13 tháng 6, 2024
Tìm hiểu chi tiết về Performance Marketing vs Brand Marketing
Performance Marketing vs Brand Marketing đều là một phần của Marketing. Song giữa chúng lại có nhiều điểm khác biệt. Cùng Stradex tìm hiểu ngay!
Để xây dựng một thương hiệu nổi bật trong ngành Marketing sôi động như hiện nay, doanh nghiệp cần có phương pháp tiếp cận thị trường hiệu quả. Trong đó, hai cách tiếp cận phổ biến là Performance Marketing vs Brand Marketing. Bài viết dưới đây của Stradex sẽ giúp bạn khám phá chi tiết về hai chiến lược đầy tiềm năng này!
Tổng quan về Performance Marketing
Hiện nay, các doanh nghiệp thường đặt mục tiêu cụ thể trong kinh doanh nên việc sử dụng Performance Marketing thực sự cần thiết. Vậy Performance Marketing là gì? Tại sao doanh nghiệp cần thực hiện Performance Marketing? Dưới đây là những giải đáp cụ thể về các vấn đề này.
Performance Marketing là gì?
Performance Marketing (tiếp thị hiệu suất) là hình thức quảng cáo tập trung vào kết quả cụ thể. Kết quả này thường dựa trên hành động chuyển đổi tức thì, có thể là lợi tức trên chi tiêu quảng cáo (ROAS), giá cho mỗi lần nhấp chuột (PPC) hay giá cho mỗi lần chuyển đổi (CPA).
Performance Marketing được xem như một nhánh trong Digital Marketing. Nó thường được liên kết với công cụ tìm kiếm, phương tiện truyền thông xã hội, email và tivi. Các doanh nghiệp khi sử dụng Performance Marketing chỉ trả tiền cho publisher khi một kết quả cụ thể hoàn thành.
Ví dụ: HyperLead là một đối tác Marketing đáng tin cậy để phát triển giải pháp Performance Marketing cho các ngân hàng tại Việt Nam. HyperLead giúp kết nối ngân hàng với người dùng đang tích cực tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ của ngân hàng. Đồng thời biến họ thành người tiêu dùng tiềm năng với tỷ lệ chuyển đổi đáng kinh ngạc, chi phí thấp và ROI cao hơn tiêu chuẩn của ngành Tài chính - Ngân hàng.
Trường hợp của ngân hàng số CAKE là một ví dụ điển hình về hiệu quả mà chiến dịch Performance Marketing của HyperLead mang lại. Cụ thể, mức tăng trưởng người dùng mới của ngân hàng số CAKE tăng gấp 20 lần (trung bình trên 20.000 người dùng mới/tháng) sau 10 tháng hợp tác với HyperLead.
Chi phí cho mỗi người dùng mới mà CAKE phải trả chỉ khoảng 85.000 VND - thấp hơn so với mức trung bình ngành từ 12.000 - 20.000 VND.
Performance Marketing là gì?
Tại sao cần thực hiện Performance Marketing?
Triển khai Performance Marketing thực sự cần thiết đối với doanh nghiệp bởi nó gắn với kết quả trực tiếp của các nỗ lực Marketing. Performance Marketing cho phép doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa ngân sách quảng cáo, cũng như tối đa hóa lợi nhuận đầu tư ROI bằng một chiến lược có thể theo dõi và đo lường hiệu quả.
Ngoài ra, Performance Marketing còn giúp doanh nghiệp gia tăng tương tác với khách hàng thông qua nhiều kênh tiếp thị như công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, email,...
Tổng quan về Brand Marketing
Hiện nay, có không ít doanh nghiệp vẫn đang loay hoay trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Và triển khai Brand Marketing chính là gợi ý đáng tin cậy để doanh nghiệp có thể gia tăng độ nhận diện một cách mạnh mẽ, thu hút khách hàng hiệu quả hơn. Vậy Brand Marketing là gì? Tầm quan trọng của Brand Marketing đối với các doanh nghiệp ra sao?
Tìm hiểu Brand Marketing là gì?
Brand Marketing (tiếp thị thương hiệu) là cách thức tiếp cận nâng cao với mục đích làm nổi bật sức mạnh, giá trị và cảm xúc cho một thương hiệu. Brand Marketing thường tập trung vào việc xây dựng nhận diện thương hiệu và các giá trị mà nó mang lại, tạo cảm giác tin cậy đối với người tiêu dùng.
Brand Marketing thường sử dụng các chiến thuật như tiếp thị nội dung, truyền thông xã hội hay kể chuyện. Chúng có thể được thể hiện dưới các hình thức như bảng quảng cáo, tài trợ cho một chương trình, giới thiệu sản phẩm trong một bộ phim, liên kết với người nổi tiếng hay vận động viên có tầm ảnh hưởng,... Từ đó tạo ra những hình ảnh tích cực, ấn tượng lâu dài trong tâm trí của khách hàng về thương hiệu.
Ví dụ: Apple là một thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ, luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng mỗi khi ra mắt sản phẩm mới. Lấy slogan “Think Different”, chiến lược Brand Marketing của thương hiệu này hướng đến sự khác biệt hóa sản phẩm. Apple luôn dẫn đầu trong việc tạo ra những sản phẩm độc đáo và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, làm nên điểm khác biệt so với đối thủ.
Hình thức quảng bá của Apple cũng cực kỳ sáng tạo nhưng tinh tế, ấn tượng với các sự kiện ra mắt sản phẩm được ví như “Show diễn” hoành tráng, cửa hàng được thiết kế sang trọng, cộng hưởng truyền thông từ các KOC, KOL,... Nhờ vậy mà Apple đã tạo được sự tin tưởng trong mắt người tiêu dùng, khiến họ sẵn sàng mua các sản phẩm mà Apple cung cấp.
Apple với chiến lược Brand Marketing thành công
Tầm quan trọng của Brand Marketing
Brand Marketing có mục đích chính là xây dựng nhận thức về thương hiệu. Bằng cách thể hiện sự nhất quán trong việc quảng bá hình ảnh, bản sắc, thông điệp,... trên đa kênh, doanh nghiệp dễ dàng gây ấn tượng với người dùng và giúp họ ghi nhớ thương hiệu.
Một thương hiệu mạnh cũng sẽ giúp doanh nghiệp tạo cảm giác đáng tin cậy với người dùng. Từ đó thiết lập mối liên hệ mật thiết giữa thương hiệu và người tiêu dùng, khiến họ trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
Ngoài ra, thương hiệu mạnh còn có thể giúp doanh nghiệp được định giá cao hơn so với đối thủ. Đồng thời cũng giúp việc ra mắt sản phẩm mới dễ dàng hơn, người tiêu dùng sẵn sàng mua sản phẩm của thương hiệu mà họ đã biết và tin tưởng.
Điểm tương đồng giữa Brand Marketing vs Performance Marketing
Performance Marketing vs Brand Marketing có sự giống nhau ở mục tiêu hướng đến đó là tạo hiệu quả kinh doanh, nâng cao doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp.
Hai chiến dịch này đôi khi sẽ sử dụng chung một nền tảng để tiếp thị. Chẳng hạn như với một số nền tảng của Connected TV thì doanh nghiệp sử dụng để tiếp thị thương hiệu, các nền tảng còn lại thì được sử dụng để tiếp thị hiệu suất. Mặc dù với các mục tiêu tiếp thị khác nhau, nhưng chúng đang xuất hiện trên cùng một màn hình và vị trí.
Performance Marketing vs Brand Marketing đều có mục tiêu hướng đến chính là tạo nên hiệu quả kinh doanh
Phân biệt Performance Marketing vs Brand Marketing
Đặc điểm |
Performance Marketing - tiếp thị hiệu suất |
Brand Marketing - tiếp thị thương hiệu |
Mục tiêu |
Gia tăng doanh số bán hàng, thúc đẩy hành động chuyển đổi ngay lập tức. |
Xây dựng sự nhận diện cho thương hiệu, tạo ra niềm tin với người tiêu dùng. |
Tập trung |
Phản ứng trực tiếp và kết quả cụ thể. |
Sự kết nối về mặt cảm xúc, giá trị thương hiệu. |
Số liệu thống kê |
Tỷ lệ nhấp (CTR), chuyển đổi (CPA), lợi tức trên chi tiêu quảng cáo (ROAS). |
Nhận thức về thương hiệu, sự kết nối với người tiêu dùng, tài sản thương hiệu. |
Chiến thuật |
Quảng cáo thông qua mỗi lần nhấp chuột, tiếp thị liên kết, SEO chuyển đổi,... |
Tiếp thị nội dung, truyền thông xã hội, kể chuyện qua hình ảnh ,... |
Khung thời gian |
Ngắn hạn, chỉ tập trung vào kết quả. |
Dài hạn, tập trung vào mối quan hệ lâu dài giữa thương hiệu và người tiêu dùng. |
Các kênh tiếp thị |
Tích hợp đa kênh, thường liên quan đến các công cụ tìm kiếm, phương tiện truyền thông, email, tivi,... |
Các nền tảng truyền thông xã hội, tiếp thị nội dung, qua email, liên kết với người có tầm ảnh hưởng,... |
Chỉ số đo lường |
ROI ngay lập tức, có thể đo lường được. |
ROI gián tiếp, đo lường trong thời gian dài hơn. |
Ngân sách |
Biến đổi dựa vào hiệu suất và tỷ lệ chuyển đổi. |
Cố định nhằm phát triển thương hiệu bền vững. |
Điều chỉnh |
Chiến dịch thay đổi nhanh chóng, điều chỉnh theo thời gian thực, phụ thuộc vào hiệu suất tiếp thị. |
Chiến dịch ít được điều chỉnh hơn, phụ thuộc vào chiến lược thương hiệu. |
Phong cách nội dung |
Định hướng bán hàng, thúc đẩy chuyển đổi. |
Truyền cảm hứng, tập trung vào thương hiệu, tạo sự thu hút về mặt cảm xúc. |
Tóm lại, tiếp thị hiệu suất sẽ hướng đến kết quả cụ thể, hành động ngay lập tức và có thể đo lường bằng ROI. Còn tiếp thị thương hiệu sẽ tập trung vào việc xây dựng nhận thức về thương hiệu, góp phần mang lại thành công lâu dài. Việc hiểu rõ các đặc điểm của Performance Marketing vs Brand Marketing thực sự cần thiết cho doanh nghiệp để có thể đưa ra lựa chọn giải pháp Marketing phù hợp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên sử dụng song song hai chiến dịch này để nâng cao hiệu quả tiếp thị.
Sự kết hợp giữa Performance Marketing vs Brand Marketing
Performance Marketing vs Brand Marketing nên được kết hợp với nhau để tạo ra sức mạnh Marketing tổng thể cho doanh nghiệp. Dưới đây là những lợi ích và cách thức kết hợp hiệu quả giữa Performance Marketing vs Brand Marketing.
Lợi ích khi kết hợp Performance vs Brand Marketing
Nếu chỉ tập trung vào Brand Marketing sẽ không đảm bảo nguồn ngân sách cho doanh nghiệp, kết quả lại đến chậm. Còn tập trung vào Performance Marketing mang đến kết quả ngay lập tức nhưng chỉ trong ngắn hạn, không duy trì sự trung thành lâu dài của khách hàng. Do đó, cần có sự kết hợp Performance Marketing vs Brand Marketing để giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Khi có sự kết hợp của hai chiến dịch này, doanh nghiệp sẽ trở nên nổi bật giữa đám đông. Từ đó thúc đẩy kết quả kinh doanh, nâng cao thị phần và phát triển một thương hiệu có khả năng kết nối lâu dài với khách hàng.
Kết hợp Performance vs Brand Marketing sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Cách thức kết hợp hiệu quả giữa Performance Marketing vs Brand Marketing
Việc kết hợp Performance Marketing vs Brand Marketing sẽ giúp doanh nghiệp vừa tiếp thị hiệu suất trong ngắn hạn nhưng vẫn xây dựng được thương hiệu lâu dài. Dưới đây là một số cách thức kết hợp hiệu quả giữa hai chiến dịch này.
- Hoạt động mở phễu: Ban đầu, doanh nghiệp cần chạy các chiến dịch Brand Awareness, tối ưu Research và Frequency để tiếp cận số lượng lớn khách hàng. Sau khi đã có lượng dữ liệu đủ lớn, doanh nghiệp có thể chạy Retarget đến những khách hàng đã tương tác với quảng cáo để thúc đẩy họ mua hàng.
- Đầu tư vào một nhóm chuyên gia: Khi có một đội ngũ chuyên gia chất lượng, doanh nghiệp có thể hiểu rõ dữ liệu của mình. Đội ngũ này sẽ giúp doanh nghiệp biết cách kết hợp Brand Marketing vs Performance Marketing. Từ đó xây dựng một kế hoạch phát triển dài hạn, lấy thương hiệu làm trung tâm.
- Đánh giá và cân bằng nguồn ngân sách tiếp thị: Cần có sự điều chỉnh ngân sách phù hợp trong hoạt động tiếp thị B2B và B2C. Trong đó, việc phân chia hiệu quả nhất với B2C là 60% chi tiêu cho tăng trưởng dài hạn và 40% cho tăng trưởng ngắn hạn. Còn B2B sẽ là 46% cho tăng trưởng dài hạn và 54% cho tăng trưởng ngắn hạn.
- Tạo dựng hình ảnh đại diện cho thương hiệu: Cần xây dựng và tuân thủ các tuyên bố về thương hiệu. Điều này sẽ giúp người tiêu dùng xác định được vị trí và hình ảnh đại diện của thương hiệu.
Hoạt động mở phễu sẽ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng thực hiện chuyển đổi
Kết luận
Tóm lại, Performance Marketing vs Brand Marketing là hai chiến lược Marketing quan trọng. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên tập trung đơn lẻ cho từng chiến lược mà nên kết hợp chúng lại với nhau để thu lại kết quả tốt nhất. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ Performance Marketing vs Brand Marketing là gì. Đừng quên theo dõi Stradex Blog để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất nhé!