26 tháng 2, 2024
Game Designer là gì? Kỹ năng cần có của một Game Designer
Game Designer là gì? Cùng tìm hiểu cơ hội, thách thức của một Game Designer là gì để tìm hiểu những kỹ năng cần thiết của một Game Designer nhé!
Game Designer hay thiết kế Game luôn là một trong những ngành nghề nhận được nhiều sự chú ý, đặc biệt là khi nó giúp các bạn trẻ nắm bắt vô số cơ hội lớn trên thị trường quốc tế với mức lương hấp dẫn. Vậy cụ thể mô tả công việc và những kỹ năng cần có của một Game Designer là gì? Tin tuyển dụng Game Designer Job có thể đón đọc ở đâu? Hãy cùng Stradex tìm hiểu rõ hơn ở dưới đây nhé!
Game Designer là gì?
Game Design (Thiết kế Game) là công việc chịu trách nhiệm cho việc thiết kế nên một tựa Game. Công việc này có thể bao gồm cả việc thiết kế nhân vật, thiết kế bối cảnh, các thử thách, nhiệm vụ hay toàn bộ câu chuyện của trò chơi.
Theo định nghĩa này, ta có thể hiểu Game Designer chính là nhà thiết kế Game. Họ chính là những người phụ trách toàn bộ công việc lên ý tưởng, cập nhật và tinh chỉnh các câu chuyện, thử thách, bối cảnh, nhân vật Game cũng như một số tính năng khác để trò chơi trở nên hoàn thiện nhất khi được ra mắt.
Game Designer là gì? Tìm hiểu về việc làm Game Designer
Một số hiểu lầm về ngành Game Design
Không chỉ riêng thị trường lao động Việt Nam mà bao gồm cả nhiều quốc gia khác, Video Game Designer luôn là một vị trí nhận được rất nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, không phải bất kỳ nhà tuyển dụng hay ứng viên nào cũng thực sự hiểu về công việc này. Cụ thể, dưới đây là hai hiểu lầm phổ biến nhất về ngành Game Designer.
Game Designer và Graphic Designer là một?
Chính thuật ngữ “Designer” đã khiến nhiều người lầm tưởng công việc của một Game Designer sẽ liên quan mật thiết với công việc vẽ vời và làm đồ họa, tương tự như Graphic Designer hay Web Designer,...
Nhưng trong thực tế thì hoàn toàn ngược lại, công việc của một Game Designer sẽ chỉ bao gồm việc lên ý tưởng thiết kế, tinh chỉnh và cập nhật các câu chuyện, bối cảnh, nhân vật cùng nhiều tính năng khác trong Game. Các công việc này sẽ không yêu cầu đến khả năng làm đồ họa chuyên sâu như một Game Artist.
Mặc dù kiến thức về đồ họa sẽ là điểm cộng lớn giúp các Game Designer thể hiện ý tưởng của bản thân rõ ràng hơn. Song, hãy nhớ rằng đồ họa không phải là công việc chính của một Designer Game.
Đồ họa không phải là công việc chính của một Game Designer.
Game Designer chỉ cần đưa ra ý tưởng
Giống với hiểu lầm trên, thì việc cho rằng công việc của một Game Designer sẽ chỉ là đưa ra ý tưởng cũng là một hiểu lầm khá thường gặp.
Trong thực tế, đưa ra ý tưởng (Ideation) chỉ là một bước trong toàn bộ quy trình làm việc của một nhà thiết kế Game. Bởi, để một ý tưởng Game có thể được hoàn thiện và cho ra mắt nó sẽ yêu cầu nhà thiết kế Game Designer tham gia vào rất nhiều công đoạn, bao gồm cả việc chọn lọc ý tưởng, cập nhật các tính năng, cốt truyện mới, cũng như điều chỉnh trò chơi trước khi ra mắt và sau khi ra mắt.
Để hiểu rõ hơn về công việc của một Designer Game là gì, hãy cùng theo dõi mô tả một số công việc của Game Designer ở dưới đây nhé!
Đưa ra ý tưởng chỉ là một phần nhỏ trong công việc của Game Designer - Tuyển dụng Game Designer.
Xem thêm: Top 25 phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp nhất hiện nay
Mô tả công việc Game Designer
Dưới đây là một số mô tả về công việc Game Designer mà bạn đọc có thể tham khảo và hiểu rõ hơn về ngành này.
- Lên ý tưởng, triển khai và duy trì các hệ thống để trò chơi luôn hoạt động trôi chảy trong thời điểm phát triển và sau khi ra mắt.
- Phát triển cốt truyện, câu chuyện phía sau nhân vật bao gồm cả các hoạt động đối thoại thông qua kịch bản, bảng phân cảnh và mọi nghiên cứu khác có liên quan.
- Thiết kế, xây dựng và phát triển các bản mẫu thô (chẳng hạn như bản phác thảo thiết kế, sơ đồ và mô hình nhân vật,...). Trong đó có bao gồm cả chi tiết về các yếu tố kích hoạt, tương tác, nhiệm vụ và các sự kiện sẽ diễn ra khi trò chơi được bắt đầu.
- Hợp tác chặt chẽ với User Experience Designers (UX) and User Interface Designers (UI) để xây dựng và tối ưu hóa trải nghiệm của trò chơi.
- Cập nhật và tinh chỉnh các tính năng cần thiết sau khi trò chơi được phát hành qua đó đảm bảo trải nghiệm của người chơi được hoàn thiện nhất.
- …
Mô tả công việc của nhà thiết kế Game - Game Designer Jobs Description.
Cơ hội và thách thức khi trở thành Game Designer
Cơ hội
Ngành công nghiệp Game luôn là một trong những lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh chóng xuyên suốt thế kỷ 21. Số lượng người chơi Game để giải trí, giảm căng thẳng và người chơi Game chuyên nghiệp cũng ngày càng tăng cao, đặc biệt là với các tựa game thể thao điện tử (Esports). Điều này cho thấy rằng ngành công nghiệp Game vẫn sẽ tiếp tục bùng nổ và phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Đối với riêng thị trường Việt Nam, ngành công nghiệp Game cũng dần có những bước phát triển đầu tiên. Điển hình, ta có thể nói đến “Flappy Bird” do Nguyễn Hà Đông phát triển với hơn 50 triệu lượt tải về. Mặc dù nhận về nhiều tranh cãi nhưng không thể phủ nhận những thành công mà tựa game này đã mang về cho chủ nhân của nó.
Bên cạnh đó trên thị trường quốc tế, do thiếu hụt nhân sự nên nhu cầu tuyển Game Designer của các tập đoàn lớn vẫn rất cao. Nếu bạn là một người yêu thích các trò chơi điện tử và đam mê sáng tạo, việc học Game Designer sẽ mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp lớn.
Game Designer đem đến nhiều cơ hội để phát triển trên thị trường quốc tế.
Thách thức
Đối với các nhà thiết kế Game, bạn sẽ phải đối mặt với hai thách thức lớn về trình độ chuyên môn và sự thay đổi của thị trường. Trong đó:
Công việc Game Designer luôn có yêu cầu cao về trình độ chuyên môn. Một nhà thiết kế Game sẽ phải am hiểu kiến thức về nhiều mảng khác nhau, bao gồm cả khả năng biên tập, xây dựng cốt truyện, thiết kế bối cảnh, thiết kế nhân vật, kỹ thuật phần mềm, âm thanh, dựng chuyển động hoạt hình,.... Bạn không cần phải có kiến thức chuyên sâu, nhưng phải là người hiểu bao quát mọi lĩnh vực để tạo ra Game.
Bên cạnh đó, Game Designer cũng phải đối mặt với sự thay đổi, nâng cấp liên tục của các nền tảng và xu hướng Game hiện hành. Những thách thức này yêu cầu nhà thiết kế Game phải liên tục học hỏi, liên tục cập nhật và áp dụng những thay đổi mới nhất vào công việc của mình, từ đó mới có thể theo kịp xu hướng của thị trường.
Công việc của Game Designer yêu cầu trình độ chuyên môn cao về nhiều lĩnh vực.
Những kỹ năng cần có của một Game Designer
Có nhiều nhận định cho rằng công việc Game Designer chỉ yêu cầu niềm đam mê với các trò chơi điện tử và sự sáng tạo. Nhưng sự thật thì không đơn giản như vậy. Một nhà thiết kế Game sẽ phải sở hữu rất nhiều kỹ năng khác để đảm bảo sự hiệu quả cho các công việc cần thực hiện. Trong đó có bao gồm cả:
Khả năng sáng tạo
Game Designer là những người chịu trách nhiệm đưa ra ý tưởng về các câu chuyện, bối cảnh, nội dung, quy tắc và các cấp độ của trò chơi. Để hoàn thành được các công việc này, bạn cần có khả năng sáng tạo để tạo ra những câu chuyện hấp dẫn và thu hút.
Công việc thiết kế game sẽ không có bất kỳ giới hạn nào về sự sáng tạo. Vì vậy, mọi ý tưởng đều có thể được phát triển thành một tựa game thú vị. Nhưng cũng sẽ có vô số ý tưởng bất khả thi, hoặc không phù hợp với xu hướng hiện hành.
Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
Giống như mọi công việc khác, kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tốt sẽ là một lợi thế lớn đối với Game Designer. Bởi, một ý tưởng làm Game tốt cần được trình bày một cách rõ ràng và dễ hiểu để thuyết phục các nhà phát triển Game. Ngược lại, một bản trình bày lủng củng và khó hiểu cũng sẽ khiến những ý tưởng làm Game thú vị trở lên nhàm chán.
Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp Game Designer trình bài ý tưởng dễ dàng hơn.
Kỹ năng thiết kế
Công việc của một nhà thiết kế Game sẽ không yêu cầu kỹ năng thiết kế chuyên sâu. Tuy nhiên, bạn vẫn phải hiểu bao quát về các mảng lập trình, thiết kế đồ họa, thiết kế UI/UX để xây dựng một “hình hài” hoàn thiện nhất cho trò chơi.
Kỹ năng quản lý thời gian
Một nhà thiết kế Game đôi khi phải chịu trách nhiệm xử lý nhiều đầu việc cùng một lúc, đặc biệt là trong những thời điểm Game chuẩn bị phát hành. Do đó, bạn cần có kỹ năng quản lý thời gian để có thể sắp xếp và xử lý toàn bộ công việc một cách hiệu quả.
Kỹ năng làm việc nhóm
Để hoàn thiện một trò chơi, Game Designer sẽ phải phối hợp với rất nhiều bộ phận khác như Game Artist, Game Developer, Game Programmer, hay Game Tester,... Chính vì vậy, kỹ năng làm việc nhóm tốt là yếu tố then chốt để đảm bảo quy trình làm việc của mọi bộ phận diễn ra suôn sẻ và mượt mà.
Kỹ năng làm việc nhóm tốt giúp Game Designer phối hợp mượt mà với các bộ phận khác.
Một số vị trí công việc phổ biến cho Game Designers
Về tổng quan, một team Game Design sẽ bao gồm 6 vị trí. Trong đó, mỗi vị trí này sẽ có những thể mạnh và kỹ năng chuyên môn riêng biệt để phục vụ cho các công việc khác nhau.
- Gameplay Designer.
- System Designer.
- Scripting Designer.
- Level Designer.
- UX Designer.
- Operation Designer.
Gameplay Designer
Gameplay Designer là vị trí phụ trách thiết kế gameplay. Đối với vị trí này, bạn sẽ cần đưa ra đáp án cho các câu hỏi: “Trò chơi đó sẽ được chơi như thế nào?”, “Cơ chế điều khiển trong trò chơi ra sao?”, “Lối chơi có gì khác biệt so với các sản phẩm khác?”,... Bộ phận này sẽ phải làm việc thường xuyên với Game Devs để truyền tải được đúng ý tưởng của mình.
Công việc cần làm |
Kỹ năng yêu cầu |
|
Có hiểu biết sâu về nhiều thể loại game. Có tư duy logic tốt. Có cảm quan về game tốt (Gamesense),... |
Gameplay Designer phụ trách thiết kế Gameplay.
System Designer
System Designer là vị trí phụ trách việc thiết kế các hệ thống quan trọng trong Game. Đối với vị trí này, System Designer cần làm việc nhiều với Game Devs, Client Devs và Server Devs để hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất.
Công việc cần làm |
Kỹ năng yêu cầu |
|
|
System Designer phụ trách việc thiết kế các hệ thống quan trọng trong Game.
Scripting Designer
Scripting Designer là một vị trí cực kì quan trọng và đòi hỏi tính sáng tạo cao. Vị trí này sẽ đóng vai trò cầu nối giữa ý tưởng và khả năng thực thi. Do đó, để đảm bảo công việc thì Scripting Designer cần có cả kỹ năng về Game Design và một số kỹ năng khác về mặt kỹ thuật.
Công việc cần làm |
Kỹ năng yêu cầu |
|
|
Scripting Designer đóng vai trò cầu nối giữa ý tưởng và khả năng thực thi Game.
Level Designer
Level Designer là bậc thầy về tâm lý và logic, họ chịu trách nhiệm thiết kế các mức cấp độ trong Game để kiểm soát trải nghiệm người dùng khi khám phá nội dung trò chơi. Tại vị trí này, Level Designer cần phải làm việc rất nhiều với Game Artist, Animator hay cả Environment Modeler để tạo ra những chất liệu tốt cho trò chơi.
Công việc cần làm |
Kỹ năng yêu cầu |
|
|
Level Game Designer phụ trách thiết kế các cấp độ trong trò chơi.
UX Designer
UX Designer là vị trí có liên quan phụ trách thiết kế các yếu tố có liên quan đến hình ảnh, âm thanh, các thao tác và cảm nhận trong Game. Họ chịu trách nhiệm xử lý và tối ưu hóa các tính năng để cải thiện trải nghiệm người dùng.
UX Designer sẽ làm việc với Game Artist, Animator, VFX Artist hay cả Composer và Sound Design để mang lại trải nghiệm hoàn thiện nhất cho người chơi.
Công việc cần làm |
Kỹ năng yêu cầu |
|
|
UX Designer là vị trí thiết kế trải nghiệm người chơi.
Operration Designer
Operation Designer là vị trí đảm nhận công việc cập nhật và bảo trì cho một tựa Game đã hoàn thiện và chính thức ra mắt. Họ thường được biết đến với nhiều cái tên khác, như Game Planner, Live-Ops, Vận hành Game,...
Công việc cần làm |
Kỹ năng yêu cầu |
|
|
Operation Designer đảm nhận công việc cập nhật và bảo trì tựa Game sau khi phát hành.
Mức lương của Game Designer và cơ hội nghề nghiệp
Đối với công việc Game Designer, các vị trí Junior Game Designer có lương khởi điểm khoảng 327 triệu đồng/ năm (tương đương với khoảng 27 triệu/ tháng). Đối với các vị trí Senior, mức lương của Game Designer có thể đạt hơn 528 triệu đồng/ năm (tức khoảng 44 triệu/ tháng). Các vị trí quản lý cấp cao hơn trong Team Game Design cũng sẽ đạt mức lương cao hơn.
Ngoại trừ mức lương hấp dẫn, thì vị trí Game Designer còn có thể thăng tiến lên làm Technical Expert cho một mảng cụ thể như: Gameplay, UX/UI,... Hoặc hướng tới nhiều vị trí khác trong ngành như Product Manager, Scrum Master, Producer,…
Game Designer có thể đem lại nhiều cơ hội thăng tiến lớn.
Game Designer cần học gì?
Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có trường đại học đào tạo chuyên sâu về ngành thiết kế Game. Do đó, nếu có hứng thú với lĩnh vực này, bạn có thể tham khảo một số khóa học Game Designer, hoặc một số ngành khác có liên quan, chẳng hạn như:
- Thiết kế đồ họa.
- Khoa học máy tính.
- Kỹ thuật máy tính.
- Công nghệ đa phương tiện,...
Đây đều là những ngành học có thể ứng dụng trong công việc của một Game Designer. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng một vài kinh nghiệm thực chiến trên CV Game Designer sẽ rất có ích trong việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng Game Designer.
Tham khảo một số khóa học hoặc các ngành có liên quan để thêm vào Game Designer CV.
Tuyển dụng Game Designer ở đâu ?
Tại Việt Nam, ứng viên có thể tham khảo rất nhiều tin tuyển dụng Game Designer trên các trang tuyển dụng lớn như TopCV, Indeed, JobStreet hay mạng xã hội Linkedin,... Đây đều là những trang tuyển dụng mà các doanh nghiệp thường hướng tới.
Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm một số vị trí thiết kế và đồ họa có liên quan, Stradex cũng đang tuyển dụng thêm rất nhiều vị trí Designer. Bạn có thể tìm kiếm từ khóa “Stradex tuyển dụng” để biết thêm thông tin về các vị trí này.
Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản mà bạn có thể biết về ngành Game Designer. Stradex mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về các công việc và những kỹ năng cần có của một nhà thiết kế Game, qua đó nắm bắt nhiều cơ hội để phát triển trong ngành.