1 tháng 8, 2024
Tổng hợp các hình thức quảng cáo Google và cách lựa chọn phù hợp
Trong các hình thức quảng cáo Google Ads hiện nay, đâu là loại hình quảng cáo hiệu quả nhất? Bài viết này, Stradex sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về từng loại hình quảng cáo và cách lựa chọn loại quảng cáo phù hợp để đạt được mục tiêu kinh doanh.
Các định dạng hiển thị quảng cáo trên Google
Google Ads cung cấp các hình thức quảng cáo với được xuất hiện dưới nhiều định dạng khác nhau khác nhau, hỗ trợ rất hiệu quả cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng. Sau đây là đặc điểm của mỗi định dạng quảng cáo và ưu điểm mà nó mang đến:
Khám phá các loại định dạng quảng cáo Google Ads
- Văn bản: Chỉ hiển thị chữ, thường bao gồm bao gồm tiêu đề, mô tả và URL hiển thị và nó thường xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm (SERP) của Google.
- Hình ảnh: Hiển thị dưới dạng hình ảnh tĩnh (JPG/PNG) hoặc đồ họa động (GIF), thường kết hợp với tiêu đề và mô tả ngắn. Định dạng này thường được hiển thị trên các trang web đối tác của Google, các ứng dụng và trên YouTube.
- Thích ứng: Có thể hiển thị quảng cáo dưới dạng văn bản hoặc dạng hình ảnh. Nói chung đây là loại định dạng quảng cáo Google linh hoạt, phù hợp với mọi không gian quảng cáo.
- Video: Xuất hiện dưới dạng video ngắn, có thể bỏ qua hoặc không thể bỏ qua. Nó thường được hiển thị trên YouTube và các trang web đối tác của Google.
- Quảng cáo quảng bá ứng dụng: Có thể hiển thị dưới dạng văn bản, hình ảnh hoặc video, thường xuất hiện trên Google Play Store, App Store và các trang web đối tác của Google.
- Quảng cáo mua sắm sản phẩm: Hiển thị thông tin sản phẩm trên trang kết quả tìm kiếm bao gồm tên sản phẩm, hình ảnh, giá cả, tên cửa hàng và các thông tin chi tiết khác để nêu bật sản phẩm cho khách mua trực tuyến. Nó thường xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm Google và trên mạng mua sắm của Google.
- Quảng cáo chỉ tạo cuộc gọi điện thoại: Thường hiển thị dưới dạng một nút "Gọi ngay" lớn và số điện thoại. Nó có thể xuất hiện trên mạng tìm kiếm của Google, các trang web đối tác của Google, các ứng dụng và trên YouTube.
Các hình thức quảng cáo Google Ads cập nhật 2024
Để hiểu về các hình thức quảng cáo Google Ads và biết cách tận dụng nó trong các chiến dịch marketing của mình, những thông dưới đây sẽ đặc biệt hữu ích với bạn:
Quảng cáo tìm kiếm (Google Search)
Quảng cáo tìm kiếm (hay còn gọi là Google Search) là một hình thức quảng cáo trực tuyến mà các doanh nghiệp trả tiền để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của mình trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
Ví dụ: Nếu bạn tìm kiếm từ khóa "mua điện thoại Samsung" trên Google, bên cạnh các kết quả tìm kiếm tự nhiên, bạn sẽ thấy một số quảng cáo của các cửa hàng bán điện thoại Samsung ở đầu trang.
Doanh nghiệp trả tiền quảng cáo tìm kiếm để được hiển thị ở vị trí mong muốn trên Google
Về cách vận hành, bạn hãy hình dung Google Ads như một cuộc đấu giá. Khi bạn muốn quảng cáo sản phẩm của mình, bạn sẽ đặt giá thầu cho những từ khóa mà khách hàng tiềm năng có thể tìm kiếm. Nếu giá thầu của bạn đủ cao và quảng cáo của bạn chất lượng, nó sẽ xuất hiện ở vị trí nổi bật trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Và mỗi khi có người nhấp vào quảng cáo của bạn, bạn sẽ phải trả một khoản phí cho Google.
Có 7 vị trí hiển thị dành cho quảng cáo tìm kiếm:
- 4 vị trí trên cùng: Đây là vị trí “vàng” đắt giá nhất mà nhà quảng cáo nào cũng mong muốn vì chúng có tỉ lệ nhấp chuột cao.
- 3 vị trí cuối trang kết quả tìm kiếm: Mặc dù không được chú ý bằng 4 vị trí đầu, nhưng những vị trí này vẫn có thể thu hút được một lượng traffic nhất định và giá thầu cho những vị trí này rẻ hơn.
Ngoài ra, Google còn cho phép hiển thị quảng cáo tìm kiếm ở phía trên bên phải trang kết quả tìm kiếm. Vị trí này cũng khá nổi bật và có thể thu hút được sự chú ý của người dùng.
Nếu so với SEO, quảng cáo tìm kiếm có khả năng mang lại kết quả nhanh hơn rất nhiều. Bởi nếu SEO đòi hỏi thời gian và công sức để xây dựng thứ hạng, thì quảng cáo tìm kiếm có thể giúp bạn có mặt ở vị trí đầu ngay lập tức, nhanh chóng tiếp cận khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ ngay tại thời điểm họ cần. Nhờ đó, cơ hội chuyển đổi và gia tăng doanh số cũng rất cao.
Quảng cáo mạng hiển thị (Google Display Network)
Quảng cáo mạng hiển thị (GDN) là một mạng lưới quảng cáo trực tuyến khổng lồ của Google, bao gồm hàng triệu trang web, ứng dụng, video và các sản phẩm dịch vụ khác của Google (như YouTube, Gmail). Điều này có nghĩa là bạn có thể tiếp cận người dùng khi họ đang:
- Duyệt web: Đọc tin tức, xem video, mua sắm trên các trang web khác nhau.
- Sử dụng ứng dụng: Chơi game, đọc báo, nghe nhạc trên điện thoại di động.
- Xem video trên YouTube: Quảng cáo có thể xuất hiện trước, trong hoặc sau video.
- Kiểm tra email: Quảng cáo có thể xuất hiện trong hộp thư đến Gmail.
Quảng cáo mạng hiển thị (GDN) giúp bạn tiếp cận được với lượng lớn người dùng Internet
Khi bạn tạo một chiến dịch quảng cáo hiển thị, quảng cáo của bạn có thể xuất hiện dưới dạng banner, hình ảnh trên những nền tảng này, giúp bạn tiếp cận được với lượng lớn người dùng Internet.
Ví dụ: Bạn đang kinh doanh các sản phẩm làm đẹp, bạn có thể tạo một chiến dịch quảng cáo mạng hiển thị, nhắm mục tiêu đến những người quan tâm đến làm đẹp và hiển thị quảng cáo banner hoặc hình ảnh trên các trang web về làm đẹp hoặc trên YouTube.
Hiển thị banner quảng cáo trên trang web khi khách đọc tin tức
Bạn có thể sử dụng nhiều loại hình quảng cáo hiển thị khác nhau như:
- Quảng cáo hình ảnh thích ứng (Responsive Display Ads): Bạn chỉ cần cung cấp hình ảnh, tiêu đề và mô tả, hệ thống sẽ tự động kết hợp để tạo ra quảng cáo hiệu quả nhất.
- Quảng cáo hình ảnh đã tải lên (Image Ads): Bạn tự thiết kế và tải lên các quảng cáo hình ảnh với kích thước và định dạng cố định.
- Quảng cáo tương tác (Interactive Ads): Dùng hình ảnh hoặc video để chạy quảng cáo tương tác trên Youtube và các mạng hiển thị kích thích mọi người tương tác với bài quảng cáo như click xem trang web, đăng ký, tải app...
- Quảng cáo trong Gmail (Gmail Ads): Quảng cáo hiển thị trực tiếp trong hộp thư đến Gmail.
Giống như quảng cáo tìm kiếm, để được xuất hiện ở vị trí mong muốn, các doanh nghiệp sẽ phải đấu giá để quảng cáo. Bạn có thể lựa chọn các tiêu chí để nhắm mục tiêu đến đối tượng khách hàng tiềm năng của mình như: Chọn các chủ đề liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn; nhắm mục tiêu đến các nhóm đối tượng cụ thể dựa trên sở thích, hành vi, nhân khẩu học; nơi hiển thị quảng cáo như trên các trang web, ứng dụng hoặc video cụ thể.
Khi đó, quảng cáo hiển thị sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng trước khi họ có ý định tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Ngoài ra, nó còn cho phép bạn hiển thị quảng cáo đến những người đã từng tương tác với website hoặc ứng dụng của bạn, nhắc nhở họ về những sản phẩm dịch vụ mà họ đang quan tâm.
Quảng cáo video (Video Ads)
Quảng cáo video là một hình thức quảng cáo sử dụng video để truyền tải thông điệp quảng cáo. Có thể nói, đây là một trong các loại quảng cáo Google Ads phổ biến và hiệu quả hiện nay, đặc biệt là trong thời đại mà người dùng ngày càng ưa chuộng nội dung dạng video.
Quảng cáo video về sản phẩm của doanh nghiệp trên Youtube
Bạn có thể tạo video quảng cáo hấp dẫn cho sản phẩm/dịch vụ của mình rồi tạo chiến dịch chạy quảng cáo để nó xuất hiện thông qua YouTube Ads hoặc các trang web, ứng dụng nằm trong GDN với các định dạng như:
- Quảng cáo có thể bỏ qua (Skippable in-stream ads): Người xem có thể lựa chọn bỏ qua sau 5 - 15 giây.
- Quảng cáo không thể bỏ qua (Non-skippable in-stream ads): Quảng cáo có thời lượng khoảng 15 giây và người xem không thể bỏ qua.
- Quảng cáo trên trang Feed (In-feed video ads): Dạng quảng cáo được đặt trên trang Feed, hiển thị ở những vị trí dễ thấy và khởi chạy khi người dùng nhấn vào.
- Quảng cáo đệm (Bumper ads): Quảng cáo ngắn (6 giây trở xuống) không thể bỏ qua.
- Quảng cáo ngoài Youtube và nội dung đính kèm: Nó chỉ xuất hiện ở trên các website và ứng dụng di động.
- Quảng cáo trên đầu trang (Masthead ads): Loại quảng cáo này được đặt trên trang chủ của Youtube. Nó chỉ tồn tại trong 24 giờ và có mức phí rất cao nhưng có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận được một lượng lớn khách hàng với phạm vi phủ sóng quốc gia.
- Quảng cáo Banner Video (Overlay Ads): Quảng cáo sẽ hiển thị một banner nhỏ dưới video đang phát và người dùng có thể bỏ qua quảng cáo dễ dàng.
- Quảng cáo khám phá: Quảng cáo là một hình video thu nhỏ xuất hiện khi người dùng đang khám phá, duyệt xem nội dung.
Stradex nhận thấy, quảng cáo video trên YouTube hiện đang là xu hướng toàn cầu. Nó được các doanh nghiệp trên thế giới tận dụng rất hiệu quả nhưng tại thị trường Việt Nam, tiềm năng của loại hình quảng cáo này vẫn chưa được khai thác hết. Vì vậy, nếu biết nắm bắt cơ hội, bạn có thể tạo ra những chiến dịch quảng cáo thành công cho doanh nghiệp mình.
Quảng cáo khám phá (Google Discovery Ads)
Quảng cáo khám phá (Google Discovery Ads) là một hình thức quảng cáo trực quan, có hình ảnh phong phú, được tối ưu hóa cho thiết bị di động. Nó giúp các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình đến nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả. Quảng cáo này thường xuất hiện trên các nền tảng của Google như:
- Trang chủ Google: Trong mục Discovery Feeds.
- YouTube: Trong trang chủ Youtube và mục xem video tiếp theo.
- Gmail: Trong tab "Xã hội" và “Khám phá”.
Quảng cáo khám phá (Google Discovery Ads) trên Youtube
Google sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích sở thích, hành vi của người dùng và hiển thị quảng cáo phù hợp nhất. Quảng cáo có thể bao gồm hình ảnh, video, tiêu đề và mô tả ngắn gọn, giúp thu hút sự chú ý của người dùng. Và hệ thống sẽ tự động chọn vị trí hiển thị quảng cáo để tối ưu hóa hiệu quả.
Quảng cáo khám phá thường được phân phối dưới dạng:
- Carousel: Cho phép nhà quảng cáo sử dụng từ 2 đến 10 hình ảnh cùng một lúc để tạo thẻ xoay vòng giúp người dùng dễ dàng so sánh các sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Standard: Cho phép nhà quảng cáo upload tới 15 hình ảnh để thử nghiệm quảng cáo ở các kích cỡ khác nhau nhằm gia tăng tiếp cận.
So với quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo khám phá có thể tiếp cận được những khách hàng chưa có nhu cầu mua hàng rõ ràng. Nếu như quảng cáo tìm kiếm chỉ hiển thị khi người dùng chủ động tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ, thì quảng cáo khám phá có thể xuất hiện trên nhiều nền tảng khác nhau, giúp bạn giới thiệu sản phẩm đến một lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Quảng cáo mua sắm (Google Shopping Ads)
Google Shopping Ads là một hình thức quảng cáo Google Ads dành cho những các doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến. Nó không chỉ hiển thị thông tin mô tả sản phẩm mà còn hiển thị hình ảnh, giá cả và các thông tin chi tiết khác. Nhờ đó, người tiêu dùng có thể dễ dàng so sánh và đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn.
Quảng cáo mua sắm hiển thị hình ảnh sản phẩm kèm theo giá cả, tên cửa hàng
Với loại hình quảng cáo này, bạn chỉ bị tính phí khi có người thực hiện hành động với quảng cáo, chẳng hạn như nhấp vào quảng cáo dẫn đến trang web được cài đặt hay nhấp vào quảng cáo dẫn đến trang đích được lưu trữ bởi Google cho khoảng không quảng cáo địa phương.
Các vị trí mà quảng cáo Google Shopping có thể xuất hiện bao gồm:
- Google mua sắm: Vị trí này giúp người dùng dễ dàng so sánh giá cả và lựa chọn sản phẩm phù hợp.
- Google tìm kiếm: Vị trí này giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
- Trang web đối tác tìm kiếm của Google: Việc hiển thị trên các trang web đối tác phụ thuộc vào cài đặt chiến dịch của bạn.
- Mạng hiển thị của Google: Vị trí này chỉ dành cho quảng cáo danh mục sản phẩm địa phương, tức là các sản phẩm mà bạn muốn quảng bá đến người dùng trong một khu vực địa lý cụ thể.
Theo Stradex, khi hoạt động trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc làm nổi bật sản phẩm là rất quan trọng. Vì vậy hãy tận dụng quảng cáo mua sắm để có cơ hội xuất hiện ở vị trí nổi bật và trực quan, thu hút khách hàng đến cửa hàng trực tuyến của bạn.
Bạn có thể yên tâm là quảng cáo Google Shopping rất dễ thiết lập và quản lý. Thay vì phải đau đầu với việc chọn từ khóa, bạn chỉ cần cung cấp thông tin sản phẩm trong nguồn cấp dữ liệu Merchant Center. Hệ thống sẽ tự động hiển thị quảng cáo của bạn cho những khách hàng tiềm năng, từ đó giúp bạn đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
Quảng cáo ứng dụng (Apps)
Quảng cáo ứng dụng là hình thức quảng cáo trực tuyến tập trung vào việc thúc đẩy người dùng tải về và sử dụng các ứng dụng di động. Những quảng cáo này thường xuất hiện trên các nền tảng khác nhau như: Google tìm kiếm, Google Play, YouTube và Mạng hiển thị của Google.
Quảng cáo ứng dụng (Apps) thúc đẩy người dùng tải về ứng dụng
Với hình thức quảng cáo này, hệ thống sẽ sử dụng nội dung và ý tưởng văn bản quảng cáo từ danh sách cửa hàng ứng dụng của bạn để tạo ra một loạt quảng cáo trên nhiều mạng và định dạng khác nhau.
Để tối ưu hóa hiệu suất, Google Ads tự động hóa tính năng nhắm mục tiêu và đặt giá thầu. Bạn có thể tùy chỉnh tính năng nhắm mục tiêu theo chiến dịch để tập trung vào việc tìm người dùng có giá trị dựa trên hành động bạn quan tâm.
Quảng cáo địa điểm (Google Maps Ads)
Quảng cáo địa điểm là một hình thức quảng cáo giúp doanh nghiệp hiển thị thông tin và vị trí của mình trên bản đồ Google khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc địa điểm của doanh nghiệp đó.
Thông tin hiển thị bao gồm:
- Tên doanh nghiệp: Tên của cửa hàng, nhà hàng, hoặc dịch vụ của bạn.
- Địa chỉ: Vị trí chính xác của doanh nghiệp trên bản đồ.
- Số điện thoại: Khách hàng có thể gọi trực tiếp đến doanh nghiệp.
- Giờ làm việc: Giúp khách hàng biết được khi nào doanh nghiệp mở cửa.
- Hình ảnh: Hình ảnh sản phẩm, dịch vụ hoặc không gian của doanh nghiệp.
- Đánh giá: Đánh giá của khách hàng về doanh nghiệp.
Quảng cáo địa điểm có thể giới thiệu về doanh nghiệp của bạn và khuyến khích gọi điện hoặc ghé thăm
Khi chạy quảng cáo địa điểm, quảng cáo của bạn có thể xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau như: Kết quả tìm kiếm Google, Google Maps, Google My Business…. từ đó giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả. Cụ thể:
- Tăng khả năng tiếp cận khách hàng địa phương: Quảng cáo địa điểm giúp bạn tiếp cận những người đang tìm kiếm các sản phẩm hoặc dịch vụ gần vị trí của họ.
- Tăng lượt truy cập cửa hàng: Quảng cáo giúp thu hút khách hàng đến trực tiếp cửa hàng của bạn.
- Tăng tương tác: Khách hàng có thể dễ dàng gọi điện, nhắn tin hoặc xem thông tin chi tiết về doanh nghiệp của bạn.
- Cạnh tranh với các doanh nghiệp khác: Quảng cáo địa điểm giúp doanh nghiệp của bạn nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Quảng cáo thông minh tự động hóa
Chạy quảng cáo không hề đơn giản, nó đòi hỏi bạn phải nắm được về từ khóa, chiến lược giá thầu, nhắm mục tiêu, đối tượng, tạo banner quảng cáo… nhưng với quảng cáo thông minh dù bạn chưa biết gì về Google Ads cũng có thể bắt đầu.
Bạn không cần phải điều chỉnh thủ công từng chiến dịch, các thuật toán thông minh sẽ phân tích dữ liệu và tự động đưa ra các quyết định quảng cáo để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Quảng cáo thông minh tự động hóa tự động phân phối quảng cáo đến người dùng tiềm năng
Các loại hình quảng cáo thông minh có thể kể đến như:
- Google Smart Shopping: Cho phép bạn quảng bá toàn bộ danh mục sản phẩm của mình trên nhiều kênh khác nhau của Google như Tìm kiếm, Mạng hiển thị, YouTube và Gmail. Google sẽ tự động lựa chọn sản phẩm, hình ảnh, giá cả và đặt giá thầu để tối ưu hóa chuyển đổi.
- Dynamic Search Ads: DSA tự động tạo ra các quảng cáo tìm kiếm dựa trên nội dung trang web của bạn. Google sẽ quét trang web và tự động tạo ra các tiêu đề và mô tả quảng cáo phù hợp với các từ khóa liên quan.
- Responsive Search Ads: RSA cho phép bạn tạo nhiều phiên bản tiêu đề và mô tả quảng cáo khác nhau. Google sẽ tự động kết hợp các phiên bản này để tạo ra các quảng cáo đa dạng và phù hợp với từng tình huống.
Để khởi chạy chiến dịch quảng cáo thông minh, bạn chỉ cần cung cấp cho Google một số thông tin cơ bản như: mục tiêu kinh doanh (ví dụ: tăng doanh số), ngân sách dự kiến, khu vực địa lý, các nhóm từ khóa liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn, và những thông điệp quảng cáo hấp dẫn. Sau đó, Google sẽ tự động phân phối quảng cáo đến những người dùng tiềm năng, giúp bạn đạt được mục tiêu.
Nói chung, khi sử dụng Google Smart Campaign, bạn sẽ thấy giao diện lên chiến dịch và báo cáo của nó khá đơn giản, đồng thời hệ thống của Google cũng đảm nhận toàn bộ việc tối ưu nên việc lên chiến dịch khá dễ dàng. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Stradex, các chiến dịch tìm kiếm thường có hiệu quả cao hơn chiến dịch thông minh.
Quảng cáo tối đa hóa hiệu suất (Performance Max)
Tưởng tượng bạn có một cửa hàng bán quần áo. Bạn muốn quảng cáo sản phẩm của mình đến thật nhiều khách hàng, nhưng lại không biết phải bắt đầu từ đâu. Bạn dự định chạy quảng cáo Google và làm video trên YouTube... nhưng mỗi kênh lại có một cách làm khác nhau. Khi đó, Performance Max (PMax) chính là giải pháp giúp bạn đơn giản hóa mọi thứ.
Thay vì tạo nhiều chiến dịch quảng cáo riêng biệt trên các nền tảng khác nhau, bạn chỉ cần tạo một chiến dịch PMax duy nhất. Google sử dụng công nghệ học máy (Machine Learning) sẽ tự động phân phối quảng cáo của bạn đến những nơi mà khách hàng tiềm năng của bạn có khả năng tương tác cao nhất, chẳng hạn như:
- Mạng tìm kiếm Google
- Mạng hiển thị Google
- YouTube
- Discover
- Gmail
- Google Maps
- Google Shopping
Quảng cáo tối đa hóa hiệu suất cho phép bạn quảng cáo linh động trên các nền tảng
Ví dụ: Bạn muốn bán sản phẩm áo phông cho giới trẻ. Thay vì tạo nhiều quảng cáo khác nhau trên Google, YouTube,... bạn chỉ cần tạo một chiến dịch PMax. Google sẽ tự động phân phối quảng cáo của bạn đến những người đang tìm kiếm áo phông, đang xem các video về thời trang, hoặc đang lướt web trên các trang tin tức.
Lưu ý: Chi phí để triển khai PMax rất cao. Google khuyến nghị ngân sách hàng ngày cho các chiến dịch PMax nên gấp 3 lần chi phí chuyển đổi trung bình. Nếu không có đủ dữ liệu đầu vào chất lượng, bạn có thể phải chi tiêu nhiều hơn để thu thập thông tin cần thiết.
Những điều cần biết khi lựa chọn các loại hình thức quảng cáo Google
Việc lựa chọn các loại quảng cáo Google phù hợp là một trong những yếu tố quyết định thành công của chiến dịch marketing. Dưới đây là một số gợi ý chi tiết giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn:
Lựa chọn loại hình quảng cáo theo ngành nghề kinh doanh
Mặc dù tất cả các loại quảng cáo trên Google đều có thể mang lại hiệu quả, nhưng để tối ưu hóa kết quả, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố sau:
-
Ngành nghề kinh doanh: Mỗi ngành nghề, sản phẩm, thương hiệu lại có những đặc thù riêng, đòi hỏi những chiến lược quảng cáo khác nhau.
-
Mục tiêu kinh doanh: Tùy thuộc vào mục tiêu (tăng nhận diện thương hiệu, tăng doanh số, thu thập lead...) mà bạn sẽ lựa chọn loại hình quảng cáo phù hợp.
Cùng phân tích qua ví dụ dưới đây để hiểu rõ:
Ngành nghề kinh doanh |
Mục tiêu kinh doanh |
Loại hình quảng cáo phù hợp |
Ví dụ chiến dịch |
Thời trang |
Tăng nhận diện thương hiệu, bán hàng online |
Quảng cáo hiển thị, quảng cáo video, quảng cáo Shopping |
Chiến dịch quảng cáo bộ sưu tập mới trên mạng hiển thị, chạy quảng cáo Google Shopping cho sản phẩm giảm giá. |
Du lịch |
Khuyến mãi tour, tăng đặt phòng |
Quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo hiển thị, quảng cáo video |
Chiến dịch quảng cáo "Tour du lịch hè giảm giá 50%" trên Google Ads, chạy quảng cáo video giới thiệu điểm đến hấp dẫn trên YouTube. |
Bất động sản |
Bán nhà, bán đất, cho thuê |
Quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo hiển thị, quảng cáo video |
Chiến dịch quảng cáo "Căn hộ cao cấp view biển" trên Google Ads, chạy quảng cáo hiển thị trên các website bất động sản. |
Ẩm thực |
Thu hút khách hàng đến nhà hàng, bán hàng online |
Quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo hiển thị, quảng cáo video, |
Chạy quảng cáo Google Ads cho từ khóa "nhà hàng gần đây"... |
Mặc dù quảng cáo Google Ads hiện nay rất phổ biến nhưng nhiều người mới thường nghĩ rằng quảng cáo Google chỉ là quảng cáo tìm kiếm. Nhưng thực chất bạn có thể thấy, các hình thức quảng cáo Google Ads rất đa dạng.
Hiện nay loại hình quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo hiển thị, quảng cáo video, YouTube và quảng cáo Shopping đang được ưa chuộng nhất bởi nó có khả năng thu hút khách hàng ngay lập tức bằng hình ảnh sắc nét kết hợp với thông tin sản phẩm, cùng với đó là video hấp dẫn, tạo ra ấn tượng sâu sắc với người tiêu dùng và tăng độ tin cậy cho thương hiệu.
Lựa chọn dạng quảng cáo theo ngân sách quảng cáo
Việc lựa chọn các loại quảng cáo Google phù hợp với ngân sách là một quyết định quan trọng đối với các doanh nghiệp. Mỗi hình thức quảng cáo có những cách tính phí khác nhau, phù hợp với những mục tiêu và ngân sách khác nhau.
Ước tính chi phí và lập kế hoạch ngân sách bằng công cụ lập kế hoạch của Google Ads
- CPC (Cost Per Click): Bạn chỉ trả tiền khi người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn. Đây là hình thức phổ biến nhất, đặc biệt phù hợp với các chiến dịch tăng chuyển đổi. Nếu bạn chỉ có ngân sách hạn chế, bạn nên tập trung vào các chiến dịch CPC để tối ưu hóa chi phí.
- CPM (Cost Per Mille): Bạn trả tiền cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo. Hình thức này phù hợp khi mục tiêu chính là tăng độ nhận diện thương hiệu.
- CPA (Cost Per Action): Bạn chỉ trả tiền khi người dùng thực hiện một hành động cụ thể sau khi nhấp vào quảng cáo, như điền vào form, mua hàng, đăng ký, tải app...
Với với quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo mua sắm, quảng cáo Apps, chúng ta chỉ có thể sử dụng cách tính giá thầu CPC. Lý do là bởi cách tính này giúp tối ưu loại hình quảng cáo tốt hơn và bạn còn có thể chủ động đặt giá thầu trong mỗi chiến dịch. Với quảng cáo mạng hiển thị, bạn có thể lựa chọn cách tính giá thầu CPC hoặc CPM. Còn với quảng cáo video, bạn chỉ sử dụng được cách tính phí là CPM.
Bạn có thể sử dụng chức năng “Đặt giá thầu thông minh” để được hỗ trợ tối ưu chi phí tự động. Tức là Google sẽ tự động cân đối chi phí, lợi nhuận và cơ hội giúp các nhà quảng cáo tối ưu hóa hiệu quả chiến dịch của mình. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả cao nhất, bạn chỉ nên áp dụng chế độ này cho các chiến dịch có số lượng chuyển đổi lớn và ngân sách không giới hạn.
Như vậy, Stradex đã cùng bạn khám phá về các hình thức quảng cáo Google Ads hiện nay. Để chọn được hình thức phù hợp, bạn cần xem xét tình hình thực tế cũng như cân nhắc kết hợp các loại quảng cáo với nhau để tăng khả năng đạt được mục tiêu trong chiến dịch marketing của mình. Hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ trên của Stradex sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công với chiến dịch quảng cáo của mình!