thương hiệu là gì và cách viết câu chuyện thương hiệu thu hút, chạm tới trái tim khách hàng. Đừng quên theo dõi Stradex Blog để xem thêm nhiều bài viết khác nhé!

 

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn