vi
en
menu

28 tháng 3, 2024

Sự khác biệt giữa: Product Owner vs Product Manager

Digital Marketing

Hai vị trí Product Owner vs Product Manager khác nhau như thế nào? Vì sao phải phân biệt PO và PM? Làm thế nào để tối đa hoá sự kết hợp giữa PO và PM?

Product Owner vs Product Manager là hai vị trí vô cùng quan trọng trong lĩnh vực quản lý sản phẩm, đặc biệt là ngành công nghiệp phần mềm và công nghệ thông tin. Vậy sự khác biệt giữa Product Owner và Product Manager là gì? Làm thế nào để tối đa hoá sức mạnh khi kết hợp PO vs PM? Cùng Stradex tìm hiểu chi tiết về hai vị trí siêu “hot” này trong bài viết sau nhé!

Sự khác biệt giữa: Product Owner vs Product Manager

Để phân biệt rõ vị trí Product Owner (PO) vs Product Manager (PM), cần xem xét 4 tiêu chí sau:

Trách nhiệm 

Product Owner

Product Manager

- Chỉ có vai trò là một vị trí trong toàn bộ dự án sản xuất sản phẩm.

- Tập trung chính vào chiến thuật tối đa hoá giá trị sản phẩm thông qua các phản hồi từ người sử dụng.

- Phản ánh sản phẩm rõ nét trong quá trình sản xuất.

- Đồng phối hợp với các bộ phận sản xuất chung, tối ưu hoá giá trị của doanh nghiệp.

- Đảm bảo xử lý công khai, minh bạch các công việc tồn đọng, tránh ảnh hưởng đến hiệu suất chung.

- Chịu trách nhiệm tất cả các vấn đề liên quan đến tối ưu hoá giá trị sản phẩm.

- Xử lý các công việc khác theo phân công từ Product Manager.

- Chịu trách nhiệm tất cả những vấn đề liên quan đến Lifecycle (vòng đời của sản phẩm). 

- Quản lý, giám sát toàn bộ các vấn đề liên quan đến sản xuất sản phẩm, từ việc hình thành ý tưởng ban đầu, quá trình triển khai, lập trình hay ra mắt sản phẩm,..

- Tập trung chính vào chiến lược định hướng phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường.

- Xây dựng lộ trình làm việc phù hợp.

- Có chuyên môn về sản phẩm.

- Sử dụng ngân sách, chi phí liên quan tối ưu nhất.

- Chỉ đạo, hướng dẫn cách triển khai hiệu quả và tối ưu nhất.

- Tìm hiểu về nhu cầu, mong muốn, hành vi của người tiêu dùng.

- Giải quyết, phân quyền nhiệm vụ cho các bộ phận có liên quan như Tester, lập trình viên,...

- Đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra đúng định hướng, mục tiêu về chi phí, doanh thu. lợi nhuận của doanh nghiệp.

product owner vs product manager

Sự khác biệt trong trách nhiệm giữa Product Owner and Product Manager.

Kỹ năng cần thiết

Product Owner

Product Manager

- Khả năng giao tiếp.

- Khả năng thấu hiểu, lắng nghe, đồng cảm.

- Thành thạo một số kỹ năng hẹp hơn như khả năng linh hoạt, sự hiểu biết và sử dụng các công cụ Scrum (chẳng hạn như Kanban).

- Tính thần trách nhiệm, làm việc đúng thời hạn.

- Kỹ năng giải quyết, xử lý vấn đề nhanh chóng.

- Kỹ năng lãnh đạo.

- Khả năng giao tiếp.

- Sự đồng cảm, thấu hiểu.

- Kỹ năng ra quyết định.

- Tư duy sản xuất, tư duy sản phẩm.

- Kiến thức chuyên môn về sản phẩm.

- Khả năng phân tích, nghiên cứu.

product manager vs product owner

Sự khác biệt trong yêu cầu kỹ năng cần thiết của Product Manager and Product Owner.

Chỉ tiêu KPI 

Product Owner

Product Manager

- Số lượng đã hoàn thành.

- Sự chuyển đổi từ lộ trình, tầm nhìn và mục tiêu phát triển thành các tính năng của sản phẩm.

- Tỷ lệ chuyển đổi: Tỷ lệ càng cao chứng tỏ khách hàng hài lòng với sản phẩm bạn cung cấp. 

- NPS (Net Promoter Score): Sự sẵn lòng giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của khách hàng đến bạn bè. người thân của họ.

- Tỷ lệ rời bỏ: Tỷ lệ khách hàng không quay lại mua hàng. Tỷ lệ rời bỏ càng thấp, sự đồng cảm của Product Manager với khách hàng càng lớn. Họ có xu hướng khắc phục sự cố, phát triển sản phẩm dựa trên những phản hồi của bạn.

- Doanh thu: Phản ánh tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ rời bỏ và kết quả của quá trình phát triển sản phẩm.

project manager vs product manager

Khác biệt về chỉ tiêu KPI của Product Owner vs Product Manager.

Mức lương

Product Owner

Product Manager

Trung bình từ 27.4 - 68.5 triệu đồng/tháng

(Khoảng $98,113/năm)

Trung bình từ 31.5 - 58 triệu đồng/tháng 

(Khoảng $102,473/năm)

product owner vs project manager

Khác biệt về mức lương của Product Owner vs Product Manager.

Ngoài Product Owner và Product Manager, trong ngành nghề quản lý sản phẩm, nhiều người thường nhầm lẫn giữa 4 vị trí sau:

  • Product Owner (Chủ sở hữu sản phẩm) là những người hoặc tổ chức sở hữu và có trách nhiệm kiểm soát sản phẩm/dịch vụ.
  • Product Manager (Chuyên viên quản lý sản phẩm/Giám đốc sản xuất) là những người có trách nhiệm nghiên cứu, quản lý và phát triển sản phẩm/dịch vụ.
  • Project Manager là những người có nhiệm vụ quản lý, giám sát và điều hành dự án.
  • Business Analyst là những người có nhiệm vụ phân tích, đánh giá, đo lường kết quả các hoạt động kinh doanh hiện tại, đưa ra các đề xuất phát triển, cải tiến, loại bỏ hoặc thay đổi nhằm tối ưu hoá hiệu suất kinh doanh.

product owner và product manager

Phân biệt Product Owner, Business Analyst, Project Manager vs Product Manager.

Để hiểu rõ hơn về vai trò trách nhiệm, nghĩa vụ và chức năng của 4 vị trí trên, cùng theo dõi bảng so sánh sau:

 

Product Owner

Product Manager

Project Manager

Business Analyst

Mục tiêu

Tạo ra các sản phẩm/dịch vụ thỏa mãn nhu cầu khách hàng và có giá trị kinh doanh.

Định hướng tầm nhìn, đề ra mục tiêu và chiến lược cho sản phẩm/dịch vụ.

Gửi dự án đảm bảo chất lượng, đúng thời hạn và phù hợp với ngân sách.

Giải quyết các vấn đề trong kinh doanh thông qua đánh giá, phân tích và đề xuất giải pháp.

Vai trò chính

- Đại diện cho khách hàng và người tiêu dùng cuối cùng.

- Xác định mong muốn, yêu cầu về sản phẩm.

- Lên kế hoạch, xác định tính năng cần được ưu tiên.

- Vạch ra chiến lược cho sản phẩm.

- Đảm bảo sự phát triển của sản phẩm phù hợp với mục tiêu kinh doanh.

- Quản lý, giám sát dự án để đảm bảo có thể triển khai thành công.

- Thấu hiểu được mong muốn của khách hàng và người tiêu dùng cuối cùng.

Phạm vi trách nhiệm

Sản phẩm cụ thể trong một nhóm phát triển hoặc một dự án.

Sản phẩm toàn diện trong một tổ chức hoặc một dòng sản phẩm.

Một hoặc nhiều dự án trong một lĩnh vực hoặc một tổ chức.

Một hoặc nhiều chức năng hệ thống hoặc vấn đề kinh doanh trong một lĩnh vực hoặc một tổ chức.

Trách nhiệm

- Xác định các nhu cầu về sản phẩm.

- Lên kế hoạch thực hiện và xác định tính năng ưu tiên của sản phẩm.

- Đảm bảo sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm.

- Đồng phối hợp với các bộ phận khác có liên quan trong quá trình phát triển sản phẩm.

- Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường và phân tích, đánh giá đối thủ cạnh tranh.

- Đề ra hướng đi, dẫn dắt, chỉ đạo quá trình phát triển sản phẩm.

- Kết hợp cùng Project Manager và Product Owner để đạt mục tiêu kinh doanh.

- Quản lý nguồn lực, lên kế hoạch, triển khai và theo dõi tiến độ.

- Đảm bảo dự án hoàn thành đúng yêu cầu, đúng thời hạn xác định.

- Cẩn thận, tỉ mỉ và giải quyết vấn đề thông minh.

- Phân tích nhu cầu, xây dựng văn bản hướng dẫn chi tiết về phát triển sản phẩm.

Yêu cầu kỹ năng cần thiết

- Kỹ năng giao tiếp tốt.

- Nền tảng kiến thức về ngành công nghiệp và thị trường.

- Khả năng giám sát, quản lý sản phẩm.

- Chuyên môn về kiểm soát dự án và Agile.

- Khả năng lãnh đạo, giám sát và quản lý.

- Nền tảng chuyên môn về quản lý sản phẩm và công nghệ thông tin.

- Khả năng sáng tạo và ra quyết định.

- Kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả.

- Kỹ năng lên kế hoạch, quản lý dự án.

- Khả năng giải quyết vấn đề, sự cẩn thận, tỉ mỉ.

- Kiến thức về hệ thống.

- Khả năng nghiên cứu, phân tích.

- Khả năng lắng nghe, giao tiếp hiệu quả.

Phương pháp làm việc

Agile (Kanban, Scrum,..)

Truyền thống (V-Model, Waterfall,..) hoặc Agile

Agile hoặc truyền thống.

Agile hoặc truyền thống.

product owner and product manager

Phân biệt Product Manager, Business Analyst, Product Owner vs Project Manager.

Tại sao phải phân biệt Product Manager vs Product Owner?

Một số tổ chức không phân biệt rõ vai trò, trách nhiệm giữa Product Manager vs Product Owner khiến việc chuyên tâm vào các tính năng sản phẩm không hiệu quả. Về mặt kỹ thuật, PM và PO đều có vai trò của một Scrum Team, tuy nhiên, việc làm rõ hai vị trí này sẽ mang lại nhiều lợi ích sau:

Xác định doanh nghiệp đang cần PM, PO hay cả hai

Nếu không thể phân biệt vai trò, yêu cầu, phạm vi trách nhiệm của Product Manager vs Product Owner, doanh nghiệp sẽ không thể xác định sự cần thiết của những vị trí này trong tổ chức. Cụ thể:

  • Một doanh nghiệp vừa và nhỏ có sản phẩm ở giai đoạn đầu: Chỉ cần tuyển dụng Product Manager và yêu cầu họ hoàn thành cả hai vai trò, xử lý mọi công việc từ khi lập kế hoạch, cung cấp nguồn lực, hướng dẫn, chỉ đạo đến khi hoàn thành phát triển sản phẩm.
  • Một doanh nghiệp lớn và nhiều sản phẩm: Vị trí Product Manager có nhiều ràng buộc trách nhiệm hơn. Trong khi đó, bộ phận phát triển lại cần có những chỉ đạo trực tiếp để hoàn thiện công việc hiệu quả. Do vậy, doanh nghiệp cần cả PM và PO  để phối hợp thực hiện quản lý sản phẩm.

product owner product manager

Vì sao phải phân biệt Product Owner Product Manager?

Làm việc với vai trò và trách nhiệm rõ ràng

Nếu không phân biệt rõ vai trò, phạm vi trách nhiệm của Product Owner và Product Manager, doanh nghiệp có thể có những mong muốn sai lầm hoặc giao nhiệm vụ không phù hợp.

Ví dụ: Nếu tổ chức làm việc theo phương pháp Scrum để tối ưu hoá sản phẩm thì chỉ Product Manager sẽ không thể duy trì hàng tồn và tạo ra câu chuyện khách hàng. Trường hợp này, cần tuyển dụng thêm Product Owner để hỗ trợ Product Manager xây dựng những câu chuyện đó, cung cấp cho đội phát triển những mong muốn, nhu cầu thông qua việc lắng nghe khách hàng.

Hiểu được sự khác biệt giữa PO và PM sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc tuyển dụng và phân chia công việc.

product manager and product owner

Tại sao phải phân biệt Product Owner vs Product Manager?

Phối hợp Product Owner và Product Manager hiệu quả 

Hiện thực hóa tầm nhìn, mục tiêu của tổ chức không phải điều dễ dàng. Product Manager cũng không thể tự thực hiện các công việc một mình. Do vậy, phân biệt được Product Owner vs Product Manager còn tạo nên hợp tác đa chức năng tốt hơn. Cụ thể:

  • Họ có thể phối hợp, làm việc cùng nhau để đưa ra các nhận định, định hướng chiến lược và đề ra tính năng ưu tiên của sản phẩm.
  • Cần hợp tác với nhau để đảm bảo triển khai các hoạt động liên quan đến sản phẩm đúng kế hoạch, đúng lộ trình sản phẩm.
  • Quản lý đa chức năng nội bộ và cả bên ngoài, hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ của mỗi người.

product manager và product owner

Phối hợp Product Owner vs Product Manager hiệu quả

Đạt được mục tiêu kinh doanh và sản phẩm

Vạch ra được ranh giới rõ ràng giữa vai trò, trách nhiệm của Product Manager vs Product Owner sẽ giúp việc phân bổ công việc nhanh chóng hơn, quy trình triển khai hiệu quả hơn và dễ dàng đạt được mục tiêu kinh doanh hơn. Trong đó:

  • Product Owner: Tập trung chính vào mục tiêu sản phẩm, chủ yếu chỉ đạo, hướng dẫn bộ phận phát triển các việc cần làm, quy cách thực hiện để đạt được các mục tiêu mà PM đã đề ra.
  • Product Manager: Tập trung vào toàn bộ quy trình giám sát, quản lý sản phẩm, đưa doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với mục tiêu.

product owner vs product manager

Đạt được mục tiêu kinh doanh và sản phẩm.

Xây dựng sản phẩm hướng tới khách hàng là trọng tâm

Hiểu rõ khác biệt giữa Product Manager và Product Owner giúp tổ chức phân bổ các nhiệm vụ hiệu quả, đảm bảo tất cả hoạt động phát triển sản phẩm đều tuân theo định hướng tầm nhìn.

Đồng bộ PM và PO, cộng tác và làm việc hiệu quả sẽ giúp điều phối hiệu quả quy trình quản lý sản phẩm nổi bộ, đáp ứng mong đợi và sự hài lòng khách hàng nhờ trải nghiệm sử dụng thú vị.

product manager vs product owner

Xây dựng sản phẩm hướng tới khách hàng là trọng tâm.

3 Tips tối đa hóa sức mạnh kết hợp PM vs PO

Hai vị trí PM và PO là đóng hai vai trò khác nhau nhưng đều hướng đến một mục tiêu chung: Xây dựng và cải tiến sản phẩm, thỏa mãn mong đợi từ khách hàng. Vì vậy, tối đa hoá sức mạnh giữ Product Owner và Product Manager sẽ giúp quy trình làm việc hiệu quả hơn.

Dưới đây là 3 tips giúp bạn tối đa hoá sức mạnh kết hợp của PM và PO.

1. Xây dựng base thông tin dự án, sản phẩm chung

Nếu như PM tạo ra mục tiêu, thấu hiểu khách hàng và chuyển chúng thành các tính năng sản phẩm thì PO có trách nhiệm truyền đạt thông tin này đến bộ phận phát triển để đưa ra triển khai, hoàn thiện sản phẩm.

Để làm được điều này, yêu cầu PO phải hiểu từng sáng kiến, hiểu được cần làm gì để đạt được mong đợi của PM và làm hài lòng khách hàng.

Do vậy, tổ chức nên thiết lập một base chia sẻ, cho phép cả PM và PO cùng nêu ra chiến lược, thông tin dự án, dữ liệu hay quy trình triển khai, vận hành. Trong đó:

  • PO phải tham gia vào các cuộc thảo luận liên quan đến sản phẩm do PM chủ trì.
  • Cùng nhau thực hiện các cuộc phỏng vấn, khảo sát khách hàng.
  • Mọi thông tin, dữ liệu đều phải sẵn có cho cả PM và PO dựa trên nguyên tắc chia sẻ, giải thích, phân tích, bảo mật và khả năng sử dụng.

project manager vs product manager

Xây dựng base thông tin dự án, sản phẩm chung.

2. Tạo mục tiêu chung và tầm nhìn sản phẩm

Mặc dù tạo mục tiêu chung và tầm nhìn sản phẩm là vai trò của Product Manager, tuy nhiên họ không thể hoàn thành điều đó một mình. Ý kiến đóng góp của Product Owner sẽ khuyến khích sự tham gia, quyền tự chủ khi xác nhận mục tiêu của đội ngũ phát triển phù hợp với tầm nhìn sản phẩm.

Khi đã có chung tầm nhìn:

  • Họ có thể tạo ra các mục tiêu chung.
  • Phát triển một số tính năng mới.
  • Phối hợp nỗ lực giữa nhóm quản lý sản xuất và bộ phận phát triển sản phẩm.
  • Đảm bảo không có trục trặc làm trì hoãn các hoạt động, giúp quy trình sản phẩm triển khai nhanh hơn qua các giai đoạn phát triển.

product owner vs project manager

Tạo mục tiêu chung và tầm nhìn sản phẩm.

3. Lên lịch các cuộc họp định kỳ 

Phối hợp thường xuyên là một bí quyết tuyệt vời giúp tạo ra quy trình làm việc liên chức năng thuận lợi hơn, giúp tất cả mọi người (gồm PM và PO) gắn kết các mục tiêu của sản phẩm với tầm nhìn chiến lược của tổ chức.

Các cuộc họp định kỳ được tạo lập nhằm:

  • Thảo luận vấn đề.
  • Giải quyết các xung đột.
  • Lên kế hoạch xử lý.
  • Cùng nhau tìm ra giải pháp tốt nhất.
  • Mang lại trải nghiệm hoàn hảo, tạo ra sự hài lòng cho khách hàng.

product owner và product manager

Lên lịch các cuộc họp định kỳ.

FAQs thường gặp về Product Owner vs Product Manager

Product Owner và Product Manager là một?

Không, PO và PM có vai trò, nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau:

  • Product Owner: Đóng vai trò chiến thuật hơn, tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn, tạo ra các câu chuyện khách hàng mà nhóm phát triển có thể tận dụng để đưa ra nhiều quyết định thoả mãn nhu cầu người dùng, giúp tối đa hoá giá trị của sản phẩm.
  • Product Manager: Đóng vai trò chiến lược hơn, họ định hướng và phác thảo lộ trình quản lý sản phẩm trong suốt vòng đời sản phẩm và thực hiện các mục tiêu lớn hơn của tổ chức.

Có cần phải có cả Product Owner và Product Manager trong một công ty không?

Không, việc tuyển dụng chỉ Product Owner, chỉ Product Manager hay cả hai phụ thuộc vào chỉ tiêu hiệu suất sản phẩm công ty mong muốn đạt được, giai đoạn sản phẩm, quy mô tổ chức và mục tiêu kinh doanh tổng thể.

product owner and product manager

FAQs thường gặp về Product Owner vs Product Manager.

Chủ sở hữu sản phẩm cũng có thể là người quản lý sản phẩm không?

Có, Product Owner cũng có thể đảm nhiệm vị trí Product Manager vì chúng đều có chung mục tiêu. Tuỳ thuộc vào cơ cấu, quy mô nhóm, mục tiêu kinh doanh và mục tiêu sản phẩm mà các vai trò có thể thay thế cho nhau.

Trên đây, Stradex đã tổng hợp những thông tin chi tiết, giúp bạn dễ dàng phân biệt Product Manager và Product Owner. Như bạn đã thấy, Product Owner vs Product Manager đều có những mục tiêu, vai trò, trách nhiệm hay yêu cầu những kỹ năng riêng. Tuy nhiên, không cần quá cứng nhắc với các định nghĩa về chức danh mà cần hiểu rõ nhu cầu của tổ chức để lựa chọn, phân chia công việc, vai trò sao cho phù hợp. 

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn