14 tháng 6, 2024
Smart Shopping là gì? 6 bước chạy quảng cáo Google Smart Shopping
Chiến dịch Google Smart Shopping là tính năng đánh dấu kỷ nguyên tự động hoá hoàn toàn mới cho việc tiếp thị trên các nền tảng kỹ thuật số. Vậy Smart Shopping là gì? Làm thế nào để thiết lập loại chiến dịch này? Cùng Stradex tìm hiểu ngay về tính năng này trong bài viết sau nhé!
Google Smart Shopping là gì? Vị trí xuất hiện và cách hoạt động
Google Smart Shopping (Quảng cáo mua sắm thông minh) là loại chiến dịch cho phép các doanh nghiệp tạo quảng cáo được cá nhân hoá dựa trên dữ liệu khách hàng thông qua công nghệ máy học. Nó sử dụng một thuật toán phân tích các thông tin nhân khẩu học, lịch sử tra cứu, vị trí,… của các giao dịch mua hàng trước đây và tự động hóa quy trình nhằm gia tăng doanh số và hiệu quả bán hàng.
Smart Shopping sẽ hiển thị quảng cáo đến những người mua tiềm năng nhất thay vì chỉ dừng lại ở việc tăng tương tác hay tăng phạm vi tiếp cận khách hàng. Bên cạnh đó, người dùng cũng không cần viết quảng cáo, hệ thống sẽ tự động tạo quảng cáo và gửi chúng đến người dùng dựa trên các thông tin về hình ảnh, giá, tiêu đề, tên website, địa chỉ cửa hàng.
Quảng cáo mua sắm tự động hóa của Google
Với mạng lưới phân phối khổng lồ, Google sẽ giúp quảng cáo của bạn được hiển thị ở 4 vị trí sau:
- Hiển thị tại 3 tab trên kết quả tìm kiếm của Google bao gồm:
- Tất cả (All): Xuất hiện tại top đầu kết quả tra cứu.
- Hình ảnh (Image): Xuất hiện đồng thời với các hình ảnh dựa trên từ khóa tìm kiếm của người dùng.
- Mua sắm (Shopping): Đề xuất tại danh mục hàng hóa mà người dùng đang truy vấn.
- Mạng hiển thị của Google: Cụ thể là các website tin tức, mua sắm trực tuyến lớn và là đối tác của Google, nơi có lưu lượng truy cập của người dùng rất cao. Tại đây, quảng cáo được hiển thị bên cạnh bài viết hoặc chèn vào trong nội dung bài.
- Gmail: Hiển thị trong phần Quảng cáo và Xã hội của hộp thư đến.
- Youtube: Xuất hiện ở phía dưới video hoặc xen kẽ trong khi video được phát.
Ở chiến dịch Google Shopping Smart, bạn chỉ cần thiết lập mục tiêu, ngân sách và theo dõi ROAS (Lợi tức chi tiêu quảng cáo) từ chiến dịch được vận hành hoàn toàn tự động. Tương tự như Google Shopping, bạn chỉ cần liên kết tài khoản Google Merchant Center, tải xuống nguồn cấp dữ liệu Google Product Feed, hệ thống sẽ tự động lấy dữ liệu và sử dụng chúng để thiết lập quảng cáo phù hợp.
4 vị trí xuất hiện và cách hoạt động của Google Shopping Smart.
Sự khác biệt giữa Google Smart Shopping và Google Shopping
Xem xét sự khác biệt giữa Google Smart Shopping và Google Shopping Ads qua bảng so sánh sau:
Quảng cảo Smart Shopping |
Quảng cáo Shopping thông thường |
|
Điều kiện |
- Đạt các tiêu chuẩn về chính sách. - Có tối thiểu 20 chuyển đổi mua hàng. - Gắn thẻ theo dõi sự chuyển đổi lượt xem, lượt mua. |
- Có tài khoản Google Merchant Center. - Phải đăng tải sản phẩm. - Website dạng https. - Sản phẩm đạt yêu cầu Google. - Website đạt yêu cầu về tiêu chuẩn bán hàng. |
Phương thức hoạt động |
Tự động nhắm mục tiêu doanh thu |
Thủ công, doanh nghiệp tự kiểm soát chiến dịch |
Nhiệm vụ của doanh nghiệp |
Chỉ cần tối ưu website và sản phẩm |
Yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật để tự kiểm soát quảng cáo |
Tuỳ chỉnh |
Hệ thống tự tối ưu theo hiệu quả kinh doanh |
Có thể điều chỉnh thời gian, địa lý, giới tính, độ tuổi |
Yêu cầu |
Chỉ cần hiểu biết, doanh nghiệp chỉ cần tập trung tối ưu sản phẩm và trải nghiệm cho khách hàng |
Kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn |
Vị trí xuất hiện |
Trên 4 nền tảng: Google Search, Google Display Network, Gmail, Youtube |
Chỉ hiển thị trên Google Search |
Cơ sở điều chỉnh giá thầu |
Theo mục tiêu doanh thu CPE |
Theo CPC, CPA |
Điều chỉnh giá thầu |
Không hỗ trợ |
Có hỗ trợ |
Từ khóa phủ định |
Hệ thống tự tối ưu từ khoá |
Cho phép sử dụng |
Đặc tính |
Tự động hoá |
Chủ động điều chỉnh |
Sự ưu tiên |
Mức độ ưu tiên cao nhất (So với chiến dịch tiếp thị lại trên Mạng hiển thị và Mua sắm thông thường) |
Thủ công lựa chọn mức độ ưu tiên từ thấp, trung bình đến cao. |
Phân tích dữ liệu dạng hạt |
Không hỗ trợ |
Có hỗ trợ |
Thông tin báo cáo |
- Lượt truy cập. - Phân cấp sản phẩm trên toàn bộ chiến dịch. - Benchmark (Thang đo hiệu suất tiêu chuẩn của chiến dịch quảng cáo) - Thông tin chi tiết về giá thầu |
- Các thông tin hiệu suất chiến dịch trên các mạng quảng cáo. - Báo cáo hiệu suất tiếp cận của từ khóa được lựa chọn. |
Mặc dù có một số khác biệt nhưng doanh nghiệp hoàn toàn có thể triển khai đồng thời cả hai chiến dịch. Tuy nhiên, nếu đang chạy quảng cáo Smart Shopping, bạn nên tạm dừng các chiến dịch khác để tránh lãng phí ngân sách và tiếp thị quá mức.
So sánh sự khác biệt giữa Smart Shopping và Google Shopping.
Những ưu và nhược điểm của Google Smart Shopping
Ưu điểm
Chiến dịch Smart Shopping của Google được xem là phương pháp quảng cáo lý tưởng cho các doanh nghiệp không có nhiều kinh nghiệm, thời gian hay kỹ năng chạy quảng cáo bởi nó đem lại những lợi ích nổi bật như:
- Tính hiệu quả: Giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu hiệu suất, thu được nhiều giá trị chuyển đổi hơn với mức chi phí tương tự Google Shopping thông thường.
- Tính chính xác: Nhờ sử dụng công nghệ máy học, hàng triệu dữ liệu được hệ thống phân tích tự động theo thời gian thực để nhận dạng mẫu và hiển thị quảng cáo đúng đối tượng, đúng thời điểm nhằm nâng cao hiệu quả chuyển đổi.
- Tiết kiệm thời gian: Nhờ máy học, AI cùng sự vận hành tự động, chiến dịch diễn ra tương đối nhanh chóng, đơn giản, tối thiểu hoá các thao tác thủ công hay quản lý, điều chỉnh chiến lược.
- Có hiệu suất cao: Smart Shopping xây dựng các chiến dịch tối ưu hoá hiệu suất theo hướng tối đa hoá ROAs và giá trị chuyển đổi. Người bán có thể đánh giá hiệu suất chiến dịch, đưa ra các quyết định tối ưu hóa tiềm năng dựa trên những báo cáo này.
- Tăng khả năng hiển thị: Với 4 vị trí xuất hiện, quảng cáo tiếp cận đối tượng khách hàng rộng hơn, thúc đẩy khả năng chuyển đổi.
Ưu điểm của GG Smart Shopping là gì?
Nhược điểm
Tuy nhiên, vẫn không thể phủ nhận một số hạn chế của hình thức quảng cáo Google Smart Shopping như:
- Thiếu khả năng tùy chỉnh vị trí và thời gian hiển thị quảng cáo: Người dùng không thể trực tiếp điều chỉnh các yếu tố như vị trí địa lý, thời gian hiển thị, hay giá thầu. Thay vào đó, hệ thống chỉ cung cấp dữ liệu gián tiếp về các yếu tố này, bao gồm vị trí hiển thị quảng cáo hình ảnh và hiệu suất của từng mã hàng riêng lẻ.
- Phân bổ ngân sách bị hạn chế: Người dùng không có quyền kiểm soát trực tiếp việc phân bổ ngân sách giữa các sản phẩm hay nhóm sản phẩm trong chiến dịch. Điều này khiến việc tối ưu hóa ngân sách trở nên khó khăn hơn.
- Phụ thuộc vào hệ thống tự động: Mục tiêu quảng cáo như CPA (chi phí trên mỗi hành động) hay ROAS (lợi tức trên chi tiêu quảng cáo) dựa trên loại khách hàng, mục đích tìm kiếm, loại sản phẩm và quảng cáo đều bị phụ thuộc vào hệ thống tự động, khiến doanh nghiệp mất đi sự linh hoạt.
- Thiếu dữ liệu chi tiết từ báo cáo: Smart Shopping không cung cấp đầy đủ dữ liệu từ các báo cáo chi tiết như các chiến dịch quảng cáo thủ công khác, đặc biệt là dữ liệu về cụm từ tìm kiếm.
- Hiệu quả kém khi nhắm mục tiêu khách hàng mới: Khi muốn nhắm đến các khách hàng mới hoặc sử dụng để triển khai chiến lược tiếp thị lại (retargeting), Smart Shopping thường không mang lại hiệu quả cao.
- Yêu cầu theo dõi chuyển đổi chính xác: Smart Shopping yêu cầu hệ thống theo dõi chuyển đổi phải được thiết lập chính xác. Điều này không chỉ áp dụng cho các chuyển đổi trực tuyến mà còn cả chuyển đổi ngoại tuyến hoặc qua điện thoại. Nếu hệ thống theo dõi không đầy đủ, chiến dịch sẽ không mang lại kết quả tối ưu.
Nhược điểm của Smart Shopping Google.
Google Smart Shopping phù hợp với những website doanh nghiệp nào?
Tùy vào từng trường hợp khác nhau, chiến dịch Google Smart Shopping sẽ phù hợp với 3 kiểu website doanh nghiệp sau:
Có kỹ năng và những hiểu biết cơ bản về quảng cáo Google Ads
Vì Google Shopping Smart là hình thức quảng cáo mới, tự động hoá dựa trên công nghệ máy học nên không yêu cầu quy trình phức tạp, thời gian, nhân sự hay thuê chuyên gia,...Doanh nghiệp chỉ cần sở hữu tài khoản Google Ads, tài khoản Google Merchant Center, có những hiểu biết cơ bản về cách thức hoạt động để bắt đầu chạy quảng cáo Google Smart hiệu quả. Đây là dạng chiến dịch cho phép người mới với những hiểu biết cơ bản về quảng cáo có thể thực hiện.
Sở hữu Website đạt chuẩn theo yêu cầu của Google
Để có thể thực hiện thiết lập chiến dịch Smart Shopping, website của doanh nghiệp cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn căn bản như:
- Website sử dụng giao thức https:// và chuẩn SEO.
- Thông tin liên lạc rõ ràng, cung cấp ít nhất 2 phương thức liên hệ (email, hotline, địa chỉ).
- Sản phẩm tuân thủ chính sách của Google.
- Chính sách đổi trả và hoàn tiền hiển thị rõ ràng trong menu chân trang.
- Quy trình thanh toán minh bạch và hoàn thiện.
- Không phóng đại sản phẩm, không gây bất tiện cho người truy cập.
- Nội dung sản phẩm tuân thủ chính sách Google.
- Không giới hạn truy cập bằng mật khẩu.
- Cung cấp ít nhất 1 phương thức thanh toán hợp lệ.
Sở hữu website đạt tiêu chuẩn của Google.
Có danh mục sản phẩm và trang sản phẩm chất lượng
Để bán được nhiều sản phẩm, gia tăng doanh số thì các sản phẩm phải thật sự chất lượng. Nếu quảng cáo giúp khách hàng tiếp cận đến sản phẩm và doanh nghiệp nhưng hiệu quả sử dụng không như mong đợi, họ sẽ không mua hoặc không quay lại mua nữa, việc bạn chi tiền cho quảng cáo hoàn toàn vô nghĩa.
Do vậy, cần chú tâm đến cả chất lượng danh mục sản phẩm bên cạnh chiến dịch quảng cáo, đảm bảo thông tin tỉ mỉ, rõ ràng, các lợi ích về giá, quyền lợi, chính sách đổi trả hay chương trình hậu mãi cho khách hàng để tối ưu chiến dịch.
Lưu ý, cần kiểm tra và đảm bảo sản phẩm của bạn không thuộc nhóm các sản phẩm bị Google Shopping cấm chạy quảng cáo, cụ thể:
- Hàng giả, hàng nhái thương hiệu.
- Vũ khí, thiết bị nguy hiểm.
- Chất kích thích, chất gây nghiện, hàng cấm.
- Sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng có mô tả nội dung không đúng sự thật hoặc không được phép lưu hành.
- Các sản phẩm và nội dung liên quan đến động vật quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Ngoài ra, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Bộ phận trợ giúp của Google Ads để được hỗ trợ chi tiết nhất!
Có danh mục sản phẩm và trang sản phẩm chất lượng.
Các trường hợp không nên sử dụng Google Smart Shopping
Đối với từng mục tiêu quảng cáo khác nhau sẽ phù hợp với các chiến dịch quảng cáo khác nhau. Mặc dù có nhiều tác dụng với khả năng tối ưu và quảng cáo tự động, Google Smart Shopping không thể sử dụng được trong hầu hết các mục tiêu quảng cáo, dưới đây là các trường hợp người thực hiện quảng cáo cần lưu ý khi sử dụng dạng chiến dịch quảng cáo này:
- Nhắm đến khách hàng mới hoặc thực hiện tiếp thị lại: Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng đối tượng khách hàng mới hoặc triển khai chiến lược tiếp thị lại, Smart Shopping không phải là giải pháp tốt nhất.
- Cần dữ liệu theo thời gian thực: Khi doanh nghiệp muốn điều chỉnh mục tiêu dựa trên dữ liệu thời gian thực để tối ưu hóa chiến dịch, Smart Shopping không cung cấp sự linh hoạt này.
- Phân bổ ngân sách cho sản phẩm cụ thể: Doanh nghiệp muốn ưu tiên ngân sách cho một sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm nhất định, nhưng Smart Shopping phân bổ ngân sách trên toàn bộ danh mục sản phẩm mà không có khả năng tùy chỉnh.
- Không có khả năng thêm từ khóa phủ định: Trong trường hợp doanh nghiệp không muốn quảng cáo hiển thị với các cụm từ nhất định (từ khóa phủ định), Smart Shopping không cung cấp tùy chọn này.
- Kiểm soát nội dung và đối tượng: Trong trường hợp doanh nghiệp muốn kiểm soát chặt chẽ nội dung quảng cáo và đối tượng tiếp cận, Smart Shopping không cho phép điều chỉnh chi tiết như quảng cáo thủ công. Qua đó khiến cho việc quản lý nội dung tiếp thị trở nên khó khăn hơn.
- Chú trọng vào dữ liệu tìm kiếm: Đối với những doanh nghiệp cần thu thập dữ liệu chi tiết về các cụm từ tìm kiếm, Smart Shopping không cung cấp đủ thông tin so với quảng cáo thủ công.
Hướng dẫn thiết lập chiến dịch Google Smart Shopping từ A-Z
Bước 1: Tạo website/ Landing Page bán hàng
Hệ thống Google sẽ ghi nhận URL của sản phẩm trên website hoặc Landing Page bán hàng để giúp những niển thị trực tiếp những hình ảnh đó đến những người tra cứu sản phẩm. Google Smart Shopping chỉ là kênh hiển thị và quảng bá sản phẩm, nếu không có website/ Landing Page, tính năng này không thể sử dụng được.
Website kinh doanh nên tích hợp các tính năng thanh toán, bảo mật, giao hàng, báo cáo, livechat,... Đồng thời kết nối với các sàn thương mại điện tử lớn để quản lý bán hàng đa kênh. Giao diện website cũng nên được thiết kế thân thiện với mọi thiết bị, miễn phí hosting, chuẩn SEO, băng thông không giới hạn,..để tối ưu tốc độ tải trang.
Bước tạo website/ Landing Page bán hàng.
Bước 2: Thiết lập tài khoản Google Merchant Center
Đây là bước bắt buộc để sản phẩm được xuất hiện trên kết quả tìm kiếm. Quá trình thiết lập tài khoản được thực hiện đơn giản theo trình tự sau:
- Điền các thông tin trong đơn đăng ký: tên doanh nghiệp/cửa hàng, quốc gia, website URL,...
- Đọc kỹ các điều khoản và quy định từ Google.
- Lựa chọn các chương trình thích hợp bằng cách chọn vào ô vuông trước những chương trình quảng cáo.
- Tạo và khởi động tài khoản.
Thiết lập tài khoản Google Merchant Center.
Bước 3: Xác minh quyền sở hữu website
Bạn cần phải xác minh là chủ sở hữu website, đồng thời xác nhận quyền sở hữu trang web này cho tài khoản Merchant Center vừa tạo lập để quảng cáo được phép hiển thị.
Bạn có thể thực hiện một trong 3 cách sau để xác minh quyền sở hữu:
- Xác minh bằng Tag Manager.
- Xác minh qua tài khoản Google Analytics.
- Xác minh bằng thẻ/ tệp HTML.
Ví dụ dưới đây, Stradex sẽ hướng dẫn bạn xác minh bằng thẻ HTML bằng vài thao tác cực nhanh chóng. Cụ thể:
- Đăng nhập vào tài khoản Google Merchant Center, chọn “Thông tin doanh nghiệp”, chọn “Trang Web”, chọn “Tôi có quyền truy cập vào máy chủ của mình” và chọn “Thêm thẻ HTML vào trang chủ”.
- Sao chép (Copy) đoạn mã vừa được cấp.
- Chọn phần thiết lập Theme trang chủ tại Website, xác định phần thường nằm ở vị trí trên cùng sau đó chọn thẻ Meta vừa sao chép,
- Cuối cùng, chọn “Xác minh URL” tại màn hình Merchant Center. Khi xác minh thành công, trạng thái sẽ được cập nhật ngay lập tức. Lưu ý, không xoá thẻ Meta ngay cả khi URL đã hoàn tất xác minh.
Xác minh quyền sở hữu website.
Bước 4: Bổ sung chính sách bảo mật, vận chuyển và đổi trả
Đây là 3 chính sách quan trọng nhất mà doanh nghiệp phải quan tâm để bảo vệ quyền lợi cho các khách hàng của mình. Cụ thể:
- Chính sách bảo mật dữ liệu: Bắt buộc cung cấp giao thức bảo mật HTTPS.
- Chính sách vận chuyển: Google yêu cầu doanh nghiệp cung cấp trải nghiệm mua sắm “công bằng” cho mọi khách hàng, thể hiện thông qua danh sách hỗ trợ giao hàng. Hệ thống thường kiểm tra chính sách giao hàng hoặc trường tỉnh/ thành phố trong trang check- out bằng bot/ người xét duyệt.
- Chính sách đổi trả: Nếu không hỗ trợ đổi trả, hãy thông báo bằng văn bản rõ ràng với khách hàng của mình. Đồng thời, hãy đặt chính sách này ở vị trí dễ nhận thấy nhất như dưới chân website để Google nhanh chóng xét duyệt sản phẩm.
Bổ sung chính sách bảo mật, vận chuyển và đổi trả.
Bước 5: Tạo danh sách dữ liệu sản phẩm cần đồng bộ
Cần đồng bộ thông tin sản phẩm từ trang web lên Merchant Center thông qua việc thêm từng sản phẩm riêng lẻ hoặc nhiều sản phẩm bằng cách sau:
- Cập nhật dữ liệu sản phẩm bằng Google Sheet.
- Cập nhật theo thời gian được thiết lập sẵn, trên một website chứa dữ liệu bằng các giao thức http, https, ftp hoặc sftp.
- Cập nhật tự động bằng Content API.
- Tải lên tệp chứa dữ liệu thủ công hoặc thông qua FTP, SFTP, Google Cloud Storage.
Dưới đây, Stradex sẽ hướng dẫn bạn dùng Google Sheet để cập nhật dữ liệu sản phẩm. Bạn chỉ cần thao tác theo các bước sau:
- Chọn Tab “Sản phẩm”, “Tạo nguồn cấp dữ liệu sản phẩm”, “Quốc gia” & ”Ngôn ngữ”, mục “Google Sheets” để đặt tên cho nguồn cấp và chọn “Tiếp tục”.
- Bấm “Tạo bảng tính Google mới từ bản mẫu” để không bỏ sót thông tin mà Google yêu cầu. Sau đó, chọn “Tạo nguồn cấp dữ liệu” để Google tạo dữ liệu mẫu.
- Thêm các thông tin về sản phẩm như: ID, tiêu đề, mô tả, liên kết, giá, tình trạng, còn hàng/ hết hàng/ hàng đặt trước, liên kết hình ảnh, danh mục sản phẩm, nhãn hiệu.
- Quay lại giao diện Google Merchant Center, chọn “Tên nguồn cấp dữ liệu”, tại tab “Đang xử lý” click “Tìm nạp ngay”.
- Chờ Google xét duyệt trong 3 - 5 ngày.
Tạo danh sách dữ liệu sản phẩm cần đồng bộ.
Bước 6: Tối ưu hình ảnh sản phẩm
Google đề cao tính thẩm mỹ bởi những hình ảnh là yếu tố quan trọng để kích thích người mua click chọn sản phẩm. Để mang đến trải nghiệm mua hàng tốt nhất, Google không cho phép các hình ảnh kém chất lượng xuất hiện trên danh mục. Do vậy, hình ảnh cần nổi bật, đẹp mắt, chuyên nghiệp và chuẩn xác.
Tối ưu hình ảnh sản phẩm khi chạy quảng cáo mua sắm thông minh.
Xem thêm: Hướng dẫn các bước tối ưu Google Shopping mới nhất năm 2024
Những mẹo thiết lập quảng cáo Google Smart Shopping hiệu quả
Dưới đây là 5 lời khuyên hữu ích cho bạn khi thiết lập quảng cáo Google Smart Shopping:
- Tránh tạo quá nhiều chiến dịch riêng biệt: Điều này có thể làm giảm hiệu suất của chiến dịch bởi dữ liệu thu thập được quá ít. Doanh nghiệp chỉ nên chia nhỏ thành nhiều chiến dịch quảng cáo khi đây là yêu cầu bắt buộc của mục tiêu kinh doanh,
- Nên chọn các sản phẩm phổ biến: Tức là bạn chỉ nên thực hiện quảng cáo với các sản phẩm có độ phủ sóng rộng và hiệu quả chuyển đổi cao. Lý tưởng nhất, phải đạt trên 100 lượt chuyển đổi trong thời gian 30 ngày.
- Tránh sử dụng các sản phẩm giống nhau: Trong quá trình xây dựng chiến lược Google Shopping Smart, nên loại trừ các sản phẩm giống nhau để giảm thiểu chi phí và tối đa hoá hiệu quả.
- Thiết lập đủ ngân sách: Hãy xem xét kỹ mức tổng chi tiêu trung bình hàng ngày của chiến dịch hiện có.
- Tránh điều chỉnh ngay từ những ngày đầu tiên thực hiện chiến dịch: Đây là giai đoạn “học hỏi” để chiến dịch Google Shopping của bạn được tối ưu hoá hiệu suất, xem xét dựa trên nhiều điểm dữ liệu theo thời gian.
Những mẹo thiết lập quảng cáo Smart Shopping hiệu quả.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Stradex về Google Smart Shopping: định nghĩa, ưu nhược điểm, mẹo thiết lập và 6 bước triển khai chạy quảng cáo mua sắm thông minh hiệu quả. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chiến dịch quảng cáo này, từ đó áp dụng thông minh vào thực tế để nâng cao hiệu quả chuyển đổi và thúc đẩy bán hàng cho doanh nghiệp nhé!