vi
en
menu

30 tháng 1, 2024

Performance Marketing là gì? Tất tần tật về Performance Marketing

Performance Marketing

Performance Marketing là một trong những thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ Performance Marketing là gì. Trong bài viết dưới đây, Stradex sẽ cùng bạn giải đáp chi tiết về định nghĩa, vai trò, cách thức hoạt động và các kênh Performance Marketing phổ biến hiện nay. Xem ngay nhé!

Performance Marketing là gì? 

Performance Marketing hay tiếp thị dựa trên hiệu suất được hiểu là chiến lược Digital Marketing tập trung vào đo lường, tối ưu hóa kết quả của các nỗ lực Marketing. Ở đó, các nhà quảng cáo (doanh nghiệp, Marketers) chỉ trả tiền cho đối tác tiếp thị (Publishers, Affiliates) khi một kết quả mong muốn nào đó được thực hiện, ví dụ như lượt clicks, leads, đơn hàng,...

Performance Marketing là gì?

Ví dụ tiêu biểu của Performance trong Marketing 

LUXASIA là một công ty chuyên phân phối các nhãn hiệu nước hoa nổi tiếng tại khu vực Đông Nam Á. Công ty này muốn phát triển kênh bán lẻ tại Việt Nam thông qua hoạt động Ecommerce. Để có thể thử nghiệm thị trường mà không phải đầu tư quá nhiều vào việc xây dựng nền tảng hay nhân sự vận hành, LUXASIA đã triển khai bán lẻ thông qua sàn thương mại điện tử Lazada.

Kết quả là chiến dịch đã thành công khi đưa sản phẩm nước hoa Calvin Klein mà LUXASIA phân phối trở thành Top 1 ngành nước hoa trên sàn Lazada. Tỷ lệ phần trăm giữa chi phí quảng cáo với tổng doanh thu CIR chưa đến 40%.

Vai trò và tầm quan trọng của Performance Marketing

Performance Marketing mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp khi áp dụng vào chiến lược tiếp thị. Cụ thể, vai trò, tầm quan trọng của Performance Marketing là gì?

  • Đo lường hiệu quả: Performance Marketing cho phép doanh nghiệp đo lường chính xác hiệu quả của chiến dịch tiếp thị thông qua các chỉ số như tỷ lệ chuyển đổi, CPC, CPA, ROAS,... Qua đó có thể đánh giá và điều chỉnh chiến lược một cách kịp thời và phù hợp.
  • Tối đa hóa ROI: Doanh nghiệp có thể tối đa hóa ROI của chiến dịch Marketing thông qua Performance Marketing. Cụ thể, doanh nghiệp cần tập trung vào các mục tiêu nhất định để đo lường hiệu quả và điều chỉnh sao cho phù hợp với ROI mong muốn.
  • Tăng cường tương tác với khách hàng: Khi triển khai Performance Marketing, doanh nghiệp tập trung vào các mục tiêu cụ thể như tăng doanh số, traffic, lượt tương tác,... Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể đo lường kết quả các hoạt động và tối ưu hóa để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tăng tương tác, nâng cao hiệu suất tiếp thị.
  • Tối ưu hóa chi phí: Bằng cách tập trung vào những kênh và chiến dịch có chất lượng cao, được chọn lọc dựa trên kết quả đo lường từ Performance Marketing, doanh nghiệp đã có thể tối ưu chi phí Marketing một cách hiệu quả.
  • Tăng cường tương tác và cá nhân hóa: Performance Marketing cho phép tùy chỉnh, tập trung vào khách hàng mục tiêu cụ thể, giúp doanh nghiệp tăng cường tương tác với khách hàng và tạo ra các trải nghiệm cá nhân hóa.

Vai trò của Marketing Performance là gì? Đó là cho phép doanh nghiệp đo lường hiệu quả chiến dịch một cách chính xác

Ưu, nhược điểm của Digital Performance Marketing  

Performance Marketing là giải pháp hữu hiệu để doanh nghiệp biết được ngân sách Marketing đang được sử dụng vào nguồn nào thì hiệu quả, nguồn nào thì lãng phí. Từ đó thực hiện điều chỉnh, tối ưu sao cho phù hợp. 

Tuy nhiên, lý thuyết thì dễ, còn vận hành lại là chuyện khác. Việc không hiểu rõ ưu, nhược điểm của Performance Marketing có thể khiến doanh nghiệp mất tiền mà không thu được kết quả tốt.

