vi
en
menu

14 tháng 6, 2024

Giá trị thương hiệu là gì? 12 chiến lược gia tăng Brand Value

Brand Marketing

Trong thị trường kinh doanh đầy cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp vẫn còn loay hoay trong việc tìm cách để thương hiệu của mình trở nên nổi bật hơn. Vậy thì xây dựng giá trị thương hiệu - Brand Value chính là chìa khóa dành cho các doanh nghiệp. Vậy Brand Value là gì? Tại sao Brand Value lại có vai trò quan trọng như vậy? Hãy cùng Stradex tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau!

Tìm hiểu về giá trị thương hiệu (brand value) 

Giá trị thương hiệu - Brand Value là một yếu tố quan trọng để tạo nên sự thành công cho một doanh nghiệp. Hiểu rõ Brand Value sẽ giúp cho doanh nghiệp có được những chiến lược phát triển bền vững, nâng cao nhận thức trong tâm trí khách hàng. Vậy Brand Value là gì, hãy cùng Stradex tìm hiểu nhé!

Giá trị thương hiệu là gì?

Giá trị thương hiệu hay Brand Value là giá trị tài chính của một thương hiệu khi được rao bán trên thị trường. Brand Value được xem là thước đo sự thành công của một thương hiệu, giúp khẳng định vị thế của thương hiệu trên thị trường so với đối thủ cạnh tranh. 

Trong trường hợp có một doanh nghiệp đang có ý định mua lại công ty và muốn sử dụng tên, logo và sự nhận diện của thương hiệu để bán các sản phẩm/dịch vụ. Lúc này, giá trị thương hiệu chính là số tiền mà họ sẵn sàng chi trả để có được các quyền đó.

Ngoài ra, Brand Value còn được hiểu là chi phí mà doanh nghiệp cần bỏ ra để xây dựng một thương hiệu hoàn toàn mới, ngang tầm với thương hiệu trước đó. Chi phí này bao gồm số tiền thiết kế, chạy quảng cáo, PR, tài trợ hay thời gian, công sức dành cho chiến lược marketing, truyền thông xã hội,...

Ví dụ về giá trị thương hiệu: Theo Brand Finance Global 500 năm 2022, Apple đã đạt danh hiệu quán quân trong bảng xếp hạng với giá trị thương hiệu là 355,1 tỷ USD. Giá trị này được đánh giá bằng số tiền mà bên thứ ba sẵn sàng chi trả để có thể sử dụng mọi thứ liên quan đến sự nhận diện thương hiệu Apple. Họ sẽ sử dụng tên hay logo để bán các sản phẩm/dịch vụ.

Giá trị thương hiệu là gì?

Giá trị thương hiệu là gì?

Giá trị cốt lõi của thương hiệu là gì (brand core value)?

Giá trị cốt lõi của thương hiệu (Core Brand Value) là những giá trị niềm tin mà thương hiệu đại diện. Những giá trị niềm tin này được truyền tải đến khách hàng bằng câu chuyện, hành động, hành vi và những quyết định của doanh nghiệp. 

Đây là các giá trị nền tảng, tạo nên sự nổi bật, độc đáo, riêng biệt của một thương hiệu. Giá trị cốt lõi giúp đảm bảo sự nhất quán trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, được xác định bởi tầm nhìn, sứ mệnh mà doanh nghiệp đề ra. 

Giá trị cốt lõi sẽ không thay đổi theo các biến động trên thị trường. Nếu gặp sự cố, doanh nghiệp sẽ thay đổi mô hình, cách thức kinh doanh nhưng không thay đổi giá trị cốt lõi. Điều này giúp doanh nghiệp tạo dựng uy tín, duy trì niềm tin với khách hàng. 

