11 tháng 1, 2024
Research Agency là gì? 6 Loại hình Research Agency phổ biến
Research Agency là loại hình Agency có nhiệm vụ xây dựng, thực thi và phân tích kết quả nghiên cứu thị trường để hiểu rõ về tâm lý, hành vi của khách hàng.
Am hiểu về tâm lý, hành vi khách hàng là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng, duy trì lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ nguồn lực để thực hiện các hoạt động nghiên cứu, phân tích thị trường. Lúc này, họ thường tìm đến các Research Agency để hỗ trợ. Vậy cụ thể Research Agency là gì? Cùng Stradex tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây!
Research Agency là gì?
Research Agency là loại hình Agency chuyên cung cấp các dịch vụ nghiên cứu thị trường cho doanh nghiệp, tổ chức. Họ có nhiệm vụ xây dựng, thực thi và phân tích các kết quả nghiên cứu thị trường thu được từ bảng hỏi, phỏng vấn qua điện thoại,... Qua đó giúp doanh nghiệp hiểu hơn về tâm lý, hành vi của khách hàng, cũng như thông tin của đối thủ cạnh tranh và đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn.
Một số Research Agency Vietnam có tiếng hiện nay như Nielsen, Kantar, Q&me, Buzzmetrics, Cimigo, Vina Research,...
Research Agency là gì?
2 Vai trò chính của Research Agency trong Marketing
Nghiên cứu thị trường là hoạt động mất nhiều thời gian để xây dựng, thực thi, phân tích và diễn giải về thị trường, sản phẩm hay dịch vụ. Song, công việc này sẽ mang đến cho doanh nghiệp nhiều thông tin hữu ích trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai của một ngành hàng. Trong Marketing, Research Agency có 2 vai trò chính, đó là:
- Giảm thiểu nguy cơ vận hành.
- Đo lường hiệu quả.
6 Loại hình Market Research phổ biến hiện nay
Market Research Agency bao gồm 6 loại hình chính, mỗi loại hình sẽ thực hiện những công việc khác nhau. Cụ thể:
- Customer & Market Research Agency: Đây là loại hình Research Agency chuyên thực hiện các nghiên cứu cơ bản, giúp doanh nghiệp trả lời những câu hỏi liên quan đến việc sản phẩm cần chú ý vào đâu, với ai và điều gì.
- Product Research: Loại hình Research Agency này sẽ cho doanh nghiệp biết được sản phẩm của mình có tốt hơn nữa không, có gì khác biệt với đối thủ, giá cả đã phù hợp với mức độ chấp thuận của khách hàng chưa.
- Promotional Research: Doanh nghiệp có thể biết được cách triển khai hoạt động Sales, Marketing như thế nào để có thể chiếm được lòng tin của khách hàng.
- Distribution Research: Những nghiên cứu của Research Agency này giúp doanh nghiệp nắm được thông tin về địa điểm người dùng mua hàng. Qua đó có thể tìm kiếm được các kênh phân phối phù hợp và mang lại hiệu quả cao.
- Sales Research: Thực hiện các nghiên cứu tiếp nối phía sau kênh phân phối để doanh nghiệp hiểu được kênh bán hàng còn hiệu quả hay không, bản thân đang ở đâu so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay toàn ngành hàng.
- Market Environment Research: Loại hình nghiên cứu này tập trung vào các thông tin bên lề như kinh tế, chính trị, xã hội. Những nội dung thu thập được sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh về tương lai để dự đoán cơ hội, thách thức trong ngành hàng của mình.
6 Loại hình Marketing Research Agency phổ biến
Quy trình thực hiện Market Research tại Research Agency
Nhìn chung, cả 6 loại hình Research Agency kể trên đều áp dụng một quy trình chung. Vậy cụ thể thì quy trình Market Research tại Research Agency là gì?
- Bước 1: Xác định vấn đề cần nghiên cứu.
- Bước 2: Xây dựng khung sườn cho hoạt động nghiên cứu thị trường.
- Bước 3: Chọn phương pháp khảo sát và công cụ sử dụng trong nghiên cứu.
- Bước 4: Chọn mẫu đại diện phù hợp.
- Bước 5: Tiến hành thu thập dữ liệu.
- Bước 6: Phân tích dữ liệu đã thu thập được.
- Bước 7: Làm báo cáo và thuyết trình.
- Bước 8: Theo dõi, đánh giá kết quả nghiên cứu và rút ra bài học.
Cơ cấu tổ chức Research Agency dựa trên mô hình Kantar
Theo mô hình Kantar, Research Agency sẽ được chia thành 2 nhánh phòng ban cơ bản với các bộ phận tương ứng, đó là:
Team Output
Đây là team phụ trách lập báo cáo và làm việc với khách hàng của công ty. Các vị trí chuyên môn của team bao gồm:
- Account: Xây dựng mối quan hệ giữa công ty với khách hàng.
- Researcher/Analyst: Xử lý dữ liệu, làm báo cáo cho khách hàng, làm việc cùng với Account để thuyết trình cho khách hàng.
- Experts Solutions/Advanced Analytics: Cũng thực hiện các phân tích nhưng ở cấp độ, chuyên môn cao hơn.
- Consumer insights: Nắm nguồn dữ liệu nội bộ, cũng như thị trường để tập hợp và chia sẻ với các bộ phận khác trong team Agency Research. Đồng thời chịu trách nhiệm xây dựng nội dung cho các báo cáo phát hành ra bên ngoài của công ty.
- Business development: Tìm kiếm khách hàng và thuyết phục họ trở thành khách hàng của công ty.
Các vị trí chuyên môn của team Output trong Research Agency
Team Input
Nhiệm vụ của team Input trong Agency Market Research là thu thập thông tin, lập dữ liệu để cung cấp cho team Output. Các vị trí chuyên môn của team Input bao gồm:
- Fieldwork: Thu thập thông tin của người tiêu dùng.
- Panelist Control: Xây dựng mẫu nghiên cứu.
- Data Entry: Nhập thông tin của Fieldwork thu thập được vào hệ thống.
- Data Production: Chuyển thông tin thô thành bộ dữ liệu có hệ thống.
- Data Quality: Bộ phận Quantitative Market Research Agency, có nhiệm vụ kiểm soát chất lượng dữ liệu và điều tra, khắc phục các sai sót nếu có.
Nhân viên tại Research Agency sẽ làm những gì?
Trước khi tìm hiểu về công việc của nhân viên trong Agency Marketing Research, bạn nên hiểu rõ về khách hàng mục tiêu (Target Audience - TA) của team Marketing tại Agency. Cụ thể, TA của team Marketing tại Agency sẽ là các doanh nghiệp, nhãn hàng,... không phải là người tiêu dùng cuối. Hơn nữa, quy mô của team cũng thường nhỏ hơn so với team Marketing của các công ty B2C.
Về nhiệm vụ, hầu hết các team Marketing tại Research Agency đều có các đầu việc như:
- Thu thập, nghiên cứu các dữ liệu từ thị trường, người tiêu dùng.
- Phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu.
- Báo cáo kết quả nghiên cứu thị trường.
- Đề xuất, định hướng phát triển chiến lược Marketing.
Nhìn chung, các nhân viên tại Research Agency sẽ cần làm việc với số liệu, nắm được các phương pháp phân tích cơ bản và nghiên cứu insight người tiêu dùng. Sau đó làm báo cáo và triển khai các hoạt động tiếp thị cho công ty.
Các nhân viên tại Research Agency đều phải làm việc với số liệu, biết cách phân tích cơ bản và nghiên cứu hành vi người tiêu dùng
Thăng tiến nào cho nhân viên tại Research Agency?
Việc ngày càng nhiều doanh nghiệp mong muốn cải thiện hiệu quả kinh doanh, gia tăng giá trị thương hiệu đã tạo điều kiện cho ngành nghiên cứu thị trường phát triển mạnh mẽ. Điều này cũng mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các nhân viên tại Research Agency. Khi đã tích lũy được một số năm kinh nghiệm nhất định, họ còn có thể thăng tiến lên các cấp bậc cao hơn.
Thông thường, con đường nghề nghiệp tại Research Agency sẽ phát triển theo lộ trình như sau:
Lộ trình thăng tiến và công việc của từng cấp bậc nhân viên trong Research Agency
Mặc dù, nghiên cứu thị trường chỉ là một mắt xích nằm trong chuột hoạt động của Marketing nhưng lại có vai trò rất quan trọng. Điển hình như khi có sự tranh chấp giữa Marketing và Sales thì bộ phận nghiên cứu sẽ là trọng tài trung gian, cung cấp những số liệu minh chứng để đưa ra luận điểm phù hợp.
Nếu là người nhạy bén, yêu thích làm việc với dữ liệu, có khả năng chịu được khối lượng công việc cao nhưng thu nhập hấp dẫn và cơ hội thăng tiến rộng mở thì bạn có thể cân nhắc lựa chọn công việc này.
Kết luận
Nghiên cứu thị trường là công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ năng, kinh nghiệm. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Research Agency, doanh nghiệp có thể thu thập dữ liệu thị trường nhanh chóng, chính xác, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về Research Agency là gì. Đừng ngần ngại để lại phản hồi với Stradex nếu có bất kỳ vấn đề nào cần thảo luận liên quan đến chủ đề này nhé!