3 tháng 4, 2024
Mách bạn 9 cách tạo Content Angle hấp dẫn, chuyên nghiệp
Tạo Content Angle là bước quan trọng trong chiến dịch Marketing nhằm tạo ấn tượng nổi bật, thu hút khách hàng. Cùng Stradex tìm hiểu cụ thể hơn nhé!
Content Angle là thuật ngữ Marketing vô cùng phổ biến. Được xem là “xương sống”, điểm mấu chốt để định hình, phát triển và sáng tạo ý tưởng, mỗi thương hiệu, doanh nghiệp phải xây dựng được một Content Angle riêng. Vậy Content Angle là gì? Làm thế nào để tạo ra nội dung chất lượng, hấp dẫn? Cùng khám phá ngay trong bài viết sau từ Stradex nhé!
Content Angle là gì?
Content Angle là cách định hướng nội dung của một chủ đề lớn dưới các góc độ khác nhau hoặc tạo dựng thông qua những tình huống, góc nhìn, khía cạnh, nhân vật khác nhau trước khi triển khai chi tiết.
Content Angle hướng tới việc tìm ra cách tiếp cận khách hàng nổi bật, hấp dẫn nhất giữa rất nhiều nội dung thông tin hỗn độn. Một cách tiếp cận hấp dẫn sẽ tạo được ấn tượng, kích thích sự tò mò, tạo ra trải nghiệm đáng nhớ cho đối tượng tiếp cận và tăng tính chuyên nghiệp cho chiến lược nội dung.
Content Angle là gì?
Ví dụ về Content Angle: Case Study của Điện Máy Xanh với ý tưởng quảng cáo độc đáo chưa từng có. Video “Mua hàng điện máy đến điện máy Xanh” cùng nhân vật màu xanh Neon độc quyền của doanh nghiệp đã thu hút hơn 300 nghìn người chia sẻ, 400 nghìn bài viết thảo luận cùng hơn 3,4 triệu lượt tương tác.
Content Angle ví dụ Case Study Điện Máy Xanh.
Content Angle nằm ở đâu trong Plan Content Marketing
Nắm được vị trí cụ thể của Content Angle trong toàn bộ kế hoạch Marketing tổng thể, bạn sẽ càng hiểu được tận gốc về khái niệm này.
Lập kế hoạch Marketing tương tự như việc xây dựng một ngôi nhà với quy trình sau:
- Bước 1: Nền móng của một kế hoạch Marketing gồm
- Nghiên cứu về đối tượng mục tiêu, khách hàng tiềm năng (Target Audience) và sản phẩm/doanh nghiệp.
- Khám phá ra Insight (Sự thật ngầm hiểu) của người tiêu dùng mà tương thích với mục đích của doanh nghiệp.
- Chọn ra thông điệp chủ đạo của toàn bộ chiến lược Plan Content Marketing.
- Bước 2: Vạch ra các nhóm chủ đề để triển khai Big Idea. Tương tự như phần cột của ngôi nhà, nhóm chủ đề (Content Pillar) chính là phần xương sống nhằm bảo đảm nội dung được triển khai đúng hướng. Đồng thời, chiến dịch phải truyền tải các thông điệp nhất quán, phù hợp với mong muốn của doanh nghiệp.
- Bước 3: Người làm Content phải phân tích ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau để thể hiện mỗi nhóm chủ đề lớn (Content Pillar). Đây là việc đa dạng hoá nội dung khi triển khai từng chủ đề hay chính là Content Angle.
Content Angle nằm ở đâu trong Plan Content Marketing?
Phân biệt Content angle với Content pillar
Không ít người nhầm lẫn giữa Content Angle với Content Pillar hay một số hình thức triển khai sản xuất nội dung khác như: ảnh, bài viết, video, infographic,...
Cùng tham khảo bảng phân biệt chi tiết hai khái niệm thường gặp Content Angle và Content Pillar từ Stradex:
Tiêu chí phân biệt |
Content Angle |
Content Pillar |
Định nghĩa |
Các góc độ khai thác khác nhau cho từng nhóm chủ đề Content Pillar. |
Nhóm chủ đề lớn thể hiện thông điệp chủ đạo của Plan Content Marketing. |
Mối quan hệ |
Các Content Angle sẽ phát triển cho từng content Pillar. |
|
Cách thức phản ánh |
How - Truyền tải nội dung về sản phẩm/dịch vụ hoặc doanh nghiệp như thế nào? |
What - Đang truyền tải cái gì về sản phẩm/dịch vụ hoặc doanh nghiệp? |
Bản chất |
Sáng tạo ra những ý kiến độc đáo, đột phá |
Khung sườn để phát triển nội dung |
Mục đích |
- Nhằm tạo ấn tượng, thuyết phục khách hàng tiềm năng mua sản phẩm/dịch vụ. - Tạo sự nổi bật, khác biệt, nâng cao lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường. |
Xây dựng nội dung khoa học, hiệu quả, tiếp cận khách hàng. |
Ví dụ điển hình: Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thời trang đều có thể xây dựng các Content Pillar giống nhau (Giới thiệu sản phẩm, giới thiệu doanh nghiệp, feedback của nhãn hàng,...). Thì Content Angle của mỗi doanh nghiệp trong đó phải có sự khác biệt, độc nhất đề thu hút khách hàng.
Phân biệt Content Angle với Content Pillar.
5 Yếu tố tạo nên Content Angle hấp dẫn
5 yếu tố quan trọng dưới đây bạn buộc phải nắm rõ nếu muốn tạo nên một cách tiếp cận nội dung thực sự ấn tượng:
Phù hợp với khách hàng mục tiêu
Sáng tạo dựa trên sự liên quan, tương tác, phù hợp và đồng điệu với đối tượng mục tiêu chính là tiền đề xây dựng nội dung hấp dẫn. Content Angle thể hiện cách bạn tiếp cận Insight khách hàng. Cách triển khai càng lôi cuốn nếu càng nhắm thẳng vào mục tiêu khách hàng cụ thể, giúp thúc đẩy doanh thu và tăng tỷ lệ chuyển đổi cao.
Để đánh giá mức độ phù hợp với khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể đo lường hiệu suất lượt tương tác, feedback khen/chê hoặc các nhận xét, góp ý từ người trải nghiệm sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
Yếu tố tạo nên Angle Content là gì?
Yếu tố độc nhất
Đây cũng được xem là yếu tố quan trọng nhất trong thành công của một Content Angle. Mỗi doanh nghiệp phải thể hiện rõ được “Brand voice” - giọng nói riêng biệt của thương hiệu. Sự độc nhất này phải được ứng dụng triệt để cho mọi kênh truyền thông doanh nghiệp sử dụng ồm bài đăng Social Media, thông báo nội bộ, bản tin, video quảng cáo,...
Giọng điệu của thương hiệu phải được điều chỉnh cho từng đối tượng khách hàng:
- Khách hàng trẻ: Cần hài hước, tích cực, trong sáng, mới mẻ, bắt kịp xu hướng hiện đại,..
- Khách hàng doanh nhân, những người thành đạt: Cần nghiêm túc, cung cấp thông tin khoa học, hữu ích,..
Yếu tố độc nhất tạo nên Angle Content hấp dẫn.
Thấu hiểu và giải quyết nỗi đau khách hàng
Thấu hiểu và giải quyết nỗi đau của người mua là cách phổ biến nhất để tạo nên Content Angle hấp dẫn. Khi người dùng đang đầu tư cho content của thương hiệu thì thương hiệu phải phản hồi bằng những giá trị thực sự xứng đáng, đem lại những giải pháp hữu ích nhất cho vấn đề của họ.
Tưởng chừng khá cơ bản nhưng cách này lại mang tới hiệu quả rất cao trong bán hàng và nhận diện thương hiệu. Bởi khi giải quyết và xoa dịu được những nỗi đau đó, tức là doanh nghiệp đã thực sự hiểu khách hàng của mình và thực sự đang dần thành công trên con đường chinh phục khách hàng tiềm năng.
Thấu hiểu và giải quyết nỗi đau khách hàng.
Case Study về nước rửa tay diệt vi khuẩn trong 10 giây thương hiệu Lifebuoy là ví dụ điển hình cho yếu tố này. Để làm sạch hiệu quả, nước rửa tay phải được ma sát kỹ càng trong 1 phút nhưng trên thực tế, nhiều người lớn và trẻ em rửa tay rất qua loa, không đảm bảo vệ sinh. Đánh trúng điểm yếu này, sản phẩm của Lifebuoy được cộng đồng người tiêu dùng đón nhận rộng rãi, tỷ lệ doanh thu tăng rất nhanh.
Có tính chia sẻ
Triển khai nội dung phải thu hút và độc đáo đến mức khách hàng của bạn muốn chia sẻ đến bạn bè, mọi người xung quanh. Giữa một loạt các nội dung cùng lĩnh vực, phải làm thế nào để tạo được ấn tượng mạnh mẽ, thu hút người dùng chỉ lựa chọn chia sẻ nội dung của bạn.
Một bí quyết nhỏ để tăng độ hấp dẫn và thúc đẩy tính chia sẻ là kết hợp cách tiếp cận nội dung với yếu tố Visual Content.
Có tính chia sẻ.
Dễ dàng tìm kiếm (SEO)
Content Angle hấp dẫn còn phải đáp ứng tiêu chí tìm kiếm dễ dàng cho tất cả các đối tượng người dùng. SEO hiệu quả, tìm kiếm đơn giản trên bất kỳ công cụ nào sẽ giúp chiến dịch Content Marketing được quảng bá rộng rãi hơn, tăng độ nhận diện thương hiệu.
Lưu ý: Nên lựa chọn các từ khóa có độ cạnh tranh thấp và lượng tìm kiếm cao để gia tăng hiệu quả.
Dễ dàng tìm kiếm.
9 Cách để tạo ra Content Angle chất lượng, lôi cuốn độc giả
Việc lựa chọn cách triển khai nội dung nào cho từng chiến dịch Marketing sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngân sách, khách hàng, đặc điểm và mục tiêu. Cùng tham khảo 9 cách tạo Content Angle chất lượng dưới đây được tổng hợp từ Stradex nhé!
1. Bài viết Content Angle dạng hỏi đáp
Lợi thế lớn nhất của bài viết dạng hỏi đáp chính là trực tiếp trả lời các thắc mắc của người sử dụng. Bài viết càng trả lời được những câu hỏi phức tạp thì càng được nhiều người truy cập, theo dõi, thúc đẩy lưu lượng tìm kiếm và chia sẻ rộng rãi.
Bài viết dạng hỏi đáp.
2. Dạng chia sẻ từ chuyên gia
Sản phẩm/dịch vụ được nhận xét tích cực và đánh giá cao từ chuyên gia, những người có sức ảnh hưởng trong ngành sẽ củng cố niềm tin vững chắc trong lòng người tiêu dùng. Hình thức nội dung chia sẻ từ chuyên gia này cực kỳ phù hợp với các sản phẩm hay giải pháp mới ra mắt thị trường, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến yếu tố sức khỏe.
Bên cạnh đó, mỗi chuyên gia chắc chắn sẽ có một lượng người theo dõi nhất định. Điều này còn tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm/dịch vụ tiếp cận dễ dàng hơn tới tệp khách hàng mục tiêu, thậm chí tạo ra hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ.
Masterchef Christine Hà chia sẻ về cuốn sách nấu ăn.
3. Bài viết giải quyết vấn đề
Content Angle đưa ra các giải pháp xử lý vấn đề càng hiệu quả tích cực thì càng thúc đẩy lưu lượng truy cập và lượt chia sẻ từ khách hàng.
4. Bài viết Content Angle dạng so sánh
Bất kể người tiêu dùng nào cũng muốn lựa chọn sản phẩm/dịch vụ tốt nhất. Do vậy, nội dung dạng so sánh sẽ là chiến lược thông minh đáp ứng những mong muốn đó, khiến họ đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn. Người dùng có thể dễ dàng so sánh những sản phẩm đang băn khoăn thay vì phải đi tìm thông tin từng loại.
Lưu ý: Bài viết dạng so sánh hiệu quả cần thực hiện dựa trên góc nhìn đa chiều, tập trung và lợi ích của người đọc. Tránh trường hợp viết bài khách quan, mang tính cá nhân quá cao, cố tình quảng bá, tăng mức độ tin cậy với một sản phẩm cụ thể bằng cách phóng đại chúng.
Bài viết dạng so sánh.
5. Content Angle “làm thế nào” với hướng dẫn cụ thể
Không phải ngẫu nhiên mà các công cụ tra cứu trực tuyến lại ghi nhận tỷ lệ tìm kiếm thường xuyên của các cụm từ “Làm thế nào”, “Hướng dẫn cách”. Điều này là bởi việc đưa ra câu hỏi trong tiêu đề và giải quyết bằng hướng dẫn cụ thể luôn là cách tiếp cận nội dung hữu ích và có giá trị cao.
Loại hình nội dung này thường được áp dụng với các sản phẩm đặc thù, sản phẩm kỹ thuật hoặc các sản phẩm mới ra mắt. Đặc biệt, nên kết hợp với các hình ảnh trực quan, video vào bài viết để tăng hiệu quả truyền đạt.
Bài viết dạng “làm thế nào” với hướng dẫn cụ thể.
6. Bài viết dựa trên số liệu nghiên cứu, khảo sát
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khách hàng có xu hướng tin vào những con số cụ thể hơn là những lời nói, đặc biệt đối với những thông tin quan trọng. Do đó, Content Angle nên được tạo dựng dựa trên nghiên cứu, phương pháp luận và khảo sát kỹ càng để tăng độ tin tưởng cho đối tượng tiếp cận.
Ví dụ:
- Sản phẩm …. đã giúp tôi tiết kiệm được 1,000 USD.
- 20 lợi ích tuyệt vời từ …
Bài viết dựa trên số liệu nghiên cứu, khảo sát.
7. Bài viết Content Angle dạng trích dẫn
Content Angle dạng trích dẫn là những nội dung quan trọng được tái xuất bản thường xuyên. Người viết có thể sản xuất hoặc đăng lại các ebooks, tài liệu checklist cùng với tài liệu gốc đi kèm. Dạng bài viết này sẽ cung cấp cho người đọc các giá trị nội dung hữu ích, giúp các phiên bản nội dung đầy đủ tăng thêm số lượng truy cập tải xuống.
8. Content Angle nêu rõ lợi ích cho khách hàng
Người tiêu dùng sẽ chỉ mua hàng nếu như sản phẩm/dịch vụ đó mang lại lợi ích, giá trị cho họ. Tận dụng điều này, rất nhiều chiến lược Content Angle đã thành công khi chỉ ra một loạt các lợi ích hữu dụng mà sản phẩm/dịch vụ thương hiệu cung cấp.
Lợi ích được đề cập bao gồm cả lợi ích lý tính (đến từ cấu tạo/chức năng của sản phẩm) và lợi ích cảm tính.
Ví dụ Content Angle cho cửa hàng bán đồ ăn healthy:
- Lợi ích lý tính: Giúp tiết kiệm thời gian đi chợ, nấu nướng, dọn dẹp mà vẫn đem lại bữa ăn giàu dinh dưỡng.
- Lợi ích cảm tính: Sử dụng các đồ ăn tốt cho sức khỏe, chị em phụ nữ có thêm thời gian dành cho bản thân mà vẫn chuẩn bị được bữa ăn ngon, chất lượng cho gia đình.
Bài viết nêu rõ lợi ích khách hàng.
9. Dạng câu chuyện thương hiệu
Truyền cảm hứng thông qua câu chuyện thương hiệu USP (Unique Selling Point) - câu chuyện về người sáng lập hay chính sách nội bộ của doanh nghiệp là Content Angle mà không ít doanh nghiệp thành công đã từng sử dụng.
Thay vì “khoe” doanh nghiệp qua những con số “nghe có vẻ to tát”, hãy tận dụng chúng thành các câu chuyện chạm đến cảm xúc khách hàng.
Ví dụ: Content Angle về môi trường làm việc, các hoạt động trách nhiệm xã hội hay chính sách ứng xử, văn hoá nội bộ của công ty để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc trong các chiến dịch tuyển dụng của doanh nghiệp, cực kỳ hữu ích để “chiêu mộ” nhân tài.
Câu chuyện thương hiệu của Nike - chú gà giận dữ.
Ngoài 9 cách triển khai trên, Stradex sẽ giới thiệu đến bạn một số cách xây dựng Content Angle tương đối hiệu quả khác:
- Quảng cáo bán hàng.
- Feedback.
- Hữu ích, chia sẻ kiến thức.
- Tiết kiệm thời gian.
- Tiết kiệm tiền bạc.
- Hoàn thiện bản thân.
- Tranh cãi.
Cách tạo ra nội dung chất lượng.
Gợi ý cách triển khai Content Angle mẫu
Không ít Content-er “bế tắc” trong việc tìm kiếm ý tưởng triển khai nội dung sao cho hiệu quả. Nếu đang trong trường hợp trên, cùng tham khảo một số gợi ý triển khai mẫu Content Angle hiệu quả cho từng lĩnh vực dưới đây:
Lĩnh vực F&B
- Quán ăn - Nhà hàng: Có thể sử dụng dạng trích dẫn để làm bài viết logic và rõ ý hơn. Cụ thể, có thể trích dẫn một câu nói hay sau đó giải thích ý nghĩa, lồng ghép chúng với sản phẩm để tăng traffic nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin. Chẳng hạn như bài viết Marketing với câu Quotes “Food is the ingredient that binds us together” từ Hotel Nikko Saigon.
Content Angle mẫu lĩnh vực F&B.
- Trà sữa - Coffee: So sánh và đánh giá sản phẩm giúp khách hàng nhìn nhận bao quát về lợi ích của chúng mang lại. Lưu ý, cần đảm bảo sự khách quan, công bằng giữa các sản phẩm, không “tâng bốc” một sản phẩm nhất định để tạo độ tin cậy về thương hiệu cũng như lòng tin thực khách. Ví dụ về Content Angle so sánh Phin sữa đá và Phindi hạnh nhân từ Highlands Coffee.
Mẫu Content dạng Trà sữa - Coffee.
Lĩnh vực bán lẻ
- Mỹ phẩm: Thường xây dựng dạn nội dung “hỏi đáp” để giải thích thắc mắc và cung cấp thông tin có giá trị hữu ích đến khách hàng. Dạng bài viết này không yêu cầu văn phong quá mượt mà, sâu sắc nhưng vẫn phải thu hút nhờ giải quyết được vấn đề mà họ quan tâm. Triển khai dạng hỏi đáp không những nhận được sự tương tác nhiệt tình mà còn có thể đan xen quảng cáo cho sản phẩm.
Mẫu nội dung dạng mỹ phẩm.
- Thời trang: Nhãn hàng phải thể hiện rõ Brand voice của riêng mình. Ví dụ như nhà bán lẻ thời trang trực tuyến ASOS đã viết “worth making plans for” (xứng đáng để bạn cân nhắc) thay vì dòng chữ thông thường như làm từ 100% cotton trong mục thông tin sản phẩm. Điều này giúp giữ chân khách hàng, giảm tỷ lệ bỏ qua và thể hiện rõ tiếng nói của nhãn hàng.
Mẫu nội dung dạng thời trang.
Kết luận
Hy vọng rằng những chia sẻ trên từ Stradex đã giúp bạn hiểu rõ Content Angle là gì, vị trí của chúng trong chiến dịch Marketing, cách triển khai Content Angle hiệu quả, chuyên nghiệp, hấp dẫn,... Mong rằng những nội dung trên sẽ là nguồn thông tin hữu ích, giúp bạn vận dụng hiệu quả trong quá trình xây dựng Content Angle thực tế, đạt được những mục tiêu tối ưu nhất, thúc đẩy phát triển cho doanh nghiệp.