Ví dụ: Tập đoàn Vingroup xây dựng 6 giá trị cốt lõi gồm “Tín - Tâm - Trí - Tốc - Tinh - Nhân”. Trong đó:

  • Tín: Chữ Tín đặt lên hàng đầu, lấy chữ Tín làm vũ khí cạnh tranh và bảo vệ chữ Tín như bảo vệ danh dự của chính mình.
  • Tâm: Vingroup đặt chữ Tâm là một nền tảng quan trọng trong kinh doanh.
  • Trí: Coi sáng tạo là sức sống, là đòn bẩy để phát triển, cố gắng tạo ra giá trị khác biệt và bản sắc riêng. 
  • Tốc: Vingroup lấy “tốc độ, hiệu quả trong từng hành động” làm tôn chỉ, lấy “quyết định nhanh - đầu tư nhanh - triển khai nhanh - bán hàng nhanh - thay đổi và thích ứng nhanh,...” làm giá trị bản sắc.
  • Tinh: Tập hợp những con người tinh hoa để làm nên những sản phẩm, dịch vụ tinh hoa. Xây dựng một đội ngũ nhân sự tinh gọn, có đủ cả đức và tài.
  • Nhân: Vingroup xây dựng các mối quan hệ bằng sự thiện chí, tình thân ái và tinh thần nhân văn.

Giá trị cốt lõi của thương hiệu được xác định bởi tầm nhìn, sứ mệnh mà doanh nghiệp đề ra

Giá trị cốt lõi của thương hiệu được xác định bởi tầm nhìn, sứ mệnh mà doanh nghiệp đề ra

Phân biệt giữa giá trị thương hiệu và giá trị cốt lõi thương hiệu

Giá trị thương hiệu

Giá trị cốt lõi thương hiệu

Giá trị thương hiệu lại là thước đo về sự thành công của một thương hiệu. Nó thể hiện qua mức độ chịu chi tiền của khách hàng cho thương hiệu đó.

Dựa vào Brand Value mà doanh nghiệp có thể khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Từ đó đảm bảo về dòng thu nhập và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.

Giá trị cốt lõi thương hiệu chính là những giá trị khác biệt, độc đáo và được xem như kim chỉ nam trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Dựa vào giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp có thể triển khai hoạt động kinh doanh, xác định chiến lược Marketing theo đúng định hướng của thương hiệu. Tuy nhiên, cần xác định giá trị cốt lõi ngay từ đầu, sau đó mới xây dựng hình ảnh thông qua quảng cáo, phát triển sản phẩm,...

Lợi ích của giá trị thương hiệu

Brand Value mang đến hàng loạt lợi ích, góp phần tạo nên sự phát triển và thành công cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật mà giá trị của thương hiệu mang lại.

  • Đảm bảo sự trung thành của khách hàng với thương hiệu: Brand Value giúp kết nối khách hàng với thương hiệu thông qua cảm xúc. Trong quá trình xây dựng giá trị của thương hiệu, tính nhất quán sẽ giúp tạo dựng niềm tin trong lòng khách hàng. Đồng thời tạo dựng mối quan hệ lâu dài và bền chặt với khách hàng.
  • Tạo nên một thương hiệu uy tín trên thị trường: Một thương hiệu có giá trị cao sẽ góp phần khẳng định uy tín. Từ đó thu hút nhiều nhà đầu tư hơn, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh doanh. Bên cạnh đó, với sự uy tín và danh tiếng tích cực, doanh nghiệp còn có thể gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
  • Thu hút đúng đối tượng khách hàng: Khi xác định Brand Value rõ ràng, doanh nghiệp có thể thu hút những khách hàng có quan điểm tương tự. Điều này sẽ tạo nên một cộng đồng khách hàng có cùng chí hướng và lòng trung thành với thương hiệu.
  • Thu hút và giữ chân nhân tài: Việc xây dựng giá trị của thương hiệu cần có đội ngũ nhân tài phù hợp, có cùng động lực phát triển và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo nên môi trường làm việc tích cực, giúp thu hút và giữ chân nhân tài xuất sắc, góp phần tạo nên thành công.

Brand Value sẽ giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài, tạo nên một môi trường làm việc tích cực

Brand Value sẽ giúp doanh nghiệp thu hút và giữ chân nhân tài, tạo nên một môi trường làm việc tích cực

Các yếu tố hình thành giá trị thương hiệu

Giá trị của thương hiệu được hình thành bởi nhiều yếu tố khác nhau bao gồm:

  • Chi phí xây dựng (Cost - Based Brand Valuation): Đây là một yếu tố quan trọng, phù hợp với các doanh nghiệp vừa ra mắt thương hiệu hoặc phát triển lại thương hiệu. Chi phí này bao gồm: Chi phí quảng cáo, chi phí khuyến mãi, cấp phép và đăng ký, tổng chiến dịch của thương hiệu. Để tính toán chính xác chi phí xây dựng, bạn cần xác định rõ ràng các khoản chi tiêu thực tế.
  • Giá trị thị trường: Giá trị thương hiệu dựa trên giá trị thị trường tức là việc so sánh các doanh nghiệp với nhau. Thông qua việc nghiên cứu, phân tích giá trị của các thương hiệu khác trên thị trường để ước tính Brand Value của mình.

Phân biệt giữa tài sản thương hiệu và giá trị thương hiệu

Giá trị thương hiệu (Brand Value) là thước đo tài chính cho giá trị của thương hiệu, thường được tính bằng cách định giá thương hiệu trên thị trường. Cụ thể, thương hiệu sẽ được mang ra so sánh với các đối thủ cạnh tranh để xác định vị thế của thương hiệu.

Còn tài sản thương hiệu (Brand Equity) lại liên quan đến nhận thức, đánh giá và sự tín nhiệm của khách hàng về thương hiệu. Điểm mấu chốt của tài sản thương hiệu chính là khả năng thu hút và giữ chân khách hàng. Nhờ vào sự trung thành của khách hàng với thương hiệu mà theo thời gian sẽ tạo nên tài sản thương hiệu.

Phân biệt tài sản thương hiệu và giá trị thương hiệu

Tìm hiểu mô hình chuỗi giá trị thương hiệu (Brand Value Chain) 

Mô hình chuỗi giá trị thương hiệu (Brand Value Chain) là một chuỗi các hoạt động nối tiếp với mục đích nâng cao giá trị của thương hiệu. Trong mô hình này, mỗi hoạt động đều ảnh hưởng quyết định đến hoạt động tiếp theo của chuỗi. Brand Value Chain được nghiên cứu và phát triển bởi Keller và Lehman.

Mô hình Brand Value Chain bao gồm 4 giai đoạn chính là Đầu tư vào chương trình tiếp thị (Marketing Program Investment), Tư duy khách hàng (Customer Mindset), Hiệu suất thị trường (Market Performance) và Giá trị cổ đông (Shareholder Value). 

Mô hình giá trị thương hiệu bao gồm 4 giai đoạn chính

Mô hình giá trị thương hiệu bao gồm 4 giai đoạn chính

Giai đoạn 1 - Đầu tư vào chương trình tiếp thị (Marketing Program Investment)

Việc đầu tư vào chương trình tiếp thị tốt sẽ tác động tích cực đến các giai đoạn tiếp theo. Các hoạt động tiếp thị trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm nhận của khách hàng. Các khía cạnh mà giai đoạn này tập trung đầu tư là:

  • Product (sản phẩm): Cần đầu tư vào một sản phẩm xác định, từ đó thương mại hóa và thiết kế phù hợp để đáp ứng nhu cầu thị trường.
  • Communication (truyền thông): Việc đầu tư vào chương trình tiếp thị cần xác định các kênh và phương tiện truyền thông tốt nhất.
  • Trade (thương mại): Sản phẩm phải phù hợp với hoạt động kinh doanh thương mại.
  • Employee (nhân viên): Phải đánh giá cẩn thận về phương pháp và chiến thuật mà nhân viên sẽ sử dụng.

Trong 4 giai đoạn trên, mỗi giai đoạn đều sẽ có hệ số nhân riêng. Trong giai đoạn 1, hệ số nhân được biểu thị bằng chất lượng chương trình tiếp thị. Các tiêu chí để đánh giá chất lượng chương trình tiếp thị bao gồm:

  • Clarity (sự rõ ràng): Điều này liên quan trực tiếp đến thông điệp mà chiến dịch muốn truyền tải. Do đó, cách thể hiện phải rõ ràng, nhất quán và hấp dẫn.
  • Relevance (mức độ liên quan): Chương trình tiếp thị phải thể hiện đúng vấn đề, mang đến những sản phẩm phù hợp với khách hàng.
  • Distinctiveness (tính khác biệt): Phải có sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
  • Consistency (tính nhất quán): Các chương trình tiếp thị phải nhất quán với nhau.

Đầu tư vào chương trình tiếp thị là giai đoạn đầu tiên trong mô hình Brand Value Chain

Đầu tư vào chương trình tiếp thị là giai đoạn đầu tiên trong mô hình Brand Value Chain

Giai đoạn 2 - Tư duy khách hàng (Customer Mindset)

Giai đoạn này sẽ bao gồm tất cả khía cạnh mà khách hàng sẽ tuân theo sau khi trải qua giai đoạn đầu tiên. Cụ thể như sau:

  • Awareness (nhận biết): Khách hàng bắt đầu chú ý đến thương hiệu và nhận thức được các thông điệp mà thương hiệu truyền tải.
  • Associations (liên tưởng): Khách hàng có thể liên tưởng về các trải nghiệm mà họ có được từ thương hiệu.
  • Attitudes (thái độ): Khách hàng chuyển các trải nghiệm thành phản hồi thực tế về thương hiệu.
  • Attachment (gắn bó): Lúc này, khách hàng sẽ có những phản hồi tích cực về thương hiệu và có sự trung thành, gắn bó với thương hiệu.
  • Activity (hành động): Thể hiện thông qua các hành động tiếp theo mà khách hàng sẽ thực hiện sau khi tiếp xúc với chương trình tiếp thị. Có thể là giới thiệu sản phẩm/dịch vụ với người thân.

Hệ số nhân trong giai đoạn này được biểu thị bằng điều kiện thị trường. 

  • Competitive Reactions (phản ứng cạnh tranh): Đây là những phản ứng mà đối thủ cạnh tranh có được sau khi tiếp xúc với chiến dịch marketing.
  • Channel Support (kênh hỗ trợ): Sự nỗ lực tận dụng mọi kênh phương tiện để truyền tải thông điệp, bất kể trực tuyến hay ngoại tuyến.
  • Customer size and profile (quy mô và hồ sơ khách hàng): Quy mô khách hàng càng lớn thì mức độ đầu tư vào chương trình tiếp thị càng lớn.

Hệ số nhân trong giai đoạn tư duy khách hàng chính là điều kiện thị trường

Hệ số nhân trong giai đoạn tư duy khách hàng chính là điều kiện thị trường

Giai đoạn 3 - Hiệu suất thị trường (Market Performance)

Hiệu suất thị trường là hiệu quả hoạt động mà thương hiệu đạt được trên thị trường. Đó có thể là kết quả của việc gắn kết tốt với khách hàng, kết quả tích cực của chiến dịch tiếp thị khi gia tăng doanh số bán hàng và dịch vụ. Các yếu tố tạo nên giá trị thương hiệu trong giai đoạn này bao gồm:

  • Market Share (thị phần): Thể hiện qua phần trăm lượng sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường. Trong đó, số lượng khách hàng trung thành với thương hiệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên giá trị thị phần.
  • Brand Expansion Success (mở rộng thương hiệu thành công): Đầu tư vào chương trình tiếp thị thành công sẽ mang lại hiệu quả trong việc bổ sung các ngành nghề kinh doanh mới, tạo ra nguồn thu nhập mới.
  • Cost Structure (cơ cấu chi phí): Khi các khoản đầu tư vào chương trình tiếp thị được tối ưu thì chi phí ở giai đoạn này sẽ giảm. Bởi vì thương hiệu đã đạt được hiệu suất mạnh mẽ với khách hàng.
  • Profitability (khả năng sinh lời): Một thương hiệu thành công sẽ nâng cao khả năng cạnh trên trên thị trường, từ đó tạo ra nguồn lợi nhuận tốt hơn.
  • Price Premium (giá cao cấp): Với một thương hiệu đã có vị trí cao trong lòng khách hàng, ngay cả khi thương hiệu tăng giá thì vẫn không ảnh hưởng đến hành vi và thái độ của khách hàng.

Trong giai đoạn này, tâm lý của nhà đầu tư sẽ là hệ số nhân, trọng tâm được chuyển đổi từ khách hàng sang nhà đầu tư. Hệ số nhân được hình thành bởi các thành phần sau đây:

  • Market Dynamics (động lực thị trường): Động lực thị trường sẽ bị ảnh hưởng bởi tâm lý của nhà đầu tư.
  • Growth Potential (tiềm năng tăng trưởng): Trước khi bắt đầu chiến dịch tiếp thị, doanh nghiệp cần chuẩn bị tinh thần ứng phó với những thay đổi lớn của thị trường và đưa ra dự đoán về tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.
  • Risk Profile (hồ sơ rủi ro): Khi doanh nghiệp phát triển vượt trội, hồ sơ rủi ro sẽ giảm xuống, tạo nên sự hấp dẫn với các nhà đầu tư.
  • Brand Contribution (đóng góp của thương hiệu): Đóng góp của thương hiệu phải đáp ứng các yêu cầu của thị trường, từ đó kích thích sự quan tâm của nhà đầu tư với thương hiệu.

Hiệu suất thị trường có thể là kết quả của việc gắn kết tốt với khách hàng hay kết quả tích cực của chiến dịch tiếp thị Hiệu suất thị trường có thể là kết quả của việc gắn kết tốt với khách hàng hay kết quả tích cực của chiến dịch tiếp thị 

Giai đoạn 4 - Giá trị cổ đông (Shareholder Value)

Đây là giai đoạn cuối cùng của mô hình Brand Value Chain. Giai đoạn này chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những hành động trong các giai đoạn trước và hệ số nhân tương ứng của chúng. Những thay đổi về giá trị cổ đông trong giai đoạn này xoay quanh 3 yếu tố sau đây:

  • Stock Prices (giá cổ phiếu): Khi chiến dịch tiếp thị hiệu quả, giá cổ phiếu sẽ tăng lên.
  • P/E Ratio (tỷ lệ P/E): Tỷ lệ P/E cũng tăng lên theo, bởi thu nhập của doanh nghiệp đang tăng và giá cổ phiếu cũng ngày càng cao hơn.
  • Market Capitalization (vốn hóa thị trường): Khi giá cổ phiếu và tỷ lệ P/E tăng, giá trị vốn hóa thị trường cũng tăng theo.

Bí kíp nâng cao giá trị thương hiệu

Dưới đây là top 12 chiến lược tối ưu giúp nâng cao giá trị thương hiệu nhanh chóng.

  • Cải thiện trải nghiệm của khách hàng: Bạn cần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để thu hút và tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú trọng đến việc cải thiện trải nghiệm khách hàng trên nền tảng số, giao tiếp và phản hồi với họ một cách nhanh chóng.
  • Hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu: Việc hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu và đáp ứng kịp thời các nhu cầu của họ sẽ giúp bạn xây dựng giá trị của thương hiệu thành công. Bên cạnh việc phát triển các tính năng, chất lượng sản phẩm thì bạn cần quan tâm đến cảm xúc của khách hàng.
  • Tạo nét riêng biệt, độc đáo cho thương hiệu: Một trong những chiến lược nâng cao giá trị thương hiệu tối ưu chính là tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Sự khác biệt có vai trò to lớn trong hoạt động tiếp thị, mang đến lợi nhuận ưu đãi và giúp thương hiệu tồn tại lâu dài.
  • “Nhân cách hóa” thương hiệu: Chiến lược này sẽ giúp thương hiệu có được những phẩm chất riêng biệt như con người. Từ đó, thương hiệu sẽ kết nối bền chặt với khách hàng thông qua cảm xúc, tạo nên mối quan hệ trung thành giữa khách hàng và thương hiệu. 
  • Cân bằng giá trị kỳ vọng và giá trị thực tế: Nếu giá trị thực tế cao hơn giá trị kỳ vọng, người tiêu dùng sẽ có cảm nhận tích cực về sản phẩm. Nếu 2 giá trị này cân bằng, người tiêu dùng sẽ đánh giá sản phẩm ở mức khá. Vì vậy, doanh nghiệp cần mang đến những sản phẩm có giá trị bằng hoặc vượt xa giá trị mong đợi của khách hàng.
  • Duy trì tính nhất quán: Việc duy trì tính nhất quán khi xây dựng giá trị của thương hiệu sẽ đảm bảo khả năng tồn tại dài hạn cho thương hiệu. Tính nhất quán thể hiện qua tất cả các khía cạnh, bao gồm sự nhận diện thương hiệu, thông điệp truyền tải và cách giao tiếp khách hàng.
  • Nâng cao giá trị thương hiệu nội bộ (Internal Brand Value): Doanh nghiệp cần truyền thông thương hiệu đến toàn thể nhân viên. Khi có sự gắn kết bền chặt giữa nhân viên và thương hiệu, Internal Brand Value sẽ được truyền tải ra bên ngoài mạnh mẽ hơn.
  • Xây dựng thương hiệu có độ tin cậy cao: Đây là mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực để đạt được. 
  • Đơn giản hóa trong việc đưa ra lựa chọn cho người tiêu dùng: Thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Do đó, bạn cần xây dựng thương hiệu có giá trị đặc biệt và biến nó trở thành lựa chọn hàng đầu khi mua sắm của người tiêu dùng. 
  • Luôn lắng nghe và tương tác với khách hàng: Để có được vị trí cao trong lòng khách hàng, bạn cần duy trì việc lắng nghe và tương tác thường xuyên với họ. Tận dụng sự phát triển của nền tảng truyền thông để bạn có thể hiểu được khách hàng đang suy nghĩ gì về thương hiệu. Từ đó khắc phục những hạn chế mà doanh nghiệp đang mắc phải và cải thiện chúng trong tương lai.
  • Chạy chiến dịch marketing và quảng cáo: Thông qua chiến dịch marketing và quảng cáo, mức độ nhận diện về thương hiệu của bạn sẽ được nâng cao. Điều này sẽ giúp Brand Value của bạn khắc ghi vào tâm trí của khách hàng.
  • Lựa chọn đại sứ thương hiệu: Bằng việc hợp tác với những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội sẽ giúp bạn xây dựng giá trị thương hiệu lâu dài. 

Việc lựa chọn đúng chiến lược nâng cao Brand Value sẽ giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh dễ dàng

Việc lựa chọn đúng chiến lược nâng cao Brand Value sẽ giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh dễ dàng

Cách đo lường giá trị thương hiệu

Đo lường giá trị của thương hiệu giúp xác định giá trị chính xác của một thương hiệu. Dưới đây là một số cách đo lường giá trị thương hiệu mà bạn có thể tham khảo.

  • Định giá dựa trên thị trường: Phương thức này giúp bạn có thể xác định giá trị thương hiệu của mình thông qua điều kiện thị trường. Cụ thể, bạn có thể so sánh công ty của mình so với các công ty tương tự để định giá Brand Value của công ty.
  • Định giá dựa trên chi phí: Bạn cần tính toán tất cả các chi phí liên quan đến việc xây dựng thương hiệu để biết được số tiền đầu tư vào công ty. 
  • Định giá dựa trên thu nhập: Dựa vào doanh thu của công ty để đánh giá dòng tài chính của thương hiệu.
  • Định giá dựa trên điểm quảng bá ròng (NPS): Dựa vào NPS, bạn có thể đánh giá được giá trị tạo nên thương hiệu. Để tính toán giá trị NPS, bạn cần hỏi khách hàng đã từng giới thiệu thương hiệu đến người thân chưa và để họ đưa ra số điểm từ 0 đến 10. Số điểm này sẽ cho biết số lượng người biết đến và tin tưởng thương hiệu của bạn.

Việc sử dụng điểm quảng bá NPS sẽ giúp bạn đánh giá được giá trị của thương hiệuViệc sử dụng điểm quảng bá NPS sẽ giúp bạn đánh giá được giá trị của thương hiệu 

Kết luận

Có thể thấy, giá trị thương hiệu là một yếu tố có tầm ảnh hưởng to lớn đến sự thành công của doanh nghiệp. Việc xây dựng một Brand Value vững chắc sẽ giúp cho doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh và tồn tại lâu dài trên thị trường. Hy vọng bài viết trên của Stradex đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về Brand Value. Đừng quên theo dõi Stradex Blog để xem thêm nhiều bài viết bổ ích khác nhé!

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn