6 tháng 6, 2024
Quảng cáo tìm kiếm (Google Search Ads) là gì? Các bước thiết lập quảng cáo Google Search
Bên cạnh các trang mạng xã hội thì quảng cáo tìm kiếm Google cũng là một kênh được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thiết lập quảng cáo Google Search hiệu quả. Vậy cụ thể Google Search Ads là gì và có thể thiết lập như thế nào? Hãy cùng Stradex tìm hiểu rõ hơn dưới đây nhé!
Quảng cáo tìm kiếm là gì? Các thành phần chính của quảng cáo
Quảng cáo tìm kiếm (Google Search) là một dịch vụ quảng cáo trả phí dựa trên từ khóa của Google. Về cơ bản, dịch vụ này sẽ giúp website của doanh nghiệp xuất hiện ở thứ hạng cao trên kết quả khi tìm kiếm. Nhờ đó, mỗi khi có người dùng tra cứu nội dung có liên quan, bài viết của bạn có khả năng được bấm xem cao hơn.
Trong đó, một chiến dịch Google Ads Search sẽ được triển khai với 3 thành phần chính. Bao gồm:
- Từ khóa (Keywords): Đây chính là từ khóa mà Google dựa vào để điều hướng quảng cáo. Tại đây, chúng ta có thể tùy ý chọn kiểu khớp từ khóa cho chiến dịch, bao gồm Đối sánh rộng (Broad Match), Đối sánh cụm từ (Phrase Match) và Đối sánh chính xác (Exact Match).
- Mẫu quảng cáo (Ad Copy): Đây là các khối văn bản đi kèm khi quảng cáo được hiển thị, chẳng hạn như đoạn mô tả, tiêu đề, số điện thoại…
- Trang đích (Landing Page): Trang đích là URL trang kết quả khi quảng cáo xuất hiện trên công cụ tìm kiếm, là trang mà người dùng sẽ truy cập vào website.
Quảng cáo Google tìm kiếm là gì?
Bài viết liên quan: Quảng cáo trên Google Ads là gì? Hướng dẫn các bước chạy quảng cáo Google Adwords hiệu quả
Quảng cáo Google Search có những ưu điểm nào
Quảng cáo Google Search là một trong những dịch vụ chạy tiếp thị số được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường. Đặc biệt là khi nó có thể đem lại nhiều lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Cụ thể như:
- Khả năng tiếp cận không giới hạn: Theo thống kê từ Google, mỗi ngày hệ thống của họ xử lý hơn 8.5 tỷ lượt tra cứu từ người dùng. Chính vì lý do này, rất nhiều doanh nghiệp tận dụng cách thức này trong các hoạt động kinh doanh, bán hàng, quảng bá thương hiệu.
- Khả năng thiết lập đa mục tiêu mà vẫn đảm bảo đúng đối tượng: Google s định vị quảng cáo và chia sẻ chúng tới người dùng dựa vào từ khoá, nội dung, độ tuổi, vị trí, ngôn ngữ và nhiều yếu tố khác. Miễn là bạn có thể đưa ra các thông tin cụ thể về đối tượng mục tiêu, qua đó đảm bảo nội dung được điều hướng chính xác nhất.
- Phù hợp với ý định tìm kiếm: Các kết quả tìm kiếm trên Google đều được đề xuất dựa trên ý định tìm kiếm của người dùng. Do đó, quảng cáo của bạn luôn có thể tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu có thể là khách hàng của mình.
- Kiểm soát chi phí và đo lường số liệu dễ dàng: Hình thức này tự động đo lường và ghi chú lại toàn bộ số liệu của chiến dịch. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng phân tích, tìm ra điểm đột phá và tối ưu cho các chiến dịch sau này. Đồng thời, chúng ta cũng có toàn quyền kiểm soát ngân sách của chiến dịch.
- Quản lý và giám sát chiến dịch dễ dàng: Google cung cấp rất nhiều công cụ để có thể quản lý và giám sát các chiến dịch hoạt động. Chẳng hạn, ta có “My Client Center” là một công cụ cho phép bạn theo dõi và giám sát toàn bộ tài khoản của mình. Tương tự, “Google Ads Editor” là một công cụ khác cho phép bạn quản lý tài khoản Google Ads khi ngoại tuyến.
- Đem lại kết quả nhanh hơn SEO: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của nhiều doanh nghiệp nhưng cần nhiều thời gian thực hiện. Do đó, quảng cáo trả phí vẫn là một công cụ có thể nhanh chóng cải thiện lưu lượng truy cập, thu hút đơn hàng, tăng lượt tương tác và thậm chí cải thiện điểm số SEO.
Một số ưu điểm nổi bật mà khi chạy Google Ads Search.
Các bước thiết lập quảng cáo tìm kiếm trên Google
Sau khi giải thích về khái niệm và một số ưu điểm của quảng cáo tìm kiếm, dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách thiết lập một chiến dịch Google Ads Search với 6 bước cơ bản. Cụ thể như sau;
Bước 1: Xác định mục tiêu quảng cáo.
Các mục tiêu này có thể được đặt dựa trên KPI mong muốn, hoặc tùy theo nhu cầu, mục tiêu của từng doanh nghiệp. Cụ thể hơn, trong bước này người thực hiện cần xác định 4 mục tiêu chính, bao gồm:
- Tăng số lượng cuộc gọi thoại tới doanh nghiệp.
- Tăng doanh số bán hàng, hoặc khách hàng tiềm năng cho trang.
- Tăng số lượng khách hàng ghé qua cửa hàng.
- Tăng lượt xem và tương tác trên Youtube.
Chọn mục tiêu của chiến dịch.
Bước 2: Cung cấp thông tin doanh nghiệp.
Tại đây, Google sẽ yêu cầu bạn để lại một số thông tin cơ bản để giới thiệu về doanh nghiệp để có thêm thông tin điều hướng quảng cáo và đánh giá trải nghiệm trang đích. Các thông tin này bao gồm:
- Tên doanh nghiệp.
- Trang website của doanh nghiệp.
Cung cấp thêm một số thông tin về doanh nghiệp và trang website.
Bước 3: Viết mẫu quảng cáo trên công cụ tìm kiếm.
Ở đây, Google sẽ đưa ra yêu cầu cụ thể về mẫu quảng cáo mà bạn cần phải viết, bao gồm 3 tiêu đề, 2 mô tả và chọn hiển thị nút gọi. Với một số dạng khác, Google cho phép bạn sử dụng tối đa 15 tiêu đề với 4 mô tả để bạn có thể đảm bảo nội dung thu hút được người dùng nhất.
Viết mẫu tiêu đề và mô tả cho chiến dịch mà bạn chuẩn bị triển khai.
Bước 4: Thêm chủ đề quảng cáo.
Google sẽ dựa trên nội dung trang đích và tiêu đề, mô tả đã viết để lại để đưa ra một số chủ đề gợi ý. Với những gợi ý này, bạn có thể tùy ý thêm bớt, hoặc chỉnh sửa chủ đề sao cho phù hợp với nhu cầu và mục đích của chiến dịch.
Chọn chủ đề và chỉnh sửa chúng cho phù hợp.
Bước 5: Thiết lập phạm vi tiếp cận/ vị trí tìm kiếm.
Tại đây, bạn sẽ có hai lựa chọn, bao gồm:
- Thiết lập theo bán kính.
- Thiết lập theo vị trí cụ thể.
Hãy chọn thiết lập vị trí tiếp cận cho chiến dịch.
Bước 6: Thiết lập ngân sách.
Người thực hiện hoàn toàn có thể thiết lập mức ngân sách cho phép của chiến dịch theo nhu cầu. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm về các mức ngân sách của đối thủ cạnh tranh để đưa ra mức giá thầu tốt nhất, đảm bảo hiệu quả tiếp cận.
Đặt giá thầu cho chiến dịch.
Sau khi hoàn thành 6 bước thiết lập trên, Google sẽ hiển thị lại toàn bộ chiến dịch mà bạn đã cài đặt trước đó. Tại đây, bạn chỉ cần kiểm tra lại một số thông tin, tìm cách tối ưu là có thể bắt đầu chạy chiến dịch một cách dễ dàng.
Hãy xem xét lại các tiêu đề, mô tả và giá thầu để đảm bảo kết quả đúng như mong muốn.
Google Search Ads hoạt động như thế nào
Google Search Ads hiển thị quảng cáo dựa trên giá thầu, mức độ liên quan với người dùng và chất lượng. Các hệ thống này hoạt động nhằm đảm bảo rằng người dùng nhìn thấy các nội dung phù hợp với sở thích và nhu cầu của họ. Điều này sẽ giúp chiến dịch có thể tiếp cận đối tượng và có tỷ lệ chuyển đổi lớn hơn. Trong đó:
- Giá thầu: Google Ads sẽ dựa trên mức giá thầu tối đa (PPC - CPM - CPA - CPV) mà bạn sẵn sàng trả để so sánh với đối thủ và xếp hạng. Chẳng hạn, nếu bạn đang để mức giá thầu tối đa sẵn sàng trả là 2.000 đồng cho mỗi lượt click và đối thủ của bạn chỉ để 1.000 đồng, bạn sẽ giành chiến thắng và kết quả tìm kiếm của bạn sẽ được xếp ở vị trí cao hơn.
- Mức độ liên quan: Nghĩa là bài quảng cáo của bạn có phù hợp với mục đích tìm kiếm của người dùng hay không. Ví dụ, nếu bạn tra cứu giày chạy bộ, chắc chắn Google sẽ ưu tiên hiển thị các nội dung liên quan đến giày chạy bộ thay vì giày cao gót, giày da,...
- Điểm chất lượng: Điểm chất lượng được tính dựa trên tỷ lệ nhấp chuột dự kiến (CTR), mức độ liên quan và trải nghiệm người dùng tại trang đích. Nếu bạn làm tốt 3 yếu tố này, Google sẽ đáng giá cao chất lượng và bạn có thể chiếm được vị trí cao hơn so với đối thủ.
Trên thực tế, Google sẽ luôn ưu tiên điểm chất lượng, hơn là mức giá thầu. Điều này có nghĩa là, nếu quảng cáo của bạn có điểm chất lượng tốt, bạn sẽ chắc chắn được xếp hạng cao hơn các đối thủ có mức giá thầu bằng, thậm chí cao hơn.
Tương tự, nếu điểm chất lượng thấp, bạn sẽ phải đặt giá thầu ở mức cao hơn rất nhiều nếu muốn cạnh tranh thứ hạng với đối thủ có điểm chất lượng tốt hơn.
Cách Google Ads Search hoạt động và xếp hạng.
Cách đo lường hiệu quả của Google Search Ads
Đối với Google Search Ads, Google có cung cấp rất nhiều công cụ để có thể giúp bạn đo lường và báo cáo hiệu quả của chiến dịch. Tuy nhiên, dù sử dụng công cụ nào, bạn cũng nên chú ý đến một số giá trị quan trọng sau:
- Lợi tức chi tiêu (Return On Ads Spend - ROAS): Số liệu này giúp người thực thi xác định doanh thu kiếm được trên mỗi khoản chi. Nếu ROAS cao, nghĩa là GG Ads Search đang có doanh thu tốt mà không tốn quá nhiều ngân sách và ngược lại.
- Giá mỗi nhấp chuột ( Cost Per Click - CPC): Nếu CPC cao, nghĩa là quảng cáo của bạn không đủ thu hút, không tạo được ấn tượng với người dùng và ngược lại. Do đó, hãy xem xét lại và tối ưu nội dung trở lên thu hút hơn.
- Giá mỗi chuyển đổi (Cost Per Conversion): Đây là chi phí để hoàn thành mục tiêu chuyển đổi mà bạn đã đặt ra trước đó khi thiết lập chiến dịch như mua hàng, tương tác với website…
- Giá mỗi chuyển đổi (Cost Per Acquisition - CPA): Đây là khoản chi phí cần bỏ ra để có được một khách hàng thực tế thông qua chiến dịch. Nếu mức CPA cao, nghĩa là dịch vụ của bạn không gây ấn tượng được với khách hàng. Do đó, hãy xem xét lại và tối ưu các yếu tố cần thiết để giảm mức CPA.
Trên đây Stradex đã tổng hợp lại một số thông tin cơ bản để giải thích quảng cáo tìm kiếm là gì và hướng dẫn các bước thiết lập chiến dịch Google Search Ads. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc sớm có thể triển khai một chiến dịch cho riêng mình một cách hiệu quả.