19 tháng 7, 2024
Dynamic Remarketing là gì? Cách tạo quảng cáo tiếp thị lại động
Dynamic Remarketing là một công cụ được nhiều doanh nghiệp sử dụng trong các chiến dịch tiếp thị. Nó có thể giúp bạn tăng chuyển đổi và nâng cao doanh thu từ quảng cáo trực tuyến. Vậy Dynamic Remarketing là gì? Tại sao nên sử dụng nó và làm thế nào để bắt đầu thiết lập một chiến dịch Dynamic Remarketing Google Ads? Hãy cùng Stradex tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Dynamic Remarketing là gì?
Dynamic Remarketing (hay tiếp thị lại động), là hình thức quảng cáo cho phép bạn hiển thị quảng cáo tự động cá nhân hóa trên các sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng đã tương tác khi truy cập trang web của bạn trước đó.
Dynamic Remarketing Ads hiển thị quảng cáo được cá nhân hóa tới khách hàng
Tiếp thị lại động có thể thực hiện trên nhiều nền tảng khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất phải kể đến:
- Google: Hiện nay, trong các hình thức Google Ads Remarketing, chúng ta có thể tạo tiếp thị lại động cho phép bạn hiển thị quảng cáo cho khách truy cập trên mạng hiển thị của Google (Google Display Network - GDN) bằng cách sử dụng dữ liệu từ các công cụ như Google Ads và Google Analytics. Dữ liệu này sẽ giúp bạn hiển thị quảng cáo chứa sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng đã xem trên trang web của bạn trước đó, thu hút họ quay trở lại và thực hiện hành động tiếp theo.
- Facebook: Tiếp thị lại động của Facebook cho phép bạn hiển thị quảng cáo có chứa sản phẩm dịch vụ khách hàng đã xem bằng cách sử dụng dữ liệu từ Facebook Ads Manager. Bạn chỉ cần thêm danh mục sản phẩm dịch vụ của mình, sau đó Facebook sẽ theo dõi hành vi của người dùng trên cửa hàng của bạn bằng pixel Facebook.
Ngoài ra, Dynamic Remarketing Ads cũng có thể hoạt động trên bất kỳ nền tảng nào cho phép theo dõi, thu thập dữ liệu người dùng. Chính vì vậy, hình thức quảng cáo này rất được ưa chuộng và nó được xem là loại hình quảng cáo trực tuyến mang đến nhiều lợi ích nổi bật như:
- Những quảng cáo tiếp thị lại động hoàn toàn được cá nhân hóa và nhắm mục tiêu đến từng cá nhân nên nó chỉ hiển thị quảng cáo với những khách hàng đã từng thấy thương hiệu hay sản phẩm dịch vụ của bạn trước đó. Điều này khiến họ nhớ đến bạn, góp phần gia tăng nhận thức về thương hiệu và thúc đẩy họ đưa ra quyết định mua sắm nhanh hơn.
Dynamic Remarketing thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định mua sắm nhanh hơn
- Các quảng cáo hỗ trợ phân phát sản phẩm theo danh mục đến người dùng chứ không chỉ hiển thị đơn lẻ từng sản phẩm dịch vụ. Điều này kích thích khách hàng khám phá thêm các sản phẩm dịch vụ khác trên website của bạn.
- Dựa trên nguồn cấp dữ liệu, quảng cáo sẽ tự động hiển thị nên bạn không phải tốn nhiều thời gian, công sức thiết lập. Thuật toán của Google sẽ dự đoán bố cục quảng cáo, nền tảng, vị trí nơi quảng cáo sẽ hiển thị và đề xuất sản phẩm phù hợp nhất với từng đối tượng khách hàng.
- Tiếp thị lại động có thể thu hút khách hàng truy cập lại bằng cách nhắc họ về các sản phẩm họ đã bỏ giỏ hàng nhưng chưa hoàn tất giao dịch. Như vậy, bạn có thể giảm tỷ lệ bỏ giỏ hàng và nâng cao khả năng mua hàng bằng cách hiển thị quảng cáo với nội dung phù hợp.
Dynamic Remarketing có cách thức hoạt động như thế nào?
Trước khi tìm hiểu chi tiết cách thức hoạt động Dynamic Remarketing, cùng tổng quan về cách vận hành của loại hình quảng cáo này nhé:
Để cài đặt Dynamic Remarketing Ads, người thực hiện quảng cáo cần thêm một đoạn mã giúp theo dõi hành động “remarketing tag” trên website của mình. Nhờ đoạn mã này, bạn có thể đánh giá được hành vi của người tiêu dùng khi họ truy cập website, từ đó có thể tạo danh sách phân loại khách hàng dựa trên sở thích và hành vi, đồng thời xác định chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu và phân phối quảng cáo khi họ lướt web hoặc truy cập ứng dụng khác trong mạng lưới Google hoặc Facebook.
Dưới đây là các bước cụ thể:
Bước 1: Thu thập dữ liệu
Dynamic Remarketing thu thập thông tin về người dùng bằng cách sử dụng dữ liệu được thu thập từ các tương tác trước đó của họ với trang web, chẳng hạn như các trang họ đã xem, sản phẩm họ đã thêm vào giỏ hàng hoặc các loại tìm kiếm đã họ đã thực hiện… Những dữ liệu này sẽ xác định người dùng nào có khả năng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và tạo ra quảng cáo cá nhân hóa, phù hợp và hấp dẫn người tiêu dùng hơn.
Cách thức hoạt động của Dynamic Remarketing
Bước 2: Tạo quảng cáo động
Dựa trên dữ liệu thu thập được, hệ thống sẽ tự động tạo ra quảng cáo có nội dung khác nhau để phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Các nội dung của quảng cáo bao gồm: hình ảnh, tiêu đề, nội dung quảng cáo, links, nút kêu gọi hành động… có thể thay đổi linh hoạt.
Bước 3: Hiển thị quảng cáo
Quảng cáo sẽ được hiển thị trên các trang web, ứng dụng và các tài sản thuộc mạng lưới hiển thị của Google (GDN). Mục tiêu là đề xuất quảng cáo phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng đã được GDN nhắm mục tiêu. Quảng cáo này sẽ tự động thay đổi về tiêu đề, hình ảnh, mô tả tối ưu với từng nhóm người dùng.
Những lý do nên quảng cáo bằng Dynamic Remarketing
Sau đây là những lý do hàng đầu khiến hình thức quảng cáo tiếp thị lại động được nhiều nhà quảng cáo lựa chọn:
- Cải thiện doanh số: Dynamic Remarketing Google Adwords có thể dự đoán bố cục quảng cáo động, quyết định vị trí và nơi quảng cáo xuất hiện cho hiệu suất tốt nhất... Do đó nó có thể cải thiện doanh số.
- Tăng tỷ lệ click vào quảng cáo: Quảng cáo động có thể tự động thay đổi các yếu tố như tiêu đề, hình ảnh, nội dung mô tả, làm nổi bật các ưu đãi hoặc tính năng đặc biệt... từ đó gia tăng tỷ lệ click vào quảng cáo.
- Tăng khả năng chuyển đổi: Tiếp thị lại động giúp bạn duy trì sự hiện diện trong tâm trí khách hàng, đặc biệt là khi họ đang xem các sản phẩm dịch vụ tương tự, từ đó gia tăng khả năng chuyển đổi và hoàn tất giao dịch. Đây được xem là hình thức quảng cáo mang lại tỷ lệ chuyển đổi cao hơn so với các loại hình quảng cáo khác.
- Hiệu suất chi phí tốt hơn: Nhờ việc sử dụng dữ liệu được thu thập, quảng cáo động có thể nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu đã truy cập trang web của bạn trước đây. Điều này sẽ giúp các nhà quảng cáo tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo, tránh lãng phí khi phân phối quảng cáo đến đối tượng không liên quan.
Các bước thiết lập chiến dịch Dynamic Remarketing Google Ads
Trước khi triển khai chiến dịch Dynamic Remarketing Google Ads bạn cần chuẩn bị những nội dung sau:
- Danh mục sản phẩm Product Feed: Bạn cần thêm tất cả các thông tin chi tiết về từng sản phẩm hoặc dịch vụ trong Google Product Feed. Đồng thời hãy đảm bảo độ chính xác và nhất quán để hỗ trợ Google Ads tạo các chiến dịch tiếp thị lại động hiệu quả, tiếp cận đúng khách hàng vào đúng thời điểm.
- Thẻ Tracking (Google Ads Dynamic Remarketing Tag): Thẻ này được Google Ads dùng để theo dõi hành động của người dùng trên website của bạn và sử dụng thông tin đó để hiển thị các quảng cáo có liên quan nhất tới họ. Bạn có thể tạo thẻ này bằng GTM - Google Tag Manager.
Sau đây là các bước giúp bạn thiết lập chiến dịch Dynamic Remarketing Google Ads:
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google Ads của bạn > nhấp vào “Chiến dịch” .
Tại giao diện của Google Ads chọn chiến dịch
Bước 2: Nhấp vào dấu “+” để tạo chiến dịch mới.
Bước 3: Tiến hành chọn mục tiêu chiến dịch sao cho phù hợp với mục tiêu đã đề ra.
Chọn mục tiêu cho chiến dịch
Bước 4: Chọn loại chiến dịch dựa trên mục tiêu quảng cáo đã lựa chọn.
Chọn loại chiến dịch phù hợp
Bước 5: Nhập URL trang web và tên chiến dịch của bạn rồi nhấp chọn “Tiếp tục”.
Bước 6: Nhập các thông tin được yêu cầu để hoàn tất quy trình lập chiến dịch bao gồm:
- Cài đặt chiến dịch: Chọn vị trí, ngôn ngữ mà bạn nhắm đến.
- Thiết lập ngân sách và đặt giá thầu: Lưu ý là ngân sách bạn đặt sẽ ảnh hưởng đến tần suất quảng cáo xuất hiện và mức độ nổi bật của quảng cáo đó trong khi đó chiến lược giá thầu sẽ xác định cách chi tiêu ngân sách.
- Tiêu chí nhắm mục tiêu: Bạn có thể chọn chế độ "Tự động" để công nghệ máy học của Google giúp bạn nhắm mục tiêu với phạm vi tiếp cận lớn nhất. Tuy nhiên, nếu bạn muốn nhắm đến những phân khúc cụ thể, hãy chọn chế độ "Thủ công" để tự thiết lập phân khúc.
- Thêm các chế độ cài đặt khác: Bạn có thể nhấp vào “Cài đặt khác” trên trang “Cài đặt chiến dịch” để tối ưu thêm các tiêu chí khác.
Bước 7: Tạo quảng cáo hiển thị.
Bước 8: Xem lại thông tin chiến dịch của bạn một lần nữa và nhấp vào xuất bản chiến dịch.
Sự khác biệt giữa Dynamic Remarketing và chiến dịch quảng cáo truyền thống
Dynamic Remarketing và chiến dịch quảng cáo truyền thống đều là những cách thức hiệu quả để tiếp cận khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số bán hàng. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt chính giữa hai phương pháp này:
- Dynamic Remarketing nhắm mục tiêu quảng cáo đến những khách hàng đã từng tương tác với trang web và hiển thị cho họ các sản phẩm dịch vụ mà họ đã xem. Trong khi đó, quảng cáo truyền thống thường nhắm mục tiêu rộng hơn bao gồm cả những đối tượng không quan tâm đến sản phẩm dịch vụ mà bạn quảng cáo.
- Dynamic Remarketing có thể linh hoạt thay đổi nội dung quảng cáo bao gồm tiêu đề, hình ảnh, mô tả, lời kêu gọi hành động… trong khi đó quảng cáo truyền thống chỉ hiển thị cùng một nội dung quảng cáo cho mọi đối tượng.
- Chi phí cho mỗi chiến dịch Dynamic Remarketing Ads thường thấp hơn và cũng cho hiệu quả tốt hơn so với chiến dịch quảng cáo truyền thống vì bạn chỉ trả tiền cho những người có khả năng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
- Dynamic Remarketing Adwords thực hiện mọi thứ một cách tự động hóa dựa trên thuật toán và tối ưu theo mục tiêu chiến dịch, sau đó hệ thống sẽ tự động điều chỉnh chiến dịch để đạt được mục tiêu đề ra. Trong khi đó, quảng cáo truyền thống thì ngược lại, việc nhắm mục tiêu và tối ưu hóa hoàn toàn được thực hiện thủ công bởi người quản lý chiến dịch và đòi hỏi sự theo dõi thường xuyên để đảm bảo hiệu quả.
Do đó, nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp quảng cáo tiết kiệm thời gian và hiệu quả thì Dynamic Remarketing là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, nếu bạn cần nhiều quyền kiểm soát hơn đối với chiến dịch của mình và muốn có sự linh hoạt cao hơn, chiến dịch quảng cáo truyền thống có thể phù hợp hơn.
Những cách tối ưu chiến dịch tiếp thị lại động
Để tạo ra các chiến dịch tiếp thị lại động hiệu quả, thu hút nhiều lượt click và có chuyển đổi tốt, bạn có thể tham khảo những mẹo tối ưu sau đây :
- Đảm bảo bản quảng cáo trong chiến dịch tiếp thị lại động của bạn có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà người dùng đã xem trên trang web của bạn.
- Nên giới hạn số lần quảng cáo được hiển thị cho một người dùng cụ thể, chẳng hạn trong một ngày, tuần hoặc tháng để ngăn việc người dùng bị làm phiền. Đồng thời hãy tập trung vào những khoảng thời gian mà người dùng có khả năng chuyển đổi cao.
- Hãy thử nghiệm các bản quảng cáo khác nhau để xem bản nào hoạt động tốt nhất. Từ đó có thể loại bỏ những chiến dịch hoạt động không hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí quảng cáo và tập trung nguồn lực cho những chiến dịch mang đến hiệu quả cao.
- Ưu tiên các sản phẩm phổ biến và bán chạy nhất của bạn để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Từ đó kích thích họ nhấp chuột vào quảng cáo, tăng khả năng thực hiện hành động mua và tránh lãng phí ngân sách cho những sản phẩm ít thu hút khách hàng.
- Theo dõi chuyển đổi để đo lường các chiến dịch tiếp thị lại động của bạn và xác định xem chiến dịch nào đang thúc đẩy nhiều chuyển đổi nhất. Nhờ vậy, bạn có thể tối ưu hóa chiến dịch của mình để đạt được mục tiêu marketing đề ra.
Như vậy, có thể thấy Dynamic Remarketing Google Ads là loại hình quảng cáo có khả năng tiếp thị cá nhân hoá rất tốt mà không cần phải tốn quá nhiều thời gian hay công sức cho việc thiết lập. Vì vậy bất kể ngân sách của bạn là bao nhiêu, bạn cũng nên cân nhắc việc chạy quảng cáo tiếp thị lại động để tối đa hóa lợi nhuận từ quảng cáo trực tuyến cho công ty hay doanh nghiệp của mình. Theo dõi Stradex Blog để cập nhật những thông tin hữu ích nhất!