vi
en
menu

30 tháng 5, 2024

Brand Guideline là gì? Quy tắc xây dựng mẫu Brand Guideline

Brand Marketing

Brand Guideline là một yếu tố nắm giữ vai quan trọng trong quá trình định vị thương hiệu của doanh nghiệp. Nếu Brand Guideline không chuẩn sẽ khiến thương hiệu trở nên khó nhận diện, khó nhớ. Thế nên, việc hiểu rõ Brand Guideline là gì, cũng như cách thức xây dựng Brand Guideline Template chuẩn là điều cần thiết đối với doanh nghiệp. Hãy cùng Stradex tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau nhé!

Brand Guidelines là gì?

Brand Guideline hay bộ quy chuẩn thương hiệu, là hệ thống các dấu hiệu, đặc trưng, thông tin liên quan đến thương hiệu một cách đầy đủ, trọn vẹn. Dựa vào bộ quy chuẩn này, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc duy trì tính nhất quán khi xây dựng, quảng bá thương hiệu và củng cố hình ảnh trong tâm trí khách hàng.

Một Brand Guideline không chỉ đơn giản là logo, slogan mà còn bao gồm rất nhiều yếu tố khác như màu sắc, font chữ, hình ảnh,... Tất cả tạo nên một bản sắc riêng cho thương hiệu, không dễ nhầm lẫn với các nhãn hàng khác.

Brand Guideline là gì?

Brand Guideline là gì?

Brand Guidelines bao gồm những gì?

Trên thực tế, mỗi thương hiệu sẽ có một bộ Brand Guideline riêng, không mẫu nào là giống nhau hoàn toàn. Nhưng nhìn chung, các bộ Brand Guideline Design đều có những yếu tố cơ bản không thể thiếu sau đây:

  • Tổng quan về thương hiệu: Mô tả chung về doanh nghiệp, giúp khách hàng có thể hiểu hơn về tầm nhìn, sứ mệnh, lịch sử phát triển, văn hóa, giá trị cốt lõi trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Giọng nói Tông giọng thương hiệu: Mô tả ngắn về định hướng sắc thái, tiếng nói của thương hiệu được thể hiện trong các văn bản, tài liệu gửi đến công chúng.
  • Logo và cách sử dụng logo: Các quy định về Brand Guideline Size, màu sắc, kiểu chữ của logo, cách phối màu logo trên các phông nền khác nhau, các biến thể của logo, những điều cần tránh trong Brand Guideline Logo,...
  • Họa tiết nhận diện: Quy định về cách sử dụng các họa tiết nhận diện trong những trường hợp phổ biến.
  • Bảng màu thương hiệu: Mã màu Hex, giá trị CMYK, RGB được sử dụng cho thương hiệu, thứ tự ưu tiên của các màu, màu sắc Pantone khi in ấn,...
  • Phông chữ: Cách sử dụng phông chữ cho các sản phẩm, kích thước chữ, phong cách trình bày của tiêu đề chính, tiêu đề phụ, đoạn văn, quotes, khoảng cách giữa các ký tự,...
  • Phong cách hình ảnh: Đưa ra các ví dụ minh họa để định hướng phong cách hình ảnh chung cho các ấn phẩm.
  • Phối cảnh: Thường là phối cảnh cho các vật phẩm văn phòng như Brochure, Poster, danh thiếp, Proposal, quà tặng, Email,...

Brand Guideline gồm những gì? Brand Guideline thường bao gồm logo, bảng màu thương hiệu, phông chữ,...

Brand Guideline gồm những gì? Brand Guideline thường bao gồm logo, bảng màu thương hiệu, phông chữ,...

Tầm quan trọng của Brand Guideline đối với doanh nghiệp

Một bộ Brand Guideline chuẩn có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình định vị thương hiệu, cũng như toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy cụ thể tầm quan trọng của mẫu Brand Guideline là gì?

Giúp doanh nghiệp xây dựng câu chuyện thương hiệu hoàn chỉnh

Bộ quy chuẩn thương hiệu cung cấp một cách đầy đủ và trọn vẹn các thông tin liên quan đến thương hiệu, bao gồm:

  • Bản chất thương hiệu: Đây được xem là yếu tố cốt lõi để tạo nên bản sắc riêng cho thương hiệu, phù hợp với đặc điểm của đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Sứ mệnh thương hiệu: Thể hiện những định hướng về hành động của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu, có thể thay đổi theo từng giai đoạn phát triển.
  • Định vị thương hiệu: Đây là cách mà doanh nghiệp xây dựng một vị thế riêng cho thương hiệu trên thị trường, có thể phân biệt với các đối thủ cạnh tranh.

Thông qua Brand Guideline, doanh nghiệp có thể đảm bảo xây dựng câu chuyện thương hiệu một cách hoàn chỉnh, giúp khách hàng dễ dàng nhận diện trên thị trường.

Tầm quan trọng của Brand Guideline đối với doanh nghiệp Một bộ Brand Guideline chuẩn có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình định vị thương hiệu, cũng như toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy cụ thể tầm quan trọng của mẫu Brand Guideline là gì? Giúp doanh nghiệp xây dựng câu chuyện thương hiệu hoàn chỉnh Bộ nhận diện thương hiệu cung cấp một cách đầy đủ và trọn vẹn các thông tin liên quan đến thương hiệu, bao gồm: Bản chất thương hiệu: Đây được xem là yếu tố cốt lõi để tạo nên bản sắc riêng cho thương hiệu, phù hợp với đặc điểm của đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Sứ mệnh thương hiệu: Thể hiện những định hướng về hành động của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu, có thể thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Định vị thương hiệu: Đây là cách mà doanh nghiệp xây dựng một vị thế riêng cho thương hiệu trên thị trường, có thể phân biệt với các đối thủ cạnh tranh. Thông qua Brand Guideline, doanh nghiệp có thể đảm bảo xây dựng câu chuyện thương hiệu một cách hoàn chỉnh, giúp khách hàng dễ dàng nhận diện trên thị trường.

Mẫu Brand Guideline rõ ràng, chỉn chu giúp doanh nghiệp xây dựng câu chuyện thương hiệu hoàn chỉnh

Đảm bảo tính nhất quán trong các hoạt động của thương hiệu

Brand Guideline giống như một bản hướng dẫn được trình bày dưới dạng cẩm nang  với đầy đủ thông tin về logo, slogan, màu sắc, kiểu chữ,... Các Designer, Marketer hay bất kỳ ai trong và ngoài doanh nghiệp đều có thể sử dụng để thiết kế bao bì, website, ấn phẩm truyền thông,... theo đúng quy cách, thể hiện đúng bản sắc của thương hiệu.

Tiết kiệm thời gian, chi phí

Một khi đã xây dựng được bộ Brand Guideline hoàn chỉnh, doanh nghiệp sẽ không phải mất quá nhiều thời gian cho việc lên ý tưởng thiết kế cho từng chiến dịch. Thay vào đó chỉ cần áp dụng các quy chuẩn chung trong bộ Brand Guideline mẫu để đảm bảo tính nhất quán trong từng thiết kế.

Hơn nữa, Brand Guideline còn là nền tảng vững chắc để phát triển các chiến dịch Marketing. Doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược truyền thông lặp lại trên đa kênh để củng cố độ nhận diện, trở thành “Top-of-mind” trong tâm trí khách hàng. Đây cũng là cách đơn giản để doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách trong dài hạn.

Xây dựng Brand Guideline chất lượng giúp doanh nghiệp tối ưu thời gian và chi phí cho chiến dịch truyền thông

Xây dựng Brand Guideline chất lượng giúp doanh nghiệp tối ưu thời gian và chi phí cho chiến dịch truyền thông

Quy tắc xây dựng Brand Guideline chất lượng

Muốn xây dựng một bộ quy chuẩn thương hiệu chất lượng, chuyên nghiệp, nhãn hàng cần nắm rõ các quy tắc sau đây:

Quy tắc thiết kế logo

Logo được ví như gương mặt đại diện, thể hiện tính cách nổi bật của doanh nghiệp thông qua các biểu tượng. Khi thiết kế logo, doanh nghiệp không chỉ đảm bảo sự khác biệt, thể hiển bản sắc riêng của thương hiệu mà còn phải đưa ra các quy tắc sử dụng logo chuẩn cho mọi ấn phẩm truyền thông, bao gồm:

  • Kích thước, màu sắc chuẩn của logo.
  • Kích thước tối thiểu của logo được chấp nhận.
  • Các biến thể của logo.
  • Cách phối màu logo trên các Background khác nhau.
  • Khoảng cách và vị trí của logo trên các thiết kế.
  • Các điều không được phép khi thiết kế logo như thay đổi phông chữ, màu sắc, kiểu dáng của logo.

Sự đồng bộ màu sắc

Các màu sắc đặc trưng giúp đảm bảo tính đồng bộ trong các ấn phẩm truyền thông. Đồng thời truyền tải thông điệp, định vị thương hiệu và gắn kết cảm xúc với khách hàng, dễ tạo dấu ấn trong tâm trí của họ. Nếu không có sự đồng bộ về màu sắc sẽ khiến các ấn phẩm truyền thông của doanh nghiệp trở nên thiếu nhất quán, gây bối rối trong việc nhận diện và ghi nhớ của khách hàng.

Màu sắc đặc trưng trong thiết kế của Pepsi là màu xanh lam, thể hiện sự tươi mát

Màu sắc đặc trưng trong thiết kế của Pepsi là màu xanh lam, thể hiện sự tươi mát

Chọn phông chữ phù hợp

Phông chữ sử dụng cho các thiết kế cũng có thể phản ánh cá tính của thương hiệu. Tùy vào mục đích và đối tượng truyền thông để nhãn hàng lựa chọn phông chữ chung và phông chữ bổ sung cho phù hợp. Các quy định liên quan đến cách sử dụng phông chữ cho các sản phẩm, kích thước, khoảng cách giữa các ký tự, các hàng, các đoạn cần được thể hiện rõ trong Brand Guideline.

Thống nhất hình ảnh thương hiệu

Hình ảnh thương hiệu cũng là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng. Hình ảnh này phải được thiết kế chuyên nghiệp, chỉn chu và đảm bảo sự thống nhất trong các ấn phẩm truyền thông.

Quy định về cách sử dụng hình ảnh thương hiệu sẽ cần trả lời được các câu hỏi như: Màu sắc chủ đạo của hình ảnh là gì? Là hình chụp hay animation? Hình ảnh được phép sử dụng những hiệu ứng nào? Concepts hình ảnh nào có thể sử dụng trên thiết kế ?...

Hình ảnh trong các ấn phẩm truyền thông của Nike đều thể hiện sự tương phản ánh sáng cao cùng các bước chuyển động mạnh mẽ của người mẫu

Hình ảnh trong các ấn phẩm truyền thông của Nike đều thể hiện sự tương phản ánh sáng cao cùng các bước chuyển động mạnh mẽ của người mẫu

Top Brand Guideline của các thương hiệu nổi tiếng thế giới

Xây dựng được Brand Identity Guideline chất lượng không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì sự nhất quán trong mọi hoạt động mà còn gia tăng mức độ nhận biết thương hiệu. Sau đây là Brand Guideline Sample của các công ty nổi tiếng đã thành công trong việc xây dựng bộ nhận diện mà bạn có thể tham khảo.

Coca Cola Brand Guideline

Brand Guideline của Coca-Cola được biết đến từ năm 1886 và trở thành biểu tượng được yêu thích trên toàn cầu. Có thể thấy, Brand Guideline Coca-Cola luôn nhất quán và có thể nhận biết ngay lập tức.

Theo số liệu từ trang Business Insider, có đến 94% dân số trên thế giới có thể nhận biết logo màu đỏ và trắng của Coca-Cola ngay cả khi không xuất hiện tên của nhãn hàng này. 

Bộ nhận diện thương hiệu của Coca-Cola

Bộ nhận diện thương hiệu của Coca-Cola

Netflix Brand Guideline

Bộ nhận diện của Netflix tập trung vào phong cách đơn giản, phù hợp với các dịch vụ dễ sử dụng, kết hợp với màu đỏ đặc trưng và kiểu chữ in đậm. Chính sự đơn giản trong thiết kế đã giúp cho Netflix trở nên linh hoạt hơn, có thể thu nhỏ dễ dàng và sử dụng ở mọi phương tiện.

Bộ nhận diện thương hiệu của Netflix

Bộ nhận diện thương hiệu của Netflix

Apple Brand Guideline

Brand Guideline của Apple là một trong những yếu tố góp phần không nhỏ vào sự thành công của công ty, đưa Apple trở thành cái tên đẳng cấp, sang trọng hàng đầu thế giới. Bộ nhận diện thương hiệu của Apple được thể hiện đồng nhất, rõ nét trên tất cả các sản phẩm. Mặc dù đây là số ít thương hiệu không thể hiện tên trên logo nhưng vẫn đảm bảo sự nổi bật và mọi người có thể nhận biết ngay.

Brand Guideline của Apple

Brand Guideline của Apple

Shopee Brand Guideline

Guideline Brand Identity của Shopee với gam màu cam tươi nổi bật, trẻ trung và hiện đại có lẽ đã quá quen thuộc với nhiều bạn trẻ. Gam màu này còn thể hiện được sức sống tràn trề, đầy năng lượng, kết hợp với màu trắng nhẹ nhàng giúp tạo sự hài hòa mà không chói lóa cho tổng thể thiết kế. 

Logo của Shopee được lấy cảm hứng từ chiếc túi xách đơn giản, khiến người nhìn liên tưởng ngay đến việc mua sắm. Tên thương hiệu trong logo sử dụng phông chữ thường, không chân hiện đại, gần gũi, phù hợp với định hướng cung cấp các sản phẩm phổ thông của Shopee.

Guideline Brand Identity của Shopee

Guideline Brand Identity của Shopee

Vinamilk Brand Guideline

Vinamilk vừa công bố bộ nhận diện thương hiệu mới vào đầu tháng 07/2023. Việc thay đổi bộ nhận diện này giúp Vinamilk mang đến nguồn năng lượng mới mẻ, trẻ trung, thể hiện rõ tính cách quyết tâm, táo bạo của mình, phù hợp với thế hệ người dùng mới hiện nay.

Bộ nhận diện thương hiệu của sữa Vinamilk

Bộ nhận diện thương hiệu của sữa Vinamilk

TikTok Brand Guideline

TikTok là nền tảng mạng xã hội chuyên chia sẻ các video dạng ngắn đang rất được giới trẻ yêu thích sử dụng. Biểu tượng của TikTok được thiết kế với hình một nốt nhạc 3D màu xanh, hồng và trắng, thể hiện bản sắc cốt lõi của TikTok, cũng như sự năng động, trẻ trung của ứng dụng này.

Brand Guideline của TikTok

Tổng hợp mẫu Brand Guideline đẹp

Sau đây là một số Brand Guideline Example được đánh giá là có thiết kế đẹp, ấn tượng mà bạn có thể tham khảo.

Brand Guideline Examples của Spotify

Brand Guideline Examples của Spotify

Brand Guideline của I Love New York

Brand Guideline của I Love New York

Brand Guideline Template Free của McDonald’s

Brand Guideline Template Free của McDonald’s

Brand Guideline của Microsoft

Brand Guideline của Microsoft

Brand Guideline của Medium

Những lưu ý khi xây dựng Brand Guideline

Xây dựng Brand Guideline phải dựa trên bản sắc thương hiệu sâu sắc. Trước tiên, doanh nghiệp cần hiểu rõ các giá trị cốt lõi, tính cách thương hiệu, và những yếu tố tạo nên nhận diện thương hiệu độc đáo. Từ đó, Brand Guideline mới có thể phản ánh chính xác bản sắc thương hiệu, trở thành kim chỉ nam cho các hoạt động marketing.

Sự nhất quán và đơn giản, dễ hiểu là điều kiện then chốt để Brand Guideline phát huy hiệu quả. Khi các yếu tố như logo, bảng màu, kiểu chữ, giọng điệu ngôn ngữ được áp dụng ổn định và nhất quán, thương hiệu sẽ được khắc sâu vào tâm trí khách hàng. Đồng thời, Brand Guideline cần được thiết kế một cách rõ ràng, dễ tiếp cận để nhân viên dễ dàng nắm bắt và áp dụng.

Những lưu ý khi xây dựng Brand Guideline

Bên cạnh đó, yếu tố thiết kế và thẩm mỹ cũng đóng vai trò quan trọng. Brand Guideline phải mang phong cách riêng, thu hút và ấn tượng, tạo cảm xúc tích cực cho khách hàng khi tiếp xúc với thương hiệu.

Cuối cùng, doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống quản lý Brand Guideline hiệu quả. Đảm bảo Brand Guideline luôn được áp dụng nhất quán trong các hoạt động tiếp thị, quảng bá, trở thành hình ảnh đại diện cho thương hiệu. Như vậy, Brand Guideline mới có thể phát huy trọn vẹn vai trò của mình.

Kết luận

Có thể thấy, Brand Guideline có ý nghĩa quan trọng trong việc truyền đạt giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Nếu không có bộ quy chuẩn này, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn để duy trì sự nhất quán trong hoạt động. Hy vọng qua bài viết của Stradex, bạn đã hiểu rõ Brand Guideline là gì, Brand Guideline bao gồm những gì, cũng như quy tắc xây dựng Guideline Brand chất lượng nhé! Theo dõi Stradex Blog để cập nhật những kiến thức bổ ích về Marketing. 

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn