vi
en
menu

15 tháng 8, 2024

IMC Plan là gì? Bí quyết xây dựng IMC Plan tối ưu

Brand Marketing

Truyền thông Marketing tích hợp (IMC) là yếu tố then chốt quyết định sự thành bại lâu dài của mọi chiến dịch Marketing. Để đạt được hiệu quả tối ưu, các hoạt động Marketing phải được kết nối và bổ trợ cho nhau một cách chặt chẽ. Hãy cùng Stradex đi tìm câu trả lời cho câu hỏi IMC plan là gì và làm thế nào để lập IMC plan hiệu quả trong nội dung dưới đây!

Tìm hiểu IMC là gì? IMC plan là gì?

Theo Hiệp hội các đại lý quảng cáo Mỹ (4As), Truyền thông Marketing tích hợp - IMC (Integrated Marketing Communications) được hiểu đơn giản là một phương pháp kết hợp nhiều hình thức truyền thông để đạt được mục tiêu Marketing.

Ngày nay, theo quan điểm hiện đại, Don Schultz đã mở rộng phạm vi của IMC. Theo ông, IMC là một quá trình kinh doanh chiến lược, bao gồm lên kế hoạch, thực hiện và đánh giá. IMC không chỉ dừng lại ở việc phối hợp các kênh truyền thông mà còn hướng tới việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, nhân viên và các đối tác, nhằm tạo ra giá trị cho thương hiệu và doanh nghiệp.

IMC là chiến lược Marketing kết hợp nhiều kênh truyền thông khác nhau tạo ra một thông điệp hiệu quả

IMC là chiến lược Marketing kết hợp nhiều kênh truyền thông khác nhau tạo ra một thông điệp hiệu quả

IMC plan là một bản kế hoạch chi tiết, bao gồm các mục tiêu, chiến lược, hoạt động và ngân sách cụ thể để thực hiện chiến lược truyền thông Marketing tích hợp.

Một IMC plan thường bao gồm các phần:

  • Tóm tắt chiến lược: Mục tiêu tổng quan của chiến dịch, đối tượng mục tiêu, thông điệp chính.
  • Phân tích tình hình hiện tại: Đánh giá tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh và điểm yếu của thương hiệu.
  • Xác định mục tiêu: Đặt ra các mục tiêu cụ thể, đo lường được (ví dụ: tăng độ nhận diện thương hiệu 20%, tăng doanh số 15%).
  • Lựa chọn kênh truyền thông: Xác định các kênh truyền thông phù hợp với đối tượng mục tiêu và ngân sách.
  • Lập kế hoạch nội dung: Xây dựng nội dung hấp dẫn, phù hợp với từng kênh truyền thông.
  • Lập kế hoạch ngân sách: Phân bổ ngân sách cho từng hoạt động trong chiến dịch.
  • Đo lường và đánh giá hiệu quả: Xác định các chỉ số KPI để đo lường hiệu quả của chiến dịch.

IMC plan là một kế hoạch chi tiết, cụ thể để thực hiện chiến lược tiếp thị đa kênh

IMC plan là một kế hoạch chi tiết, cụ thể để thực hiện chiến lược tiếp thị đa kênh

Giả sử một công ty sản xuất nước giải khát muốn ra mắt một sản phẩm mới. IMC plan có thể bao gồm các hoạt động sau:

  • Tạo video quảng cáo hấp dẫn, phát sóng rộng rãi trên các kênh truyền hình, mạng xã hội.
  • Tổ chức sự kiện trải nghiệm sản phẩm tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khu vui chơi, giải trí...
  • Tạo ra các bài viết, hình ảnh trên blog và mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm mới.
  • Chạy các quảng cáo trả tiền trên Google Ads và Facebook Ads để tiếp cận đến tệp khách hàng mục tiêu.
  • Tổ chức các cuộc thi, giveaway tăng tương tác với khách hàng.

Tầm quan trọng của IMC? Vì sao cần phải triển khai IMC plan

Hãy hình dung khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm thông tin về sản phẩm họ có nhu cầu. Họ có thể tiếp cận thông tin đó qua nhiều kênh khác nhau: quảng cáo trên TV, các bài đăng trên mạng xã hội, email Marketing, hoặc thậm chí là một cuộc trò chuyện với người bạn. Nếu mỗi kênh truyền tải một thông điệp khác nhau, thậm chí là mâu thuẫn, khách hàng sẽ cảm thấy bối rối và khó có thể đưa ra quyết định mua hàng.

Theo nghiên cứu của Microsoft năm 2000, chúng ta có thể tập trung vào một thông tin trong 12 giây, tuy nhiên đến nay, con số này đã giảm xuống chỉ còn 8 giây. Điều này đồng nghĩa với việc để tạo ấn tượng và ghi nhớ trong tâm trí khách hàng, các thương hiệu cần truyền tải thông điệp một cách nhanh chóng, súc tích và nhất quán hơn bao giờ hết.

Đây chính là lúc IMC phát huy tác dụng. Khi triển khai một kế hoạch IMC, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng tất cả các thông điệp truyền thông đều nhất quán, từ giọng điệu, hình ảnh đến các lời kêu gọi hành động. Từ đó hình thành trải nghiệm liền mạch và chuyên nghiệp cho khách hàng, bắt đầu ở giai đoạn nhận biết đến quyết định mua hàng và thậm chí cả sau khi mua hàng.

Hãy hình dung khách hàng tiềm năng đang tìm kiếm thông tin về sản phẩm họ có nhu cầu. Họ có thể tiếp cận thông tin đó qua nhiều kênh khác nhau: quảng cáo trên TV, các bài đăng trên mạng xã hội, email Marketing, hoặc thậm chí là một cuộc trò chuyện với người bạn. Nếu mỗi kênh truyền tải một thông điệp khác nhau, thậm chí là mâu thuẫn, khách hàng sẽ cảm thấy bối rối và khó có thể đưa ra quyết định mua hàng.

Theo nghiên cứu của Microsoft năm 2000, chúng ta có thể tập trung vào một thông tin trong 12 giây, tuy nhiên đến nay, con số này đã giảm xuống chỉ còn 8 giây. Điều này đồng nghĩa với việc để tạo ấn tượng và ghi nhớ trong tâm trí khách hàng, các doanh nghiệp cần truyền tải thông điệp một cách nhanh chóng, súc tích và nhất quán hơn bao giờ hết.

Đây chính là lúc IMC phát huy tác dụng. Khi triển khai một kế hoạch IMC, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng tất cả các thông điệp truyền thông đều nhất quán, từ giọng điệu, hình ảnh đến các lời kêu gọi hành động. Từ đó hình thành trải nghiệm liền mạch và chuyên nghiệp cho khách hàng, bắt đầu ở giai đoạn nhận biết đến quyết định mua hàng và thậm chí cả sau khi mua hàng.

IMC plan đảm bảo thông điệp nhất quán, liền mạch

IMC plan đảm bảo thông điệp nhất quán, liền mạch

Vậy, tại sao doanh nghiệp cần phải triển khai một kế hoạch IMC?

  • Xây dựng nhận thức thương hiệu nhất quán: IMC giúp tạo ra một hình ảnh thống nhất và dễ nhận biết về thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Nội dung này không chỉ giúp tăng độ nhận diện mà còn tạo ra sự tin tưởng và lòng trung thành.
  • Tăng hiệu quả của các chiến dịch Marketing: Bằng cách phối hợp các kênh truyền thông hiệu quả, IMC giúp tối ưu hóa ngân sách Marketing và đạt được hiệu quả cao hơn so với việc thực hiện các chiến dịch độc lập.
  • Cải thiện trải nghiệm khách hàng: Một IMC plan tốt sẽ giúp khách hàng cảm thấy được kết nối và quan tâm hơn đến thương hiệu. Yếu tố này không chỉ thúc đẩy doanh số bán hàng ngay lập tức mà còn tạo ra những khách hàng trung thành, sẵn sàng giới thiệu sản phẩm cho người khác.
  • Đo lường, tối ưu hóa hiệu quả: Doanh nghiệp có thể sử dụng IMC plan để đánh giá hiệu quả chiến dịch và đưa ra điều chỉnh kịp thời.

3 yếu tố cần lưu ý khi xây dựng IMC plan

Khi bạn xây dựng một IMC plan, có ba yếu tố then chốt cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả chiến dịch.

Thứ nhất, xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu. Đây được xem là yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của IMC plan. Hiểu sâu về nhu cầu, sở thích, hành vi khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng thông điệp truyền thông phù hợp, từ đó chọn được kênh tiếp cận hiệu quả nhất.

Thứ hai, đặt mục tiêu chiến dịch cụ thể, có thể đo lường được và phù hợp với tổng thể chiến lược kinh doanh. Một mục tiêu rõ ràng sẽ định hướng cho toàn bộ quá trình triển khai và giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của chiến dịch.

Cuối cùng, lựa chọn và kết hợp các kênh truyền thông hợp lý chính là yếu tố quyết định thành công của một kế hoạch IMC. Sử dụng đa dạng phương tiện truyền thông không những giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng mà còn mang đến trải nghiệm liền mạch, nhất quán cho người tiêu dùng.

Giả sử một công ty thời trang nam muốn ra mắt một dòng sản phẩm thể thao mới, bạn cần xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu là những người nam trẻ tuổi, năng động và yêu thích thể thao. Sau đó, công ty sẽ đặt ra mục tiêu tăng doanh số bán hàng cho sản phẩm mới trong vòng 6 tháng.

Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp có thể kết hợp các kênh truyền thông như mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, sự kiện trực tiếp hoặc PR  trên báo chí để mang lại kết quả mong muốn theo IMC plan đề ra.

6 bước lập kế hoạch IMC chi tiết

Có nhiều cách để lập kế hoạch IMC, trong đó có 2 cách phổ biến là: kế hoạch IMC chia thành 3 giai đoạn và kế hoạch IMC 6 bước truyền thống.

IMC plan theo 3 giai đoạn

Một công thức phổ biến để chia kế hoạch IMC thành 3 giai đoạn là Trigger - Experience - Amplify.

Giai đoạn Trigger nhằm thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu và giới thiệu chiến dịch với họ. Giai đoạn Experience tập trung giúp đối tượng mục tiêu hiểu biết sâu sắc hơn về thương hiệu và các sản phẩm hoặc dịch vụ. Giai đoạn Amplify khuyến khích nội dung do người dùng tạo và tiếp thị truyền miệng.

Ví dụ điển hình về các chiến dịch IMC đã triển khai thành công thức Trigger - Experience – Amplify có thể kể đến như: Chiến dịch “Cảm ơn 3 năm” của BAEMIN và chiến dịch “Mạnh mẽ cùng nhau” của Saigon Beer. Chiến dịch BAEMIN sử dụng nhiều kênh khác nhau để tiếp cận đối tượng mục tiêu, bao gồm bảng quảng cáo, mạng xã hội và quảng cáo kỹ thuật số. Chiến dịch Saigon Beer tập trung vào việc tạo ra cảm giác cộng đồng và sự gắn kết thông qua video âm nhạc và thử thách trên mạng xã hội.

Công thức 3 phase thành công của Baemin

Công thức 3 phase thành công của Baemin

Giai đoạn Experience là giai đoạn quan trọng nhất trong công thức Trigger - Experience - Amplify. Ở giai đoạn này, nhà tiếp thị cần cung cấp cho đối tượng mục tiêu trải nghiệm thương hiệu hấp dẫn và đáng nhớ. Công thức này có thể được thực hiện thông qua nhiều cách, chẳng hạn như:

  • Tạo nội dung có giá trị: Nội dung giá trị có thể bao gồm bài đăng trên blog, video, infographic... Nội dung này nên cung cấp thông tin hữu ích, phù hợp với khách hàng mục tiêu.
  • Tổ chức các sự kiện: Các sự kiện có thể giúp nhà tiếp thị kết nối trực tiếp với khách hàng mục tiêu và tạo ra trải nghiệm thương hiệu độc đáo.
  • Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt: Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt có thể giúp xây dựng lòng trung thành của khách hàng và khuyến khích họ giới thiệu thương hiệu cho người khác.

Sau khi giai đoạn 2 củng cố mối quan hệ gần gũi giữa thương hiệu và người dùng, chiến dịch sẽ bước vào giai đoạn Amplify nhằm tối đa hóa hiệu ứng lan tỏa. Ở giai đoạn này, chúng ta sẽ tận dụng sức mạnh của cộng đồng bằng cách khuyến khích người dùng tự tạo nội dung (UGC) liên quan đến thương hiệu.

UGC bao gồm các hoạt động như seeding trên các forum, tham gia các thử thách, cuộc thi, bốc thăm trúng thưởng hay filter AR,... Các hoạt động nàytạo ra sự tương tác sâu sắc giữa người dùng với thương hiệu, từ đó gia tăng độ nhận diện và lan tỏa thông điệp một cách tự nhiên và hiệu quả.

Bia SAIGON kết hợp Influencer Marketing trong chiến dịch đón Tết Nhâm DầnBia SAIGON kết hợp Influencer Marketing trong chiến dịch đón Tết Nhâm Dần.

6 bước lập kế hoạch IMC chi tiết

Bước 1: Xác định mục tiêu IMC

Bước đầu tiên là xác định rõ ràng mục tiêu của chiến dịch IMC. Mục tiêu có thể được chia thành ba loại chính:

  • Mục tiêu kinh doanh: Tập trung vào tăng doanh thu, lợi nhuận và thị phần.
  • Mục tiêu Marketing: Thay đổi hành vi tiêu dùng, thu hút khách hàng tiềm năng và xây dựng lòng trung thành thương hiệu.
  • Mục tiêu truyền thông: Tăng nhận thức thương hiệu, thay đổi thái độ và niềm tin của khách hàng.

Ví dụ: Doanh nghiệp X muốn tăng doanh thu 20% trong năm nay. Mục tiêu IMC lúc này có thể là tăng nhận thức thương hiệu 15% và thu hút 10.000 khách hàng tiềm năng mới.

(ảnh)

Bước 2. Xác định đối tượng mục tiêu

Bước tiếp theo là xác định rõ ràng đối tượng mục tiêu của chiến dịch IMC. Bước này, bạn cần phân chia khách hàng thành các nhóm dựa trên các tiêu chí như:

  • Địa lý: Vị trí, khu vực sinh sống.
  • Dân số: Độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn.
  • Tâm lý: Sở thích, giá trị, lối sống.
  • Hành vi: Mức độ tương tác với thương hiệu, thói quen mua sắm.

Ví dụ: Doanh nghiệp Y bán quần áo thời trang nữ. Đối tượng mục tiêu của họ có thể là phụ nữ trẻ tuổi, có thu nhập cao, sống ở các thành phố lớn và quan tâm đến xu hướng thời trang mới nhất.

Xác định mục tiêu là kim chỉ nam cho toàn bộ quá trình thực hiện

Xác định mục tiêu là kim chỉ nam cho toàn bộ quá trình thực hiện

Bước 3: Phân tích đối tượng mục tiêu

Sau khi xác định rõ đối tượng mục tiêu, bước tiếp theo là tiến hành nghiên cứu sâu để tìm hiểu insight khách hàng. Việc đào sâu vào tâm lý, hành vi và nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những gì họ thực sự mong muốn và những vấn đề mà họ đang đối mặt. Từ đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn những thông điệp và chiến lược phù hợp nhất để tác động đến khách hàng mục tiêu.

Ví dụ: Doanh nghiệp Z muốn tìm hiểu thêm về thói quen mua sắm trực tuyến của khách hàng. Họ có thể thực hiện khảo sát, phỏng vấn hoặc phân tích dữ liệu hành vi của khách hàng trên website.

Bước 4: Phát triển ý tưởng chủ đạo (Big Idea)

Ý tưởng chủ đạo hay còn gọi là Big Idea là một giải pháp sáng tạo cho vấn đề được xác định trong quá trình phân tích đối tượng mục tiêu. Nó cần thể hiện được thông điệp cốt lõi của thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng.

Ví dụ: "Real Beauty" của Dove với thông điệp rằng mỗi người phụ nữ đều đẹp theo cách riêng của mình là một trong những ý tưởng đáng để học hỏi. Chiến dịch đã sử dụng hình ảnh những người phụ nữ có ngoại hình khác nhau để truyền tải thông điệp, tạo nên một làn sóng tích cực và thay đổi cách nhìn của xã hội về vẻ đẹp.

Bước 5. Triển khai kế hoạch (Deployment Plan) 

Deployment Plan là kế hoạch triển khai chi tiết cách thức thực hiện ý tưởng chủ đạo (Big Idea). Ở giai đoạn này, chúng ta cần xây dựng một lộ trình cụ thể, bao gồm nhiều giai đoạn (phase) khác nhau, mỗi giai đoạn sẽ có mục tiêu, hoạt động và thông điệp riêng biệt.

Mỗi giai đoạn trong Deployment Plan sẽ kéo dài bao lâu, cần bao nhiêu ngân sách, và hướng đến mục tiêu gì? Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ giúp chúng ta hình dung rõ hơn về hành trình thực hiện chiến dịch. Ngoài ra, mỗi giai đoạn cũng cần xác định rõ hoạt động chính (key hook) và thông điệp cốt lõi (key message) muốn truyền tải đến khách hàng. Bên cạnh đó, các hoạt động hỗ trợ (supporting tactics) sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả của chiến dịch.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, không nhất thiết mọi chiến dịch đều phải tuân theo mô hình 3 giai đoạn truyền thống là Trigger (kích hoạt), Engagement (tương tác) và Amplified (khuếch đại). Vì vậy, xu hướng hiện nay là tập trung đầu tư vào một hoặc hai giai đoạn "chất lượng" nhất, đồng thời đảm bảo tính lan tỏa cao (viral) để đạt hiệu quả tốt nhất.

Như chiến dịch "Đi để trở về" của Bitis là một ví dụ điển hình cho thấy sức mạnh của sự đơn giản trong truyền thông. Thay vì chia chiến dịch thành nhiều giai đoạn phức tạp, Bitis đã tập trung vào một thông điệp duy nhất, tạo nên một làn sóng dư luận mạnh mẽ.

Ở giai đoạn bắt đầu (trigger), Bitis khéo léo khơi gợi cuộc tranh luận sôi nổi về việc "đi" hay "ở" của giới trẻ. Từ đó tạo ra một nền tảng vững chắc để thương hiệu tung ra một video ngắn (viral clip) chứa đựng thông điệp sâu sắc về ý nghĩa của việc đi và trở về (giai đoạn Engagement). Viral clip này không chỉ giải quyết vấn đề đặt ra ban đầu mà còn khẳng định giá trị cốt lõi của Bitis: đó là sự kết nối gia đình và tình yêu quê hương (giai đoạn Amplified).

Xác định và phân tích đối tượng mục tiêu làm tiền đề cho các bước tiếp theoCase Study: Đi để trở về thành công của Bitis

Bước 6. Đánh giá hiệu quả chiến dịch

Bước cuối cùng là đánh giá hiệu quả của chiến dịch IMC. Bạn cần thiết lập các chỉ số đo lường (KPI) phù hợp với mục tiêu đề ra và theo dõi kết quả chiến dịch.

Ví dụ: Doanh nghiệp C muốn đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội. Lúc này, doanh nghiệp có thể theo dõi các chỉ số như lượt truy cập website, tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng.

Phát triển ý tưởng, triển khai, đánh giá và điều chỉnh nếu cần

Phát triển ý tưởng, triển khai, đánh giá và điều chỉnh nếu cần

IMC Plan Case Study từ chiến dịch Share a Coke của Coca Cola

Chiến dịch "Share a Coke" của Coca-Cola (2011) là một điển hình thành công tận dụng sức mạnh của truyền thông xã hội để kết nối với người tiêu dùng. Trước bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và sự thay đổi hành vi của người trẻ, Coca-Cola đã sáng tạo ra ý tưởng độc đáo: in tên người dùng lên chai và lon.

Một trong những chiến dịch IMC “kinh điển”

Một trong những chiến dịch IMC “kinh điển” 

Chiến dịch không chỉ giúp tăng doanh số mà còn tạo nên một trào lưu chia sẻ trên mạng xã hội, “biến” Coca-Cola trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày.

Ý tưởng in tên riêng lên từng sản phẩm đã giúp Coca-Cola đại thắng

Ý tưởng in tên riêng lên từng sản phẩm đã giúp Coca-Cola đại thắng

Khi đã có kế hoạch mục tiêu bài bản, Coca triển khai các bước tiếp IMC plan rất chỉn chu và bài bản:

  • Phát hành quảng cáo về chiến dịch thông qua các phương tiện truyền thông và thông cáo báo chí.
  • Những chai Coca được đặt trong tủ lạnh khắp nước Úc, tạo cơ hội “xuất hiện” nhiều nhất có thể trước mặt người tiêu dùng, cho phép khách hàng có thể tìm ra những chai có in tên mình, chụp hình, gửi lại cho hãng để có cơ hội xuất hiện trên TVC của hãng.
  • Ra mắt 150 bài hát tương ứng 150 cái tên, phát trực tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo sức mạnh lan tỏa cực lớn trong giới trẻ ngày ấy.
  • Coca còn cho ra mắt một ứng dụng để người dùng thoải mái sáng tạo một chai Coca ảo có tên mình hoặc đưa hình ảnh bạn bè vào TVC của Coca-Cola.
  • Trong suốt thời gian chạy chiến dịch, Coca-Cola vẫn lắng nghe đề xuất khách hàng thông qua Facebook, quầy bán nước lưu động và nhanh chóng bổ sung đến 50 cái tên mới, nâng tổng số tên riêng in trên nhãn lên con số 200 chỉ trong phạm vi nước Úc.

Riêng tại Việt Nam, chiến dịch này được dịch là “Trao Coca-Cola, kết nối bạn bè” với 2 key message “Trao Coca Cola, cả nhà vui thả ga” và “Trao Coca Cola, kết nối bạn bè”, tạo lon chia sẻ trên Facebook và nhận thưởng.

Khởi đầu chiến dịch, Coca-Cola đã phát động sự kiện “Ngày chia sẻ Coca-Cola” tại Việt Nam, thu hút hơn 1.000 tình nguyện viên tham gia ngày đầu tiên, trao 130.000 chai Coca-Cola in tên đến các bạn trẻ tại 200 địa điểm khắp Sài Gòn, Hà Nội.  Thêm vào đó, để thuận tiện cho người tiêu dùng, Coca-Cola Việt Nam tổ chức hoạt động in tên trực tiếp lên lon tại hơn 50 siêu thị, rạp chiếu phim trên 17 tỉnh thành…

Theo Advertising Vietnam, kế hoạch IMC của Coca-Cola thành công vượt mong đợi với hàng triệu người tham gia, tăng 7% lượng tiêu thụ, 18 triệu lượt tiếp cận trên social media, và 870% traffic trên Facebook, tạo ấn tượng tích cực với người tiêu dùng trẻ ở Úc

Chiến dịch "Share a Coke" là một ví dụ điển hình về việc áp dụng các nguyên tắc của IMC. Tất cả các hoạt động truyền thông đều hướng tới một mục tiêu chung là tạo ra một trải nghiệm nhất quán cho người tiêu dùng. Các kênh truyền thông khác nhau được kết hợp hài hòa để tạo ra hiệu ứng lan tỏa và tăng cường hiệu quả của chiến dịch.

Tại Việt Nam, Coca-Cola cũng thành công vang dội, thu hút đông đảo sự tham gia của các bạn trẻ trên cả nước

Tại Việt Nam, Coca-Cola cũng thành công vang dội, thu hút đông đảo sự tham gia của các bạn trẻ trên cả nước

Tham khảo mẫu IMC plan template

IMC với tính chất đa kênh và đa điểm chạm, mang đến một góc nhìn toàn diện hơn so với các kế hoạch truyền thông đơn lẻ. Thay vì chỉ tập trung vào một kênh cụ thể như Facebook hay Google, IMC cho phép các doanh nghiệp tương tác với khách hàng một cách xuyên suốt và nhất quán trên nhiều nền tảng khác nhau.

IMC plan không có một khuôn mẫu cố định. Mỗi chiến dịch sẽ có một bản kế hoạch IMC riêng, được thiết kế phù hợp với đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ và đối tượng khách hàng.

Để xây dựng một bản IMC Plan hiệu quả, doanh nghiệp cần lưu ý một số điểm sau:

  • Tính rõ ràng và đơn giản: Bản kế hoạch cần được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc, tránh sử dụng những thuật ngữ quá chuyên môn.
  • Tính khả thi: Các hoạt động trong kế hoạch cần được lên kế hoạch chi tiết, đảm bảo có thể thực hiện được trong thời gian và ngân sách dự kiến.
  • Tính nhất quán: Tất cả các thông điệp truyền thông cần được thống nhất và xuyên suốt trên mọi kênh, giúp tạo dựng một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và nhất quán trong tâm trí khách hàng.

Mẫu kế hoạch tham khảo IMC Plan của anh Lương Hùng Anh (Founder ALVA)

Những sai lầm thường gặp khi lập IMC plan

Lập kế hoạch IMC là một quá trình đòi hỏi sự tỉ mỉ và toàn diện. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn mắc phải những sai lầm cơ bản dẫn đến hiệu quả chiến dịch không như mong đợi.

Một trong những sai lầm phổ biến là thiếu tính nhất quán trong thông điệp truyền thông, khiến khách hàng bị nhầm lẫn và khó hình thành ấn tượng rõ ràng về thương hiệu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp bỏ qua việc phân tích dữ liệu thị trường và hành vi khách hàng cũng là một hạn chế lớn, dẫn đến đưa ra những quyết định không dựa trên cơ sở khoa học.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp thường chỉ tập trung vào truyền thông bên ngoài mà quên đi tầm quan trọng của truyền thông nội bộ. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự gắn kết và hiệu quả làm việc của nhân viên. 

Thiếu hụt nguồn lực và không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cũng là những nguyên nhân khiến kế hoạch IMC thất bại.

Kết luận

Đến đây chắc hẳn bạn đọc đã hiểu tổng quan về IMC plan là gì và tầm quan trọng của IMC plan trong chiến lược Marketing hiện đại. Để áp dụng thành công IMC vào hoạt động kinh doanh của mình, bạn có thể bắt đầu đi từ phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu và xây dựng thông điệp truyền thông rõ ràng. Đừng quên theo dõi Stradex Blog để cập nhật những thông tin hữu ích về Marketing nhé!

 

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn