vi
en
menu

16 tháng 5, 2024

Quảng cáo GDN là gì? Hướng dẫn 8 bước thiết lập chiến dịch mạng hiển thị

Performance Marketing

Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các nền tảng số, quảng cáo hiển thị của Google (GDN) đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong các chiến dịch tiếp thị sản phẩm. Vậy cụ thể quảng cáo GDN là gì? Ưu điểm và hạn chế khi chạy quảng cáo với Google Display Network là gì? Hãy cùng Stradex tìm hiểu rõ hơn về chương trình này ở dưới đây nhé!

Quảng cáo hiển thị GDN là gì?

Quảng cáo hiển thị Google Display Network (GDN) là hình thức quảng cáo cho phép hiển thị trên một hệ thống mạng lưới các trang web lớn với hơn 2 triệu website là đối tác của Google. Theo đó, chạy quảng cáo hiển thị Google là cách các doanh nghiệp tận dụng mạng lưới này để đặt Banner, hình ảnh quảng cáo về sản phẩm trên các trang website của đối tác. Mục đích chính là giới thiệu, quảng bá hình ảnh, thu hút hành động của người dùng và bán hàng.

quảng cáo gdn

Chạy quảng cáo Google Display Network sẽ giúp doanh nghiệp hiển thị sản phẩm trên mạng lưới GDN.

Chính nhờ khả năng hiển thị quảng cáo trên rất nhiều các nền tảng và trang web khác nhau, không quá khó để chúng ta có thể tìm thấy những banner hay video quảng cáo trên các trang báo, tin tức...

Google Search Network vs Google Display Network

Khi nói đến quảng cáo Google (Google Ads), bạn cần phân biệt rõ quảng cáo hiển thị trên Google Search Network và Google Display Network. Trong đó:

  • Google Search Network: Là một chương trình quảng cáo trả phí giúp cho trang website, bài viết đạt được thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm. Đối với hình thức này, những điểm thu hút người dùng sẽ nằm ở các câu tiêu đề, mô tả... hay vị trí xuất hiện càng cao trên càng tốt. Nhờ vào việc tiếp cận người dùng dựa vào các từ khóa mà họ tìm kiếm, quảng cáo trên Search Network thường sẽ có số lượng click cao bởi vì người dùng đang ở giai đoạn tìm hiểu hoặc có nhu cầu về sản phẩm dịch vụ liên quan đến từ khóa họ tìm kiếm.
  • Google Display Network: Đối với hình thức này, doanh nghiệp sẽ trả tiền cho Google để được đặt Banner giới thiệu sản phẩm, hay hình ảnh quảng cáo dịch vụ trên các trang website, trang tin tức làm đối tác của Google hoặc các nền tảng với nhiều người dùng như Gmail, Youtube... Những điểm tạo nên chuyển đổi của quảng cáo thông qua GDN sẽ là cách thiết kế hình ảnh, Video hay câu từ và bố cục của quảng cáo được hiển thị sao cho thu hút nhất. Người dùng sẽ ghi nhớ nhiều nội dung, thông điệp từ quảng cáo trên Display Ads hơn so với Search Ads.

quảng cáo hiển thị

GDN là các quảng cáo được đặt trên mạng lưới đối tác khổng lồ của Google - GDN Ads là gì?

Các định dạng và phương thức xuất hiện của quảng cáo GDN

Quảng cáo hiển thị trên Google Display Network được phân chia thành rất nhiều cách thức và hiển thị ở các vị trí khác nhau mà chúng ta có thể lựa chọn. Về tổng quan, dạng quảng cáo này hiện đang hỗ trợ hiển thị dưới 4 định dạng và 3 phương thức hoạt động khác nhau:

Định dạng hiển thị

  • Dạng hình ảnh: Là hình thức được sử dụng phổ biến nhất, bao gồm 1 hình ảnh chính với Keyvisual để giới thiệu các sản phẩm, hoặc gia tăng độ nhận diện thương hiệu.

Quảng cáo hiển thị hình ảnh của Google

Hiển thị quảng cáo dạng ảnh.

  • Dạng ảnh động: Là dạng hiển thị được ưa chuộng nhất. Tuy nhiên, để có thể đặt quảng cáo GDN dạng ảnh động, tài khoản quảng cáo của doanh nghiệp cần hoạt động trên 90 ngày, có tổng chi tiêu trên $9.000 và bắt buộc tuân thủ các chính sách quảng cáo của Google.

Quảng cáo hiển thị hình ảnh động

Hiển thị quảng cáo dạng ảnh động.

  • Dạng văn bản: Là dạng quảng cáo Google GDN cơ bản nhất. Bao gồm các dòng tiêu đề được sắp xếp phù hợp để tạo thành 1 banner hoàn chỉnh.

Quảng cáo hiển thị tiêu đề

Hiển thị quảng cáo dạng văn bản.

  • Dạng hình ảnh và văn bản: Là dạng quảng cáo có bao gồm cả hình ảnh và văn bản. Khi doanh nghiệp chọn dạng quảng cáo này, cả phần hình ảnh và văn bản của bạn sẽ được lồng ghép với nhau để hiển thị.

Quảng cáo hiển thị ảnh và chữ

Chạy quảng cáo Google Display dạng ảnh và chữ.

Phương thức hiển thị

Quảng cáo mạng hiển thị Google cung cấp các phương thức khác nhau, từ đó giúp cho người thực hiện chiến dịch có thể linh hoạt để lựa chọn phương thức hiển thị theo nhu cầu và mục tiêu chiến dịch của mình. Các phương thức hiện thị của loại quảng cáo này bao gồm:

  • Quảng cáo theo ngữ cảnh: Đây là cách thức quảng cáo mà người thiết lập chiến dịch thực hiện nhắm quảng cáo xuất hiện trước các từ khóa đã được chọn trước đó, ngoài ra Google cũng sẽ tự phân tích chủ đề, cấu trúc nội bộ của website chạy quảng cáo, qua đó hiểu và đưa nội dung quảng cáo đến những người dùng phù hợp. Phương thức này có phần giống so với quảng cáo Search Ads, tuy nhiên định dạng khi hiển thị sẽ là các Banner, Video...
  • Chọn chính xác vị trí hiển thị: Với cách này người thực hiện thiết lập chiến dịch có thể kiểm soát mức độ hiển thị của quảng cáo chặt chẽ hơn. Các website hay nền tảng hiển thị sẽ được chúng ta chọn sẵn, không để cho Google tự động quyết định vị trí hiển thị như khi quảng cáo theo ngữ cảnh.

Sự phát triển và nâng cấp của công nghệ quảng cáo trên các nền tảng kỹ thuật số giúp việc quảng cáo trở nên chủ động hơn trước rất nhiều. Hệ thống mạng hiển thị của Google ra đời cho phép chúng ta có thể thực hiện hoạt động quảng cáo bám đuổi Google (Retargeting) vào các khách hàng đã có nhu cầu, khách hàng tiềm năng trước đó, từ đó thúc đẩy khả năng chuyển đổi thành đơn hàng và đem lại lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh.

3 loại chiến dịch hiển thị trong Google Display Network

Google Display Network cho phép quảng cáo dưới nhiều hình thức hiển thị cũng như xuất hiện trên nhiều nền tảng quảng cáo khác nhau. Về cơ bản chiến dịch quảng cáo hiển thị GDN được chia ra làm 3 loại chiến dịch như sau.

Chiến dịch hiển thị chuẩn

Chiến dịch hiển thị chuẩn dạng chiến dịch cơ bản nhất với khả năng giúp doanh nghiệp quản lý mọi biến thể phức tạp của quảng cáo hiển thị. Tuy nhiên, khi thực hiện chiến dịch hiển thị chuẩn, công ty nên tập trung vào các mục tiêu có thể phân phối để đảm bảo quảng cáo được điều hướng tới đúng đối tượng.

Trong chiến dịch hiển thị chuẩn, quảng cáo sẽ được hiện thị dưới nhiều định dạng cơ bản như hình ảnh, văn bản, ảnh động, video... Người thực hiện chiến dịch có thể tạo nhiều chiến dịch khác nhau những vẫn có thể quản lý và tùy chỉnh hoàn toàn theo ý muốn của mình.

Tuy nhiên, việc thực hiện chiến dịch hiển thị chuẩn yêu cầu người làm quảng cáo phải có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết lập các chiến dịch, vì chiến dịch này yêu cầu chúng ta phải quản lý một cách thủ công, tự đồng điều chỉnh và tối ưu chiến dịch. Chính vì thế, chiến dịch hiển thị chuẩn sẽ phù hợp hơn với những cá nhân hoặc doanh nghiệp có đủ nguồn lực quản lý và muốn kiểm soát tối đa chiến dịch quảng cáo của mình. Ngoài ra đối với những quảng cáo chỉ cần xuất hiện trên một vài nền tảng cụ thể, việc sử dụng chiến dịch chuẩn sẽ phù hợp hơn trong việc thiết lập quảng cáo thay vì sử dụng các chiến dịch tự động hóa, chiến dịch thông minh.

Chiến dịch hiển thị thông minh

Chiến dịch hiển thị thông minh cho phép doanh nghiệp hiển thị quảng cáo ở trên hầu hết mọi định dạng Google. Dựa vào các thuật toán mới và công nghệ học máy (Machine Learning), chiến dịch quảng cáo sẽ liên tục được tối ưu và giúp doanh nghiệp đạt nhiều hiệu quả trong việc nhắm mục tiêu, đặt giá thầu và tạo quảng cáo tự động. Qua đó, tăng hiệu quả tiếp cận và tỷ lệ chuyển đổi.

Việc người thiết lập quảng cáo cần thực hiện khi sử dụng chiến dịch này là cung cấp các thông tin đầu vào - là các thành phần hiển thị của quảng cáo như tiêu đề, hình ảnh, mô tả,... Chiến dịch thông minh sự tự động thay đổi và kết hợp để tạo ra nhiều mẫu quảng cáo khác nhau, đồng thời liên tục tối ưu nhiều yếu tố của quảng cáo dựa trên hành vi của người dùng.

Thời gian chạy và thực hiện chiến dịch càng lâu sẽ cho phép công nghệ máy học thu thấp được nhiều thông tin dữ liệu, từ đó hiểu hơn về sản phẩm cũng như người dùng. Từ đó dựa trên những gì đã thu thập được để tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo ngày càng phù hợp và xuất hiện đúng mục tiêu khách hàng.

Chiến dịch hiển thị quảng cáo trên Gmail

Chiến dịch hiển thị này sẽ giúp doanh nghiệp quảng cáo các nội dung ở trên mục “Quảng cáo và Xã hội” trên Gmail. Dù không quá mới lạ, nhưng việc triển khai quảng cáo trên Gmail luôn có thể đem lại nhiều hiệu ứng tích cực và là công cụ hữu hiệu để tạo sự thân mật đối với khách hàng.

Chiến dịch hiển thị Video

Là một trong những định dạng hiển thị quan trọng, chiến dịch quảng cáo thông qua Video cho phép doanh nghiệp có thể truyền tải thông điệp quảng cáo một cách rõ ràng, sinh động hơn bằng âm thanh và video. Các chiến dịch quảng cáo Video thu hút có khả năng chuyển đổi rất cao nhờ vào việc người dùng tiếp nhận được đẩy đủ các thông tin về sản phẩm để có thể đưa ra quyết định mua hàng.

chạy quảng cáo hiển thị Google

Tùy theo nhu cầu mà doanh nghiệp có thể chọn chiến dịch hiển thị chuẩn, hoặc các chiến dịch khác.

Hướng dẫn cách chạy quảng cáo hiển thị Google hiệu quả

Bên cạnh các khái niệm phía trên thì doanh nghiệp cũng nên hiểu cách chạy GDN là gì. Chính vì vậy, dưới đây là 8 bước hướng dẫn chi tiết cách thiết lập 1 chiến dịch quảng cáo Google Display Network mà bạn có thể tham khảo thêm:

Bước 1: Chuẩn bị trước cho chiến dịch

Để đảm bảo chiến dịch GDN được triển khai trơn tru và hiệu quả, doanh nghiệp cần chuẩn bị trước một số nội dung sau:

  • Trang đích của sản phẩm, dịch vụ.
  • Banner hình ảnh phù hợp.
  • Thông điệp quảng cáo.
  • Video giới thiệu (nếu có).
  • Chân dung khách hàng tiềm năng.

Bước 2: Thêm chiến dịch mới

Trên phần mềm Google Ads, bạn chọn Tất cả chiến dịch => Chiến dịch mới => Thêm chiến dịch mới.

Thêm chiến dịch mới

Thêm chiến dịch mới để bắt đầu tạo một chiến dịch hiển thị.

Bước 3: Đặt mục tiêu chiến dịch

Tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp mà bạn có thể chọn mục tiêu của chiến dịch ở trong 8 mục tiêu sau:

  • Doanh số.
  • Khách hàng tiềm năng.
  • Lưu lượng truy cập trang.
  • Sự tò mò về thương hiệu và sản phẩm.
  • Mức độ nhận diện của thương hiệu doanh nghiệp và phạm vi tiếp cận khách hàng.
  • Quảng bá ứng dụng.
  • Chương trình khuyến mãi ghé cửa hàng địa phương.
  • Hoặc không cần hướng mục tiêu cụ thể.

Đối với các chiến dịch quảng cáo hiển thị GDN, phần lớn doanh nghiệp sẽ tập trung vào 4 mục tiêu lớn, bao gồm Doanh số, Mức độ nhận biết thương hiệu, Lưu lượng truy cập website và Khách hàng tiềm năng. Việc lựa chọn mục tiêu sẽ giúp hệ thống thống kế dữ liệu chính xác hơn để tiện so sánh với các chiến dịch sau.

Lựa chọn mục tiêu chiến dịch GDN

Lựa chọn mục tiêu chiến dịch GDN của bạn.

Bước 4: Lựa chọn mục tiêu chuyển đổi và đặt tên cho chiến dịch

Trong bước này, bạn hãy lựa chọn mục tiêu chuyển đổi cho chiến dịch. Chẳng hạn như Lượt đăng ký, Lượt xem trang, hay Lượt mua hàng,... Hãy dùng những mục tiêu chuyển đổi này để tối ưu hóa hiệu suất của chiến dịch. Đảm bảo chiến dịch đi đúng hướng và trả về số liệu tích cực khi kết thúc.

Lựa chọn mục tiêu chuyển đổi

Hãy lựa chọn mục tiêu chuyển đổi của chiến dịch để đảm bảo hiệu suất.

Bước 5: Lựa chọn vị trí địa lý và ngôn ngữ theo đúng tệp khách hàng

Hãy đảm bảo bạn lựa chọn đúng vị trí địa lý và ngôn ngữ mình hướng tới. Chẳng hạn như “Hà nội”, “Hồ Chí Minh”, “Đà Nẵng”,... Trong trường hợp bạn muốn chọn “bán kính 20km xung quanh cửa hàng”, hãy nhấn “Nhập một vị trí khác” để nhập vị trí mong muốn vào đó.

Lựa chọn vị trí địa lý và ngôn ngữ

Lựa chọn vị trí địa lý và ngôn ngữ chính xác để triển khai chiến dịch GDN.

Bước 6: Cài đặt ngân sách và giá thầu cho chiến dịch

Trong bước này, bạn cần điền mức ngân sách mà bản thân, hoặc doanh nghiệp muốn chi trả cho chiến dịch (ngân sách tính theo ngày). Sau đó, ta sẽ chọn giá thầu phù hợp nhất. Để hỗ trợ các nhà quảng cáo thì Google cũng tính toán sẵn 3 loại giá thầu thông minh theo “Giá trị chuyển đổi”, “Lượt chuyển đổi” và “Số lượt hiển thị có thể xem”

Ngoài ra, bạn cũng có thể tự thiết lập giá thầu theo tính toán của bản thân. Trong trường hợp này, ta sẽ thường có các mức giá thầu như sau:

  • Mức CPC với một chiến dịch bình thường là khoảng 1000 - 1500 đồng.
  • Mức CPC với một chiến dịch tiếp thị lại là khoảng 1500 - 2000 đồng.

Cài đặt ngân sách và giá thầu

Thiết lập ngân sách và giá thầu cho chiến dịch GDN - Google GDN là gì?

Bước 7: Nhắm mục tiêu của quảng cáo

GDN cho phép bài quảng cáo của bạn tiếp cận tới hơn 3 triệu đối tác cùng 90% khách hàng của Google. Do vậy, hãy xem xét thật kỹ nhóm khách hàng tiềm năng của bạn và lựa chọn giữa 5 nhóm mục tiêu sau:

  • Phân khúc đối tượng: Hướng quảng cáo đến một nhóm đối tượng cụ thể, như những người thích mua sắm, người thường xuyên đọc tin thể thao, người thường xuyên bỏ sản phẩm vào giỏ, hay người muốn mua sản phẩm,...
  • Nhân khẩu học: Hướng quảng cáo đến một nhóm người thuộc độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, học vấn cụ thể theo tệp khách hàng mục tiêu.
  • Từ khóa: Từ khóa luôn là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất giúp Google liên kết các trang có cùng chủ đề với nhau. Ví dụ, nếu bạn đang “bán bánh hạt dẻ”, hãy thêm cho Google từ khóa “Bánh hạt dẻ”, hoặc “Hạt dẻ” để hệ thống điều hướng quảng cáo của bạn đến các trang website có liên quan nhất.
  • Chủ đề: Với nhóm này, bạn sẽ được chọn từ một danh sách lớn các chủ đề chính có liên quan đến doanh nghiệp và chiến dịch quảng cáo của bạn. Sau đó, dựa trên các chủ đề này, bài quảng cáo sẽ được đặt lên các website có liên quan.
  • Vị trí đặt: Với nhóm này, bạn sẽ được xác định chính xác những trang web mà bạn muốn đặt GDN Banner.

Nhắm mục tiêu quảng cáo bám đuổi

Nhắm mục tiêu cho quảng cáo là một bước rất quan trọng.

Bước 8: Chọn loại mẫu quảng cáo

Về cơ bản, bạn sẽ có hai lựa chọn chính, bao gồm:

  • Quảng cáo hình ảnh/ hình ảnh động: Với lựa chọn này, bạn sẽ cần tải hình ảnh lên Google Ads và phải tự điều chỉnh để đảm bảo dung lượng và kích thước GDN phù hợp. 
  • Quảng cáo hiển thị thích ứng: Dạng quảng cáo này có thể tự động điều chỉnh để phù hợp với không gian quảng cáo. Bạn chỉ cần thiết kế 4 ảnh với kích thước lần lượt là 1:1; 1:1; 1:4 và 1:1.9. Điều này giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí và thời gian thiết kế.

Lựa chọn mẫu quảng cáo

Chọn loại mẫu quảng cáo mà bạn muốn hiển thị - Banner GDN là gì?

Tại sao nên chọn quảng cáo hiển thị của Google?

Trên thực tế, việc tạo quảng cáo hiển thị Google Ads có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Cụ thể như:

  • Phạm vi tiếp cận rộng: Việc chạy quảng cáo mạng hiển thị không chỉ giúp bạn xuất hiện trên các website trong nước mà còn tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận khách hàng quốc tế thông qua hệ thống 
  • Đa dạng các loại định dạng: Doanh nghiệp có thể chạy quảng cáo bằng cả 4 hình thức, sử dụng ảnh, chữ, kết hợp hình ảnh và văn bản, hay thậm chí là sử dụng hình ảnh động. Mỗi lựa chọn định dạng sẽ phù hợp với mục tiêu chiến dịch và tệp khách hàng khác nhau.
  • Mở rộng tệp khách hàng thụ động: Thông qua việc quảng cáo chiến dịch GDN, doanh nghiệp không chỉ đem lại lợi nhuận mà còn gia tăng được tệp dữ liệu khách hàng tiềm năng của mình theo thời gian. Qua đó xây dựng được nguồn tài nguyên quý giá để thực hiện các chiến dịch quảng cáo khác.
  • Tùy ý định vị tệp khách hàng: Chạy quảng cáo mạng hiển thị cho phép doanh nghiệp tự chọn lọc, hoặc định vị tệp khách hàng của mình bằng cách đặt Banner trên các website có cùng chủ đề. Thu hẹp phạm vi tiếp cận thông qua những nền tảng có nhiều người dùng quan tâm đến sản phẩm hơn sẽ gia tăng khả năng chuyển đổi của chiến dịch.
  • Tự do cài đặt và tùy chỉnh các thông điệp quảng cáo: Google Ads GDN thường không có giới hạn về kích thước ảnh GDN, kích thước Banner GDN, hay thông điệp nội dung. Người thiết lập quảng cáo hoàn toàn có thể thay đổi nhằm tối ưu với hiệu suất của chiến dịch.
  • Chi phí thấp hơn Google Search Network: Chi phí cho mỗi lượt nhấp chuột (Pay Per Cost) vào quảng cáo thường khá thấp, dao động từ 500 đồng đến 1.500 đồng.
  • GDN Remarketing: GDN dựa vào Cookie của người dùng để hiển thị lại, từ đó tiếp cận khách hàng tại nhiều mức nhu cầu khác nhau, khơi gọi ham muốn mua hàng và từ đó tạo ra chuyển đổi.

quảng cáo GDN Remarketing

Google Display Network có thể đem lại nhiều lợi ích, bao gồm cả khả năng Remarketing.

Điểm hạn chế của quảng cáo hiển thị

Bên cạnh các ưu điểm thì doanh nghiệp cũng nên chú ý đến một số hạn chế khi chạy quảng cáo với GDN. Cụ thể như:

  • Tỷ lệ chuyển đổi thấp: Trên thực tế, các quảng cáo hiển thị Google thường có tỷ lệ chuyển đổi khá thấp. Bởi theo quy định của Google, các quảng cáo không được che mất nội dung đọc của website, chúng chỉ có thể đặt ở chân trang, hoặc tại phía bên trái/ phải của trang. Điều này khiến nội dung quảng cáo ít được chú ý và có tỷ lệ chuyển đổi thấp.
  • Độ rộng tệp quá lớn, khó kiểm soát: GDN cho phép doanh nghiệp tiếp cận đến một mạng lưới đối tác rất lớn. Song, điều này cũng có thể khiến doanh nghiệp hiển thị quảng cáo tới sai tệp khách hàng. Do vậy, hãy đảm bảo định hướng quảng cáo đến đúng tệp người dùng để đạt hiệu suất mong muốn.
  • Tốn nhiều tài nguyên để thu hút khách hàng: So với Google Search Network thì GDN đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn vào hình ảnh, nội dung, hay thậm chí là các chi tiết và yêu cầu khi đặt quảng cáo để có được hiệu suất tốt nhất.

quảng cáo Google Display Network

Mạng lưới GDN quá lớn khiến doanh nghiệp dễ định vị sai tệp khách hàng của mình.

3 lỗi chạy quảng cáo GDN bạn nên tránh

Dưới đây là 3 lỗi thường gặp nhất mà các doanh nghiệp cần phải chú ý để hạn chế rủi ro khi chạy quảng cáo GDN:

  • Gộp chung ngân sách GDN và Ads: Hãy tách riêng hai khoản ngân sách này để tránh kiểm soát nguồn tiền và chi tiêu chúng theo cách hiệu quả nhất.
  • Nhắm đối tượng mục tiêu quá rộng, quá nhiều mục tiêu: Những người mới thường có xu hướng chọn quá nhiều mục tiêu cho quảng cáo Google GDN, điều này làm giảm hiệu quả tiếp cận khách hàng. Do vậy, hãy chú ý xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn càng rõ ràng càng tốt.
  • Quảng cáo GDN trên Mobile App: Trên thực tế, GDN Banner cũng có khả năng được Google phân phối đến cả App Game. Điều này thường gây khá nhiều phiền toái cho người dùng mà cũng làm ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ Timeout trên trang. Do đó, hãy điều chỉnh để quảng cáo GDN của bạn không bị phân phối trên các ứng dụng này.

Xác định tệp khách hàng mục tiêu

Hãy chú ý xác định tệp khách hàng rõ ràng để đảm bảo hiệu suất quảng cáo.

Kết luận

Trên đây là những thông tin mà Stradex đã tổng hợp để giải thích về quảng cáo hiển thị của Google. Tiếp thị thông qua Google Display Network là hình thức quảng cáo phổ biến nhất được rất nhiều doanh nghiệp và cá nhân lựa chọn. Vì vậy, mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều gợi ý rõ ràng hơn về cách thiết lập một chiến dịch GDN và đảm bảo hiệu suất quảng cáo được tích cực nhất.

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn