27 tháng 6, 2024
Google Product Feed là gì? 5 bước thiết lập nguồn cấp dữ liệu
Google Product Feed là một trong những yếu tố “cốt lõi” quyết định sự thành bại của chiến dịch quảng cáo mua sắm. Vậy nguồn cấp dữ liệu Google Shopping là gì? Tại sao cần phải tối ưu? Làm thế thế nào để thực hiện tối ưu danh mục Google Shopping Feed hiệu quả? Tất cả sẽ được Stradex lý giải chi tiết trong bài viết sau!
Google Product Feed là gì?
Google Product Feed (Product Data Feed) là nguồn quản lý dữ liệu sản phẩm và phân loại chúng thành các nhóm theo các đặc điểm về thuộc tính, đảm bảo chúng được quảng cáo, so sánh hoặc hiển thị theo một các đặc điểm riêng biệt.
Shopping Feed Google là gì?
Các thuộc tính sản phẩm trong dữ liệu Google Feed bao gồm:
- ID: Mã nhận dạng của sản phẩm trong hệ thống.
- Tiêu đề và Mô tả: Tên sản phẩm và các thông tin chi tiết
- Link: Đường dẫn điều hướng đến trang đích của sản phẩm.
- Giá: Mức giá dựa theo giá thiết lập trên website của bạn.
- Link hình ảnh: Đính kèm mô tả sản phẩm bằng hình ảnh.
- Tình trạng hàng hóa: Còn hàng/ Hết hàng,....
Google Shopping Feed có những lợi ích gì?
Tối ưu Google Shopping Feed đem đến nhiều lợi ích hấp dẫn như:
- Cơ sở đánh giá chất lượng của các chiến dịch Marketing: Các kênh truyền thông thường dựa vào những dữ liệu sản phẩm của Google để quyết định có nên triển khai quảng cáo sản phẩm cho một cụm từ khóa cụ thể hay không.
- Tối ưu hóa dữ liệu: Hệ thống sẽ dễ dàng thu thập, liên kết các dữ liệu được phép hiển thị trên website.
- Cho phép quản lý dễ dàng: Người thực hiện không phải tìm từ khóa, mô tả hay thiết lập giá thầu cho các từ khóa mà chỉ cần tập trung vào các keyword liên quan đến Feed Google.
- Tăng thứ hạng quảng cáo trên truy vấn tìm kiếm: Quảng cáo hiển thị ở thứ hạng càng cao càng dễ dàng thu hút người dùng tìm hiểu và mua sắm sản phẩm.
- Cải thiện chất lượng cho quảng cáo: Các thông tin về tên, hình ảnh, mô tả sản phẩm, tên thương hiệu, bài đánh giá,... sẽ gia tăng niềm tin của người dùng về sản phẩm của bạn. Các dữ liệu càng chi tiết thì sản phẩm càng dễ tiếp cận. Thông qua dữ liệu về thuộc tính sản phẩm được cung cấp, Google sẽ nhận diện và cho phép hiển thị kết quả phù hợp nhất với truy vấn tìm kiếm của người dùng.
- Cập nhật dữ liệu liên tục, tăng độ chính xác: Tình trạng hàng hóa chỉ được theo dõi và đảm bảo cung cấp kịp thời nếu dữ liệu Google Shopping Data Feed được cập nhật liên tục.
- Tính linh hoạt trong sử dụng dữ liệu: Nhờ Feed Shopping Data, chúng ta có thể sử dụng kết hợp hình thức quảng cáo tự động Google Smart Shopping để có thể tối ưu hiển thị đều đem lại hiệu suất tối ưu, các chỉ số Impression, Click,... mới được cải thiện, tỷ lệ chuyển đổi mới gia tăng.
- Tối ưu hóa cho từng thiết bị: Hơn 60% truy vấn tìm kiếm trên Google được thực hiện qua thiết bị di động trong khi thiết bị này chỉ cho phép hiển thị 2 kết quả tìm kiếm dựa trên văn bản. Nếu tận dụng được nguồn cấp dữ liệu, sản phẩm của bạn sẽ có cơ hội hiển thị dưới dạng băng chuyền qua Google Shopping.
- Hiệu quả hơn so với chiến dịch tìm kiếm thông thường: Người dùng sẽ được tiếp nhận mọi thông tin về sản phẩm trước khi được điều hướng đến cửa hàng. Ngoài ra, Google Shopping sẽ chỉ tập trung vào đúng đối tượng khách hàng, giảm thiểu chi phí cho những xuất hiện không cần thiết.
- Mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng: Nhờ thuật toán áp dụng các từ đồng nghĩa thông minh, quảng cáo vẫn có thể hiển thị dù cụm từ tìm kiếm không khớp chính xác tuyệt đối với dữ liệu sản phẩm.
Lợi ích của nguồn cấp dữ liệu
Bài viết liên quan: Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Google Shopping Ads hỗ trợ bán hàng hiệu quả
Các bước tạo nguồn cấp dữ liệu Google Product Feed
Dưới đây, Stradex đã tổng hợp chi tiết 5 bước tạo Google Product Feed dễ dàng cho bạn, cụ thể:
Bước 1: Đăng ký tài khoản Google Adwords để quản lý chiến dịch quảng cáo và tài khoản Google Merchant Center để phục vụ quản lý thông tin về sản phẩm.
Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản Google Merchant Center và tải lên nguồn cấp dữ liệu. Có hai loại nguồn cấp dữ liệu:
- Với nguồn cấp dữ liệu chính: Các dữ liệu mà Google Merchant Center truy cập để đăng tải quảng cáo sản phẩm. Đây là loại dữ liệu duy nhất được phép thêm hoặc xóa sản phẩm.
- Với nguồn cấp dữ liệu bổ sung: Đây là các dữ liệu mang tính chất cung cấp thêm thông tin, chẳng hạn như thuộc tính sản phẩm còn thiếu trong dữ liệu chính.
Bước 3: Bạn tiến hành liên kết với tài khoản Google Adwords. Sau đó, tạo bộ lọc và liên kết danh mục sản phẩm theo từng nhóm Product Category tương ứng. Để thực hiện nhiệm vụ này, bạn có thể thao tác theo 2 cách cơ bản sau:
- Cách 1: Bạn thao tác ngay trong phần “Tạo liên kết danh mục”.
Tạo liên kết danh mục sản phẩm.
- Cách 2: Bạn thực hiện bằng cách nhấn vào icon hoặc hyperlink “Nhóm sản phẩm”.
Sau đó, nhấn vào ô tìm kiếm “Nhóm sản phẩm” hoặc chọn thủ công các sản phẩm muốn liên kết tại Pop-up “Tạo liên kết danh mục”. Tiếp tục nhập từ khoá hoặc nhấp chuột để chọn nhóm Criteo Category/ Google Category tương ứng. Sau đó, nhấp vào “Tạo liên kết” để hoàn thành. Khi này, hệ thống sẽ tự động hiển thị nhóm sản phẩm phù hợp với danh mục liên kết vừa thiết lập.
Bước 4: Tạo danh mục sản phẩm bằng cách nhấn vào “Tạo Product Feed”. Khi này, người dùng phải cung cấp các thông tin được hiển thị trên màn hình hệ thống như:
- Tên feed: Nhập thông tin không được trùng với tên feed trước đó, tối đa không quá 250 ký tự.
- Bộ lọc sản phẩm: Đồng bộ các sản phẩm theo điều kiện nhất định để tạo URL sản phẩm cho Google Merchant Center.
- Thiết lập thời gian mặc định: Bạn cần thiết lập thời gian hệ thống tự cập nhật URL danh mục sản phẩm lên Google Merchant Center. Lịch thiết lập này được mặc định bằng thời gian hiện tại + 5 phút.
- Trạng thái trang feed: Thiết lập “Đang hoạt động/ Ngừng hoạt động”.
- Cấu hình UTM Tracking: Bạn có thể thực hiện các thiết lập UTM để đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo với các tiêu chí như Campaign Name Tên chiến dịch, mã khuyến mãi, khẩu hiệu,..), Campaign Source (Lưu lượng truy cập), Campaign Term (Từ khoá có trả phí), Campaign Medium (Hình thức quảng cáo).
- Thêm các biến thể vào tên sản phẩm: Bạn đồng ý cho phép hệ thống tự động thêm các thông tin như màu sắc, kích thước vào tên sản phẩm.
- So sánh về giá: Đây là mục thiết lập hiển thị các so sánh về giá trên quảng cáo (Giá niêm yết, giá đã giảm,..).
- GTIN: Bạn cần liên hệ với nhà sản xuất để được cung cấp các thông tin chính xác về GTIN sản phẩm.
- Một số thông tin khác: Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm một số dữ liệu khác như giới tính, màu sắc, kích thước, tên thương hiệu, loại cấu hình,....
Các thông tin để tạo nguồn cấp dữ liệu sản phẩm.
Bước 5: Lưu lại thông tin đã thiết lập để hoàn tất quá trình tạo Feed. Lưu ý, mỗi tài khoản chỉ được tạo tối đa 10 nguồn cấp.
Trên đây, Stradex đã tổng hợp toàn bộ những thông tin quan trọng liên quan đến Google Product Feed: định nghĩa, lợi ích và các bước tạo nguồn cấp dữ liệu Google Shopping. Để có một chiến dịch quảng cáo mua sắm hiệu quả, việc tối ưu hóa danh mục sản phẩm rất quan trọng, hãy áp dụng ngay hướng dẫn thiết lập nguồn cấp dữ liệu giúp tối ưu hóa chiến dịch của bạn ngay nhé!