vi
en
menu

9 tháng 9, 2024

Top 10 Thuật Ngữ Marketing Cần Thiết Cho Marketer 2024

Digital Marketing

Khám phá top 10 thuật ngữ marketing quan trọng mà một marketer cần biết. Hiểu rõ các khái niệm cơ bản để nâng cao hiệu quả chiến lược tiếp thị của bạn.

Marketing ngày nay không dừng lại ở việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng mà còn là cuộc đua về sự đổi mới và hiệu quả. Để trở thành một Marketer xuất sắc, việc nắm vững các thuật ngữ chuyên ngành là điều kiện không thể thiếu, giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình, chiến lược, và những xu hướng thị trường. Cùng Stradex Vietnam khám phá 10 thuật ngữ Marketing quan trọng mà bất kỳ Marketer nào cũng cần biết để không ngừng phát triển qua bài viết này!

Thuật ngữ Marketing là gì

Đầu tiên hãy cùng nhau tìm hiểu về khái niệm thuật ngữ marketing là gì nhé. Theo thông tin từ các chuyên gia trong ngành cho biết, thuật ngữ marketing chính là các từ hoặc cụm từ chuyên môn dùng để diễn đạt những khái niệm và hoạt động cụ thể trong lĩnh vực marketing. Những thuật ngữ này giúp các chuyên gia trong ngành giao tiếp hiệu quả, tối ưu hóa quy trình làm việc và đảm bảo các chiến dịch tiếp thị được triển khai chính xác. Bạn cần nắm rõ các thông tin về các thuật ngữ trong marketing bởi nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc hiểu rõ hơn nội dung mà các chuyên gia chia sẻ đồng thời dễ dàng hơn trong việc trao đổi và chia sẻ tình hình với mọi người, học hỏi thêm các kiến thức mới cho mình.

Theo dõi cách quản trị marketing hiệu quả hơn

Top các thuật ngữ quan trọng trong Digital Marketing cần biết

Để hiểu rõ hơn về các thuật ngữ Marketing, bạn có thể tham khảo 10 thuật ngữ quan trọng dưới đây, giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu suất và cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong môi trường kinh doanh đầy biến động.

Digital marketing - Tiếp thị kỹ thuật số

Thuật ngữ Marketing tiếng Anh - Digital Marketing, hay tiếp thị kỹ thuật số, là việc sử dụng các nền tảng và công cụ kỹ thuật số để quảng bá sản phẩm và dịch vụ. Điều này bao gồm việc sử dụng các trang web, mạng xã hội, email, công cụ tìm kiếm và các phương tiện kỹ thuật số khác để kết nối với khách hàng hiện tại và tiềm năng.

Xem thêm 8 loại hình Digital Marketing Agency phổ biến

Inbound Marketing - Tiếp cận khách hàng nhờ nội dung

Inbound marketing có thể được xem như là phương pháp tiếp cận khách hàng bằng cách tạo ra nội dung giá trị, liên quan và hữu ích, nhằm thu hút và giữ chân khách hàng tiềm năng. Thay vì lan tỏa thông điệp đến khách hàng như quảng cáo truyền thống, Inbound Marketing tập trung vào việc thu hút khách hàng đến bằng cách sử dụng các kênh như blog, mạng xã hội, và SEO để cung cấp thông tin mà họ thực sự quan tâm.

Có thể xem qua ví dụ của doanh nghiệp đã sử dụng Inbound Marketing: HubSpot là một trong những công ty thành công điển hình trong việc ứng dụng Inbound Marketing. Họ tạo ra các nội dung giá trị như blog, ebook, video hướng dẫn, và webinar để thu hút khách hàng tiềm năng. Những nội dung này giúp giải quyết các vấn đề của người dùng về Marketing, bán hàng và chăm sóc khách hàng. Khách hàng tiếp cận thông tin, đăng ký nhận tài liệu miễn phí, từ đó HubSpot xây dựng mối quan hệ với họ và biến họ thành khách hàng thực sự thông qua việc cung cấp giá trị liên tục.

Thuật ngữ Marketing - Inbound Marketing

Brand Awareness -  Marketing  tăng tính nhận diện thương hiệu

Brand Awareness được biết đến là một khái phương án làm khách hàng có thể nhận biết và nhớ đến thương hiệu của bạn. Thuật ngữ Marketing này không chỉ bao gồm việc khách hàng nhớ đến tên thương hiệu mà còn thôi thúc họ nhận ra sản phẩm, dịch vụ, hoặc cảm thấy quen thuộc với thương hiệu đó. 

Nhận diện thương hiệu bao gồm cả yếu tố hiện hữu như logo, màu sắc và khẩu hiệu, cũng như sự công nhận của khách hàng về giá trị mà sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại.  Brand awareness  từ đó giúp xây dựng niềm tin, lòng trung thành, và tăng khả năng chiến thắng đối thủ cạnh tranh trong tâm trí khách hàng.

Thuật ngữ Marketing - Brand Awareness

Một trong những ví dụ điển hình cho Brand Awareness đó chính là loại nước uống phổ biên trên toàn cầu Coca-Cola. Ngay cả khi không nhìn thấy logo hay tên thương hiệu, khách hàng vẫn có thể dễ dàng nhận ra Coca-Cola thông qua màu đỏ đặc trưng, kiểu dáng chai, và hình ảnh quen thuộc có liên quan. Điều này thể hiện mức độ Brand Awareness mạnh mẽ mà Coca-Cola đã xây dựng qua nhiều năm.

Positioning - Định vị và xây dựng thương hiệu chất lượng

Brand Positioning chính là việc doanh nghiệp xây dựng một vị trí độc đáo trong nhận thức của khách hàng, giúp thương hiệu khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Định vị thương hiệu được thực hiện thông qua các chiến lược marketing nhằm khẳng định giá trị và sức ảnh hưởng của sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường.

Buyer Persona - Marketing đến một đối tượng khách hàng cụ thể

Buyer Persona hay còn gọi là chân dung khách hàng là một thuật ngữ Marketing, chỉ hình mẫu giả định đại diện cho đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Một điểm nổi bật của Buyer Persona là tính cá nhân hóa. Doanh nghiệp không chỉ nhìn khách hàng như một tập hợp số liệu, mà còn hiểu họ dưới góc độ con người với những động lực, sở thích, và mong muốn riêng biệt. 

Ví dụ, khi xây dựng một chiến lược marketing cho sản phẩm sữa, thay vì chỉ quảng cáo cho một "người tiêu dùng chung chung", Vinamilk đã phân tách rõ ràng các nhóm đối tượng mục tiêu của mình, từ trẻ em đến người già, với từng phong cách sống và nhu cầu khác nhau.

Trẻ em (5 – 14 tuổi):

  • Đặc điểm: Hiếu động, sáng tạo, yêu thích sự mới lạ và thích kết nối với bạn bè. Những quảng cáo sữa thường nhắm vào sự vui nhộn, hoạt hình, và khuyến khích việc uống sữa hàng ngày.

  • Nhu cầu: Tăng trưởng khỏe mạnh, bổ sung dinh dưỡng qua sữa để phát triển chiều cao và trí tuệ.

Thanh niên (15 – 25 tuổi):

  • Đặc điểm: Luôn tràn đầy năng lượng, ưa thích khám phá, trải nghiệm những điều mới mẻ, nhưng chưa có thu nhập ổn định.

  • Nhu cầu: Những sản phẩm sữa tiện lợi, hợp túi tiền và phù hợp với phong cách sống bận rộn.

Người trưởng thành (26 – 44 tuổi):

  • Đặc điểm: Bận rộn với công việc và gia đình, chú trọng đến sức khỏe, ưu tiên các sản phẩm chất lượng cao và thuận tiện.

Nhu cầu: Cần các loại sản phẩm sữa cao cấp, cung cấp đủ dinh dưỡng, giúp duy trì sức khỏe và năng lượng trong ngày.

Thuật ngữ Marketing - Buyer Persona

Phụ nữ trung niên (40 – 60 tuổi):

  • Đặc điểm: Điềm đạm, tận hưởng cuộc sống gia đình, thường xuyên lo lắng về sức khỏe cá nhân và người thân.

  • Nhu cầu: Sữa giàu canxi, hỗ trợ xương chắc khỏe, sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho người lớn tuổi.

Người già (65 – 70 tuổi):

  • Đặc điểm: Đã nghỉ hưu, sinh hoạt đều đặn, đề cao sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.

  • Nhu cầu: Sản phẩm sữa chuyên biệt, dễ tiêu hóa, hỗ trợ sức khỏe tổng quát và hệ miễn dịch.

Lead nurturing - Cung cấp thông tin doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ lâu dài

Lead nurturing là một thuật ngữ quan trọng Digital Marketing, chỉ quá trình doanh nghiệp cung cấp thông tin có giá trị, phù hợp với nhu cầu của khách hàng tiềm năng, từ đó xây dựng mối quan hệ lâu dài. Mục tiêu là giúp họ hiểu rõ hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ, từ đó định hướng họ trong hành trình khách hàng (buyer’s journey) và thúc đẩy quyết định mua hàng cuối cùng. 

Quá trình này thường kéo dài, bao gồm việc gửi thông tin qua các kênh như  social media, email, blog, và webinar. Nội dung được cung cấp từ thuật ngữ Marketing này có thể là bài viết hướng dẫn, case study, hoặc các tài liệu hữu ích khác, được cá nhân hóa để đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng tiềm năng.

Contextual marketing - Marketing dựa vào từng từng thời điểm và ngữ cảnh

Contextual marketing  hay còn được biết đến là tiếp thị theo ngữ cảnh là chiến lược tiếp thị nhằm cung cấp nội dung và trải nghiệm người dùng phù hợp, đúng thời điểm và đúng nơi dựa trên các yếu tố ngữ cảnh như vị trí địa lý, hành vi, lịch sử tìm kiếm, và nhu cầu hiện tại của người dùng.

Thuật ngữ Marketing - Contextual Marketing

Bạn có thể xem qua một vài ví dụ cơ bản này để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này nhé.

Quảng cáo theo ngữ cảnh trên mạng xã hội: Khi người dùng tìm kiếm hoặc tương tác với nội dung về du lịch trên Facebook, họ có thể thấy quảng cáo về các gói du lịch, khách sạn hoặc dịch vụ liên quan đến du lịch. Quảng cáo này được điều chỉnh dựa trên sở thích và hành vi hiện tại của người dùng.

Ideal customer profile (ICP) - Khách hàng lý tưởng cho từng doanh nghiệp

Ideal Customer Profile (ICP) là thuật ngữ Marketing mô tả chi tiết về khách hàng lý tưởng của doanh nghiệp, những người có khả năng cao nhất mua sản phẩm hoặc dịch vụ. ICP giúp doanh nghiệp tập trung vào đúng đối tượng khách hàng, từ đó tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và bán hàng.

Thuật ngữ Marketing - Ideal customer profile (ICP)

Marketing automation - Tự động hóa marketing hiệu quả

Marketing Automation là quá trình tự động hóa các hoạt động tiếp thị bằng cách sử dụng công cụ hoặc phần mềm để thay thế các nhiệm vụ thủ công, lặp đi lặp lại. Điều này giúp doanh nghiệp phân phối nội dung, quản lý chiến dịch, và tương tác với khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả, từ đó tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao trải nghiệm thực tế cho khách hàng.

Thuật ngữ Marketing - Marketing Automation

Ví dụ, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm tự động gửi email đến khách hàng tiềm năng sau khi họ đăng ký nhận thông tin, giúp duy trì liên lạc mà không cần nhân viên theo dõi thủ công.

Segmentation - Quá trình phân tích và chia thị trường marketing phù hợp.

Segmentation (phân khúc thị trường) là quá trình chia thị trường thành nhiều nhóm nhỏ hơn dựa trên các đặc điểm chung như tuổi tác, giới tính, sở thích, hành vi mua sắm, và lối sống. Điều này giúp doanh nghiệp tập trung vào từng nhóm khách hàng cụ thể, cho ra đời các chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn cho từng phân khúc.

Trên đây, Stradex Vietnam đã giúp bạn lý giải chi tiết 10 thuật ngữ marketing phổ biến. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn củng cố kiến thức về ngành Marketing, từ đó ứng dụng và xây dựng các chiến lược hiệu quả cho thương hiệu.

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn