vi
en
menu

20 tháng 6, 2024

Brand Voice - Cách xác định và xây dựng giọng nói thương hiệu

Brand Marketing

Brand Voice là một yếu tố quan trọng giúp định hình tính cách thương hiệu. Nó đem lại nhiều lợi ích truyền thông và cải thiện nhận thức của người dùng về doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xây dựng một giọng nói thương hiệu nổi bật. Vậy cụ thể Brand Voice là gì? Làm cách nào để xác định và xây dựng Brand Tone of Voice? Hãy cùng Stradex khám phá tại bài viết dưới đây nhé! 

Tìm hiểu Brand voice là gì?

Theo định nghĩa từ Hubspot, Brand Voice (Giọng nói thương hiệu) là những đặc điểm tính cách mà thương hiệu bộc lộ khi truyền đạt nội dung, đưa ra phát ngôn hay hoạt động truyền thông. Về cơ bản, nó giống như một quy chuẩn phát ngôn, quyết định rằng thương hiệu của bạn nên nói điều gì và nói như thế nào. Brand Voice cần có sự độc đáo và phản ánh được giá trị thương hiệu để đảm bảo sự nổi bật.”

Theo đó, số liệu từ Crowdspring cho biết hơn 90% người tiêu dùng mong muốn nhìn thấy một giọng nói nhất quán từ thương hiệu ở trên các nền tảng khác nhau. Như vậy, khi xây dựng Brand Voice, bạn cần đảm bảo sự nhất quán về giọng nói thương hiệu khi giao tiếp với khách hàng qua Email, trên mạng xã hội, hay thậm chí là ở ngoài đời.

Bên cạnh đó, theo khảo sát của Hubspot, hơn 46% người tiêu dùng tại Hoa Kỳ có cho rằng họ có xu hướng mua hàng từ những thương hiệu có giọng nói đáng tin tưởng. Do đó, một giọng nói đáng tin cậy với khả năng xây dựng sự tin tưởng với khách hàng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn.

Brand Voice là gì? Giải thích về khái niệm Brand Voice.Brand Voice là gì? Giải thích về khái niệm Brand Voice. 

Brand Tone of voice là gì? 

Mặc dù được giải thích bằng nhiều cách khác nhau, nhưng ta có thể hiểu Brand Tone of Voice cơ bản như sau: “Nếu Brand Voice quyết định thương hiệu của bạn nên nói cái gì, thì Brand Tone of Voice quyết định việc thương hiệu của bạn sẽ nói như thế nào.”

Khi thương hiệu đưa ra một phát ngôn, hay truyền đạt một nội dung nào đó thì Brand Voice là cách thương hiệu diễn đạt thông tin bằng từ khóa và ngôn ngữ. Còn Brand Tone mô tả việc thương hiệu sẽ biểu đạt chúng bằng thái độ và cảm xúc như thế nào.

Brand Tone có thể thay đổi dựa vào một số yếu tố khác nhau, chẳng hạn như đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp, vị trí của khách hàng trong hành trình mua hàng, hay kênh truyền thông,...

Ví dụ, khi nói chuyện với sếp, bạn có thể sử dụng một phong cách giao tiếp trang trọng và điềm tĩnh. Tuy nhiên, khi nói chuyện với một người bạn lâu năm, giọng điệu của bạn có thể thân mật và vui vẻ hơn. Trong cả hai trường hợp này, tính cách và giá trị của bạn sẽ không thay đổi (Brand Voice) nhưng cách bạn giao tiếp thì có nhiều điểm khác biệt (Brand Tone of Voice).

Tìm hiểu về Brand Tone of Voice để giao tiếp với khách hàng hiệu quả hơn.

Tìm hiểu về Brand Tone of Voice để giao tiếp với khách hàng hiệu quả hơn.

Phân biệt giữa Brand Voice và Tone Of Voice

Để giúp bạn đọc phân biệt rõ hơn giữa hai khái niệm Brand Voice và Tone Of Voice, chúng tôi có bảng sau đây.

  Brand Voice Brand Tone Of Voice
Định nghĩa Brand Voice (Giọng nói thương hiệu) phản ánh tính cách và giá trị thương hiệu thông qua những nội dung mà thương hiệu có truyền tải. Brand Tone Of Voice (Giọng điệu thương hiệu) mô tả thái độ và cảm xúc mà thương hiệu có sử dụng để truyền tải một thông điệp.
Cách triển khai Brand Voice quyết định thương hiệu nên nói cái gì. Brand Tone quyết định thương hiệu nên nói điều đó như thế nào.
Mục tiêu Thể hiện tính cách và giá trị của thương hiệu. Củng cố các thông điệp mà thương hiệu cố gắng truyền đạt. Qua đó tạo mối liên kết về cảm xúc chặt chẽ hơn với người tiêu dùng và khách hàng tiềm năng.

3 ví dụ về Brand Voice ấn tượng 

Dưới đây là 3 ví dụ về Brand Voice được triển khai khá ấn tượng mà bạn đọc có thể tham khảo thêm:

  • Baemin: Là một trong những thương hiệu đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực FoodTech, Baemin đã sớm xây dựng một tiếng nói thương hiệu vô cùng trẻ trung, thân thiện và hết sức tử tế. Đáng chú ý, trong chiến dịch mừng sinh nhật 3 tuổi của mình, Baemin đã nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ người dùng Việt Nam với các biển quảng cáo mang thông điệp “Cảm ơn bạn 3 năm qua đã xem quảng cáo của Baemin mỗi lần dừng đèn đỏ….”

Baemin nhận về vô số đánh giá tích cực với Brand Voice trẻ trung và thân thiện.
Baemin nhận về vô số đánh giá tích cực với Brand Voice trẻ trung và thân thiện.

  • Duolingo: Mang sứ mệnh tạo ra tác động tích cực và lâu dài cho việc học ngoại ngữ, thương hiệu Duolingo đã xây dựng được một ấn tượng mạnh mẽ với người tiêu dùng của mình thông qua linh vật “cú xanh”, sở hữu tính cách nghiêm khắc nhưng cũng không kém phần châm biếm và hài hước. Theo dõi các mạng xã hội của Duolingo, bạn có thể thấy người dùng để lại rất nhiều phản ứng tích cực trước các lời nhắc của cú xanh.

Duolingo thành công với việc sử dụng một giọng điệu nghiêm khắc nhưng cũng châm biếm và hài hước.Duolingo thành công với việc sử dụng một giọng điệu nghiêm khắc nhưng cũng châm biếm và hài hước. 

  • Spotify: Brand Voice của Spotify theo hướng hài hước, thẳng thắn và cực kỳ súc tích. Nếu theo dõi các trang mạng xã hội của họ, bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra Spotify thường xuyên sử dụng “meme” để tương tác với người dùng của mình.

Giọng điệu hài hước và thẳng thắn của Spotify được thấy rõ trên các mạng xã hội của họ.

Giọng điệu hài hước và thẳng thắn của Spotify được thấy rõ trên các mạng xã hội của họ.

Tầm quan trọng của Brand Voice 

Khi thị trường ngày càng phát triển thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng trở lên gay gắt. Do vậy, việc sở hữu một giọng nói thương hiệu nổi bật và có khả năng xây dựng niềm tin với người tiêu dùng chính là chìa khóa để công ty gặt hái nhiều thành công. Trong đó:

  • Brand Voice giúp tăng độ nhận diện thương hiệu: Giống như việc bạn có thể dễ dàng nhận ra giọng nói của người quen giữa một căn phòng đông đúc thì giọng nói thương hiệu cũng giúp khách hàng nhận ra bạn giữa một thị trường đầy cạnh tranh. Do vậy, hãy cố gắng giữ sự nhất quán và đồng nhất về Brand Voice mỗi khi có cơ hội giao tiếp với khách hàng của mình.
  • Brand Voice giúp xây dựng niềm tin với người dùng: Trên thực tế, người tiêu dùng sẽ luôn có xu hướng tin tưởng và lựa chọn sản phẩm của một thương hiệu mà họ cảm thấy quen thuộc. Do đó, việc bạn gây ấn tượng và xây dựng được một mối quan hệ thân quen với khách hàng, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho việc phát triển thương hiệu.

Brand Voice là một yếu tố quan trọng giúp thương hiệu của bạn nổi bật và trở nên đáng tin cậy hơn.

Brand Voice là một yếu tố quan trọng giúp thương hiệu của bạn nổi bật và trở nên đáng tin cậy hơn.

7 bước xây dựng giọng nói thương hiệu nổi bật

Để có thể hiểu rõ hơn về cách xác định và xây dựng một giọng nói thương hiệu nổi bật, bạn có thể tham khảo 7 bước sau.

Hiểu rõ về tầm nhìn, tính cách và giá trị thương hiệu

Việc hiểu rõ về tầm nhìn, tính cách thương hiệu và giá trị chính là nền tảng để bạn xác định giọng nói thương hiệu (Brand Voice). Những yếu tố này sẽ giúp bạn biết rằng Brand Voice này có phù hợp hay không, có đủ ấn tượng với khách hàng mục tiêu không, hay có đủ khả năng để thể hiện giá trị doanh nghiệp không.

Để xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu, bạn có thể bắt đầu bằng việc trả lời các câu hỏi như:

  • Thương hiệu của bạn được sinh ra để giải quyết nhu cầu nào của khách hàng?
  • Nếu là một con người, thương hiệu của bạn sẽ là người như thế nào? Mang tính cách gì?

Tìm hiểu về 7 bước xây dựng giọng nói thương hiệu nổi bật.

Tìm hiểu về 7 bước xây dựng giọng nói thương hiệu nổi bật.

Kiểm tra lại các nội dung đã sản xuất

Sau khi đã hiểu rõ về giá trị cốt lõi của thương hiệu, bạn cần kiểm tra lại các nội dung đã sản xuất và đăng tải trên mạng xã hội trước đây. Bằng cách đánh giá các nội dung này, bạn sẽ biết được những thông điệp từ trước có đang thể hiện đúng tinh thần thương hiệu không, chúng có đảm bảo sự nhất quán hay không. Từ đó, đưa ra phương án điều chỉnh phù hợp.

Nghiên cứu đối thủ, xác định đối tượng mục tiêu 

Hãy nhớ rằng bạn không phải là người duy nhất đang tìm cách phát triển thương hiệu của mình. Do đó, trước khi quyết định Brand Voice cho thương hiệu, bạn cần nghiên cứu đối thủ của mình với một số câu hỏi sau:

  • Ai đang là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với bạn trong thị trường này? 
  • Tính cách thương hiệu và giọng nói thương hiệu của họ là gì? 
  • Giọng nói thương hiệu của họ có đang được khách hàng phản ứng tích cực không?
  • Giọng nói thương hiệu của đối thủ có nổi bật trên thị trường không?

Việc nghiên cứu đối thủ sẽ giúp bạn biết chắc rằng Brand Voice của mình là độc đáo, không bị trùng lặp. Qua đó, đảm bảo được sự nổi bật và dễ dàng thu hút khách hàng hơn. Ngược lại, việc xây dựng một giọng nói giống với đối thủ sẽ khiến khách hàng mất phương hướng và khó nhận ra thương hiệu của bạn.

Sau khi hiểu rõ về đối thủ của mình, bạn cũng cần xác định tệp khách hàng tiềm năng. Tại đây, bạn cũng có thể tự đặt ra và trả lời một số câu hỏi để hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu của mình. Chẳng hạn như:

  • Tệp khách hàng mục tiêu của mình là ai?
  • Nhu cầu tiêu dùng và sở thích mua sắm của họ là gì?
  • Thói quen và hành vi mua sắm của họ có gì đặc biệt?
  • Yếu tố nào có ảnh hưởng mạnh mẽ tới quyết định mua hàng của họ?

Hãy đi sâu vào nhân khẩu học để có được một góc nhìn cụ thể hơn về tệp khách hàng tiềm năng của mình. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng gây ấn tượng và tạo một mối quan hệ sâu sắc hơn với người dùng thay vì chỉ cố gắng bán hàng.

Nghiên cứu về các đối thủ và tệp khách hàng tiềm năng của bạn.Nghiên cứu về các đối thủ và tệp khách hàng tiềm năng của bạn. 

Xác định giọng điệu của thương hiệu (Brand tone of voice) trên các kênh truyền thông

Khi đã hiểu rõ về giá trị thương hiệu, đối thủ cạnh tranh và tệp khách hàng tiềm năng thì bạn đã có đủ dữ liệu để xác định giọng điệu của thương hiệu (Brand Tone Of Voice). Tùy theo mỗi trang mạng xã hội mà bạn có thể xem xét và triển khai Brand Tone khác nhau. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng Brand Tone là thứ có thể linh hoạt sử dụng, nhưng Brand Voice là yếu tố cần được xây dựng một cách nhất quán.

Nếu chưa có ý tưởng gì về Brand Tone, bạn cũng có thể thử tra cứu chúng trên Google. Theo Nielsen Norman Group, một công ty tư vấn đề trải nghiệm của người dùng tại Hoa Kỳ, họ đã chọn lọc ra 37 từ khóa phù hợp để xác định Brand Tone và phân loại chúng thành 4 nhóm chính, bao gồm:

  • Hài hước và nghiêm túc.
  • Trang trọng và giản dị.
  • Kính cẩn và thoải mái.
  • Lạc quan và thực tế.

Một số gợi ý về giọng điệu thương hiệu mà bạn có thể tham khảo và phát triển.Một số gợi ý về giọng điệu thương hiệu mà bạn có thể tham khảo và phát triển. 

Xây dựng Brand Voice Guideline cho thương hiệu

Brand Voice Guideline là một bảng bao gồm các nguyên tắc và hướng dẫn rõ ràng về việc sử dụng giọng nói thương hiệu. Trong đó, một bảng Brand Voice Guideline sẽ bao gồm một số nội dung tối thiểu sau:

  • Chân dung khách hàng và giọng điệu phù hợp với họ.
  • Brand Tone của thương hiệu.
  • Giá trị cốt lõi và tuyên bố về sứ mệnh của thương hiệu.
  • Cấu trúc cơ bản của thông điệp thương hiệu.
  • Các từ ngữ được khuyến khích và từ ngữ cần tránh sử dụng để thể hiện Brand Tone.
  • Các quy tắc về ngữ pháp cần tuân thủ.
  • Sự khác biệt về Brand Tone trên các trang mạng xã hội khác nhau (nếu có).

Xây dựng Brand Voice Guideline để có thể áp dụng giọng điệu thương hiệu một cách hiệu quả.Xây dựng Brand Voice Guideline để có thể áp dụng giọng điệu thương hiệu một cách hiệu quả

Truyền thông nội bộ và đảm bảo tính nhất quán 

Sau khi đã xây dựng Brand Voice Guideline, bạn cần chia sẻ nó với mọi thành viên trong công ty, đặc biệt là với những bộ phận có tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Mục đích chính của việc này là nhằm đảm bảo toàn bộ nhân viên đều nắm được thông tin và có thể áp dụng Brand Tone một cách nhất quán trên diện rộng.

Theo dõi và đánh giá Brand Voice mới của thương hiệu

Việc xây dựng Brand Voice là một công việc dài hạn, bạn sẽ không thể nhìn thấy kết quả ngay trong những ngày đầu tiên áp dụng nó. Do vậy, hãy thường xuyên theo dõi và đánh giá Brand Voice mới của thương hiệu.

Khi Brand Voice mới của thương hiệu nhận về nhiều sự chú ý và phản hồi tích cực từ phía người tiêu dùng, bạn có thể chắc chắn rằng giọng nói thương hiệu đó đang có hiệu quả. Điều cần làm khi này là tiếp tục triển khai các nội dung với chất lượng tương tự, từ đó xây dựng giọng nói thương hiệu thật mạnh mẽ.

Thường xuyên theo dõi và đánh giá Brand Voice mới của thương hiệu.

Thường xuyên theo dõi và đánh giá Brand Voice mới của thương hiệu.

Một số loại brand voice phổ biến 

Dưới đây là một số loại Brand Voice phổ biến mà bạn đọc có thể tham khảo thêm và áp dụng cho thương hiệu của mình:

  • Giọng điệu mang tính thông tin (Informative Tone): Giọng điệu mang tính hướng dẫn cho người dùng, khách hàng nên yêu cầu sự khách quan, thực tế và hạn chế biểu lộ cảm xúc.
  • Giọng điệu hài hước (Humorous Tone): Giọng điệu hài hước, vui nhộn mang đến cảm xúc tích cực và tạo mối liên kết gần gũi hơn giữa người dùng và thương hiệu.
  • Giọng điệu tôn trọng (Respectful Tone): Được sử dụng phổ biến với mục đích tăng sự đáng tin cậy cho thương hiệu.
  • Giọng điệu trang trọng (Formal Tone): Cách nói trang trọng, nhã nhặn và thể hiện sự lịch thiệp, phù hợp với các thương hiệu cao cấp.
  • Giọng điệu thân mật (Informal Tone): Ngược lại với giọng điệu trang trọng thì giọng điệu thân mật sẽ mang lại cảm giác thân thiết, gần gũi hơn với khách hàng. Bạn cũng có thể sử dụng tiếng lóng và thể hiện ngôn ngữ cá nhân nhiều hơn.
  • Giọng điệu động viên (Motivating Tone): Giọng điệu động viên mang lại nhiều năng lượng tích cực nhờ sắc thái trẻ trung, phần khởi,...
  • Giọng điệu nghiêm túc (Serious Tone): Thường được sử dụng bởi các thương hiệu đã có tiếng nói riêng biệt, họ luôn tuân thủ mọi quy tắc và muốn nhấn mạnh vào giá trị của thương hiệu.
  • Giọng điệu đồng cảm (Sympathetic Tone): Đây là một giọng điệu được đánh giá cao khi nó nhấn mạnh vào cảm xúc, thể hiện sự thấu hiểu và chia sẻ với khách hàng, từ đó tạo một mối liên kết chặt chẽ hơn cả. 
  • Giọng điệu quả quyết (Passionate Tone): Giọng điệu quả quyết, mạnh mẽ và mang nhiều sự tự tin về giá trị của doanh nghiệp.

Tham khảo một số Brand Voice phổ biến để áp dụng cho thương hiệu của bạn.Tham khảo một số Brand Voice phổ biến để áp dụng cho thương hiệu của bạn. 

Kết luận

Trên đây Stradex đã tổng hợp lại một số thông tin để giải thích Brand Voice là gì và làm cách nào để xây dựng Brand Voice nổi bật. Mong rằng những thông tin trên sẽ đem lại nhiều ý tưởng giúp bạn phát triển các chiến lược tiếp thị trường hiệu mới, với một giọng nói mạnh mẽ và thật thu hút. Đừng quên theo dõi Stradex Blog để cập nhật những thông tin hữu ích về Marketing. 

 

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn