15 tháng 7, 2024
Youtube Ads là gì? Chi tiết 16 bước tạo chiến dịch quảng cáo Youtube
Với trung bình hơn 8,8 tỷ lượt truy cập mỗi tháng, quảng cáo Youtube Ads thực sự là một kênh tiếp thị thông qua Video lý tưởng giúp triển khai các chiến dịch truyền thông hiệu quả. Vậy Youtube Ads là gì? Chúng ta có thể phân loại, chạy quảng cáo Youtube và tối ưu như thế nào? Hãy cùng Stradex tìm hiểu về tất cả ở dưới đây nhé!
YouTube Ads là gì? Tổng quan về quảng cáo Youtube
Youtube Ads (Quảng cáo Youtube) là một dịch vụ quảng cáo trực tuyến được cung cấp bởi Google. Về cơ bản, dịch vụ quảng cáo này sẽ cho phép bạn hiển thị các đoạn video quảng cáo, giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ của mình lên trên kênh Youtube sau khi thanh toán phí quảng cáo cho Google.
Điều quan trọng là bên cạnh chính nền tảng Youtube, Youtube Ads còn có khả năng hiển thị video quảng cáo của bạn trên các trang website, ứng dụng khác nằm trong mạng hiển thị quảng cáo GDN (Google Display Network) Bởi thực tế Youtube vào nằm 2006, Google đã mua lại Youtube và biến nó thành một phần trong hệ sinh thái quảng cáo của mình. Với một số lượng lớn người dùng trên cả hai nền tảng, tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của mình thông qua Youtube đem lại rất nhiều lợi ích nhờ vào dữ liệu người dùng của cả 2 nền tảng cung cấp.
Những điểm nổi bật của quảng cáo Youtube Ads
Bên cạnh lưu lượng truy cập khổng lồ và khả năng quảng cáo trên Mạng hiển thị của Google, Youtube Ads còn sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật mà các nhà quảng cáo đánh giá rất cao. Cụ thể như:
Tiết kiệm chi phí
Youtube Ads hiện đang tính phí theo 4 hình thức, bao gồm cả Cost Per View (CPV) cho phép nhà quảng cáo sẽ thanh toán phí khi người dùng xem quảng cáo của bạn trong hơn 30 giây. Tuy nhiên, họ cũng hỗ trợ thêm nhiều tính năng “Skippable Video Ads” giúp nhà quảng cáo có thể dễ dàng tiết kiệm và tối ưu chi phí quảng cáo.
Về cơ bản, bằng cách sử dụng tính năng “Skippable Video Ads”, bạn sẽ cho phép người dùng bỏ qua quảng cáo của mình nếu họ không muốn xem. Như vậy, nếu người dùng chỉ xem quảng cáo trong khoảng 29 giây, sau đó nhấn “Skip Ads” thì lượt xem đó cũng không tính phí.
Phạm vi lớn và dễ dàng tiếp cận khán giả mục tiêu
Bản chất Youtube là sự kết hợp giữa công cụ tìm kiếm và nền tảng mạng xã hội. Chính điều này đã khiến Youtube trở thành nền tảng có lưu lượng truy cập lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ đứng sau Google. Bên cạnh đó, khả năng hiển thị trên Mạng Hiển thị (Google Display Network) cũng giúp các nhà quảng cáo Youtube có thể tiếp cận một phạm vi người dùng vô cùng lớn.
Về khả năng tiếp cận mục tiêu, Youtube Ads có cho phép người dùng sử dụng nhiều tùy chọn nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học, phân khúc đối tượng, thậm chí nhắm đối tượng cụ thể theo sở thích. Điều này cho phép bạn xác định đối tượng mục tiêu một cách chính xác và nêu rõ nơi quảng cáo có thể hiển thị.
Ảnh hưởng đến hành vi mua hàng
Tờ báo Sage Journals từng đăng tải một bài báo có tiêu đề “Youtube It Before You Buy It” với thống kê rằng 93% người tiêu dùng hiện nay có xu hướng tìm kiếm các video giới thiệu, quảng cáo trước khi quyết định mua một mặt hàng nào đó. Điều này cho thấy Youtube đang có ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Do vậy, việc triển khai quảng cáo Youtube sẽ sớm mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn.
Đặc biệt là với những sản phẩm thuộc ngành mỹ phẩm, xe hơi, điện thoại thông minh,... Khách hàng sẽ có xu hướng lên Youtube nhiều hơn, với mục đích là tìm kiếm các video giới thiệu, quảng cáo, review thực tế để có thêm kiến thức về sản phẩm. Từ đó, đưa ra quyết định mua sắm nhanh chóng mà không cần tìm đến các Showroom.
Dễ dàng theo dõi các chỉ số quảng cáo
Để đảm bảo chiến dịch quảng cáo được triển khai hiệu quả và dễ dàng theo dõi hiệu suất chiến dịch Youtube Ads, người thực hiện có thể theo dõi đầy đủ các chỉ số quảng cáo tổng hợp tại mục Youtube Ads Analytics. Tại đây, nhà quảng cáo có thể dễ dàng phân tích các chỉ số như lượt view, lượt click, lượt tiếp cận, lượt engagement, hay tần xuất xem quảng cáo,... Dựa vào những thông tin này bạn có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu của quảng cáo và đưa ra các phương án cải thiện chiến dịch.
Tối đa hóa khả năng Remarketing người dùng
Remarketing là một giai đoạn quan trọng trong quá trình thuyết phục người tiêu dùng mua sắm. Thông thường, đối với các hình thức quảng cáo khác như Facebook Ads, hay Google Ads thì nhà quảng cáo sẽ khó có thể Remarketing một cách hiệu quả. Do các hình thức quảng cáo này thường nhắm mục tiêu theo cách khá tổng quan.
Tuy nhiên, đối với Youtube Ads thì khả năng Remarketing đã được tối ưu hóa. Điều này được khẳng định bởi khả năng nhắm mục tiêu rất cụ thể của quảng cáo Youtube. Thay vì chỉ nhắm mục tiêu dựa trên nhân khẩu học (giới tính, độ tuổi, vị trí,...) thì Youtube có thể nhằm mục tiêu dựa trên những lĩnh vực mà họ quan tâm, lĩnh vực được tìm kiếm gần đây. Nhờ đó cải thiện khả năng tiếp cận của video quảng cáo và hỗ trợ triển khai các chiến dịch Remarketing hiệu quả hơn..
Youtube Ads hiện đang sở hữu rất tính năng nhắm mục tiêu mạnh mẽ, bao gồm:
- Nhân khẩu học: Tiếp cận đối tượng dựa theo nhân khẩu học chi tiết về sở thích, hành vi cụ thể,...
- Nhân khẩu học chi tiết: Tùy chọn nhắm mục tiêu theo thông tin nhân khẩu học dựa trên tình trạng cha mẹ, tình trạng hôn nhân, tình trạng học vấn, tình trạng sở hữu nhà và tình trạng việc làm,...
- Đối tượng quan tâm: Nhắm mục tiêu theo lĩnh vực mà người dùng quan tâm, như tài chính, sức khỏe, làm vườn,...
- Đối tượng trong thị trường: Nhắm mục tiêu dựa vào những thông tin mà họ thường xuyên tìm kiếm, như nghệ thuật, chăm sóc trẻ em, làm đẹp,...
Những tính năng này cho phép nhà quảng cáo ghi nhận rõ ràng các đặc điểm của khách hàng tiềm năng và tiếp cận mục tiêu một cách rất cụ thể và chính xác. Dựa vào đó, gia tăng tỷ lệ mua hàng khi nhắm đúng đối tượng mục tiêu và tối ưu hóa khả năng remarketing người dùng.
Chi phí so với khả năng chuyển đổi rõ ràng
Youtube Ads là một dịch vụ quảng cáo được cung cấp bởi Google, nên các khoản chi phí quảng cáo sẽ được thống kê và tính toán minh bạch đến từng đồng.
Bạn cũng có thể dễ dàng theo dõi và kiểm soát chi phí quảng cáo của mình bằng cách giới hạn chi tiêu theo ngày, hay chọn tính phí CPC/ CPV mà mình mong muốn. Youtube Ads không đặt giới hạn chi tiêu cho quảng cáo, nên bạn có thể thoải mái triển khai và thử nghiệm các chiến dịch với mức ngân sách khác nhau.
Youtube Ads hiện đang hỗ trợ tính phí quảng cáo theo 4 hình thức chính, bao gồm:
- Cost Per Click (CPC): Nhà quảng cáo trả phí cho mỗi lần người dùng truy cập, hoặc click vào quảng cáo của bạn.
- Cost Per View (CPV): Nhà quảng cáo trả phí cho mỗi lần người dùng xem hết 30 giây của quảng cáo hiển thị.
- Cost Per Mille (CPM): Nhà đầu tư trả phí cho mỗi 1000 lượt hiển thị quảng cáo. Lượt hiển thị này được tính cho cả số lượt tiêu đề, thumbnail và video quảng cáo được hiển thị.
- Tối đa hóa chuyển đổi (Maximize Conversions): Về cơ bản cách tính này cũng giống với CPA (Cost Per Action), nhưng nhà quảng cáo sẽ trao toàn quyền đặt giá thầu cho Google để bạn có thể nhận được nhiều chuyển đổi nhất trong phạm vi ngân sách của mình.
Các khoản chi phí quảng cáo được Youtube Ads quy định và tính toán rất chi tiết với số liệu chuyển đổi rõ ràng. Bạn cũng hoàn toàn có thể liên kết các số liệu này vào Google Ads Manager để theo dõi và phân tích các số liệu chi tiết hơn.
Các loại hình thức quảng cáo Youtube Ads
Khi thực hiện quảng cáo trên Youtube, người thực hiện có thể lựa chọn nhiều hình thức hiển thị quảng cáo khác nhau. Hiện nay, Google cho phép chúng ta có thể thiết lập chiến dịch Youtube Ads với 8 loại chiến dịch, chi tiết như sau:
Quảng cáo có thể bỏ qua (Skippable in-stream ads)
(Quảng cáo có thể bỏ qua) là dạng quảng cáo được hiển thị trước, trong, hoặc sau video trên YouTube và người xem có tùy chọn bỏ qua sau 5-15 giây hiển thị, điều này giúp giảm thiểu sự khó chịu cho người xem so với quảng cáo không thể bỏ qua. Giống như nhiều định dạng khác thì dạng quảng cáo này cũng có thể được hiển thị trên kênh Youtube và một số website, ứng dụng đối tác của Mạng hiển thị Google. Hình thức hiển thị này đem lại những lợi ích như:
- Giúp tăng nhận diện thương hiệu: Mặc dù khách hàng sẽ sớm bỏ qua quảng cáo của bạn, nhưng việc hiển thị quảng cáo dạng có thể bỏ qua vẫn giúp cải thiện mức độ nhận diện thương hiệu.
- Dễ dàng tích hợp Call to Action: Skippable Ads thường được doanh nghiệp tích hợp thêm các nút Call to Action, giúp điều hướng khách hàng đến website của thương hiệu, hoặc trang đăng ký. Điều này đem lại nhiều tỷ lệ chuyển đổi cho chiến dịch quảng cáo.
- Hiệu quả chi phí: Skippable Ads thường được tính phí theo CPC, nghĩa là bạn chỉ phải thanh toán cho mỗi lần khách hàng nhấn vào quảng cáo.
Chính vì có thể bỏ qua trong một khoảng thời gian hiển thị nhất định, khi thực hiện chiến dịch này, người quảng cáo cần phải tập trung tối ưu hóa nội dung và truyền tải được thông điệp trong 5-15 giây đầu tiên để đảm bảo tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất.
Quảng cáo không thể bỏ qua (Non-skippable in-stream ads)
Non-skippable in-stream ads (Quảng cáo không thể bỏ qua) là dạng quảng cáo có thời lượng từ 15 giây trở xuống và chúng không cho phép người dùng bỏ qua. Non-skippable Ads có thể hiển thị trên cả Youtube và các trang website, ứng dụng thuộc Mạng Hiển thị của Google. Tuy nhiên, dạng quảng cáo này được đánh giá cao hơn rất nhiều, bởi người dùng sẽ không có lựa chọn nào ngoài việc ngồi xem hết nội dung. Loại chiến dịch này sẽ phù hợp với các mục đích tiếp thị:
- Cải thiện khả năng truyền tải thông điệp và tăng nhận thức thương hiệu: Vì người xem buộc phải theo dõi hết quảng cáo nên họ có khả năng tiếp nhận thông điệp và nhận thức thương hiệu một cách đầy đủ hơn so với các dạng quảng cáo khác.
- Khả năng kêu gọi hành động tốt hơn: Bằng cách triển khai một quảng cáo thú vị, thông điệp rõ ràng và thu hút mà Non-skippable Ads có thể kêu gọi hành động tốt hơn, khách hàng có khả năng nhấn vào quảng cáo cao hơn.
Theo những cập nhật mới nhất của Google vào năm 2024, hiện này thời lượng video của hình thức quảng cáo này đã được kéo dài lên tới 30 giây thay vì chỉ tối đa 15 giây như trước đây. Từ đó cho phép video truyền tải được nhiều thông điệp quảng cáo hơn trước.
Quảng cáo trên trang Feed (In-feed video ads)
In-feed video ads (Quảng cáo trên trang Feed) là dạng quảng cáo được đặt trên trang Feed và thường xuất hiện ở những nơi thu hút nhiều sự chú ý nhất. Ví dụ như ở cạnh video có chủ đề liên quan, đứng đầu trang trả kết quả tìm kiếm của Youtube, hay đứng đầu trang chủ của ứng dụng Youtube,...
Khác hẳn với hai định dạng phía trên thì loại quảng cáo này sẽ không tự động chạy, không xuất hiện ở giữa video mà người dùng đang xem. Thay vào đó, nó chỉ hiển thị ở những vị trí dễ thấy và khởi chạy khi người dùng nhấn vào. Những điểm nổi bật của hình thức này có thể kể đến như:
- Tăng cường khả năng nhận diện và tương tác với người dùng: Vì video quảng cáo chỉ chạy khi được người dùng bật lên. Vì vậy, nó sẽ có tỷ lệ tương tác cao hơn nhiều định dạng Youtube Ads khác.
- Khả năng nhắm mục tiêu tốt: In-feed video ads thường xuất hiện ở những vị trí dễ thấy, xung quanh các video có nội dung liên quan và trên trang trả kết quả tìm kiếm của Youtube. Vì vậy, những quảng cáo này có khả năng tiếp cận người dùng rất hiệu quả và nhắm đúng đối tượng mục tiêu.
- Không ảnh hưởng đến trải nghiệm xem video của người dùng: Khác hoàn toàn với các dạng quảng cáo Skippable và Non-skippable thì In-feed Ads sẽ không xuất hiện ở giữa video người dùng đang xem. Nhờ đó, đảm bảo trải nghiệm cho người dùng.
Quảng cáo đệm (Bumper ads)
Bumper Ads (Quảng cáo đệm) có thể coi là một phiên bản của quảng cáo không thể bỏ qua (Non-skippable). Tuy nhiên, dạng quảng cáo này chỉ có thời lượng tối đa là 6 giây, mang theo thông điệp ngắn gọn và thường được bật lên ở đầu, giữa, hoặc cuối các video người dùng đang xem. Dưới đây là các lợi ích chính của quảng cáo đệm:
- Tăng cường nhận thức về thương hiệu: Các quảng cáo đệm thường mang thông điệp rất ngắn gọn, trực quan và trực tiếp. Do đó, nó có thể gây ấn tượng mạnh mẽ với người dùng, đặc biệt là trong thời điểm Short Video lên ngôi.
- Thông điệp ngắn gọn, dễ truyền tải và dễ tiếp thu.
- Hạn chế ảnh hưởng đến trải nghiệm xem Youtube: Vì quảng cáo đệm chỉ kéo dài tối đa 6 giây, vậy nên nó sẽ không có ảnh hưởng quá nhiều đến trải nghiệm xem của người dùng.
Quảng cáo đệm tuy chỉ có thời lượng tối đa là 6 giây và có thể coi là một phiên bản của quảng cáo không thể bỏ qua.
Quảng cáo ngoài Youtube và nội dung đính kèm
Quảng cáo ngoài Youtube (Outstream Ads) và nội dung đính kèm là một định dạng quảng cáo có bao gồm đầy đủ video, tiêu đề, banner và chỉ xuất hiện ở trên các trang website và ứng dụng di động. Trên web di động, Outstream Ads xuất hiện dưới dạng Banner. Trong ứng dụng di động, quảng cáo Outstream sẽ được hiển thị đầy đủ hơn với tiều đề, banner và thậm chí cả video toàn màn hình.
Về cơ bản, ta có thể hiểu rằng đây là một định dạng Youtube Ads dành riêng để phát trên các trang di động thuộc Mạng Hiển thị (Google Display Network). Với các đặc điểm trên, hình thức quảng cáo này đem lại những lợi ích điển hình như:
- Phạm vi hiển thị lớn hơn: Outstream Ads được hiển thị trực tiếp trên các trang di động thuộc Mạng Hiển thị của Google. Do đó, nó có thể tiếp cận một phạm vi người dùng rất lớn.
- Vị trí xuất hiện linh hoạt: Mặc dù chỉ có thể phát trên các trang và ứng dụng di động nhưng quảng cáo ngoài Youtube có thể được thiết kế rất linh hoạt, với nhiều tỷ lệ khung dọc, ngang khác nhau.
Quảng cáo trên đầu trang (Masthead ads)
Masthead Ads (Quảng cáo trên đầu trang) có thể coi là một bảng quảng cáo kỹ thuật số (Digital Billboard) được đặt trên trang chủ của Youtube và chỉ tồn tại trong 24 giờ. Việc đặt quảng cáo trên đầu trang có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận một lượng người dùng khổng lồ. Bởi phạm vi phủ sóng là cả một quốc gia chứ không phải những nhóm đối tượng cụ thể.
Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là mức phí đặt Masthead Ads là rất cao, dao động từ $300.000 đến $400.000 (tùy theo quốc gia mục tiêu). Vào ngày cao điểm trong năm, mức phí này có thể lên tới $1.000.000 cho 24 giờ hiển thị. Những lợi ích rõ ràng nhất của hình thức quảng cáo này đem lại như sau:
- Phạm vi tiếp cận khổng lồ: Nhờ việc mà hiển thị quảng cáo trên trang chủ của Youtube theo phạm vi quốc gia. Do đó, bạn có thể hiển thị trước mắt tất cả mọi người dùng Youtube ở quốc gia mục tiêu.
- Điều chỉnh quảng cáo linh hoạt: Nhà quảng cáo có thể tùy chỉnh quảng cáo của mình bằng việc cài đặt nhiều video, CTAs và nút chia sẻ trên quảng cáo của mình. Do đó, bạn có thể thỏa sức sáng tạo và tận dụng sự linh hoạt này để khiến quảng cáo trở lên thu hút hơn.
Quảng cáo Banner Video (Overlay Ads)
Quảng cáo Banner Video (Overlay Ads) là một dạng banner nhỏ xuất hiện ở dưới các Video đang được phát. Thông thường, một quảng cáo Overlay Ads sẽ chiếm khoảng 20% tỷ lệ khung hình của Video, nó bao gồm cả chữ và hình ảnh. Người dùng có thể dễ dàng tương tác, hoặc bỏ qua dạng quảng cáo này rất dễ dàng mà không ảnh hưởng đến trải nghiệm xem. Overlay Ads đem lại hiệu quả trong việc:
- Khả năng nhắm mục tiêu tốt: Giống như nhiều định dạng quảng cáo khác, Overlay Ads có thể nhắm mục tiêu khá tốt.
- Đem lại một trải nghiệm tốt hơn nhiều dạng Youtube Ads khác: Người dùng sẽ không cảm thấy khó chịu khi một video quảng cáo đột nhiên xuất hiện và gây ảnh hướng đến trải nghiệm xem của họ.
- Có thể hấp dẫn và thu hút nhiều tương tác: Người dùng có thể tương tác để xem thêm, chọn bỏ qua, hoặc thậm chí để nguyên Overlay Ads trên video vì nó không ảnh hưởng quá nhiều đến nội dung.
- Công cụ hiệu quả giúp xây dựng nhận thức thương hiệu: Mặc dù chỉ bao gồm hình ảnh và chữ nhưng quảng cáo Banner Video có thể đem lại nhiều lợi ích và cải thiện nhận thức về thương hiệu của bạn.
Hướng dẫn cách chạy quảng cáo Youtube từng bước chi tiết
Chạy quảng cáo Youtube thực chất không hề khó, để bắt đầu bạn chỉ cần có 3 thứ sau đây:
- Tài khoản quảng cáo Google.
- Thẻ Visa/ MasterCard dùng để thanh toán.
- Kênh Youtube dùng để đăng tải các video của bạn và quảng cáo chúng.
Sau khi đã tạo một tài khoản quảng cáo Google và một kênh Youtube để đăng Video quảng cáo, dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách chạy quảng cáo Youtube chi tiết hơn nhé.
- Bước 1 - Chuẩn bị: Tải video quảng cáo lên kênh Youtube của bạn và đăng nhập vào tài khoản quảng cáo Google Ads.
- Bước 2 - Tạo chiến dịch quảng cáo mới: Trên bảng điều khiển của Google Ads, hãy chọn “Chiến dịch mới - New Campaign” để tạo chiến dịch quảng cáo mới.
- Bước 3 - Chọn mục tiêu và loại chiến dịch: Hãy chọn bất kỳ mục tiêu nào bạn muốn. Sau đó chọn chiến dịch “Video.
- Bước 4 - Chọn chiến dịch phụ và chiến lược: Hãy cân nhắc giữa chiến dịch tiếp cận Video, Outstream hoặc chuỗi quảng cáo. Sau đó chọn chiến lược tiếp cận hiệu quả hoặc quảng cáo không thể bỏ qua.
Chọn chiến dịch phụ và chiến lược cho chiến dịch quảng cáo video.
- Bước 5 - Nhập tên chiến dịch.
- Bước 6 - Nhập ngân sách: Ưu tiên đặt ngân sách theo ngày để kiểm soát ngân sách hiệu quả hơn.
- Bước 7 - Chọn mạng, vị trí và ngôn ngữ: Đây là các tiêu chí quyết định quảng cáo của bạn sẽ hiển thị ở đâu.
- Bước 8 - Thiết lập loại trừ nội dung và loại nhãn bị loại trừ: Cơ bản đây là thiết lập dành cho những người không muốn quảng cáo thương hiệu xuất hiện trên những video tục tĩu/ phản cảm.
- Bước 9 - Chọn video liên quan: Chọn các video liên quan để hiển thị bên dưới quảng cáo của bạn.
- Bước 10 - Cài đặt cấu hình nâng cao: Đây là một số cài đặt cho phép bạn giới hạn số lượt hiển thị quảng cáo trong ngày, đặt hạn kết thúc chiến dịch,... giúp tối ưu giá thầu.
- Bước 11 - Thiết lập nhân khẩu học và phân khúc đối tượng: Đây là bước bạn cần thực hiện để nhắm mục tiêu hiển thị quảng cáo.
- Bước 12 - Chọn từ khóa, chủ đề và vị trí mục tiêu: Đây là những cài đặt giúp Youtube hiểu rõ hơn về nội dung quảng cáo của bạn và nên hiển thị nó ở đâu.
- Bước 13 - Đầu giá thầu: Hãy xác định mức giá tối đa mà bạn có thể trả cho mỗi lượt xem và điều chỉnh nó để tối ưu chiến dịch.
- Bước 14 - Tạo nội dung quảng cáo: Chèn liên kết Youtube tới Video mà bạn muốn quảng cáo. Sau đó chọn khu vực hiển thị là in-stream hoặc in-display. Cuối cùng là đặt tiêu đề và chèn địa chỉ URL mà người dùng sẽ hướng tới khi nhấn vào quảng cáo của bạn.
- Bước 15 - Chạy quảng cáo Youtube Ads: Sau khi hoàn thành 14 bước trên, bạn chỉ cần chọn “Xong” và nhấp vào “Tạo chiến dịch” để bắt đầu khởi chạy chiến dịch.
- Bước 16 - Liên kết với Google Ads để theo dõi số liệu và nhận báo cáo: Hãy nhớ liên kết tài khoản Youtube của bạn với Google Ads để theo dõi các số liệu của chiến dịch và nhận báo cáo nhé.
Những cách tối ưu hiệu quả quảng cáo trên Youtube
Sau khi tìm hiểu về cách khởi tạo chiến dịch quảng cáo trên Youtube, hãy cùng Stradex tìm hiểu thêm một số cách để tối ưu hiệu quả khi chạy quảng cáo Youtube Ads nhé.
Theo dõi các số liệu thống kê
Việc theo dõi chiến dịch quảng cáo Youtube liên tục rất quan trọng. Người thực hiện quảng cáo thông qua những số liệu được báo cáo sẽ biết các điều chỉnh chiến dịch quảng cáo của mình sao cho phù hợp, qua đó tối ưu hiệu suất chiến dịch hiệu quả hơn. Chính vì vậy, khi theo dõi chiến dịch, chúng ta cần phải quan tâm đến các chỉ số sau để có thể đánh giá được tổng quan tình hình chiến dịch của mình:
- Lượt xem và hiển thị: Chỉ số này giúp bạn biết được quảng cáo nào thu hút nhiều lượt xem nhất để tiếp tục phát huy.
- Đối tượng khách hàng: Danh mục này bao gồm một vài số liệu liên quan đến nhân khẩu học của những người xem quảng cáo của bạn.
- Tỷ lệ xem: Tỷ lệ xem cao cho thấy quảng cáo của bạn có nội dung tốt và khiến nhiều người dùng dừng lại xem.
- Tỷ lệ chuyển đổi: Tỷ lệ chuyển đổi cho biết quảng cáo có mang lại chuyển đổi cho thương hiệu không. Nếu mục đích của bạn đơn giản là tăng nhận thức thương hiệu thì có thể bỏ qua tỷ lệ này.
Chọn hình thức quảng cáo phù hợp
Hãy cân nhắc kỹ mục tiêu của chiến dịch quảng cáo để lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp. Bởi như bạn đã thấy, Youtube Ads hỗ trợ tới 8 định dạng quảng cáo và mỗi loại lại có những ưu điểm khác nhau.
Ví dụ, quảng cáo đệm (Bumper Ads) có khả năng thể hiện thông điệp trực diện, ngắn gọn và dễ gây ấn tượng. Tuy nhiên, nó chỉ có độ dài tối đa 6 giây nên gây nhiều hạn chế trong việc sáng tạo nội dung.
Áp dụng phương thức Remarketing
Trình quản lý của Google Ads và Youtube Ads thường thống kê lại những người dùng đã từng truy cập, tương tác mà chưa tạo ra chuyển đổi với thương hiệu. Bạn có thể tận dụng những dữ liệu này để triển khai các chiến lược Remarketing Video nhằm nhắc nhở và khơi gợi nhu cầu mua sắm của khách hàng. Một số hình thức nhắm mục tiêu trên Youtube có thể kể đến như:
- Những đối tượng đã xem video của một kênh cụ thể
- Những đối tượng đã bình luận trên một video cụ thể
- Những đối tượng đã đăng ký một kênh cụ thể
- …
Nghiên cứu rõ ràng khách hàng mục tiêu của chiến dịch
Youtube Ads có khả năng nhắm mục tiêu hiển thị rất chính xác dựa trên nhân khẩu học, chủ đề người dùng đang quan tâm, thiết bị sử dụng, sở thích và nhiều yếu tố khác. Do đó, hãy dành thời gian nghiên cứu chi tiết về khách hàng mục tiêu của chiến dịch. Điều này sẽ giúp bạn nhắm mục tiêu quảng cáo hiệu quả hơn và đem lại nhiều lợi ích về ngân sách khi chạy quảng cáo Youtube.Theo dõi và khắc phục các điểm yếu
Nếu đang chạy quảng cáo Youtube trên Mạng Hiển thị (In-display), bạn có thể xem lại vị trí quảng cáo đã xuất hiện bằng cách chọn Nhắm mục tiêu video > Vị trí > Nơi hiển thị quảng cáo > Mạng hiển thị. Tại đây, bạn sẽ biết trang website nào đang khiến hiệu suất quảng cáo bị giảm và loại bỏ chúng khỏi chiến dịch của mình.
Tạo phần tiêu đề và Thumbnails thu hút
Bên cạnh nội dung chính của video quảng cáo thì tiêu đề và Thumbnails cũng là những chi tiết mà người tiêu dùng rất để ý. Đây chính là phần thu hút nhất khi người dùng tìm kiếm các video trên Youtube. Vì vậy, hãy đầu tư nhiều hơn vào các chi tiết này để khiến chúng trở lên thu hút hơn mỗi khi tiếp cận người xem mới.
Tạo phần video liên quan cuối hợp lý
Nếu bạn không chỉ triển khai quảng cáo Youtube Ads mà còn là một người sản xuất nội dung trên nền tảng này, đừng quên liên kết các nội dung có liên quan ở mỗi phần cuối video. Điều này sẽ gây ấn tượng cho rất nhiều khán giả, đặc biệt là với những người ưa thích video của bạn. Bởi họ thường không ngần ngại click vào để xem các video tương tự.
Sử dụng tính năng hiển thị CTA hiệu quả
Khi chạy quảng cáo video trên YouTube, bạn hoàn toàn có thể tích hợp các nút kêu gọi hành động (CTA) và liên kết chúng đến một trang bán sản phẩm, trang thông tin, hay một cuộc khảo sát,... Vì vậy, hãy tận dụng tính năng này để kêu gọi người dùng thực hiện thật nhiều tương tác với thương hiệu của bạn.
Kết luận
Trên đây Stradex đã tổng hợp lại một số thông tin để giới thiệu tổng quan về Youtube Ads cũng như hướng dẫn cách tối ưu và thiết lập chiến dịch. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ hữu ích và giúp bạn đọc bắt đầu chạy quảng cáo video trên Youtube một cách dễ dàng hơn.