vi
en
menu

18 tháng 3, 2024

Hướng dẫn chi tiết cách viết CV Business Development

Digital Marketing Recruitment

Để “chinh phục” nhà tuyển dụng, nhận được cơ hội làm việc tại những công ty, tập đoàn kinh doanh lớn, việc chuẩn bị Business Development CV kỹ càng, cẩn thận là một trong những yêu cầu vô cùng quan trọng. Phải viết CV cho nhân viên kinh doanh thế nào để vừa thể hiện được năng lực vừa tạo được ấn tượng? Cùng Stradex tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Hướng dẫn viết CV nhân viên kinh doanh - CV Business Development

Không có khuôn mẫu CV cho nhân viên kinh doanh nhất định, tuy nhiên để tạo được ấn tượng, bạn không được bỏ sót những danh mục thông tin quan trọng sau:

Thông tin liên hệ/Thông tin cá nhân 

Thông tin cá nhân là nội dung cơ bản nhưng đồng thời cũng là nội dung quan trọng nhất giúp ứng viên kết nối với nhà tuyển dụng dễ dàng, thuận tiện hơn.

Trong đó, bắt buộc phải có những nội dung sau:

  • Địa chỉ.
  • Năm sinh.
  • Quê quán.
  • Số điện thoại liên lạc.
  • Địa chỉ Email.

Trong đó, email và số điện thoại là hai thông tin quan trọng nhất bởi đây cũng chính là phương thức liên hệ của nhà tuyển dụng nếu ứng viên phù hợp.

Ngoài việc đảm bảo tính chính xác cho thông tin liên hệ, phần ảnh đại diện cũng cần được chú ý. Nên chọn các bức ảnh có chân dung tươi sáng, không dùng Filter sẽ giúp tạo ấn tượng tốt khi nhà tuyển dụng đọc CV của bạn.

cv nhân viên kinh doanh

Thông tin liên hệ viết CV for Business Development Manager. Cách viết CV Business Development.

Trình độ học vấn trong CV Business Development

Trình độ học vấn giúp đo lường sự phù hợp với vị trí công việc thông qua bằng cấp chuyên môn, nghiệp vụ. Do vậy, ứng viên nên cung cấp các thông tin gồm:

  • Trường học.
  • Chuyên ngành.
  • Thời gian học tập.
  • Điểm tổng kết/Trung bình tích lũy.
  • Xếp loại bằng cấp.

Mục thông tin này không giới hạn số lượng bằng cấp ứng viên đưa vào. Tuy nhiên, cần cân nhắc đưa vào những bằng cấp chuyên môn, chứng chỉ nghiệp vụ có giá trị cao, liên quan gần nhất về công việc bạn đang ứng tuyển. 

mẫu cv nhân viên kinh doanh

Cách viết CV nhân viên kinh doanh trình độ học vấn. CV Business Development trình độ học vấn.

Mục tiêu nghề nghiệp 

Mục này là nơi ứng viên tự do thể hiện những mong muốn, tham vọng cá nhân trong công việc. Mục tiêu được đánh giá cao là mục tiêu tiếp thị những giá trị của bản thân cho nhà tuyển dụng nhận thấy.

Bạn nên chia mục tiêu nghề nghiệp trong CV Business Development thành hai phần, gói gọn trong 3 đến 4 câu:

  • Mục tiêu ngắn hạn.
  • Mục tiêu dài hạn.

Lưu ý:

  • Tránh viết mục tiêu chung chung, không rõ ràng hay không có điểm nhấn, điều này sẽ khiến bạn bị “mờ nhạt” trong vô vàn ứng viên khác. 
  • Mục tiêu nghề nghiệp phải thể hiện được mong muốn cụ thể trong công việc, đặc biệt là cách thức và sự quyết tâm thực hiện các mục tiêu đó. 
  • Phải cụ thể hoá các mục tiêu, chẳng hạn như “Phấn đấu lên được vị trí trưởng phòng kinh doanh trong vòng 3 năm”.
  • Mục tiêu của ứng viên cũng chính là mục tiêu của doanh nghiệp.

Mẫu ví dụ cho mục tiêu nghề nghiệp CV Business Development:

  • Mục tiêu ngắn hạn: Vận dụng các kiến thức, kỹ năng để hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của vị trí Business Development, mở rộng mạng lưới khách hàng, nâng cao doanh số, bán vượt chỉ tiêu và đưa ra các giải pháp khi cần thiết.
  • Mục tiêu dài hạn: Thăng tiến lên vị trí trưởng nhóm kinh doanh trong 2 năm, chinh phục được chức danh trưởng phòng trong vòng 5 năm tới.

cv xin việc nhân viên kinh doanh

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV nhân viên kinh doanh.

Kinh nghiệm nghề nghiệp 

Mặc dù là một nội dung vô cùng quan trọng nhưng nhiều ứng viên chưa thực sự đầu tư cho đầu mục này. Càng thể hiện được nhiều kinh nghiệm chuyên môn, nhà tuyển dụng nhìn thấy tiềm năng của bạn. Thông thường, những ứng viên càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm càng được ưu tiên nhiều hơn bởi không mất quá nhiều thời gian đào tạo, làm quen với công việc.

Nếu đã từng làm các công việc kinh doanh, ứng viên hãy liệt kê các kinh nghiệm liên quan vào danh mục, bao gồm:

  • Tên công ty.
  • Vị trí làm việc.
  • Thời gian bắt đầu và kết thúc công việc.
  • Nhiệm vụ được giao.
  • Thành tích nổi bật.

Lưu ý, khi viết kinh nghiệm nghề nghiệp, chỉ nên đưa khoảng 3 công việc liên quan vào danh mục này, không nên quá tập trung vào mô tả công việc mà hãy lưu ý những số liệu cụ thể.

Ngoài ra, ứng viên nên chú trọng đến cách trình bày nội dung sao cho rõ ràng, ngắn gọn và mạch lạc. Những thông tin như doanh số bán hàng đạt được, số lượng khách hàng mới, hoặc những dự án thành công mà bạn đã tham gia nên được thể hiện bằng con số cụ thể, giúp nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá được mức độ hiệu quả và năng lực của bạn. Điều này không chỉ giúp hồ sơ của bạn nổi bật hơn mà còn tạo ấn tượng mạnh về sự chuyên nghiệp và khả năng đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp.

Mẫu ví dụ kinh nghiệm nghề nghiệp:

  • Công ty TNHH ABC (1/2020 - 3/2024).
  • Vị trí công tác: Business Development.
  • Nhiệm vụ:

- Tìm kiếm khách hàng, mở rộng tệp khách hàng, tăng doanh số vượt chỉ tiêu đề ra 10% vào mỗi tháng định kỳ.

- Lên kế hoạch, xây dựng chiến lược thành công, giới thiệu sản phẩm mới, tăng doanh thu công ty 15% trong năm 2023.

-.....

cv nhân viên kinh doanh bằng tiếng anh

Kinh nghiệm nghề nghiệp trong CV của nhân viên kinh doanh.

Kỹ năng nghề nghiệp 

Cá nhân đảm nhận một vai trò nhất định trong bộ phận kinh doanh bắt buộc phải có một số kỹ năng cần thiết mà nhà tuyển dụng mong đợi từ bạn. Hãy cố gắng đưa những kỹ năng này xuyên suốt khi viết CV Business Development, càng nhiều càng tốt nhưng không được quá xa rời và phải liên quan đến công việc ứng tuyển.

Một số kỹ năng quan trọng khi tạo CV nhân viên kinh doanh:

  • Xây dựng, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng: Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng, ứng viên phải thể hiện rõ khả năng tìm kiếm, biến khách hàng xa lạ thành các khách hàng thân thiết.
  • Động lực: Khả năng duy trì động lực nên được thể hiện nổi bật xuyên suốt bản CV Business Development.
  • Kiến thức về sản phẩm/dịch: Để trở thành người bán hàng giỏi, vị trí này yêu cầu sự am hiểu về những sản phẩm/dịch vụ họ đang cung cấp. Hãy thể hiện cách bạn tìm hiểu và vận dụng những kiến thức sản phẩm/dịch vụ trong công việc cũ như thế nào.
  • Giao tiếp: Đây được cho là chìa khóa thống trị mọi kỹ năng. Kỹ năng này còn vô cùng quan trọng trong kinh doanh. Bạn buộc phải thể hiện được kỹ năng ăn nói khôn khéo, đàm phán, thuyết phục và thương lượng với khách hàng.
  • Một số kỹ năng khác: Tự tin, khẳng định, thúc đẩy, năng động, sáng tạo, làm việc độc lập, làm việc nhóm, làm việc độc lập, quyết đoán và lắng nghe.

mẫu cv xin việc nhân viên kinh doanh

Kỹ năng nghề nghiệp CV cho nhân viên kinh doanh.

Xem thêm: Business Development là gì? Làm gì và cần có kỹ năng nào? 

Những thông tin khác có trong CV nhân viên kinh doanh

Ngoài các mục bắt buộc trên, CV có thể đề cập đến các thông tin khác như:

  • Liệt kê các chứng chỉ cần thiết: Chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học hoặc các chứng chỉ liên quan đến ngành nghề, công việc kinh doanh.
  • Liệt kê các giải thưởng, thành tích: Các kết quả đã được ghi nhận trong các hoạt động ngoại khóa, phong trào có liên quan đến công việc kinh doanh khi còn đi học hoặc đi làm.
  • Giới thiệu qua về sở thích, tính cách: Dù là mục ngoài lệ nhưng ứng viên có sở thích, tính cách phù hợp với công việc cũng sẽ nổi bật hơn. Chỉ cần nêu đơn giản 2 - 3 sở thích, đặc điểm nổi bật thể hiện sự năng động, tự tin của bản thân. Ví dụ: Giao lưu, kết bạn; Du lịch, khám phá; Tham gia các hoạt động tình nguyện, team building…
  • Người tham chiếu: Đặt cuối CV để thuận tiện đối chiếu. Lưu ý, bắt buộc phải có sự đồng ý của người tham chiếu trước khi đưa các thông tin liên quan đến họ vào trong CV. Các thông tin cần đưa bao gồm: Họ tên; Chức vụ; Công ty làm việc; Mối quan hệ với người ứng tuyển; Thông tin liên lạc (Email/số điện thoại).

cv nhân viên kinh doanh chưa có kinh nghiệm

Những thông tin khác trong Business Development Manager CV.

Một số mẫu CV nhân viên kinh doanh nên tham khảo 

Cùng tham khảo một số mẫu CV Business Development dưới đây nhé!

Mẫu CV Business Development chuyên nghiệp

cv mẫu nhân viên kinh doanh

Mẫu CV Business Development chuyên nghiệp.

cv của nhân viên kinh doanh

Tham khảo mẫu CV Business Development chuyên nghiệp.

cv cho nhân viên kinh doanh

CV mẫu nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp.

mẫu cv cho nhân viên kinh doanh

Mẫu CV xin việc nhân viên kinh doanh file Word.

Mẫu CV Business Development tiếng Anh

cv xin việc nhân viên kinh doanh chưa có kinh nghiệm

CV nhân viên kinh doanh bằng tiếng anh. Download mẫu CV nhân viên kinh doanh.

mẫu cv xin việc nhân viên kinh doanh file word

CV tiếng anh nhân viên kinh doanh.

cách viết cv nhân viên kinh doanh

Tải mẫu CV xin việc nhân viên kinh doanh.

Mẫu CV nhân viên thực tập kinh doanh

tạo cv nhân viên kinh doanh

CV nhân viên kinh doanh chưa có kinh nghiệm.

viết cv nhân viên kinh doanh

CV xin việc nhân viên kinh doanh chưa có kinh nghiệm. CV Business Development cho thực tập sinh.

Một số lưu ý khi viết CV nhân viên kinh doanh

Để hạn chế các lỗi thường gặp khi thiết kế CV Business Development, cần lưu ý: 

Đọc kỹ Mô tả công việc của Business Development 

Đọc kỹ JD/Mô tả công việc của Business Development sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về vị trí đang ứng tuyển. Từ nền tảng đó, bạn sẽ biết nên và không nên đưa những thông tin nào vào CV của mình.

Chứng minh thành tích thông qua các con số

Để tránh việc nhà tuyển dụng phải phỏng đoán về giá trị tiềm năng của bạn hoặc đánh giá thấp năng lực của bạn, cách tốt nhất là hãy định lượng mọi thành tích đạt được thông qua những con số cụ thể. Con số càng chi tiết càng có lợi.

Thay vì chỉ đề cập “đáp ứng các chỉ tiêu doanh số” hãy nói rằng “đã dẫn dắt và thúc đẩy nhóm bán hàng tạo ra doanh số 400 triệu trong vòng một tháng, vượt 23% chỉ tiêu của doanh nghiệp”. Định lượng kết quả, năng lực bằng các sự kiện và số liệu cụ thể, rõ ràng sẽ tạo được ấn tượng mạnh mẽ hơn với nhà tuyển dụng, tạo sự nổi bật so với các ứng viên khác.

download mẫu cv nhân viên kinh doanh

Mẫu CV xin việc nhân viên kinh doanh chứng minh thành tích qua số liệu cụ thể.

Nếu ít kinh nghiệm, hãy nhấn mạnh vào kỹ năng

Những sinh viên mới ra trường hoặc những ứng viên lần đầu tiên thử sức trong lĩnh vực kinh doanh chưa có nhiều kinh nghiệm nên tập trung nhắm các kỹ năng hoặc danh mục hoạt động ngoại khoá.

Việc làm nổi bật các kỹ năng, đặc biệt là những kỹ năng mềm sẽ thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng. Nếu được, bạn càng nên mô tả rõ ràng chúng vào những sự kiện cụ thể, đưa ra minh chứng về cách bạn vận dụng hiệu quả những kỹ năng này. Chẳng hạn như:

  • Kỹ năng thuyết trình trong các buổi diễn thuyết với tân sinh viên hay các môn học trên lớp.
  • Kỹ năng làm việc nhóm trong các câu lạc bộ, hoạt động teambuilding hay các sự kiện được nhà trường tổ chức,...

cv tiếng anh nhân viên kinh doanh

Nếu ít kinh nghiệm, hãy nhấn mạnh vào kỹ năng khi viết CV Business Development.

Thể hiện bản thân phù hợp với vị trí ứng tuyển

Để tăng khả năng cạnh tranh, ứng viên buộc phải cho nhà tuyển dụng thấy những điểm nổi bật của bản thân so với những đối thủ khác. Hãy đề cập đến những thông tin có liên quan đến vị trí ứng tuyển, chứng minh sự phù hợp của bản thân đáp ứng được những yêu cầu của họ.

Ngành nghề kinh doanh đòi hỏi sự hoạt ngôn, năng động, thái độ kiên nhẫn, do vậy bạn có thể thêm các kỹ năng mềm như khả năng chịu áp lực, giao tiếp tốt hay biết kiểm soát cảm xúc,... để thuyết phục người tuyển dụng.

business development cv

Thể hiện sự phù hợp của bản thân với công việc trong CV Business Development.

Thông tin chính xác, trung thực

Hãy đảm bảo các thông tin được cung cấp đều chính xác, trung thực và rõ ràng bởi nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể liên lạc với người tham chiếu để xác thực lại những thông tin đó.

Nếu CV bị phát hiện thiếu trung thực, ứng viên sẽ bị loại ngay lập tức. Bộ phận tuyển dụng luôn luôn đánh giá cao các ứng viên trung thực, có trách nhiệm và khiêm tốn. Chính vì thế, đừng viết thêm những gì bạn không có nhé!

Lựa chọn màu sắc phù hợp

Khi thiết kế CV Business Development, bạn cũng cần chú ý đến bố cục màu sắc. Lựa chọn những tone màu hài hoà, sẽ tạo cảm giác dễ chịu cho người xem, ghi điểm thiện cảm với người tuyển dụng.

Về tone màu chủ đạo, Stradex khuyên bạn nên tham khảo các gam màu có sự tương đồng với màu sắc của thương hiệu doanh nghiệp tuyển dụng, nhằm tạo ấn tượng đặc biệt. Bên cạnh đó, chú ý không phối quá nhiều màu sắc trong bản CV hay chọn những màu nền quá chói, trùng với màu chữ khiến việc đọc nội dung trở nên khó khăn.

cv nhân viên kinh doanh tiếng anh

Lựa chọn màu sắc CV Business Development phù hợp.

Thêm mục Người tham chiếu

Người tham chiếu là cơ sở chứng minh các thông tin ứng viên cung cấp có trung thực hay không. Nếu trong CV liệt kê nhiều kinh nghiệm làm việc nhưng không xuất hiện thông tin người tham chiếu thì mẫu CV xin việc nhân viên kinh doanh đó không được đánh giá cao bởi không có tính thật và tính cụ thể.

Viết thông tin người tham chiếu là một cách giúp khẳng định với nhà tuyển dụng những thông tin bạn đã cung cấp là hoàn toàn đúng sự thực. Nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể liên hệ với người tham chiếu để xác thực thông tin.

mục tiêu nghề nghiệp trong cv nhân viên kinh doanh

Thêm mục Người tham chiếu vào CV Business Development.

Trên đây, Stradex đã chia sẻ toàn bộ những kinh nghiệm quan trọng nhất giúp bạn hoàn thiện CV Business Development, tạo ấn tượng nổi bật so với các đối thủ khác, thành công trúng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh. Hiện tại, Stradex cũng đang tuyển dụng vị trí Business Development. Còn chần chờ gì mà hãy gửi ngay CV cho Stradex để có cơ hội thử sức trong môi trường làm việc vô cùng năng động và hiện đại nhé!

Stradex tuyển dụng Business Development: https://stradexvietnam.com/tuyen-dung

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn