vi
en
menu

21 tháng 6, 2024

Brand Ambassador là gì? Tầm quan trọng của đại sứ thương hiệu

Brand Marketing

Đại sứ thương hiệu có vai trò quan trọng trong chiến dịch Brand Marketing nhờ các lợi ích như nâng cao vị thế doanh nghiệp, tăng độ nhận diện, thúc đẩy doanh số bán hàng. Vậy Brand Ambassador là gì? Cùng Stradex tìm hiểu chi tiết hơn về vị trí quan trọng này nhé!

Brand Ambassador là gì?  

Brand Ambassador (Đại sứ thương hiệu) là những cá nhân được doanh nghiệp gửi lời mời làm đại diện và quảng cáo cho sản phẩm/ dịch vụ nhằm thu hút đánh giá tích cực từ người dùng, tăng độ nhận diện, thúc đẩy doanh số hàng bán,... 

Đại sứ thương hiệu thường là các cá nhân có tệp người theo dõi ổn định, đã được biết đến rộng rãi, có thể có cả cộng đồng những người hâm mộ.

Công việc của Brand Ambassador là gì?Tìm hiểu Brand Ambassador là gì? 

Làm đại sứ thương hiệu là làm gì?

Mục tiêu công việc chính của đại sứ thương hiệu là thu hút khách hàng mới, tăng độ nhận diện cho sản phẩm và thương hiệu để thúc đẩy doanh số bán hàng trên một phân khúc đối tượng cụ thể hoặc một phạm vi lãnh thổ. 

Trong lĩnh vực tiếp thị và bán hàng, công việc của đại diện thương hiệu mang tính tổng quát hơn. Thuật ngữ này mô tả bất cứ ai trong doanh nghiệp có những tương tác trực tiếp với công chúng. Thông thường, công việc của một Brand Ambassador sẽ bao gồm các đầu mục sau:

  • Đăng tải các hình ảnh, video, nội dung,.. để quảng cáo về sản phẩm/ dịch vụ trên các trang truyền thông trực tuyến.
  • Tương tác với khách hàng trước bán hàng, hỗ trợ giải đáp các câu hỏi, thắc mắc,..
  • Tham gia các sự kiện quảng cáo, chiến dịch tiếp thị, họp báo,.. với vai trò là người đại diện cho doanh nghiệp.
  • Chủ động giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp với khách hàng.
  • Chịu trách nhiệm gia tăng doanh số bán hàng.
  • Tiếp nhận và thu thập các phản hồi từ khách hàng, báo cáo lại với đội ngũ lãnh đạo.
  • Phối hợp cùng với đội ngũ Marketing và các phòng ban khác để quản lý hình ảnh nhãn hiệu trước công chúng. 

Công việc của đại sứ thương hiệu là gì?

Công việc của đại sứ thương hiệu là gì?

Tầm quan trọng của đại sứ thương hiệu trong chiến lược Brand Marketing

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chiến lược Brand Marketing sử dụng đại sứ thương hiệu có thể đem lại lợi nhuận gấp tới 27 lần so với các chi phí phải bỏ ra. Dưới đây là các vai trò quan trọng của đại diện thương hiệu trong chiến dịch Brand Marketing:

  • Nâng cao độ tin cậy và khả năng nhận diện thương hiệu: Nhiều thống kê đã chỉ ra rằng, việc sử dụng quảng cáo có chứa hình ảnh của người đại diện sẽ khiến sản phẩm, dịch vụ trở nên hấp dẫn hơn. Brand Ambassador giúp quảng cáo trở nên hữu hình và có giá trị nhân văn hơn.
  • Tăng cường hiệu quả tiếp thị: Brand Ambassador vừa có trách nhiệm như một đại diện bán hàng, vừa hỗ trợ công việc tiếp thị và kinh doanh. Truyền miệng cũng được xem là hình thức quảng cáo hiệu quả nhất. Nhận thức của công chúng sẽ có những thay đổi lớn khi những đại sứ có sức ảnh hưởng mạnh đưa ra các nhận xét, đánh giá mang tính tích cực về sản phẩm, dịch vụ.
  • Bộ mặt “xã hội” của doanh nghiệp: Brand Ambassador sẽ giúp doanh nghiệp được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Với sức ảnh hưởng mạnh, bất kì trạng trái nào của họ đều có thể dễ dàng tiếp cận một lượng lớn tệp người hâm mộ. Nhờ đó, lưu lượng truy cập vào website công ty sẽ tăng đáng kể, thậm chí giúp doanh nghiệp thu hút được những nhân sự có năng lực.
  • Là người đại diện giải quyết các ý kiến trái chiều: Đánh giá tiêu cực là điều rất khó tránh khỏi. Brand Ambassador sẽ là người “ra mặt” giải quyết những vấn đề tiêu cực, giảm thiểu những đánh giá xấu.
  • Mở rộng phạm vi tiếp cận thị trường: Chẳng hạn công ty mỹ phẩm ở Hàn Quốc “chọn mặt gửi vàng” một vlogger người Việt Nam làm đại sứ truyền thông. Chắc hẳn quyết định này cũng sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đáng kể đối tượng khách hàng tiềm năng trên thị trường Việt Nam.

Là một hình thức hỗ trợ khách hàng: Đại diện nhãn hiệu còn có vai trò tương tác với người dùng, lắng nghe những phản hồi về sản phẩm. Nhờ chia sẻ từ những hiểu biết đã được xác thực từ Ambassador, đối tượng tiếp cận tiềm năng sẽ dễ dàng được “chuyển đổi” sang thành khách hàng chính thức.

Tầm quan trọng của đại sứ thương hiệu là gì?

Tầm quan trọng của đại sứ thương hiệu là gì? 

Phân biệt Brand Ambassador với các thuật ngữ 

Brand Ambassador thường bị nhầm lẫn với một số khái niệm khác như House Ambassador hay Influencer, Affiliate,… Trên thực tế, mỗi vị trí trên đều có quyền hạn, trách nhiệm và phạm vi công việc riêng. Stradex sẽ giúp bạn phân biệt dễ dàng khái niệm Brand Ambassador với các thuật ngữ thường gặp này qua bảng so sánh dưới đây.

Sự khác biệt giữa đại sứ thương hiệu và đại sứ toàn cầu

Tiêu chí  

Đại sứ thương hiệu 

(House Ambassador)

Đại sứ toàn cầu 

(Global Ambassador)

Định nghĩa Là người tạo ra cảm hứng trong phạm vi cộng đồng của họ. Là người đại diện cho cả một công ty lớn hoặc một tập đoàn lớn.
Công cụ hỗ trợ Mạng lưới và mối quan hệ cá nhân Là người có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trên toàn cầu và có độ phù hợp cao nhất với thương hiệu.
Phạm vi tác động Chủ yếu ở một quốc gia hoặc một khu vực cụ thể Toàn cầu

Nhìn chung, đại sứ toàn cầu là vị trí lớn hơn, tổng quan và bao quát hơn so với đại sứ thương hiệu. 

Đại sứ thương hiệu khác gì với Đại sứ toàn cầu ?

Đại sứ thương hiệu khác gì với Đại sứ toàn cầu ?

Phân biệt Brand Ambassador với Influencer và Affiliate

Tiêu chí Brand Ambassador Influencer Affiliate
Định nghĩa Người nổi tiếng, đại diện cho thương hiệu, có những hiểu biết và ảnh hưởng chuyên sâu về doanh nghiệp Cá nhân, người nổi tiếng trên các nền tảng truyến, sở hữu lượng người theo dõi lớn, hợp tác để sáng tạo nội dung cho thương hiệu. Các đối tác, blog, website hoặc người bán hàng trực tuyến hợp tác với thương hiệu qua liên kết hoặc các chương trình khuyến mãi, giảm giá (không yêu cầu phải có lượng theo dõi lớn).
Mối quan hệ hợp tác Dài hạn (Relation-based) Ngắn hạn (Contract–based) Ngắn hạn (không yêu cầu cam kết dài hạn)
Động cơ Cam kết theo hợp đồng Hợp tác dựa trên lợi ích về Profile, tài chính Hợp tác kiếm hoa hồng thông qua việc chia sẻ liên kết
Chi phí 
Được trả phí Được trả phí Nhận hoa hồng dựa trên số lượng bán và hành động của người truy cập
Phạm vi tham gia vào quảng cáo 
Sâu hơn, được tham gia vào những quảng cáo lớn Được tham gia vào các chiến dịch cụ thể Tham gia các chương trình liên kết
Mục tiêu Thắt chặt Brand Loyalty, thúc đẩy doanh số hàng bán Thu hút khách hàng mới, tăng độ nhận diện tập trung vào mục tiêu của từng chiến dịch cụ thể Nhận hoa hồng dựa trên kết quả gia tăng lưu lượng truy cập và tăng doanh số hàng bán
Mức độ liên quan Hiểu biết tương đối sâu sắc về đặc tính của doanh nghiệp (Brand ethos) Ít thân thuộc với công ty Ít thân thuộc với công ty

Bảng phân biệt Brand Ambassador với Influencer và Affiliate.

Các cấp bậc đại sứ thương hiệu 

Có thể bạn chưa biết Brand Ambassador không phải là cấp bậc đại sứ cao nhất. Trên thực tế, lĩnh vực Brand Marketing bao hàm 4 cấp bấc đại diện nhãn hiệu sau:

Cấp bậc 1 - The Face (Gương mặt chiến dịch)

The Face là một gương mặt đại diện cho một chiến dịch quảng bá cụ thể của doanh nghiệp. Tùy vào tính chất của chiến dịch mà hợp đồng cho cấp bậc này sẽ kéo dài từ 2 - 12 tháng hoặc một mùa collection. The Face là loại hợp đồng ngắn hạn, do vậy, bạn có thể dễ dàng bắt gặp một người làm gương mặt chiến dịch cho nhiều doanh nghiệp.

Ví dụ: Rosé BLACKPINK là gương mặt thương hiệu cho bộ sưu tập Tiffany Look hay Jennie được tin tưởng đại diện cho dòng túi Chanel 22.

Giới thiệu các cấp bậc đại sứ thương hiệu.

Giới thiệu các cấp bậc đại sứ thương hiệu.

Cấp bậc 2 - Friend of the house (Bạn thân thương hiệu)

Đại diện cho cấp độ này thường là các Influencer, diễn viên, ca sĩ, người mẫu theo đuổi hình tượng phù hợp với hình ảnh mà doanh nghiệp đang xây dựng. Friend of the house phải có một độ nhận diện nhất định trong thị trường mà họ đang hoạt động.

Ví dụ: Người mẫu Ola Rudnicka là bạn thân thương hiệu Chanel hay Emma Chamberlain đảm nhận vai trò Friend of the house của Louis Vuitton.

Emma Chamberlain làm Friend of the house của Louis Vuitton.Emma Chamberlain làm Friend of the house của Louis Vuitton. 

Cấp bậc 3 - Brand Ambassador (Đại sứ thương hiệu)

Brand Ambassador là những cá nhân xây dựng hình tượng gắn liền với hình ảnh đặc trưng của thương hiệu. Ở cấp độ này, đại sứ không chỉ đại diện cho sản phẩm/ dịch vụ mà còn có trách nhiệm đồng hành, quảng bá cho doanh nghiệp bằng danh tiếng, lifestyle, lối sống,... 

Brand Ambassador là hiện thân bằng người thật từ ngoại hình, khí chất đến cá tính của một doanh nghiệp. Việc phân cấp đại sứ doanh nghiệp phụ thuộc vào các thông cáo mà hãng gửi đi, chẳng hạn có thể phân thành các cấp độ sau theo chỉ tiêu vị trí địa lý, cụ thể:

  • Đại sứ toàn cầu.
  • Đại sứ khu vực Châu Âu, Châu Á Thái Bình Dương,...
  • Đại sứ tại Úc,...

Trong khi một số thương hiệu lại phân chia Brand Ambassador dựa trên từng dòng sản phẩm. Thậm chí mỗi nhãn hàng lại có những cách gọi đặc thù hơn, chẳng hạn như Channel không có Global Ambassador mà chỉ có House Ambassador hay Cartier lấy Panthère Community là tên gọi chức danh cho các đại sứ của mình.

Một cá nhân hoàn toàn có thể làm đại diện của nhiều doanh nghiệp khác nhau, miễn là không cùng phân khúc kinh doanh để đảm bảo không xảy ra bất cứ sự xung đột về lợi ích nào.

Ví dụ: Hình tượng của minh tinh Audrey Hepburn gắn liền với thương hiệu thời trang Givenchy.

Audrey Hepburn làm Brand Ambassador cho Givenchy.

Audrey Hepburn làm Brand Ambassador cho Givenchy.

Cấp bậc 4 - Brand Spokesperson (Người phát ngôn thương hiệu)

Đây là cấp bậc cao nhất, vị trí này không chỉ đòi hỏi sự quảng bá cho sản phẩm/ dịch vụ mà còn yêu cầu trở thành người đại diện phát ngôn bày tỏ các quan điểm, ý kiến và lập trường của mình. Brand Spokesperson yêu cầu ngoại hình sáng, EQ cao, sự hiểu biết về thương hiệu cũng như phong thái, lời nói chuẩn mực.

Hợp đồng của vị trí này mang tính dài hạn và đòi hỏi sự xuất hiện chỉn chu trong hầu hết các sự kiện, chiến dịch quảng cáo hay show diễn.

Brand Spokesperson. 

Bí kíp lựa chọn Brand Ambassador phù hợp cho thương hiệu

Hãy bỏ túi ngay bí kíp 4 bước lựa chọn đại diện Brand Ambassador phù hợp nhất cho doanh nghiệp từ Stradex dưới đây nhé!

Bước 1 - Xác định Brand Ambassador 

Một đại sứ tiềm năng phải được chọn lọc cẩn thận dựa trên các tiêu chí như:

  • Sức ảnh hưởng mạnh mẽ trong một lĩnh vực cụ thể.
  • Có những phẩm chất, đặc điểm phù hợp với phong cách, hình ảnh của doanh nghiệp.
  • Có hiểu biết, sự liên quan và khả năng dễ dàng tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu.
  • Là người trung thực, đáng tin cậy, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và dễ tạo được những ấn tượng tốt.
  • Có những mối liên quan hữu ích và sở hữu tệp người theo dõi trung thành.

Bước 2 - Khoanh vùng phạm vi lựa chọn đại sứ

Stradex khuyến khích bạn nên lựa chọn đại sứ doanh nghiệp ở những “khu vực tiềm năng” như:

  • Từ tệp khách hàng: Các khách hàng trung thành cũng có thể là “ứng cử viên” phù hợp cho chức danh này. Bởi những chia sẻ dựa trên thực tế trải nghiệm của họ sẽ có độ tin cậy cao hơn, đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt là trên các nền tảng mạng trực tuyến.
  • Trên các nền tảng mạng xã hội: Đại sứ “hoàn hảo” còn có thể được chọn lọc trên các phương tiện truyền thông, nơi ghi nhận sức ảnh hưởng mạnh mẽ của nhiều cá nhân. Chỉ một bài đăng, một chia sẻ của họ cũng có thể tiếp cận và thay đổi nhận thức của rất nhiều người dùng. Bạn có thể tham khảo một số trang mạng xã hội tìm kiếm đại sứ như Facebook, TikTok, Threads,...

Bí kíp lựa chọn Brand Ambassador phù hợp với thương hiệu.

Bí kíp lựa chọn Brand Ambassador phù hợp với thương hiệu.

Bước 3 - Trao đổi về sản phẩm

Khi đã xác định “trao gửi niềm tin” cho một gương mặt đại diện, doanh nghiệp nên thực hiện các trao đổi chuyên sâu về sản phẩm, dịch vụ, cho phép họ trải nghiệm sản phẩm thực tế để có được những đánh giá chân thực nhất. 

Bước 4 - Triển khai và duy trì mối quan hệ tốt đẹp

Cuối cùng, việc tạo lập và giữ vững một mối quan hệ tốt đẹp là điều được khuyến khích để nâng cao hiệu quả cho chiến dịch sử dụng Brand Ambassador.

Những lưu ý khi lựa chọn đại sứ thương hiệu

Stradex lưu ý một số vấn đề sau khi tìm kiếm và lựa chọn Brand Ambassador:

  • Chọn Ambassador có tầm ảnh hưởng tốt trong lĩnh vực, có thương hiệu cá nhân vững mạnh.
  • Chọn đại diện có độ tin cậy cao trong công chúng, một cá nhân có lý lịch rõ ràng, đời tư trong sạch, nói không với Scandal sẽ dễ dàng “lọt vào mắt xanh” của doanh nghiệp hơn rất nhiều!
  • Đại sứ Brand Ambassador phải có chung tần số với nhãn hàng. Yếu tố Relevance (Sự liên quan) cần phải được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả từ việc lan tỏa thói quen, sở thích đến nhóm khách hàng mục tiêu.
  • Chọn đại sứ phù hợp với thị trường mục tiêu để đảm bảo cầu nối vững chắc giữa nhãn hiệu với người dùng.
  • Chú trọng đến giá trị cốt lõi - gốc rễ sức mạnh của nhãn hàng, đại diện được chọn phải gắn liền với mục tiêu và sứ mệnh đó.

Một số lưu ý khi lựa chọn Brand Ambassador.Một số lưu ý khi lựa chọn Brand Ambassador. 

Đo lường hiệu suất của Brand Ambassador

Làm thế nào để đánh giá hiệu suất của Brand Ambassador? Tham khảo ngay một số chỉ tiêu quan trọng sau nhé!

  • Đánh giá số lượng người tiếp cận: Đo lường hiệu quả của Brand Ambassador trên các khía cạnh như lượt tương tác, lượt xem, lượt theo dõi, lượt chia sẻ, số bình luận,… Số liệu này có thể được thu thập trên các nền tảng truyền thông xã hội như Instagram, Facebook, LinkedIn, YouTube,…
  • Đánh giá tác động đến hiệu quả gia tăng doanh số bán hàng: Hiệu suất này được đo lường thông qua kết quả các hoạt động của đại sứ thương hiệu như giới thiệu sản phẩm, xây dựng, củng cố niềm tin của khách hàng, nâng cao nhận diện thương hiệu,… 
  • Đánh giá về sự đóng góp ý tưởng: Những ý tưởng do Brand Ambassador đề xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ cũng là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ hiệu quả công việc của họ.
  • Đánh giá mức độ ảnh hưởng: Không chỉ đo lường hiệu quả tiếp cận, doanh nghiệp cũng cần đo lường tầm ảnh hưởng, độ uy tín, sự chuyên nghiệp của Ambassador đến nhóm khách hàng mục tiêu. Thước đo này được thực hiện dựa trên số lượng người truy cập vào nội dung, số lượt chia sẻ, số lượt tương tác, số người bình luận, số người theo dõi,… của đại sứ.

Cách đo lường hiệu suất của Brand Ambassador.Cách đo lường hiệu suất của Brand Ambassador. 

Trên đây là những chia sẻ của Stradex về thuật ngữ Brand Ambassador là gì, tầm quan trọng và mách bạn những bí kíp lựa chọn đại sứ thương hiệu tiềm năng. Hãy tận dụng ngay những lợi ích từ Brand Ambassador để giúp hình ảnh của doanh nghiệp trở nên khác biệt, nâng cao vị thế của thương hiệu trong mắt người dùng và thúc đẩy doanh số hàng bán nhé! Theo dõi Stradex Blog để cập nhập những thông tin hữu ích nhất. 

 

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn