vi
en
menu

14 tháng 9, 2024

Khám phá 12 hình mẫu thương hiệu: Linh hồn của thương hiệu

Brand Marketing

Giống như một mảnh ghép hoàn thiện bức tranh, hình mẫu thương hiệu giúp kết nối các yếu tố khác nhau của thương hiệu, tạo nên một hình ảnh đồng nhất và hấp dẫn. 12 hình mẫu thương hiệu là 12 tính cách khác nhau, với vô vàn điểm chạm trên hành trình chinh phục khách hàng. Vậy hình mẫu nào là dành cho thương hiệu của bạn? Cùng Stradex khám phá trong bài viết sau!

Brand Archetype là gì? Ví dụ về hình mẫu thương hiệu

Hình mẫu thương hiệu (Brand Archetype) là công cụ mạnh mẽ giúp thương hiệu xây dựng bản sắc riêng biệt và tạo dấu ấn trong lòng khách hàng. Dựa trên lý thuyết của nhà tâm lý học Carl Jung, hình mẫu thương hiệu chia thành 12 loại, tương ứng với các nhu cầu căn bản của con người như tình yêu, tri thức, sự chăm sóc, hay khao khát tự do. 

Hình mẫu thương hiệu (Brand Archetype) giúp thương hiệu xây dựng bản sắc riêng biệt

Hình mẫu thương hiệu (Brand Archetype) giúp thương hiệu xây dựng bản sắc riêng biệt 

Một ví dụ nổi bật cho hình mẫu thương hiệu là Nike- thương hiệu này đã thành công trong việc áp dụng hình mẫu "Người anh hùng" (The Hero). Với thông điệp “Just Do It,” Nike đã truyền tải giá trị về sự quyết tâm, bền bỉ và khả năng vượt qua thử thách. Điều này giúp khách hàng cảm nhận được sức mạnh tinh thần từ thương hiệu, khơi dậy trong họ ý chí chiến thắng bản thân. 

Hình mẫu thương hiệu giúp nhãn hàng kể câu chuyện của mình theo cách mà khách hàng dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ. Một thương hiệu với cá tính rõ ràng sẽ luôn tạo ra sự khác biệt, tìm được chỗ đứng và xây dựng được lòng trung thành từ khách hàng. Việc lựa chọn hình mẫu đúng đắn không chỉ thổi hồn vào thương hiệu mà còn tạo ra mối liên kết cảm xúc sâu sắc với khách hàng.

Tầm quan trọng của hình mẫu thương hiệu

Hình mẫu thương hiệu là "chất" riêng của mỗi doanh nghiệp. Và “Chất” này sẽ nuôi dưỡng hạt mầm thương hiệu sinh sôi, nảy nở và ở vươn mình vững chắc trong tâm trí khách hàng. Cụ thể, hình mẫu thương hiệu đóng vai trò: 

Định hình và duy trì sự nhất quán cho thương hiệu.

Hình mẫu thương hiệu đóng vai trò then chốt trong việc định hình và duy trì sự nhất quán cho thương hiệu. Khi một thương hiệu chọn cho mình một hình mẫu cụ thể, mọi chiến dịch tiếp thị và thông điệp truyền tải sẽ được xây dựng dựa trên những

đặc điểm và giá trị của hình mẫu đó. Điều này giúp thương hiệu tạo ra sự nhất quán, khiến mọi tương tác với khách hàng trở nên liền mạch và thống nhất, từ đó xây dựng lòng tin và tạo dấu ấn sâu đậm trong tâm trí người tiêu dùng.

Hình mẫu thương hiệu định hình và duy trì sự nhất quán cho thương hiệuHình mẫu thương hiệu định hình và duy trì sự nhất quán cho thương hiệu 

Cho phép Marketer dự đoán hành vi và phản ứng của khách hàng tiềm năng trong lần tiếp xúc đầu tiên với thương hiệu

Hình mẫu thương hiệu giúp Marketer dễ dàng dự đoán phản ứng của khách hàng ngay từ lần đầu tiếp xúc. Mỗi hình mẫu đều mang giá trị và cá tính riêng biệt, giúp thương hiệu gây ấn tượng mạnh mẽ và tạo sự gắn kết nhanh chóng với người tiêu dùng. Đây là bước đầu giúp thương hiệu định hình bản sắc trong mắt khách hàng, từ đó giảm thiểu rủi ro khi định vị và phát triển chiến lược tiếp thị.

Định hình các quy chuẩn và bộ nhận diện thương hiệu

Brand Archetype có thể định hình chiến lược phát triển quy chuẩn và bộ nhận diện thương hiệu một cách hiệu quả. Khi thương hiệu chọn một hình mẫu cụ thể, mọi yếu tố từ logo, thông điệp, đến cách giao tiếp với khách hàng đều phải đồng bộ, phản ánh đúng tính cách của thương hiệu. Việc này không chỉ tạo ra sự khác biệt trên thị trường mà còn giúp xây dựng sự nhận diện mạnh mẽ trong tâm trí người tiêu dùng.

Nâng cao mức độ nhận diện

Khi thương hiệu có một hình mẫu rõ ràng, khách hàng sẽ dễ dàng nhận ra và ghi nhớ những đặc điểm nổi bật của thương hiệu. Ví dụ, với hình mẫu "Người sáng tạo" (The Creator), Lego luôn khuyến khích sự sáng tạo không giới hạn thông qua các sản phẩm giúp trẻ em và người lớn thỏa sức xây dựng thế giới riêng của mình. Mỗi khi nhắc đến Lego, khách hàng ngay lập tức liên tưởng đến khả năng sáng tạo và niềm vui khám phá. Sự nhất quán này giúp thương hiệu khắc sâu trong tiềm thức khách hàng.

>>> Xem thêm: 7 chiến thuật tăng nhận thức thương hiệu (Brand Awaress) hiệu quả

Xây dựng lòng trung thành từ khách hàng

Khách hàng sẽ dễ dàng kết nối về mặt cảm xúc hơn khi cảm thấy được chia sẻ những giá trị và lý tưởng mà thương hiệu đại diện. Điều này thôi thúc họ quay trở lại và mua sản phẩm một lần nữa. Khi khách hàng lựa chọn sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu nhiều lần, đó là lúc lòng trung thành xuất hiện. Và đặc biệt hơn khi lòng trung thành này được chia sẻ và tạo dựng thành một cộng đồng bền vững, lan tỏa giá trị tích cực. 

Hình mẫu thương hiệu giúp xây dựng lòng trung thành từ khách hàng

Hình mẫu thương hiệu giúp xây dựng lòng trung thành từ khách hàng

Nhiều nghiên cứu cho rằng, đằng sau sự hiệu quả của các hình mẫu trong xây dựng thương hiệu chính là nguyên lý tâm lý học hành vi. Cụ thể, khía cạnh tâm lý học này dựa trên một nguyên tắc cơ bản: con người thường tìm kiếm những thứ phản ánh chính bản thân họ hoặc lý tưởng mà họ hướng tới. 

Khi người tiêu dùng nhận ra sự tương đồng về giá trị, hoài bão, hoặc văn hóa với một thương hiệu, họ có xu hướng tin tưởng và ủng hộ thương hiệu đó hơn. Và sự tương đồng trong trường hợp này nằm ở hình mẫu thương hiệu. Chính sự kết nối cảm xúc đã giúp doanh nghiệp tạo ra dấu ấn riêng biệt trong lòng khách hàng, đặc biệt khi cạnh tranh trên thị trường khốc liệt.

Khám phá chi tiết 12 hình mẫu thương hiệu 

Để hiểu rõ hơn về cách mà những hình mẫu này tác động đến nhận thức của người tiêu dùng, chúng ta hãy cùng khám phá chi tiết 12 hình mẫu thương hiệu phổ biến nhất dưới đây:

The Hero – Người hùng

Hình mẫu The Hero (Người hùng) trong Marketing tạo ra sự kết nối mạnh mẽ với khách hàng thông qua các thông điệp về lòng dũng cảm, quyết tâm vượt qua thử thách và sự kiên trì. Khách hàng được thúc đẩy vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, từ đó hình thành lòng trung thành với thương hiệu.

  • Giá trị cốt lõi: Dũng cảm, quyết tâm và sức mạnh.
  • Mục tiêu: Truyền cảm hứng, làm cho thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc vượt qua thử thách.
  • Nỗi sợ: Sự yếu đuối và thất bại.
  • Cách áp dụng chiến lược Marketing: Sử dụng thông điệp truyền cảm hứng, khích lệ sự quyết tâm và khả năng vượt qua khó khăn; kể câu chuyện về sự thành công và vinh quang sau khi vượt qua thử thách; tạo chiến dịch khuyến khích, giúp khách hàng cảm thấy họ là người hùng trong hành trình của chính mình.

Nhiều nghiên cứu cho rằng, đằng sau sự hiệu quả của các hình mẫu trong xây dựng thương hiệu chính là nguyên lý tâm lý học hành vi. Cụ thể, khía cạnh tâm lý học này dựa trên một nguyên tắc cơ bản: con người thường tìm kiếm những thứ phản ánh chính bản thân họ hoặc lý tưởng mà họ hướng tới.  Khi người tiêu dùng nhận ra sự tương đồng về giá trị, hoài bão, hoặc văn hóa với một thương hiệu, họ có xu hướng tin tưởng và ủng hộ thương hiệu đó hơn. Và sự tương đồng trong trường hợp này nằm ở hình mẫu thương hiệu. Chính sự kết nối cảm xúc đã giúp doanh nghiệp tạo ra dấu ấn riêng biệt trong lòng khách hàng, đặc biệt khi cạnh tranh trên thị trường khốc liệt. Khám phá chi tiết 12 hình mẫu thương hiệu  Để hiểu rõ hơn về cách mà những hình mẫu này tác động đến nhận thức của người tiêu dùng, chúng ta hãy cùng khám phá chi tiết 12 hình mẫu thương hiệu phổ biến nhất dưới đây: The Hero – Người hùng Hình mẫu The Hero (Người hùng) trong Marketing tạo ra sự kết nối mạnh mẽ với khách hàng thông qua các thông điệp về lòng dũng cảm, quyết tâm vượt qua thử thách và sự kiên trì. Khách hàng được thúc đẩy vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, từ đó hình thành lòng trung thành với thương hiệu. Giá trị cốt lõi: Dũng cảm, quyết tâm và sức mạnh. Mục tiêu: Truyền cảm hứng, làm cho thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc vượt qua thử thách. Nỗi sợ: Sự yếu đuối và thất bại. Cách áp dụng chiến lược Marketing: Sử dụng thông điệp truyền cảm hứng, khích lệ sự quyết tâm và khả năng vượt qua khó khăn; kể câu chuyện về sự thành công và vinh quang sau khi vượt qua thử thách; tạo chiến dịch khuyến khích, giúp khách hàng cảm thấy họ là người hùng trong hành trình của chính mình.

Hình mẫu The Hero (Người hùng)

Marvel là một ví dụ nổi bật khác với các nhân vật siêu anh hùng như Spider-Man và Iron Man, những người đại diện cho sức mạnh, lòng dũng cảm và sự kiên trì. Các câu chuyện của Marvel không dừng lại ở mức giải trí mà hướng đến trường giá trị lớn lao hơn, truyền cảm hứng vượt qua khó khăn và chiến đấu vì chính nghĩa, từ đó gắn kết sâu sắc với cảm xúc của khán giả.

The Creator – Người sáng tạo

Hình mẫu thương hiệu The Creator tập trung vào việc khuyến khích khách hàng phát huy tối đa sự sáng tạo và thể hiện cá tính riêng. Thương hiệu này truyền cảm hứng thông qua việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ độc đáo, từ đó xây dựng mối liên kết cảm xúc sâu sắc với khách hàng. Sự kết nối này tạo nên lòng trung thành vì khách hàng cảm thấy thương hiệu như một đối tác hỗ trợ trong hành trình sáng tạo của họ.

  • Giá trị cốt lõi: Sự sáng tạo, cải tiến và đổi mới.
  • Mục tiêu: Tạo ra sản phẩm và dịch vụ có giá trị lâu dài, thúc đẩy khách hàng thể hiện cá tính và phong cách riêng.
  • Nỗi sợ: Sự tầm thường và thiếu sáng tạo, sản phẩm không mang lại giá trị mới mẻ.
  • Cách áp dụng chiến lược Marketing: Các thương hiệu nên tập trung vào việc phát triển sản phẩm và dịch vụ đổi mới, thể hiện sự sáng tạo và tư duy khác biệt. Chiến lược Marketing có thể bao gồm các chiến dịch quảng cáo độc đáo, các chương trình khuyến mãi, và những sáng kiến tạo cơ hội cho khách hàng thể hiện cá tính của mình.

Adobe là minh chứng tiêu biểu cho hình mẫu The Creator

Adobe là minh chứng tiêu biểu cho hình mẫu The Creator

Adobe với các sản phẩm như Photoshop và Illustrator là minh chứng tiêu biểu cho hình mẫu The Creator. Những công cụ này giúp người dùng tự do sáng tạo, biến ý tưởng thành hiện thực. 

LEGO cũng thể hiện tinh thần này qua các bộ xếp hình sáng tạo, như LEGO Architecture, cho phép khách hàng phát huy trí tưởng tượng và tự mình xây dựng những tác phẩm độc đáo.

The Outlaw – Người phá vỡ nguyên tắc

Hình mẫu The Outlaw đại diện cho sự phá cách, nổi loạn và không tuân theo các quy tắc xã hội. Thương hiệu theo phong cách này thu hút những khách hàng yêu thích sự khác biệt và khuyến khích họ thể hiện cá tính riêng. Thương hiệu không chỉ đứng ngoài khuôn mẫu mà còn thách thức và tạo ra sự thay đổi.

  • Giá trị cốt lõi: Tự do, phá vỡ quy tắc, sự đổi mới không ngừng.
  • Mục tiêu: Đánh bại hiện trạng, tạo ra làn sóng thay đổi tích cực, làm điều chưa ai dám làm.
  • Nỗi sợ: Bị ràng buộc bởi các quy tắc, mất đi tự do sáng tạo.
  • Cách áp dụng chiến lược Marketing: Xây dựng hình ảnh thương hiệu với thông điệp táo bạo và đột phá, phản ánh sự không tuân thủ quy tắc và khuyến khích sự mạo hiểm. Các chiến dịch nên tập trung vào việc thách thức quy chuẩn và thể hiện sự độc đáo của thương hiệu.

Hình mẫu The Outlaw đại diện cho sự phá cách

Hình mẫu The Outlaw đại diện cho sự phá cách

Red Bull đã thành công khi xây dựng một hình ảnh thương hiệu đầy táo bạo và đột phá thông qua các chiến dịch tiếp thị sáng tạo. Họ tổ chức nhiều sự kiện thể thao mạo hiểm như nhảy dù hay các cuộc thi thể thao thách thức mọi giới hạn. Chiến dịch "Red Bull Gives You Wings" (Red Bull đưa cho bạn đôi cánh) đã truyền tải thành công thông điệp về sự vượt qua giới hạn và khả năng bứt phá, tạo sự kết nối mạnh mẽ với nhóm khách hàng yêu thích mạo hiểm và tự do.

The Lover – Người tình

The Lover – Người tình là hình mẫu thương hiệu tập trung vào sự lãng mạn, đam mê và cảm xúc sâu sắc. Với mục tiêu tạo ra sự kết nối mật thiết với khách hàng, thương hiệu này mang lại trải nghiệm yêu thương, quan tâm, và chăm sóc, khiến khách hàng cảm thấy được thấu hiểu và trân trọng.

  • Giá trị cốt lõi: Đam mê, lãng mạn, và cảm xúc mạnh mẽ.

  • Mục tiêu: Xây dựng mối quan hệ yêu thương, gần gũi với khách hàng.

  • Nỗi sợ: Sự cô đơn và cảm giác bị từ chối.

  • Cách áp dụng chiến lược Marketing: Xây dựng hình ảnh thương hiệu dựa trên sự quyến rũ và cảm xúc, tập trung vào việc kết nối với khách hàng qua những thông điệp lãng mạn và chăm sóc. Chiến lược nên nhấn mạnh vào vẻ đẹp, sự tinh tế và cảm giác được yêu thương mà sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại.

The Lover – Người tình tập trung vào cảm xúc sâu sắc

The Lover – Người tình tập trung vào cảm xúc sâu sắc

Chanel là ví dụ điển hình của The Lover, với hình ảnh sang trọng, quyến rũ và lãng mạn. Chiến dịch nước hoa Chanel No. 5 đặc biệt nhấn mạnh vào sự tinh tế và đam mê, thông qua những hình ảnh lôi cuốn và câu chuyện đầy cảm xúc. Thương hiệu khơi dậy cảm giác được yêu thương và chăm sóc thông qua sự tỉ mỉ trong thiết kế và trải nghiệm người dùng, tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ với khách hàng.

The Sage – Nhà thông thái

The Sage (Nhà thông thái) đại diện cho giá trị của trí tuệ và sự hiểu biết. Chiến lược Marketing của những thương hiệu xây dựng hình mẫu này tập trung vào việc cung cấp thông tin chính xác và uy tín, giúp khách hàng đưa ra quyết định thông minh. Qua đó, The Sage không chỉ xây dựng lòng tin mà còn khuyến khích sự học hỏi và phát triển không ngừng nghỉ.

  • Giá trị cốt lõi: Trí tuệ, hiểu biết và học, học nữa, học mãi.
  • Mục tiêu: Tìm kiếm sự thật và chia sẻ kiến thức, giúp khách hàng nâng cao nhận thức và kỹ năng.
  • Nỗi sợ: Lỗ hổng trong kiến thức, sự nông cạn về tri thức và thông tin sai lệch.
  • Cách áp dụng chiến lược Marketing: Tạo ra nội dung giáo dục và thông tin chất lượng. Các chiến lược Marketing nên tập trung vào việc chia sẻ kiến thức, thúc đẩy sự học suốt đời của con người

Ví dụ điển hình của The Sage là Google

Ví dụ điển hình của The Sage là Google

Một ví dụ điển hình của The Sage là Google. Là một trong những công cụ tìm kiếm hàng đầu thế giới, Google giúp người dùng truy cập thông tin nhanh chóng, đồng thời cung cấp các kết quả phân tích chuyên sâu nhờ thuật toán tối ưu. Điều này cho phép người dùng dễ dàng tiếp cận thông tin chính xác và phù hợp, từ đó ra quyết định đúng đắn hơn.

The Innocent – Hình mẫu ngây thơ

Hình mẫu "The Innocent" trong Marketing đại diện cho sự thuần khiết, đơn giản và lạc quan, tạo nên một hình ảnh thương hiệu đáng tin cậy và an toàn. Thương hiệu theo hình mẫu này mang đến cảm giác hạnh phúc và bình yên cho khách hàng, từ đó hướng tới các giá trị truyền thống, xây dựng lòng trung thành lâu dài bằng sự chân thành và dễ chịu.

  • Giá trị cốt lõi: Sự thuần khiết, đơn giản, và lạc quan.
  • Mục tiêu: Tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn bằng cách mang đến cảm giác hạnh phúc và bình yên cho khách hàng.
  • Nỗi sợ: Bị hiểu lầm hoặc bị hủy hoại, mất đi sự thuần khiết và lạc quan vốn có.
  • Cách áp dụng chiến lược Marketing: Thương hiệu có thể sử dụng các thông điệp đơn giản, dễ hiểu và truyền cảm hứng tích cực. Quảng cáo và nội dung nên nhấn mạnh sự an toàn, niềm vui, và sự tươi mới.

Dove khuyến khích sự tự tin và thuần khiết

Dove khuyến khích sự tự tin và thuần khiết

Dove nổi bật với chiến dịch quảng cáo nhấn mạnh sự tự nhiên và vẻ đẹp chân thật, khuyến khích sự tự tin và tôn vinh sự thuần khiết. Dove xây dựng hình ảnh là một thương hiệu chăm sóc sắc đẹp, giúp khách hàng cảm thấy tự tin và hạnh phúc với bản thân.

Ngoài Dove, Coca-Cola cũng gây ấn tượng mạnh mẽ khi luôn truyền tải thông điệp về sự lạc quan và niềm vui, thường gắn liền với các dịp lễ hội và khoảnh khắc hạnh phúc. Thương hiệu này tạo ra một cảm giác gắn kết vui vẻ truyền tải năng lượng tích cực

The Ruler – Người cai trị

The Ruler là hình mẫu thể hiện sự quyền lực, kiểm soát, và trách nhiệm. Hình mẫu này tạo ra một thế giới ổn định bằng cách thiết lập quyền kiểm soát và tổ chức. Thương hiệu mang hình mẫu The Ruler thường được coi là uy tín và có khả năng tạo ra sự thay đổi và thành công thông qua sự chuyên nghiệp và khả năng lãnh đạo.

  • Giá trị cốt lõi: Quyền lực, kiểm soát, trách nhiệm. 
  • Mục tiêu: Tạo ra một thế giới có trật tự và ổn định
  • Nỗi sợ: Sự hỗn loạn và mất kiểm soát. 
  • Cách áp dụng chiến lược Marketing: Chiến lược Marketing nên tập trung vào việc xây dựng hình ảnh của sự sang trọng, quyền lực và tổ chức. Thương hiệu có thể sử dụng thông điệp mạnh mẽ về chất lượng và uy tín, đồng thời tạo ra các trải nghiệm khách hàng cảm giác được phục vụ bởi một tổ chức hàng đầu.

Microsoft là một ví dụ tiêu biểu cho The Ruler

Microsoft là một ví dụ tiêu biểu cho The Ruler

Microsoft là một ví dụ tiêu biểu cho The Ruler. Với vai trò là một trong những nhà cung cấp phần mềm hàng đầu thế giới, Microsoft không chỉ cung cấp các giải pháp công nghệ tiên tiến như hệ điều hành Windows và dịch vụ đám mây Azure mà còn thể hiện quyền lực và sự kiểm soát trong ngành công nghệ. Họ đã khẳng định vị thế lãnh đạo của mình qua việc tích hợp công nghệ vào nhiều sản phẩm và dịch vụ, từ đó tạo ra một hình ảnh của sự uy tín và đổi mới không ngừng.

The Magician – Ảo thuật gia

The Magician – Ảo thuật gia là một trong những hình mẫu thương hiệu nổi bật, gắn liền với sự biến đổi kỳ diệu và quyền năng sáng tạo. Thương hiệu theo phong cách này tạo ra những trải nghiệm huyền bí, làm cho những điều tưởng như không thể trở thành hiện thực, đưa khách hàng vào một thế giới đầy bất ngờ và kỳ diệu.

  • Giá trị cốt lõi: Sự biến đổi, quyền năng và kỳ diệu.

  • Mục tiêu: Biến những ước mơ thành hiện thực và tạo ra những trải nghiệm kỳ diệu vượt xa mọi giới hạn.

  • Nỗi sợ: Sự thất vọng và ảo tưởng.

  • Cách áp dụng chiến lược Marketing: Thương hiệu có thể sử dụng các yếu tố kỳ diệu và sáng tạo trong quảng cáo để làm nổi bật sức mạnh của trí tưởng tượng. Các chiến dịch quảng cáo cần mang đến cảm giác ngạc nhiên và thu hút, đồng thời thể hiện cách thương hiệu có thể làm thay đổi cuộc sống của khách hàng theo những cách mà họ chưa từng tưởng tượng.

Disney là hình mẫu của The Magician

Disney là hình mẫu của The Magician

Disney là hình mẫu của The Magician. Họ biến những câu chuyện cổ tích thành hiện thực sống động qua các bộ phim và công viên giải trí. Từ những cuộc phiêu lưu kỳ thú trong "Frozen" đến những hành trình thần thoại ở "Wonderland", Disney khiến chúng ta cảm thấy như đang sống trong một thế giới phép thuật.

The Jester – Chú hề

The Jester hay còn gọi là chú hề, là hình mẫu thương hiệu mang đến những trải nghiệm vui nhộn và tích cực. Mục tiêu chính của chiến lược này là khiến khách hàng cảm thấy thoải mái, kết nối sâu sắc hơn với thương hiệu thông qua sự hài hước và giải trí. Thương hiệu này tìm cách xua tan sự buồn tẻ, tạo ra không gian thư giãn và đầy năng lượng tích cực cho khách hàng.

  • Giá trị cốt lõi: Sự vui vẻ, hài hước, và sáng tạo.
  • Mục tiêu: Mang lại niềm vui và giải trí cho mọi người.
  • Nỗi sợ: Sự buồn tẻ và không vui vẻ.
  • Cách áp dụng chiến lược Marketing: Tạo ra các chiến dịch truyền thông sáng tạo và hài hước, sử dụng hình ảnh và thông điệp vui nhộn để thu hút và tạo ấn tượng với khách hàng. Những chiến dịch này nên mang đến cảm giác vui vẻ và tích cực, khuyến khích khách hàng tận hưởng trải nghiệm thương hiệu.

Disney là hình mẫu của The Magician. Họ biến những câu chuyện cổ tích thành hiện thực sống động qua các bộ phim và công viên giải trí. Từ những cuộc phiêu lưu kỳ thú trong "Frozen" đến những hành trình thần thoại ở "Wonderland", Disney khiến chúng ta cảm thấy như đang sống trong một thế giới phép thuật. The Jester – Chú hề The Jester hay còn gọi là chú hề, là hình mẫu thương hiệu mang đến những trải nghiệm vui nhộn và tích cực. Mục tiêu chính của chiến lược này là khiến khách hàng cảm thấy thoải mái, kết nối sâu sắc hơn với thương hiệu thông qua sự hài hước và giải trí. Thương hiệu này tìm cách xua tan sự buồn tẻ, tạo ra không gian thư giãn và đầy năng lượng tích cực cho khách hàng. Giá trị cốt lõi: Sự vui vẻ, hài hước, và sáng tạo. Mục tiêu: Mang lại niềm vui và giải trí cho mọi người. Nỗi sợ: Sự buồn tẻ và không vui vẻ. Cách áp dụng chiến lược Marketing: Tạo ra các chiến dịch truyền thông sáng tạo và hài hước, sử dụng hình ảnh và thông điệp vui nhộn để thu hút và tạo ấn tượng với khách hàng. Những chiến dịch này nên mang đến cảm giác vui vẻ và tích cực, khuyến khích khách hàng tận hưởng trải nghiệm thương hiệu.

M&M's nổi tiếng với các quảng cáo hài hước 

M&M's là một ví dụ điển hình về việc áp dụng chiến lược của The Jester. Thương hiệu này nổi tiếng với các quảng cáo hài hước và nhân vật M&M’s đặc trưng, mỗi nhân vật đều có tính cách riêng biệt và dễ gây cười. Quảng cáo của M&M's thường xoay quanh những tình huống vui nhộn, lôi cuốn, tạo ra những khoảnh khắc hài hước khiến người tiêu dùng dễ dàng nhớ đến sản phẩm.

Sự hài hước và sáng tạo trong quảng cáo của M&M's giúp khách hàng cảm thấy gần gũi với thương hiệu, đồng thời thúc đẩy lòng trung thành và tạo sự kết nối lâu dài. M&M's chứng minh rằng việc mang đến trải nghiệm giải trí và tích cực có thể làm tăng sự nhận thức về thương hiệu và tạo nên mối quan hệ bền chặt với khách hàng.

The Everyman (The Regular Guy) – Người bình thường

Mẫu hình thương hiệu The Everyman (Người bình thường) tập trung vào việc xây dựng sự gần gũi và đáng tin cậy với khách hàng. Thương hiệu theo hình mẫu này được xem như một người bạn thân thiết, giúp khách hàng cảm thấy an tâm và dễ dàng kết nối. Từ đó, thương hiệu tạo ra một hình ảnh chân thành, dễ tiếp cận, và có thể gắn bó lâu dài với khách hàng.

  • Giá trị cốt lõi: Sự chân thành, gần gũi và dễ tiếp cận.
  • Mục tiêu: Kết nối và hòa nhập với mọi người, trở thành thương hiệu mà khách hàng cảm thấy quen thuộc và tin cậy.
  • Nỗi sợ: Bị cô lập hoặc không được chấp nhận.
  • Cách áp dụng chiến lược Marketing: Tạo ra các chiến dịch truyền thông đơn giản, chân thành và dễ tiếp cận. Thương hiệu nên tập trung vào việc cung cấp giá trị thực tế và đáp ứng nhu cầu hàng ngày của khách hàng với mức giá hợp lý.

"The Everyman" (Người bình thường) xây dựng sự gần gũi và đáng tin cậy

"The Everyman" (Người bình thường) xây dựng sự gần gũi và đáng tin cậy 

Ví dụ:

Walmart nổi bật trong việc sử dụng chiến lược "The Everyman" bằng cách nhấn mạnh thông điệp về giá trị và tiết kiệm trong quảng cáo của mình. Họ cung cấp các sản phẩm chất lượng với mức giá phải chăng, phù hợp với nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng. 

Walmart tạo ra một hình ảnh gần gũi và đáng tin cậy, phản ánh sự chân thành và thực tế trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của khách hàng. Chiến lược này đã giúp Walmart xây dựng một mối quan hệ bền chặt với khách hàng và đạt được sự tín nhiệm lâu dài trong thị trường tiêu dùng.

The Caregiver – Người chăm sóc

Hình mẫu The Caregiver (Người chăm sóc) trong chiến lược thương hiệu tạo ra một cảm giác đáng tin cậy, giúp khách hàng cảm nhận được sự quan tâm và hỗ trợ trong các tình huống khó khăn. Thương hiệu theo mô hình này xây dựng mối quan hệ bền chặt và lòng trung thành từ khách hàng bằng cách thể hiện sự tận tâm và trách nhiệm.

  • Giá trị cốt lõi: Sự chăm sóc, lòng từ bi và bảo vệ.
  • Mục tiêu: Giúp đỡ và bảo vệ người khác, thể hiện sự quan tâm và chăm sóc đối với khách hàng và cộng đồng.
  • Nỗi sợ: Sự ích kỷ và thiếu trách nhiệm, có thể bị lợi dụng hoặc khai thác.
  • Cách áp dụng chiến lược Marketing: Thương hiệu nên tập trung vào việc cung cấp sự hỗ trợ chân thành và thực hiện các hoạt động nhân đạo hoặc cộng đồng, thể hiện sự quan tâm và chăm sóc đến khách hàng và cộng đồng.

Johnson & Johnson đảm bảo các sản phẩm của họ đáp ứng tiêu chuẩn an toàn cao nhất

Johnson & Johnson đảm bảo các sản phẩm của họ đáp ứng tiêu chuẩn an toàn cao nhất

Johnson & Johnson cam kết bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mọi lứa tuổi bằng cách đảm bảo các sản phẩm của họ đáp ứng tiêu chuẩn an toàn cao nhất. Họ đầu tư vào nghiên cứu khoa học và phát triển sản phẩm chăm sóc sức khỏe, từ kem chống nắng đến vật phẩm vệ sinh cá nhân. 

Thương hiệu còn tham gia vào các chương trình hỗ trợ cộng đồng và các hoạt động nâng cao sức khoẻ. Johnson & Johnson đã thành công trong việc thể hiện giá trị của hình mẫu The Caregiver qua việc đảm bảo an toàn và chăm sóc tận tâm cho người tiêu dùng.

The Explorer – Người khai phá

Nhà sáng tạo không ngừng mơ mộng và tìm kiếm những ý tưởng mới để thổi hồn vào thế giới xung quanh. Với sự táo bạo và trí tưởng tượng phong phú, họ khơi dậy niềm đam mê và sự hứng khởi trong khách hàng, khiến cho mỗi sản phẩm hoặc dịch vụ trở thành một tác phẩm nghệ thuật đầy đột phá.

  • Giá trị cốt lõi: Tự do, khám phá và phiêu lưu
  • Mục tiêu: Tìm kiếm những trải nghiệm mới, mở rộng ranh giới và khám phá tiềm năng không giới hạn.
  • Nỗi sợ: Bị ràng buộc hoặc sống một cuộc sống vô nghĩa, thiếu sự đổi mới và phiêu lưu.
  • Cách áp dụng chiến lược Marketing: Tạo ra trải nghiệm đáng nhớ và thú vị cho khách hàng, khuyến khích họ thử nghiệm và khám phá những điều mới mẻ. Thương hiệu nên tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ mang tính đột phá, đồng thời tạo ra các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị phản ánh tinh thần phiêu lưu và khám phá.

Starbucks liên tục giới thiệu các sản phẩm mới như đồ uống theo mùa và cốc phiên bản đặc biệt

Starbucks liên tục giới thiệu các sản phẩm mới như đồ uống theo mùa và cốc phiên bản đặc biệt

Starbucks đã khéo léo áp dụng hình mẫu "The Explorer" qua việc biến việc thưởng thức cà phê thành một phần của lối sống. Thương hiệu không chỉ cung cấp cà phê chất lượng mà còn liên tục giới thiệu các sản phẩm mới như đồ uống theo mùa và cốc phiên bản đặc biệt. Starbucks cũng không ngừng mở rộng quy mô toàn cầu và tinh chỉnh không gian cửa hàng để phù hợp với văn hóa địa phương. 

Điều này tạo ra một trải nghiệm cà phê độc đáo ở mỗi quốc gia, khiến mỗi lần ghé thăm cửa hàng Starbucks là một cuộc phiêu lưu mới. Sự đổi mới không ngừng và sự hiểu biết về văn hóa địa phương của Starbucks đã giúp thương hiệu tạo dựng lòng trung thành từ khách hàng, nhờ vào cảm giác phiêu lưu và sự khám phá mà thương hiệu mang lại.

Bí quyết tạo dấu ấn thương hiệu thông qua Brand Archetype

Để xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và khác biệt trong thị trường cạnh tranh, việc áp dụng các hình mẫu thương hiệu là một chiến lược hiệu quả. Dưới đây là bí quyết để xác định và giải phóng sức mạnh của 12 hình mẫu thương hiệu để tạo dấu ấn cho “đứa con tinh thần” của bạn.

Bí quyết tạo dấu ấn thương hiệu thông qua Brand Archetype

Bí quyết tạo dấu ấn thương hiệu thông qua Brand Archetype

Định hướng tính cách thương hiệu

Để xác định tính cách thương hiệu, trước hết cần đánh giá các giá trị cốt lõi, sứ mệnh và tầm nhìn. Hãy đặt câu hỏi: thương hiệu của bạn phục vụ ai, vì sao tồn tại, và động lực là gì? Trả lời những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu rõ thương hiệu đại diện cho điều gì và yếu tố nào tạo sự khác biệt so với đối thủ, từ đó chọn ra một hình mẫu phù hợp nhất.

Lựa chọn Archetype thích hợp

Dựa trên tính cách và giá trị của thương hiệu, hãy chọn một hình mẫu thương hiệu phù hợp. Brand Archetype không chỉ định hình về mặt hình ảnh mà còn ảnh hưởng đến cách thương hiệu tương tác và giao tiếp với khách hàng. Một hình mẫu phù hợp sẽ giúp truyền tải các giá trị cốt lõi của thương hiệu chân thực và nhất quán.

Có nhiều Archetype khác nhau cho doanh nghiệp lựa chọn

Có nhiều Archetype khác nhau cho doanh nghiệp lựa chọn

Tích hợp hình mẫu thương hiệu vào chiến lược tiếp thị

Áp dụng BrandArchetype vào chiến lược tiếp thị giúp xây dựng các chiến dịch quảng cáo, thiết kế, và thông điệp phù hợp với hình mẫu đã chọn. Sử dụng các yếu tố hình ảnh, ngôn ngữ và tông giọng phù hợp để đảm bảo rằng tất cả các hoạt động tiếp thị đều phản ánh tính cách và giá trị của hình mẫu thương hiệu. Điều này giúp thương hiệu nổi bật và kết nối sâu sắc với khách hàng.

Theo dõi hiệu quả và điều chỉnh phù hợp

Cuối cùng, để đảm bảo rằng chiến lược của bạn luôn hiệu quả, hãy liên tục theo dõi phản ứng của khách hàng. Sử dụng các công cụ phân tích và thu thập phản hồi từ thị trường để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch. Dựa trên dữ liệu này, điều chỉnh chiến lược tiếp thị nếu cần thiết để duy trì sự phù hợp và tác động tích cực. Việc điều chỉnh này giúp thương hiệu của bạn duy trì được sự hấp dẫn và kết nối với khách hàng trong dài hạn.

Mẹo điều chỉnh hình mẫu thương hiệu phù hợp với văn hóa Châu Á

Các yếu tố văn hóa ảnh hưởng rất lớn đến cách người tiêu dùng cảm nhận và lựa chọn thương hiệu. Ở các thị trường khác nhau, sự khác biệt về giá trị, niềm tin và lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn hình mẫu thương hiệu.

Mẹo điều chỉnh hình mẫu thương hiệu phù hợp với văn hóa Châu Á

Mẹo điều chỉnh hình mẫu thương hiệu phù hợp với văn hóa Châu Á

Ví dụ, tại Việt Nam, văn hóa đề cao sự gắn kết cộng đồng và lòng trung thành gia đình. Vì thế, các hình mẫu như Người chăm sóc (The Caregiver) hoặc Anh hùng (The Hero) dễ gây thiện cảm, bởi chúng phản ánh các giá trị như sự quan tâm, giúp đỡ và lòng dũng cảm. Ngược lại, ở các nước phương Tây, nơi tính cá nhân hóa và sự độc lập được đề cao, các hình mẫu như The Explorer (Người khám phá) hoặc The Outlaw (Người phá vỡ quy tắc) được ưa chuộng và hưởng ứng cao hơn, vì chúng thể hiện sự tự do, phiêu lưu và sự đổi mới.

Bước chân vào một thị trường mới là thách thức, cũng là cơ hội với mọi thương hiệu. Điều này sẽ càng khó khăn hơn khi các quốc gia có sự khác nhau rõ rệt về nền văn hóa. Để giúp bạn dễ dàng thích nghi và tạo ra những cú nổ lớn, hãy tham khảo các mẹo điều chỉnh hình mẫu thương hiệu cho phù hợp với văn hóa địa phương dưới đây:

Nghiên cứu kỹ về văn hóa và giá trị cốt lõi của thị trường mục tiêu

Trước khi điều chỉnh hình mẫu thương hiệu, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng về các giá trị văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội, ẩm thực... của địa phương. Điều này giúp bạn hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng tại đó. 

Ví dụ, khi xâm nhập thị trường Nhật Bản, Starbucks đã điều chỉnh hình mẫu thương hiệu của mình bằng cách cung cấp các sản phẩm như Matcha Latte và các loại đồ uống có hương vị truyền thống của xứ Hoa anh đào. Chính sự thay đổi để thích nghi này giúp ông vua lớn trở thành thương hiệu ưa thích của giới trẻ Nhật. 

Điều chỉnh thông điệp

Ở các thị trường Châu Á, thương hiệu nên sử dụng thông điệp tôn trọng tập thể, trong khi các thương hiệu tại phương Tây có thể khai thác các giá trị về sự độc lập và đề cao cá nhân. Hoặc điều này thể hiện qua cách McDonald's điều chỉnh các thông điệp quảng cáo của mình để phù hợp với các thị trường khác nhau.

Việc điều chỉnh thông điệp giúp hình mẫu thương hiệu dễ dàng tiếp cận khách hàngViệc điều chỉnh thông điệp giúp hình mẫu thương hiệu dễ dàng tiếp cận khách hàng 

Tại Ấn Độ, nơi đa số người dân theo chế độ ăn chay, McDonald's đã cung cấp các món ăn như McAloo Tikki Burger để phù hợp với thói quen ăn uống của người dân địa phương. Đây cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng đối với tín ngưỡng, tôn giáo của một quốc gia, giúp thương hiệu ghi điểm tuyệt đối. 

Tạo sợi dây liên kết với giá trị truyền thống

Hãy cân nhắc tích hợp các giá trị và truyền thống địa phương vào hình mẫu thương hiệu của bạn. Điều này vừa giúp thương hiệu giữ được bản sắc vốn có, hòa nhập mà không hòa tan, đồng thời tạo ra sự kết nối cảm xúc mạnh mẽ với khách hàng. 

Điển hình ở việc Nike điều chỉnh chiến dịch quảng cáo của mình tại Ấn Độ bằng cách tập trung khuyến khích nữ giới tham gia vào thể thao, điều này phù hợp với xu hướng về bình đẳng giới và sự ủng hộ đối với thể thao của nữ giới tại đây.

Điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ theo từng văn hóa địa phương 

Phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ đặc trưng cho từng khu vực có thể giúp thương hiệu của bạn trở nên gần gũi hơn với khách hàng địa phương. Điều này giúp khách hàng cảm thấy rằng bạn đã có sự tìm hiểu, nghiên cứu, đồng thời thấu hiểu tâm tư nguyện vọng.

Coca-Cola điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ theo từng văn hóa địa phương

Coca-Cola điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ theo từng văn hóa địa phương

Ví dụ khi Coca-Cola bước vào Trung Quốc, họ thay đổi bao bì với màu đỏ và vàng, phù hợp với niềm tin về sự may mắn và thịnh vượng của người dân. Kết quả là nước uống giải khát này trở thành hình ảnh quen thuộc trên tay của các bạn trẻ, trong bữa cơm gia đình hay phổ biến nhất là các chiến dịch quảng cáo Tết ấn tượng. 

>>> Xem thêm: Chiến dịch 'Share a Coke': Bí quyết thành công của Coca-Cola trong việc kết nối và chia sẻ niềm vui 

Kết luận

Khám phá 12 hình mẫu thương hiệu giúp mở ra cánh cửa để hiểu sâu hơn về bản chất của thương hiệu. Mỗi hình mẫu mang một cá tính và năng lượng riêng, giúp thương hiệu nổi bật và dễ dàng gây ấn tượng trên thị trường. Hãy để hình mẫu thương hiệu trở thành chìa khóa thành công trong hành trình xây dựng thương hiệu của bạn. Đừng quên theo dõi Stradex Blog để cập nhật những thông tin hữu ích về Marketing nhé!  

 

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn