10 tháng 7, 2024
Brand Love - Chiến Lược Xây Dựng Tình Yêu Thương Hiệu
Brand love (tình yêu thương hiệu) không chỉ là một khái niệm mà còn là một chiến lược quan trọng để tạo dựng sự gắn bó và lòng trung thành từ khách hàng. Việc xây dựng "brand love" không chỉ đơn thuần là quảng cáo sản phẩm mà còn là hành trình tạo nên những kết nối cảm xúc giữa thương hiệu và khách hàng. Vậy Brand Love là gì và chiến lược biến thương hiệu của bạn thành một phần không thể thiếu trong trái tim của khách hàng. Cùng Stradex tìm hiểu ngay nhé!
Định nghĩa Brand love là gì?
Brand Love (tình yêu thương hiệu) là tình cảm gắn bó mà khách hàng dành cho thương hiệu. Về cơ bản, tình cảm này được thể hiện qua tần suất của những hành động tương tác, lòng trung thành, hay sự ủng hộ với thương hiệu. Brand Love là tình cảm được xây dựng dựa trên các mối liên hệ về cảm xúc, thay vì đáp ứng nhu cầu đơn thuần. Vì vậy, các chiến lược Brand Love thường được đầu tư rất tỉ mỉ và sâu sắc.
Theo một cuộc khảo sát của Concentrix với 3375 người tiêu dùng và yêu cầu họ đánh giá về hơn 1150 thương hiệu, ta được biết rằng có ba yếu tố cốt lõi để xây dựng brand love, bao gồm: Chất lượng, Trải nghiệm của khách hàng và Lòng tin. Bằng cách đầu tư vào các yếu tố này, thương hiệu của bạn sẽ sớm đạt được tình yêu thương hiệu trong lòng của khách hàng.
Ở phần dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 5 giai đoạn của hành trình xây dựng tình yêu thương hiệu và bí kíp chinh phục trái tim khách hàng nên bạn đừng vội bỏ qua nhé.
Brand Love - Tình yêu thương hiệu là gì?
Tầm quan trọng của Brand love
Brand Love chính là chìa khóa để xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ. Việc thương hiệu được khách hàng yêu thích không đơn giản giúp doanh nghiệp của bạn được nhớ đến nhiều hơn, mà nó còn đem lại nhiều ảnh hướng tích cực đến doanh số bán hàng, lòng trung thành, hay mức độ nhận biết thương hiệu. Cụ thể như sau:
- Brand Love giúp thúc đẩy lòng trung thành thương hiệu: Tình yêu thương hiệu là yếu tố quan trọng khiến khách hàng cảm thấy muốn trung thành với các sản phẩm của thương hiệu. Điều này khiến họ muốn quay trở lại ủng hộ thương hiệu nhiều lần và đóng góp không nhỏ vào doanh số bán hàng.
- Khách hàng sẽ không còn đặt yếu tố giá lên hàng đầu: Theo nghiên cứu từ Haravan, hơn 86% người tiêu dùng cho biết họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn để mua sản phẩm từ thương hiệu yêu thích. Khi này, bên cạnh nhu cầu mua sắm thì khách hàng cũng tìm đến thương hiệu vì trải nghiệm tiêu dùng, chất lượng sản phẩm và lòng tin đối với thương hiệu
- Thúc đẩy quảng cáo truyền miệng: Khi khách hàng cảm thấy yêu thích một thương hiệu, họ sẽ không ngần ngại giới thiệu thương hiệu đó với gia đình, bạn bè và những người thân xung quanh họ. Đây luôn là một trong những mục tiêu sau cùng mà người xây dựng thương hiệu hướng tới.
Ví dụ: Apple -gã khổng lồ công nghệ đang có một lượng người khách hàng trung thành vô cùng lớn luôn sẵn sàng xếp hàng hàng giờ để chờ mua iPhone mới nhất ngay cả khi có vô số lựa chọn thay thế rẻ hơn. Điều khiến những khách hàng này không ngần ngại ủng hộ Apple hết lần này đến lần khác là vì sự yêu thích và cảm giác mà thương hiệu mang lại, chứ không đơn giản là một chiếc điện thoại thông minh.
Apple là một ví dụ điển hình cho thấy tầm quan trọng của tình yêu thương hiệu
5 giai đoạn trong hành trình xây dựng tình yêu thương hiệu
Một hành trình xây dựng tình yêu thương hiệu (Brand Love) sẽ bao gồm 5 giai đoạn. Ở phần dưới đây, hãy cùng Stradex tìm hiểu chi tiết hơn về mỗi giai đoạn này nhé.
Giai đoạn chưa được biết đến
Đối với một thương hiệu mới, việc chưa được khách hàng biết đến là dễ hiểu, đặc biệt là khi bạn không có một thông điệp mạnh mẽ, hay đáng chú ý. Đây là một giai đoạn mà bất cứ thương hiệu nào cũng phải trải qua và bạn cần ưu tiên các nguồn lực để khiến thương hiệu mình trở nên nổi bật hơn trước mắt người tiêu dùng.
Giai đoạn ít được biết đến
Đây là giai đoạn mà thương hiệu của bạn đã dần được người tiêu dùng biết đến. Tuy nhiên, khách hàng vẫn sẽ chưa cảm thấy rõ những giá trị hay mối liên hệ với thương hiệu của bạn. Do đó, họ thường chỉ tìm đến khi các chương trình khuyến mãi, giảm giá được tổ chức, nếu không họ sẽ quay trở lại những thương hiệu mà mình đã yêu thích từ trước.
Giai đoạn hứng thú
Đây được xem là bước đầu trong việc xây dựng thương hiệu thành công. Bởi khi này, khách hàng đã dần cảm thấy thương hiệu của bạn là một lựa chọn hữu ích, thông minh và các sản phẩm đã đáp ứng tốt các nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, các mối liên hệ cảm xúc giữa thương hiệu với người tiêu dùng vẫn còn khá mờ nhạt.
Giai đoạn yêu thích
Ở giai đoạn này, khách hàng đã bắt đầu cảm thấy yêu thích thương hiệu của bạn, họ không chỉ cảm nhận được những giá trị của thương hiệu mà còn tồn tại một mối liên kết cảm xúc với thương hiệu. Điều này được thể hiện rõ khi lượng khách hàng trung thành dần tăng lên và người tiêu dùng bắt đầu có xu hướng quay trở lại mua sắm ở chỗ bạn nhiều hơn.
Giai đoạn yêu thương
Ở giai đoạn yêu thương, thương hiệu của bạn đã trở thành một thói quen và biểu tượng trong lòng khách hàng. Điều này được thấy rõ khi thương hiệu bắt đầu sở hữu một nhóm khách hàng trung thành, họ sẵn sàng dành tình cảm, sự ủng hộ và tự hào về thương hiệu. Khi này, bạn cần mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng để họ có thể chia sẻ và giới thiệu thương hiệu một cách rộng rãi hơn.
Các giai đoạn trong hành trình xây dựng thương hiệu.
Chiến lược xây dựng Brand love trong từng giai đoạn
Dưới đây là một số chiến lược xây dựng Brand Love trong từng giai đoạn phát triển thương hiệu mà bạn có thể tham khảo thêm.
Chiến lược dành cho thương hiệu chưa được biết đến
Ở giai đoạn này, các thương hiệu đều đang được rất ít người tiêu dùng biết đến. Do đó, bên cạnh các khó khăn trong việc quản trị và xây dựng thương hiệu thì doanh số cũng là một vấn đề lớn. Theo bản năng, không ít doanh nghiệp sẽ làm tất cả để bán được hàng và tồn tại. Chính điều này khiến họ có nguy cơ trở thành một “món hàng” trong mắt người dùng thay vì một thương hiệu đúng nghĩa.
Để tránh vết xe đổ đó, bạn cần tuân thủ 3 nguyên tắc sau:
- Xây dựng thương hiệu dựa trên lợi ích của khách hàng và triển khai các hoạt động dựa trên ý tưởng đó.
- Xác định đúng thị trường và nhóm đối tượng mục tiêu để tập trung mọi nguồn lực vào thị trường đó.
- Truyền thông mạnh mẽ về giá trị thương hiệu và điểm bán hàng độc đáo của bạn.
Các nguyên tắc này có thể khiến thương hiệu của bạn gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì và thúc đẩy doanh số để tăng trưởng. Tuy nhiên, việc xác định được đúng thị trường mục tiêu với giá trị thương hiệu rõ ràng sẽ là nền tảng vững chắc để doanh nghiệp phát triển hưng thịnh hơn trong tương lai.
Một số chiến lược có thể lựa chọn:
- Thiết lập thương hiệu: Hãy bắt đầu với khâu sản xuất, cam kết thương hiệu, kế hoạch truyền thông, quan hệ công chúng, trải nghiệm mua sắm, rồi đến hệ thống phân phối và bán hàng.
- Tổ chức sự kiện (event marketing): Tổ chức một số sự kiện truyền thông để thu hút sự chú ý và quan tâm của khách hàng mục tiêu.
- Thiết kế thông điệp cốt lõi: Thông điệp xoay quanh giá trị thương hiệu và lợi ích khách hàng nhận được. Những thông điệp này sẽ là nền tảng để xây dựng brand love.
- Xây dựng cộng đồng: Hãy bắt đầu xây dựng một cộng đồng nhỏ dành cho những khách hàng có sự quan tâm và hứng thú với thương hiệu của bạn.
Một số chiến lược xây dựng Brand Love khi chưa được biết đến.
Chiến lược dành cho thương hiệu được ít người biết đến
Các thương hiệu dậm chân tại chỗ ở giai đoạn ít người biết đến thường phải đối mặt với một số vấn đề khá phổ biến như chưa đủ sự khác biệt với đối thủ, gặp khó khăn khi tìm kiếm khách hàng mới. Hoặc một số doanh nghiệp chưa có những chiến lược Brand Marketing thương hiệu nổi bật mà chỉ lo tập trung vào chương trình khuyến mãi,... Tất cả vấn đề tồn đọng này khiến doanh nghiệp khó trở nên nổi bật trước mắt người tiêu dùng và làm giảm hiệu quả bán hàng.
Do vậy, để xử lý các vấn đề này bạn cần lên kế hoạch và bắt đầu thực hiện một số đầu việc sau:
- Đánh giá lại các đối thủ cạnh tranh: Phân tích các chiến lược hoạt động của đối thủ cạnh tranh để tìm cách tối ưu và đưa ra các chiến lược xây dựng tình yêu thương hiệu tốt hơn.
- Tinh chỉnh thương hiệu của bạn: Hãy xem xét lại các khâu sản xuất, truyền thông, kênh bán hàng tìm kiếm điểm cần cải thiện và tinh chỉnh.
- Thu hút và hợp tác với những cá nhân có sức ảnh hưởng: Việc hợp tác với những cá nhân có sức ảnh hưởng là một cách hiệu quả để thương hiệu tiếp cận các thị trường ngách. Bởi khách hàng sẽ dễ dàng tin tưởng và mua hàng hơn khi sản phẩm được giới thiệu bởi một người nổi tiếng mà họ yêu thích.
Đánh giá các đối thủ cạnh tranh và hợp tác với người nổi tiếng để xây dựng Brand Love.
Chiến lược thương hiệu ở giai đoạn hứng thú
Sự hứng thú là dấu hiệu đầu tiên của thành công, nó cho thấy rằng bạn đang làm tốt nhiệm vụ định vị thương hiệu của mình. Tuy nhiên, các mối liên hệ cảm xúc với khách hàng vẫn còn khá bấp bênh, phần lớn người tiêu dùng khi này thường tìm đến thương hiệu của bạn vì khả năng đáp ứng nhu cầu chứ không phải vì một mối liên hệ sâu sắc. Do đó, bạn cần tiếp tục tạo nên những trải nghiệm mua hàng tuyệt vời và liên kết cảm xúc mạnh mẽ hơn, cụ thể như sau:
- Tiếp tục tăng lượng khách hàng thân thiết bằng việc tạo cảm xúc tích cực ở mỗi “điểm chạm”: Mỗi điểm chạm đều là cơ hội để thương hiệu xây dựng một mối liên hệ cảm xúc mạnh mẽ hơn với khách hàng của mình. Vậy nên hãy tận dụng tốt các cơ hội này để cải thiện Brand Love.
- Xây dựng một môi trường làm việc tích cực: Hãy nhớ rằng nhân viên chính là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng của bạn. Một môi trường làm việc tốt giúp nhân viên vui vẻ, hài lòng đồng nghĩa với khách hàng vui vẻ, hài lòng.
- Nuôi dưỡng cộng đồng thương hiệu: Hãy xây dựng một cộng đồng để những khách hàng của bạn có thể giao tiếp với nhau. Điều này sẽ góp phần lớn trong việc xây dựng các mối liên hệ cảm xúc và tình yêu thương hiệu.
Một số chiến lược có thể thực hiện;
- Mở rộng thị trường: Tìm kiếm và thuyết phục khách hàng mới trải nghiệm các sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu.
- Tăng tần suất: Tận dụng các chương trình tri ân để khuyến khích khách hàng thân thiết mua sắm thêm, hoặc sử dụng sản phẩm theo cách mới.
- Xây dựng thói quen: Tạo thói quen sử dụng sản phẩm một cách thường xuyên hơn đối với nhóm khách hàng thân thiết.
Các chiến lược phát triển tình yêu thương hiệu ở giai đoạn hứng thú.
Chiến lược thương hiệu ở giai đoạn yêu thích
Đây là giai đoạn thương hiệu đã dần được công nhận và nhận được sự yêu thích từ khách hàng, các mối quan hệ tình cảm giữa thương hiệu và người dùng cũng đã dần trở lên sâu sắc hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mọi thứ sẽ duy trì mãi mãi, bạn vẫn cần tiếp tục cải thiện, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng để giữ gìn mối quan hệ này.
Dưới đây là một số công việc mà bạn cần để xây dựng Brand Love ở giai đoạn yêu thích:
- Tiếp tục đổi mới: Những thay đổi nhỏ trong sản phẩm/ dịch vụ và thương hiệu của bạn sẽ giúp duy trì sự thu hút và quan tâm của người tiêu dùng.
- Giao tiếp thường xuyên hơn: Thay vì chỉ giới thiệu các sản phẩm mới, chương trình tri ân thì thương hiệu cũng có thể cập nhật tin tức về sản phẩm hoặc sáng kiến mới, hay những hình ảnh về hậu trường,... Điều này sẽ giúp khách hàng có cảm giác gần gũi và yêu thích thương hiệu hơn.
- Củng cố các thông điệp về giá trị thương hiệu: Hãy để khách hàng thấy rõ giá trị thương hiệu để họ tiếp tục ủng hộ và yêu thích thương hiệu hơn.
Giao tiếp thường xuyên hơn là một chiến lược hiệu quả giúp cải thiện Brand Love.
Chiến lược thương hiệu ở giai đoạn yêu thương
Các thương hiệu ở giai đoạn này phần lớn đã trở thành biểu tượng trong ngành của họ. Họ sở hữu độ nhận diện gần hoàn hảo, tỉ lệ chốt đơn cao và sở hữu lượng khách hàng trung thành cũng cực kỳ lớn. Tuy nhiên, những thương hiệu này vẫn phải đối mặt với hai thách thức lớn là duy trì giao tiếp hai chiều với khách hàng và tiếp tục phát triển theo xu hướng của thị trường. Vì vậy, bạn cần tôn trọng một số quy tắc để phát triển Brand Love trong giai đoạn yêu thương
- Tiếp tục duy trì quan hệ và mối liên hệ cảm xúc chặt chẽ với nhóm khách hàng trung thành.
- Nâng cao các trải nghiệm mua sắm và dịch vụ khách hàng.
- Mở rộng giá trị thương hiệu và tệp khách hàng mục tiêu, nhưng hãy nhớ giữ gìn những bản sắc hiện tại của thương hiệu.
Duy trì các giao tiếp hai chiều để xây dựng Brand Love trong giai đoạn yêu thương.
Một số chiến lược có thể thực hiện:
- Tận dụng cộng đồng thương hiệu của bạn: Việc trả lời các bình luận, đăng tải các bài viết trên cộng đồng thương hiệu là cách hoàn hảo để duy trì đối thoại hai chiều với khách hàng của bạn.
- Cập nhật xu hướng thị trường tiêu dùng: Hãy nhớ rằng thương hiệu của bạn không phải là một vật thể tĩnh, mà là một thực thể sống động. Vì vậy, nó cần liên tục thay đổi và phát triển để có thể duy trì sự phù hợp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Bí kíp chinh phục trái tim khách hàng
Brand Love là một yếu tố quan trọng giúp thương hiệu xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng của mình. Do đó, nếu bạn cũng đang cố gắng phát triển Brand Love, dưới đây là một số bí quyết chinh phục trái tim khách hàng mà bạn có thể tham khảo thêm:
- Tập trung xây dựng Brand Association (Liên tưởng thương hiệu): Mọi quyết định, hành xử của con người đều phụ thuộc rất nhiều vào cảm xúc cá nhân. Để phát triển Brand Love, hãy tập trung xây dựng những liên tưởng và cảm xúc tốt trong tâm trí người dùng. Khi này mỗi khi nảy sinh nhu cầu, khách hàng có thể nhớ ngay đến thương hiệu của bạn.
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Theo số liệu được đưa ra bởi Haravan, hơn 75% trải nghiệm mua hàng của người tiêu dùng đều dựa vào cảm xúc cá nhân. Do đó, việc đem lại trải nghiệm mua sắm tích cực trên các kênh ngoại tuyến và trực tuyến sẽ giúp thương hiệu nhanh chóng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng.
- Xu hướng tương tác: Hãy học cách lắng nghe các cuộc trò chuyện diễn ra xung quanh, giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng, hay giữa người tiêu dùng với đổi thủ của bạn. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thị trường phản ứng trước các xu hướng mới. Qua đó lựa chọn các xu hướng phù hợp nhất để ứng dụng với thương hiệu.
- Marketing hoài niệm (Nostalgia marketing): Đây là một giải pháp kết hợp thông điệp thương hiệu với các ký ức đẹp. Nhờ đó, xây dựng Brand Love thông qua việc khơi dậy những kỷ niệm sâu sắc giữa khách hàng và thương hiệu xuyên suốt những giai đoạn khác nhau.
- Trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility - CSR): Đây là các cam kết của doanh nghiệp về việc đóng góp cho cộng đồng và xã hội nói chung. Việc mang đến những giá trị, thông điệp hữu ích để giải quyết các vấn đề xã hội đang được quan tâm là một chiến lược hiệu quả giúp thương hiệu chiếm trọn sự ủng hộ của người tiêu dùng.
- Vận động nhân viên (Employee Advocacy): Về cơ bản, đây là một chiến dịch vận động và khuyến khích nhân viên quảng bá về công ty của mình. Khi các mối liên hệ nội bộ trở lên sâu sắc hơn, khách hàng cũng sẽ dễ dàng cảm thấy tin tưởng và dành trọn tình cảm cho thương hiệu.
Hãy tạo dựng các trải nghiệm khách hàng tốt để vun đắp tình yêu thương hiệu.
3 ví dụ thương hiệu đã xây dựng Brand love thành công
Dưới đây là một số thương hiệu đã xây dựng Brand Love thành công và chiến lược của họ mà bạn có thể tham khảo thêm:
- Apple là một thương hiệu rất thành công trong việc xây dựng Brand Love, họ khiến khách hàng của mình cảm thấy bản thân trở thành một phần của nhóm người sành điệu và tinh hoa khi sở hữu những sản phẩm của họ. Bằng cách khơi gợi những cảm xúc này, Apple luôn gây được tiếng vang lớn với doanh số bán hàng khổng lồ mỗi khi ra mắt một sản phẩm mới, mặc dù các bản nâng cấp thường không đáng kể.
- Highland Coffee là một thương hiệu đồ uống khá nổi tiếng tại Việt Nam. Họ chiếm trọn tình cảm của nhiều nhóm khách hàng không chỉ nhờ chất lượng đồ uống, trải nghiệm khách hàng mà còn đến từ những chương trình tri ân đặc biệt. Hãng có dành tặng các phần quà khuyến mãi và mã giảm giá đồ uống cho khách hàng thường xuyên ghé thăm.
- Starbucks là một thương hiệu thành công trong việc xây dựng Brand Love thông qua các cam kết cộng đồng, tuyên bố sứ mệnh “Truyền cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần con người…” và rất nhiều chương trình từ thiện tại địa phương. Vì vậy, không ít người tiêu dùng luôn sẵn sàng ghé thăm Starbucks bởi họ có cảm giác mình đang đóng góp một phần cho cộng đồng.
Starbucks nhận được nhiều tình cảm thương hiệu nhờ vào các cam kết với cộng đồng.
Những thách thức trong quá trình xây dựng Brand love
Việc xây dựng Brand Love và phát triển thương hiệu chưa bao giờ là một quá trình dễ dàng. Bạn sẽ phải đối mặt với không ít các thách thức để đảm bảo thương hiệu có thể phát triển ổn định và mạnh mẽ, cụ thể như:
- Duy trì tính nhất quán của thương hiệu: Các thương hiệu có thông điệp không nhất quán thường gặp khó khăn trong việc truyền tải bản sắc thống nhất đến đối tượng mục tiêu. Do vậy, bạn nên xây dựng và tuân thủ các nguyên tắc rõ ràng để đảm bảo tính nhất quán của thương hiệu. Các nguyên tắc này bao gồm giọng điệu thông điệp, giá trị thương hiệu,...
- Đối phó với khủng hoảng truyền thông: Khủng hoảng truyền thông là một vấn đề phổ biến mà mọi thương hiệu đều có thể gặp phải, nó thường đến từ những đánh giá tiêu cực của người dùng và cách thương hiệu xử lý khủng hoảng. Điều quan trọng là bạn cần cân nhắc và nhìn nhận lại vấn đề thật kỹ càng trước khi đưa ra các phương án xử lý.
- Thích ứng với sự thay đổi của thị trường: Thị trường tiêu dùng sẽ luôn dịch chuyển và thương hiệu của bạn cũng cần thay đổi để có thể thích ứng với các xu hướng mới. Song một số sự thay đổi của thị trường sẽ không quá phù hợp với thương hiệu của bạn. Do đó, hãy có nhận định của riêng mình về các xu hướng này để quyết định hướng đi đúng đắn cho thương hiệu.
- Bỏ lỡ những phản hồi của khách hàng: Thực tế, nhiều thương hiệu cỡ lớn thường có xu hướng bỏ qua các phản hồi tiêu cực từ phía khách hàng và chính điều này sẽ làm giảm lòng trung thành, khiến khách hàng xa lánh thương hiệu. Do vậy, hãy lắng nghe và giải quyết tích cực các vấn đề này nhằm thúc đẩy sự kết nối, qua đó xây dựng cộng đồng người dùng trung thành.
Một số thách thức cần chú ý khi xây dựng tình yêu thương hiệu.
Kết luận
Trên đây Stradex đã tổng hợp lại một số thông tin để giải thích thuật ngữ Brand Love và bí kíp chinh phục trái tim khách hàng. Mong rằng những thông tin trên sẽ là gợi ý hữu ích giúp bạn phát triển tình yêu thương hiệu và sớm gặt hái được nhiều thành tựu trong công việc của mình. Theo dõi Stradex Blog để cập nhật những kiến thức về Marketing.