Vậy cụ thể ưu, nhược điểm của Performance Marketing là gì?

Ưu điểm

  • Đo lường hiệu quả rõ ràng, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa ngân sách Marketing và đảm bảo khả năng lợi nhuận của các khoản đầu tư.
  • Chi phí thấp hơn so với các hình thức Marketing truyền thống vì doanh nghiệp chỉ trả tiền cho các kết quả cụ thể.
  • Khả năng nhắm mục tiêu cao, giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng khách hàng, truyền tải đúng thông điệp, qua đó tăng hiệu quả của chiến dịch.
  • Tính linh hoạt cao, có thể áp dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp và mục tiêu tiếp thị.

Performance Marketing có khả năng nhắm mục tiêu cao

Nhược điểm

  • Phụ thuộc vào dữ liệu, đòi hỏi doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích dữ liệu liên tục để đo lường hiệu suất.
  • Thiên về hành động ngắn hạn như mua hàng, đăng ký dịch vụ,... nên có thể làm giảm tầm nhìn chiến lược dài hạn.
  • Cạnh tranh cao, có thể làm tăng chi phí quảng cáo trong quá trình đấu giá và chi trả cho các hành động quảng cáo.

Cách thức hoạt động Performance Marketing

Có 4 nhóm đối tượng tham gia vào hoạt động Performance Marketing, đó là Retailers và Merchants, Affiliates và Publishers, Affiliate Networks và Third-Party Tracking Platforms, Affiliate Managers và OPMs.

Cách thức hoạt động của Performance Marketing là gì?

Retailers và Merchants

Trong Performance Marketing, các nhà bán lẻ hay công ty thương mại thường được gọi là nhà quảng cáo (Advertisers). Họ là những đơn vị muốn thông qua đối tác liên kết (Affiliate Partners) hoặc nhà xuất bản (Publishers) để triển khai các quảng cáo nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình.

Những doanh nghiệp bán lẻ và thương mại có thể đạt được hiệu quả cao khi áp dụng Performance Marketing thường hoạt động trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, thời trang, may mặc, thể thao,... Bởi xu hướng người tiêu dùng hiện nay sẽ dễ tin tưởng vào lời giới thiệu từ các nguồn tin cậy như nhà xuất bản, người ảnh hưởng.

Affiliates và Publishers

Nhóm đối tác tiếp thị - Affiliates và Publishers là những đơn vị nhận quảng cáo sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp để nhận hoa hồng. Nhóm đối tượng này có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như website đánh giá sản phẩm, tạp chí online, blog,...

Influencers (người ảnh hưởng) cũng là một Publisher, nhận quảng bá sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp thông qua các kênh truyền thông của mình như blog, trang mạng xã hội,... Họ có thể cung cấp các thông tin liên quan đến trải nghiệm, hướng dẫn sử dụng, đánh giá cá nhân về sản phẩm, kèm theo các ưu đãi, quà tặng cho những người theo dõi của mình.

Affiliates và Publishers là các đối tượng nhận quảng cáo cho doanh nghiệp để thu lại hoa hồng

Affiliate Networks và Third-Party Tracking Platforms 

Mạng lưới đối tác liên kết và nền tảng theo dõi của bên thứ ba hoạt động đóng vai trò như một trung gian, giúp kết nối doanh nghiệp và các đối tác liên kết với nhau. Nhóm đối tượng này sẽ cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ như đặt banner, text link, theo dõi và quản lý clicks, leads và chuyển đổi, trung gian thanh toán, giải quyết tranh chấp,...

Affiliate Managers và OPMs

Đây là nhóm các cá nhân hoặc đơn vị thuê ngoài tiếp thị liên kết có khả năng thực hiện, quản lý các vấn đề liên quan đến Performance Marketing cho những doanh nghiệp không có đủ nhân sự chuyên môn để thực hiện. Affiliate Managers và OPMs sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong nhiều hoạt động như đưa ra các chiến lược Marketing, đề xuất hình thức quảng bá, lựa chọn đơn vị tiếp thị trung gian, thiết kế chiến dịch,...

Các chỉ số đo lường độ hiệu quả trong Performance Marketing 

Ngoài việc tìm hiểu Performance Marketing là làm gì, hoạt động như thế nào, bạn cũng cần nắm được các chỉ số đo lường hiệu quả của Performance Marketing.

Những chỉ số đo lường phổ biến của Performance trong Marketing là gì? 

Cost per mile (CPM)

CPM là chỉ số đo lường chi phí cho mỗi 1000 lần hiển thị của một bài quảng cáo. Hình thức quảng cáo này có chi phí thấp bởi mức độ tương tác không cao hoặc không thể dự đoán. Vì vậy thường được sử dụng cho các chiến dịch liên quan đến gia tăng độ nhận diện thương hiệu, truyền tải thông điệp, không quan trọng về lượt tương tác từ công chúng.

Cost per click (CPC)

CPC là chỉ số dùng để xác định chi phí cho mỗi lượt nhấp chuột của người dùng vào quảng cáo được đăng tải trên các nền tảng như quảng cáo Google Ads, Facebook Ads,... Nhà quảng cáo chỉ phải thanh toán tiền khi có người nhấp vào quảng cáo, đồng nghĩa với việc quảng cáo sẽ được hiển thị không giới hạn. Hình thức này thường được sử dụng cho mục tiêu kéo traffic về website hay chuyển đổi mua sắm.

Hình thức quảng cáo CPC thường được sử dụng với mục tiêu hướng traffic về website, chuyển đổi mua sắm

Cost per engagement (CPE)

CPE là chỉ số được dùng để đo lường chi phí cho mỗi lần người dùng tương tác với quảng cáo, ví dụ như lượt thích, bình luận, chia sẻ, xem video, nhấp vào liên kết,... Chỉ số này giúp nhà quảng cáo có thể đánh giá mức độ hiệu quả của chiến dịch Marketing thông qua mức độ tương tác của người xem và thực hiện các hoạt động tối ưu cần thiết.

Cost per lead (CPL)

CPL được hiểu là chi phí trên mỗi khách hàng tiềm năng, bao gồm những người quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ và điền thông tin vào mẫu đăng ký hoặc những người thực sự quan tâm và chắc chắn sẽ mua sản phẩm, dịch vụ. Với mô hình này, nhà quảng cáo chỉ thanh toán cho các lượt đăng ký đủ điều kiện về số lần hiển thị hay số lần nhấp mà quảng cáo nhận được.

Mục tiêu của CPL là thu về thông tin của các khách hàng tiềm năng quan tâm và có nhu cầu mua sản phẩm, dịch vụ

Cost per sale (CPS)

CPS là chi phí mà nhà quảng cáo phải trả cho mỗi đơn hàng được thực hiện thông qua quảng cáo. CPS có chi phí đắt đỏ nhưng lại được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng bởi hình thức này đảm bảo rằng khoản tiền chi cho quảng cáo được tối ưu hóa, mức độ rủi ro thấp.

Cost per acquisition (CPA)

Chỉ số CPA đo lường chi phí mà nhà quảng cáo phải chi trả cho mỗi hành động chuyển đổi của khách hàng, bao gồm đăng ký dùng thử sản phẩm, nhận tư vấn, tham gia sự kiện, download tài liệu,... Mô hình này thường được sử dụng bởi nó không chỉ giúp nhà quảng cáo tối ưu chi phí mà còn đo lường, đánh giá được hiệu quả của chiến dịch.

Chỉ số CPA giúp doanh nghiệp có cơ sở để điều chỉnh ngân sách vào những kênh tiếp thị hiệu quả, tối đa hóa lợi tức đầu tư

5 Bước xây chiến lược Performance Marketing

Để xây dựng chiến lược Performance Marketing, các doanh nghiệp thường thực hiện theo 5 bước sau đây:

Bước 1: Xác định mục tiêu của chiến dịch Performance Marketing là gì

Doanh nghiệp nên tuân thủ các xác định mục tiêu của chiến dịch theo mô hình SMART. Đó là cụ thể (Specific), đo lường được (Measurable), tính khả thi (Actionable), liên quan (Relevant) và có thời hạn (Time-Bound). Những mục tiêu phổ biến của Actionable có thể kể đến như tăng lượt chuyển đổi, lượt truy cập vào website, doanh thu, độ nhận diện thương hiệu,...

Bước 2: Lựa chọn kênh triển khai phù hợp

Khi triển khai chiến dịch Performance Marketing, doanh nghiệp không nên chỉ lựa chọn một kênh duy nhất. Thay vào đó nên đa dạng hóa kênh tiếp thị để mở rộng khả năng hiển thị, cũng như phạm vi tiếp cận khách hàng mục tiêu. Và để lựa chọn được kênh triển khai phù hợp, doanh nghiệp cần:

  • Phân tích khách hàng mục tiêu để xác định kênh tiếp thị.
  • Đánh giá ngân sách, khả năng đo lường, tiếp cận để lựa chọn kênh hiệu quả nhất.
  • Thử nghiệm các kênh để đánh giá hiệu quả.

Nên triển khai chiến dịch Performance Marketing trên nhiều kênh khác nhau

Bước 3: Triển khai chiến dịch

Doanh nghiệp cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, làm rõ nhu cầu, hành vi của họ. Từ đó tạo ra những quảng cáo, thông điệp phù hợp để thỏa mãn nhu cầu và thu hút sự quan tâm của khách hàng. Khi triển khai chiến dịch tiếp thị dựa trên hiệu suất, doanh nghiệp cần:

  • Thiết lập mục tiêu, ngân sách và theo dõi cho chiến dịch.
  • Tạo nội dung quảng cáo, tài liệu phù hợp với khách hàng mục tiêu.
  • Chạy chiến dịch và theo dõi.

Bước 4: Đo lường, tối ưu hóa chiến dịch Performance Marketing

Doanh nghiệp có thể tùy chỉnh và tối ưu hóa chiến dịch Performance Marketing để đạt được hiệu quả tốt nhất trên các kênh tiếp thị. Việc thường xuyên theo, đánh giá và thống kê dữ liệu của chiến dịch sẽ giúp doanh nghiệp xác định được nguồn lưu lượng truy cập nào mang lại hiệu quả tốt. Từ đó phân bổ nguồn lực quảng cáo sao cho hợp lý, tối ưu nhất.

Bước 5: Xử lý các rủi ro tiềm ẩn

Bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định, điển hình như vi phạm dữ liệu, rủi ro gian lận,... Do đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị kế hoạch xử lý các rủi ro này để tránh ảnh hưởng đến kết quả của chiến dịch.

Cần có kế hoạch xử lý các rủi ro tiềm ẩn khi triển khai chiến dịch Performance Marketing

6 Kênh Performance Marketing phổ biến nhất hiện nay

Performance Marketing có thể được triển khai trên nhiều kênh khác nhau. Trong đó có 6 kênh phổ biến nhất đó là:

Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)

Affiliate Marketing là một trong những kênh Performance Marketing phổ biến, giúp quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Trong đó, các nhà phân phối (Affiliate) sẽ dựa trên sự hiểu biết, khả năng của mình để tiếp thị, thu hút khách hàng mua hàng, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và nhận lại hoa hồng cho mỗi đơn hàng hoặc hành động cụ thể.

Quảng cáo tự nhiên (Native Advertising)

Native Advertising là loại hình quảng cáo cho phép lồng ghép các nội dung quảng bá cùng ngữ cảnh trải nghiệm của người dùng một cách tự nhiên. Vì vậy mà Native Advertising trông không giống quảng cáo truyền thống mà là đang xem một nội dung bình thường như bài viết trên website, bài đăng trên mạng xã hội,...

Quảng cáo Banner (Display)

Quảng cáo Banner là loại hình quảng cáo biểu ngữ được hiển thị trên website, bao gồm một hình ảnh, đối tượng đa phương tiện có dạng tĩnh hoặc động, tùy vào công nghệ được dùng để tạo ra chúng. Khi người dùng nhấp vào hình ảnh, đa phương tiện trên website này, trình duyệt Internet sẽ đưa họ đến trang đích quảng cáo của doanh nghiệp.

Quảng cáo Banner thường được đặt ở các vị trí nổi bật trên mạng xã hội, website, ứng dụng,...

Tiếp thị nội dung (Content Marketing)

Content Marketing được hiểu là hoạt động Marketing tập trung vào việc tạo ra và xuất bản các nội dung có giá trị, liên quan đến sản phẩm, thương hiệu. Mục đích là để thu hút, giữ chân người dùng và thúc đẩy hành vi, chuyển đổi họ thành khách hàng. Các loại Content Marketing phổ biến hiện nay như blog, ebook, video, infographic, Social Media,...

Mạng xã hội (Social Media)

Social Media Marketing là một kênh Digital Performance Marketing sử dụng các nền tảng mạng xã hội để kết nối, tương tác với khách hàng, tạo sự nhận biết thương hiệu, gia tăng lượt truy cập cho website và thúc đẩy doanh số. Các số liệu được đo lường trên kênh Social Media chủ yếu liên quan đến mức độ tương tác như lượt thích, bình luận, clicks, mua hàng,...

Tiếp thị tìm kiếm (SEM)

SEM là chiến lược Digital Marketing được sử dụng để thu hút các lượt truy cập miễn phí và tăng khả năng xuất hiện của website trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm như Google, Bing,... SEM bao gồm SEO (Search Engine Optimization) và PPC (Pay per Click).

SEM có vai trò quan trọng đối với chiến lược Performance Marketing, giúp doanh nghiệp tăng cường tương tác và doanh số bán hàng

Bài viết khác: Paid Media là gì - Các hình thức Paid Social Media Advertising

Performance Marketing có phải là chạy Ads? 

Khi chạy Ads, bạn sẽ cần trả tiền cho các nền tảng quảng cáo để mua lượt hiển thị. Bạn có thể lựa chọn nhiều hình thức quảng cáo tùy theo nhu cầu như quảng cáo tìm kiếm, hiển thị,... Việc trả tiền để mua lượt hiển thị có nghĩa là bạn không chỉ trả tiền khi người dùng nhấp vào quảng cáo, để lại thông tin, mua hàng,... Ngay cả khi họ chỉ nhìn thấy quảng cáo và lướt qua thì bạn vẫn phải trả tiền.

Trong khi đó, khi chạy chiến dịch Performance Marketing, bạn chỉ trả tiền khi một mong muốn nào đó được thực hiện và có kết quả cụ thể, đo lường được, ví dụ như số lượt nhấp, lượt đăng ký, lượt mua hàng,... Và để chiến dịch đạt được hiệu quả như kỳ vọng, bạn cần theo dõi, đo lường và tối ưu quảng cáo thường xuyên.

Như vậy, có thể thấy không phải mọi hình thức chạy quảng cáo đều là Performance Marketing và Performance Marketing cũng không chỉ là mua quảng cáo của các nền tảng.

Performance Marketing không chỉ dừng lại ở việc mua quảng cáo, chạy Ads

Tương lai của Performance Marketing 

Theo thời gian, với sự phát triển của công nghệ và hành vi của người tiêu dùng, Performance Marketing ngày càng cải tiến để mang lại hiệu quả cao hơn. Trong tương lai, Performance Marketing có thể phát triển một số điều sau:

  • Tăng trưởng của các kênh Marketing mới như TikTok, Metaverse, VR, AR,... Qua đó tạo ra nhiều cơ hội cho người làm Digital Marketing Performance tiếp cận và tương tác với khách hàng.
  • Sự phát triển của AI và Machine Learning để tự động hóa các tác vụ, tối ưu hóa chiến dịch Performance Marketing. Các Marketer có thể tiết kiệm được thời gian, công sức khi triển khai chiến dịch.
  • Tăng cường tính cá nhân hóa để nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, xây dựng mối quan hệ bền vững với họ.

Sự phát triển của công nghệ thực tế ảo trong tương lai sẽ mở ra nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng cho người làm Performance Marketing

Cơ hội làm việc tại Stradex với vị trí: Performance Marketing

Performance Marketing đã và đang trở thành công cụ quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc đo lường và tối ưu chiến dịch tiếp thị. Điều này cũng khiến cho nhu cầu tuyển dụng Performance Marketing của doanh nghiệp ngày càng tăng, tạo cơ hội việc là cho những người yêu thích ngành nghề này.

Stradex hiện cũng đang tuyển dụng Performance Marketing, yêu cầu 1 - 2 năm kinh nghiệm, thu nhập từ 10 đến 14 triệu đồng/tháng, kèm theo thưởng KPI. Nếu bạn là một nhân viên Performance Marketing, đang tìm kiếm một môi trường làm việc năng động, chế độ đãi ngộ hấp dẫn, hãy gửi CV đến Stradex ngay!

=> Tham khảo JD Performance Marketing tuyển dụng tại Stradex: https://stradexvietnam.com/tuyen-dung/

Performance Marketing giúp doanh nghiệp đo lường và tối ưu các chiến dịch tiếp thị một cách rõ ràng, chính xác. Tuy nhiên, đây không phải là “miếng bánh dễ ăn”. Bạn cần chắc chắn rằng mình đã hiểu rõ Performance Marketing là gì trước khi áp dụng để đảm bảo hiệu quả công việc. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Theo dõi website Stradex để xem thêm các bài viết khác nhé!

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn