13 tháng 6, 2024
12 cách tối ưu Google Shopping giúp quảng cáo thu hút người dùng
Mặc dù Google Shopping được xem là phương thức tiếp thị đem lại khả năng chuyển đổi cao, nhưng nếu không biết cách tối ưu Google Shopping, doanh nghiệp sẽ tiêu tốn lượng chi phí đáng kể mà vẫn không đạt được hiệu suất mong muốn. Cùng tham khảo ngay 12 cách tối ưu quảng cáo Google Shopping từ Stradex ngay dưới đây để nâng cao hiệu quả cho chiến dịch của bạn nhé!
Tối ưu Google Shopping có tác dụng gì đối khi tiếp thị sản phẩm?
Tối ưu Google Shopping đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược tiếp thị và bán hàng của mỗi doanh nghiệp, phương thức tiếp thị này mang lại những lợi ích nổi bật sau:
- Tăng hiệu quả hiển thị với quy mô tiếp cận lớn: Thay vì hiển thị dưới dạng từ khóa như Google Ads thì Google Shopping thể hiện các thông tin sản phẩm một cách trực tiếp. Sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được hiển thị trực quan ngay tại top 1 tìm kiếm ngay vị trí thu hút người dùng tại góc bên phải và được trình bày theo dạng Slide.
- Cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm: Khách hàng tiếp cận sản phẩm nhờ các thông tin như hình ảnh, tên, giá bán, chương trình khuyến mãi, đơn vị cung cấp, xuất xứ, đánh giá từ những người mua khác,…
- Tăng tỷ lệ nhấp CTR lên tới 30%, cao hơn so với các phương thức khác: Nếu sản phẩm hiển thị có thiết kế đẹp, giá cả hợp lý cùng thông tin minh bạch, rõ ràng thì tỉ lệ chuyển đổi đem lại rất cao, là cơ hội giúp doanh nghiệp tiếp cận đông đảo khách hàng trên thị trường kinh doanh trực tuyến.
- Tỉ lệ hoàn vốn cho chi phí Marketing (ROA) cao: Google Shopping có thể giúp chi phí phải trả cho mỗi lượt click (CPC) thấp hơn, kết hợp với chuyển đổi cao và phạm vi tiếp cận rộng lớn, từ đó đem lại tỷ lệ ROA tốt.
- Phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ lẻ: Việc chi phí thấp hơn so với các hình thức khác trong hệ thống quảng cáo của Google cho phép các doanh nghiệp nhỏ hoặc cá nhân tham gia, kể cả trong các thị trường có độ cạnh tranh cao.
Với những lợi ích trên, Google Shopping có vai trò quan trọng trong khâu bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mạnh về bán lẻ và có uy tín trên thị trường.
Google Shopping có tác dụng gì trong tiếp thị?
12 cách tối ưu Google Shopping đem lại tăng hiệu quả quảng cáo
Dưới đây là tổng hợp 12 cách tối ưu Google Shopping hiệu quả các bạn có thể tham khảo:
Tối ưu hóa nguồn cung cấp dữ liệu quảng cáo hằng ngày
Nguồn cấp dữ liệu quảng cáo (hay Product Feed) là nơi lưu trữ toàn bộ thông tin về sản phẩm dưới định dạng Google có thể hiểu được những gì chung ta cung cấp. Lưu ý, nếu Google Ads hoạt động dựa trên từ khóa thì Google Shopping vận hành dựa trên nguồn cấp dữ liệu để xác định đâu là sản phẩm tương thích với mong muốn tìm kiếm của người dùng.
Để tối ưu hóa, doanh nghiệp cần cấp dữ liệu hàng ngày cho Google Shopping dưới định dạng File, Google trang tính hoặc sử dụng ứng dụng Google Shopping.
Tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu hàng ngày giúp:
- Quảng cáo hiển thị đúng với tra cứu của người dùng.
- Tăng tỷ lệ nhấp chuột CTR do phù hợp với nhu cầu người mua.
- Quản lý chiến dịch chặt chẽ hơn.
Stradex khuyến cáo bạn phải đảm bảo một số thông tin sau để tối ưu nguồn cấp dữ liệu:
- Tiêu đề phải được chuẩn hóa, ngắn gọn, dồn trọng tâm vào từ khóa chính.
- Tiêu đề phải có đầy đủ thông tin như tên, màu sắc, thương hiệu, kích cỡ (Ưu tiên thứ tự các thông tin quan trọng).
- Mô tả sản phẩm chính xác và đầy đủ, không nên mô tả quá dài dòng hoặc quá phóng đại.
- Thêm các thông số kỹ thuật vào tiêu đề (Nếu có).
- Ghi nhớ độ dài tiêu đề sản phẩm trong giới hạn 70 ký tự.
- Hình ảnh sản phẩm thu nhỏ đẹp, đủ độ sáng, nền màu trắng để thu hút khách hàng.
- Cập nhật tình trạng của sản phẩm thường xuyên.
- Để công khai giá bán sản phẩm.
- Bổ sung mã GTIN và MNP (Nếu sản phẩm có mã vạch).
- Thêm các thông tin bắt buộc khác như ID, quản lý kho, tình trạng hàng hóa.
- Thêm nhãn tùy chỉnh để lọc nhanh các nhóm sản phẩm.
Tối ưu hóa nguồn cấp dữ liệu Google.
Hoàn chỉnh đầy đủ thông tin sản phẩm - dịch vụ quảng cáo
Để chiến dịch Google Shopping được tối ưu nhất, doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ các thông tin sản phẩm/dịch vụ. Bạn phải cung cấp đầy đủ thông tin mã vạch để Google tự động nhận biết, đọc dữ liệu và xác định chính xác sản phẩm, ưu tiên hiển thị quảng cáo tra cứu. Nếu sản phẩm không có mã vạch, bạn có thể để trống nội dung này nhưng số lần hiển thị sẽ giảm đáng kể.
Thêm mã vạch, hoàn chỉnh đầy đủ thông tin sản phẩm.
Tối ưu hình ảnh, tiêu đề và mô tả của sản phẩm được quảng cáo
Khi thực hiện tối ưu Google Shopping, các phần hiển thị như hình ảnh, tiêu đề và mô tả là một trong những yếu tố quan trọng cần được lưu tâm, cụ thể:
- Hình ảnh: Càng được mô tả rõ ràng, chân thực sẽ càng thu hút sự quan tâm so với đối thủ. Do vậy, nên chú ý tối ưu hình ảnh với các tiêu chí sau:
- Rõ nét, có độ phân giải đạt những tiêu chuẩn cao.
- Có tính thuyết phục, đủ đẹp, đủ sáng.
- Có kích thước tối thiểu 250 x 250 pixel.
- Không bị chèn đóng dấu, logo, watermark và không chứa text.
- Chân thực, rõ nét, đúng màu sắc, kiểu dáng sản phẩm.
- Sản phẩm được đặt trên nền trắng.
- Tiêu đề: Đảm bảo thu hút sự chú ý của người dùng và phù hợp với truy vấn tìm kiếm của họ. Do vậy, tối ưu tiêu đề cần đáp ứng:
- Ngắn gọn, mang tính mô tả.
- Kết hợp các thông tin về kích thước, thương hiệu, màu sắc, các tính năng độc đáo.
- Tránh nhồi nhét từ khóa, đặt tiêu đề quá chung chung, in hoa tiêu đề hay chèn các nội dung quảng cáo.
- Mô tả sản phẩm: Cần vượt xa chức năng đơn thuần, làm nổi bật được lợi ích của sản phẩm. Đồng thời, phải giải quyết được những khó khăn, khúc mắc của người truy vấn, thể hiện được giá trị của nó. Ngôn ngữ sử dụng để mô tả phải có tính thuyết phục, duy trì độ chính xác để khởi gợi cảm xúc, nâng cao chuyển đổi.
Tối ưu hoá hình ảnh, tiêu đề và mô tả cho sản phẩm.
Gia tăng lượt đánh giá sản phẩm bằng các chương trình khuyến mãi
Google hiện nay cho phép doanh nghiệp hiển thị phần sao đánh giá chất lượng sản phẩm khi chạy quảng cáo Google Shopping. Lượt đánh giá này được thu thập, tổng hợp trực tiếp trên website từ người dùng và từ bên thứ ba. Phần xếp hạng đánh giá không chỉ làm tăng thêm sự thu hút, nổi bật mà còn gia tăng sự tin tưởng của người dùng vào sản phẩm.
Lưu ý: Mỗi sản phẩm phải có tối thiểu 3 lượt đánh giá và có ít nhất 50 đánh giá trên toàn bộ danh mục sản phẩm để xếp hạng sao có thể hiển thị trên Google Shopping.
Để gia tăng lượt đánh giá xếp hạng sản phẩm, doanh nghiệp có thể gửi Email mời người dùng xếp hạng sao cho những sản phẩm họ đã mua. Nếu được, bạn có thể tặng miễn phí một món quà nhỏ như mã giảm giá, tích điểm đổi quà,..để kích thích họ đánh giá, xếp hạng sản phẩm.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các ưu đãi, khuyến mãi hay giảm giá đặc biệt để khuyến khích khách hàng. Tuy nhiên cần cân nhắc kỹ lưỡng để chúng không ảnh hưởng đến lợi nhuận. Đồng thời, khuyến mãi phải liên quan đến sản phẩm và mang lại giá trị tốt cho khách hàng.
Gia tăng lượt đánh giá, xếp hạng sao trên Google.
Tận dụng chức năng của Google Merchant Center
Google Merchant Center là nền tảng hoàn toàn miễn phí, nó giúp bạn quản lý dữ liệu sản phẩm, đảm bảo tính phù hợp và chính xác. Cần sắp xếp nguồn dữ liệu gồm tiêu đề, mô tả, giá cả, tình trạng hàng hóa theo cấu trúc để Google có thể hiểu sâu hơn về sản phẩm của bạn, cải thiện thứ hạng trên công cụ tra cứu.
Lưu ý, nếu nguồn cấp dữ liệu không trùng khớp với các hàng hóa trên website, quảng cáo cho sản phẩm sẽ không được hiển thị. Do vậy, doanh nghiệp phải đảm bảo luôn cập nhật thông tin và đồng bộ chúng với website. Bên cạnh đó, hãy luôn chủ động trong việc tối ưu quảng cáo Google Shopping để xác định các giá trị bị thiếu, tìm ra sản phẩm bị từ chối kèm lý do và tiếp nhận các đề xuất để cải thiện nguồn cấp dữ liệu.
Tận dụng các chức năng của Google Merchant Center.
Chia nhỏ chiến dịch quảng cáo thành nhiều nhóm khác nhau
Google Shopping cho phép người sử dụng đặt giá thầu trên các hàng hóa cụ thể. Do vậy, bạn nên chia nhỏ thành các nhóm sản phẩm để tối ưu hóa Google Shopping hiệu quả.
Nhóm sản phẩm nên được tách riêng thành những danh mục có liên quan. Đặt giá thầu khác nhau cho các nhóm sản phẩm khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí dựa trên hiệu suất và lợi nhuận từng nhóm.
Tiêu chí phân loại và đặt giá thầu cho các nhóm sản phẩm gồm:
- Chỉ số ROI (Tỷ suất hoàn vốn).
- Dữ liệu thu thập được từ Google Analytics.
Kết hợp các dữ liệu cơ sở trên để tìm ra những sản phẩm bán chạy nhất để xếp chúng vào một nhóm quảng cáo cụ thể, tăng giá thầu để tăng mức độ hiển thị cho những sản phẩm có tiềm năng lợi nhuận này. Ngoài ra, với những sản phẩm kém hiệu quả trong một nhóm chiến dịch, nên xóa chúng ra khỏi danh mục hiện tại và thêm vào danh mục khác có giá thầu thấp hơn.
Các bước phân nhóm sản phẩm dựa theo hiệu suất:
- Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google AdWords, chọn tab “Sản phẩm”.
- Bước 2: Tìm ra sản phẩm có hiệu quả tốt và không tốt để tách thành các nhóm quảng cáo riêng biệt.
- Bước 3: Đặt giá thầu khác nhau cho từng nhóm tùy theo mức độ hiệu suất.
- Bước 4: Thiết lập các ưu tiên hiển thị cho từng nhóm chiến dịch phù hợp.
Đặt giá thầu dựa trên các nhóm chiến dịch.
Thiết lập điều chỉnh giá thầu tự động
Doanh nghiệp có thể đặt giá CPC, mục tiêu và cho phép Google tự động điều chỉnh giá thầu để giúp bạn đạt được mục tiêu đó. Cách thức này vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí mà vẫn đáp ứng được những mục tiêu đã đề ra.
Lưu ý, bạn hoàn toàn có thể giới hạn giá thầu trong mức phạm vi ngân sách nhất định.
Theo dõi và phân tích hiệu suất quảng cáo
Doanh nghiệp cũng cần theo dõi và phân tích các số liệu hiệu suất chiến dịch thường xuyên để hiểu rõ hơn tình trạng hoạt động và tìm ra những điểm để điều chính.
Dưới đây là một vài số liệu quan trọng bạn cần chú trọng theo dõi để chuyển đổi tốt hơn, giảm CPC thấp nhất, nâng cao hiệu suất doanh thu, cụ thể
- Lợi tức đầu tư ROI (Return on Investment).
- Tỷ lệ nhấp chuột CTR (Click-Through Rate).
- Chi phí trên mỗi lần nhấp chuột CPC (Cost Per Click),
- Hiệu suất từ khóa.
- Tỷ lệ chuyển đổi.
- Hành vi của khách hàng.
Thông qua những dữ liệu này, bạn có thể xác định được sản phẩm có hiệu suất tốt và sản phẩm cần cải tiến, điều chỉnh. Từ đó tinh chỉnh chiến lược đặt giá thầu, ngân sách và những mục tiêu khác cho phù hợp.
Theo dõi và phân tích hiệu quả thường xuyên nhằm.
Thử nghiệm A/B cho chiến dịch quảng cáo
A/B Testing là việc thử nghiệm nhiều chiến dịch khác nhau để lựa chọn chiến lược hiệu quả nhất. Thử nghiệm A/B Testing cần được thực hiện dựa trên nội dung quảng cáo, từ khóa, hình ảnh,..để đưa ra sự lựa chọn chính xác nhất. Thử nghiệm A/B là điều vô cùng cần thiết, nhất là đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn phát triển để xem xét, đánh giá, điều chỉnh hoặc thay thế chiến lược mới kịp thời.
Tối đa hóa từ khóa phủ định
Tối đa hóa từ khóa phủ định là điều bắt buộc khi tối ưu quảng cáo Google Shopping, đặc biệt là chạy Ads theo phễu khách hàng nếu bạn không muốn “tiêu tốn” quá nhiều chi phí cho những từ khóa không liên quan.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thêm những từ khóa phủ định này vào cả chiến dịch hay một nhóm quảng cáo cụ thể để tận dụng những lợi ích của chúng. Chẳng hạn nếu doanh nghiệp của bạn chỉ bán quần áo nữ chứ không báo quần áo nam, quần áo trẻ em, bạn nên thêm các từ khóa như “Quần áo nam”, “Quần áo trẻ em” để Google không hiển thị quảng cáo cho những truy vấn này.
Thực hiện tối đa hoá bằng các từ khóa phủ định.
Triển khai chiến dịch tiếp thị lại
Triển khai chiến dịch tiếp thị lại trên công cụ tìm kiếm (RLSAs - Remarketing List for Search Ads) sẽ giúp người thực hiện bám đuổi được nhưng người dùng đã thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm được quảng cáo. Remarketing là cách giữ chân khách hàng, thúc đẩy khả năng mua.
- Trong lần tiếp thị đầu tiên: Quảng cáo sản phẩm dưới dạng hình ảnh hoặc đi kèm kết quả tìm kiếm.
- RLSAs: Vì Remarketing đang trong quá trình thử nghiệm nên bạn phải gọi đến số 866 - 246 - 6453 để đăng ký sử dụng. Khi này, cần thêm lại thẻ tiếp thị vào website hoặc sử dụng Google Analytics để cập nhật mã theo dõi.
Thiết lập bám đuổi theo người dùng nhờ chiến dịch tiếp thị lại.
Remarketing yêu cầu bạn thiết lập lại chiến dịch cho đối lượng đã truy cập vào website hay có những tương tác với sản phẩm. Chiến dịch tiếp thị lại cũng có thể hiển thị đối với những khách hàng đã xem nhưng không mua hàng trong quá khứ.
Doanh nghiệp được khuyến nghị nên tạo những danh sách sau:
- Tất cả người dùng truy cập.
- Người truy cập đã rời bỏ giỏ hàng, không hoàn thiện khâu thanh toán.
- Người dùng truy cập vào xem sản phẩm.
- Khách hàng cũ, đã từng mua hàng.
Xem thêm bài viết khác: Chạy quảng cáo mua sắm linh hoạt với Google Smart Shopping
Quảng cáo đúng phân khúc dựa trên hành vi mua hàng
Tinh chỉnh nhắm mục tiêu và phân khúc cũng là một trong những yếu tố then chốt khi điều chỉnh chiến dịch, đảm bảo chiến dịch phù hợp với từng phân khúc đối tượng cụ thể, tăng khả năng tương tác và sự chuyển đổi. Bạn nên lấy dữ liệu từ quá khứ, từ những chiến thuật trước đó để phân chia nhóm đối tượng theo hành vi mua của họ. Việc phân chia có thể dựa trên nhân khẩu học, loại thiết bị, vị trí địa lý,...
Mục tiêu của cách thức này là điều chỉnh danh sách sản phẩm sao cho phù hợp nhất với từng phân khúc, nâng cao mức độ liên quan, tối ưu hiệu suất. Điều này cũng có thể giúp bạn phân chia tài nguyên, điều chỉnh giá thầu và ngân sách cho từng hành vi người tiêu dùng và xu hướng thị trường để tối đa hoá khả năng hiển thị tại những vị trí quan trọng nhất.
Tối ưu chiến dịch theo đúng phân khúc khách hàng.
Trên đây, Stradex đã lý giải tầm quan trọng của việc tối ưu Google Shopping, đồng thời chỉ ra 12 cách tối ưu quảng cáo Google Shopping như điều chỉnh nguồn cấp dữ liệu, chia nhỏ chiến dịch theo từng nhóm, thử nghiệm A/B Testing, triển khai RLSAs,.... Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình triển khai chiến lược quảng cáo, nâng cao hiệu quả tiếp thị, gia tăng tỷ lệ bán hàng thành công.