vi
en
menu

19 tháng 6, 2024

Từ khóa phủ định Google Ads là gì? Hướng dẫn cách thiết lập trong chiến dịch quảng cáo

Performance Marketing

Nhiều thống kê đã chỉ ra rằng việc thêm từ khóa phủ định sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm từ 50 - 70% ngân sách cho chiến dịch quảng cáo. Vậy cụm từ phủ định là gì? Các từ khóa này hoạt động bằng cách nào và được thiết lập ra sao? Cùng Stradex tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ quan trọng này nhé!

Từ khóa phủ định trong Google Ads là gì? Cách hoạt động

Từ khóa phủ định (Đối sánh phủ định) là loại từ khóa ngăn một từ/một cụm từ nhất định khớp với kết quả tìm kiếm cho quảng cáo của bạn. Tức là quảng cáo của bạn sẽ không hiển thị với bất kỳ ai tra cứu cụm từ đó. 

Ví dụ: Nếu nhà quản lý thiết lập “freeship” làm từ khóa đối sánh phủ định thì các truy vấn tìm kiếm có chứa từ “freeship” sẽ không hiển thị quảng cáo của bạn. Quảng cáo của bạn cũng sẽ ít có khả năng hiển thị trên website hơn nếu đối sánh được thiết lập này khớp với nội dung trên trang web.

Xem thêm bài viết liên quan: Quảng cáo tìm kiếm là gì? Tác dụng của Google Search Ads khi tiếp thị

Khi thiết lập các từ khóa cần phủ định, nhà quảng cáo nên tìm kiếm thêm các từ khóa dành cho đối tượng đang truy vấn thông tin về một sản phẩm khác. Ví dụ nếu doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh quần áo thì nên thêm các từ khóa đối sánh như “bánh kẹo”, “đồ gia dụng”,... 

Đối với chiến dịch hiển thị hoặc chiến dịch Video, đối sánh phủ định sẽ giúp bạn tránh bị điều hướng đến những video/website không liên quan. Nhưng cách hoạt động của cụm từ đối sánh cho chiến dịch hiển thị sẽ khác với cách hoạt động ở chiến dịch tìm kiếm. Tại một số vị trí mà quảng cáo hiển thị, đôi khi có thể chứa các từ khóa bị loại trừ. 

Lưu ý: Thiết lập sẽ không có hiệu quả với các biến thể của từ khóa đối sánh hoặc cụm từ phủ định mở rộng khác. Ví dụ nếu đối sánh phủ định lựa chọn là “đôi giày” thì quảng cáo sẽ không hiển thị tới những người dùng truy vấn “Những đôi giày đẹp” nhưng có thể hiển thị khi tìm kiếm “giày đẹp”.

từ khóa phủ định

Khái niệm và cách hoạt động của Google Ads.

Các loại từ khóa phủ định trong Google Ads

Trong Google Ads, cụm từ phủ định được phân loại thành các cấp độ sau:

Từ khóa phủ định cấp chiến dịch

Là những từ/ cụm từ được thiết lập trong một/ một vài chiến dịch nào đó khi doanh nghiệp không muốn quảng cáo của mình xuất hiện với các tra cứu chứa từ khóa đó. Các từ khóa loại này cũng được áp dụng tại các nhóm quảng cáo nhỏ bên trong chiến dịch đó. 

Từ khóa phủ định cấp nhóm

Là những từ/ cụm từ được thiết lập tương tự như ở cấp chiến dịch, tuy nhiên từ khóa cho nhóm quảng cáo nào sẽ chỉ áp dụng cho duy nhất nhóm quảng cáo đó. Đối sánh phủ định cấp nhóm còn cho phép chạy đồng thời các từ khóa không cạnh tranh nhau trong cùng 1 truy vấn.

Các loại đối sánh phủ định

Đối sánh phủ định cũng bao gồm các loại phủ định giống như đối sánh từ khóa thông thường.

Đối sánh rộng phủ định

Đối sánh rộng phủ định là loại đối sánh được áp dụng mặc định với các từ khóa vừa được thiết lập, chưa có sự điều chỉnh. Với loại đối sánh này, quảng cáo sẽ không hiển thị khi người dùng cung cấp đầy đủ các từ khóa, thậm chí là theo bất cứ trật tự sắp xếp nào.

Lưu ý, quảng cáo vẫn sẽ hiển thị nếu nội dung tra cứu chỉ chứa một hoặc một vài cụm từ trong từ khoá đối sánh.

Ví dụ: Thiết lập đối sánh rộng phủ định là “thuốc trị táo bón” thì quảng cáo Google Ads vẫn sẽ hiển thị với những tìm kiếm xuất hiện một số từ đơn như “thuốc đau bụng”, “viên nang”. Tuy nhiên, quảng cáo Adwords sẽ không hiển thị với những truy vấn thuộc phạm vi ảnh hưởng của đối sánh rộng như “Thuốc trị táo bón mua ở đâu”, “Thuốc trị táo bón uống mấy viên”,...

Đối sánh cụm từ phủ định

Đối sánh cụm từ phủ định không cho phép quảng cáo hiển thị khi nội dung truy vấn của người dùng chứa các cụm từ chính xác theo một thứ tự nhất định. Quảng cáo vẫn có thể hiển thị nếu nội dung tìm kiếm chứa những từ khác trong cụm từ đối sánh nhưng không được sắp xếp theo cùng thứ tự.

Ví dụ: Cụm từ phủ định được thiết lập là “Thuốc trị táo bón” thì quảng cáo vẫn sẽ hiển thị với những truy vấn chứa một từ, một cụm từ hay được sắp xếp không theo thứ tự xác định như “táo bón thuốc trị”, “trẻ em táo bón”,... Các trường hợp như “thuốc trị táo bón cho người lớn”, “thuốc trị táo bón tốt nhất” thì quảng cáo sẽ không được hiển thị.

Đối sánh chính xác phủ định

Đối sánh chính sách phủ định là không cho phép quảng cáo hiển thị nếu nội dung tìm kiếm trùng khớp tuyệt đối 100% với từ khoá đã thiết lập. Sự trùng khớp này bao gồm chính xác về thứ tự sắp xếp và không có thêm bất kỳ từ nào khác.

Ví dụ: Vẫn thiết lập cụm từ đối sánh chính xác là “thuốc trị táo bón” thì quảng cáo Adwords chỉ hiển thị với duy nhất nội dung tìm kiếm và “thuốc trị táo bón”. Các trường hợp không trùng khớp hoàn toàn khác như “trị táo bón thuốc” hay “thuốc trị táo bón trẻ em”, quảng cáo sẽ không hiển thị.

các loại đối sánh phủ định

Phân loại các Negative Keywords trong quảng cáo Google Ads.

Các lưu ý về ký tự đặc biệt trong từ khóa phủ định

Ký tự đặc biệt trong từ khoá phủ định là những ký hiệu đặc biệt được thiết lập bởi nhà quảng cáo nhằm thay thế một từ/ một cụm từ và bổ sung ý nghĩa cho từ khoá. Ký tự đặc biệt gồm 2 nhóm chính:

  • Ký tự mà hệ thống Google có thể nhận dạng: Google hiện nay chỉ chấp thuận sử dụng 3 loại ký tự sau gồm: ký hiệu và (&), dấu hoa thị (*) và các dấu câu (á, à, ạ. ả). Do vậy, hệ thống Google sẽ cho rằng “Hoa và bánh” khác với “Hoa & bánh”, “nuoc loc” khác với “nước lọc”.
  • Ký tự mà hệ thống Google không nhận dạng được: 
    • Ký hiệu bị bỏ qua: Google Ads sẽ tự động bỏ qua dấu chấm (.) nếu nó xuất hiện trong đối sánh phủ định, tức là từ khoá “Ecovacs Ltd.” chính là “Ecovacs Ltd”. Trường hợp thêm dấu cộng (+) vào đối sánh phủ định, hệ thống cũng tự động bỏ qua dấu cộng đó, chẳng hạn như “đôi giày+màu đỏ” (trừ trường hợp dấu cộng nằm ở cuối truy vấn tìm kiếm như “Iphone+”).
    • Ký hiệu không hợp lệ: Google sẽ báo lỗi lập tức nếu các ký hiệu sau xuất hiện trong đối sánh phủ định “, ! @ ^ % () {} - ; <>  \ |”.
    • Các toán tử website: Hệ thống sẽ tự động xoá các toán tử website “site:” nếu nhà quảng cáo thiết lập chúng trong đối sánh phủ định. Chẳng hạn nếu thiết lập đối sánh phủ định là “site:www.abc.com bánh mì” thì hệ thống sẽ tự nhận dạng chúng tương đương như “bánh mì”.
    • Các toán tử tìm kiếm: Toán tử tìm kiếm như “OR”, “-” cũng sẽ bị loại bỏ nếu xuất hiện trong đối sánh phủ định. Hệ thống sẽ chỉ nhận các cụm từ là từ khoá đối sánh, chẳng hạn như “-con heo” hay “OR bún bò” thì hệ thống chỉ nhận dạng là “heo” hoặc “bún bò”.

Do vậy, để hệ thống có thể nhận dạng chính xác những gì nhà quảng cáo muốn truyền tải, cần lưu ý:

  • Chọn cụm từ phủ định kỹ càng, càng nhiều đối sánh được thiết lập, mức độ tiếp cận người dùng càng thấp.
  • Đối sánh phủ định không trùng khớp với các biến thể gần giống, vì thế quảng cáo vẫn có thể xuất hiện trên truy vấn tìm kiếm hoặc các website chứa biến thể gần giống.
  • Quảng cáo Google Ads vẫn có thể hiển thị nếu nội dung truy vấn dài hơn 16 từ và đối sánh phủ định nằm sau từ thứ 16. Ví dụ, đối sánh được thiết lập là “miễn phí” thì quảng cáo vẫn có thể hiển thị nếu người dùng tìm kiếm “nhà hàng chuyên các món lẩu ở quận Thanh Xuân Hà Nội có chỗ để xe miễn phí”.

Lưu ý về ký tự đặc biệt

Lưu ý về ký tự đặc biệt của đối sánh phủ định.

Cách tìm kiếm danh sách từ khóa phủ định Google Ads

Tham khảo ngay 5 cách tìm kiếm danh sách đối sánh phủ định cho chiến dịch dưới đây:

Tìm kiếm thủ công trên Google

Cách thức này yêu cầu nhập vào nội dung tìm kiếm từ khóa liên quan đến chiến dịch quảng cáo. Sau đó, quét kết quả truy vấn để tìm các cụm từ không liên quan. 

Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể tìm kiếm danh sách từ khoá đối sánh thông qua đề xuất từ danh mục thả xuống khi tra cứu các thuật ngữ có liên quan.

Tìm kiếm thủ công trên Google.

Ví dụ như khi tra cứu từ “điện thoại”, bạn sẽ thu được một số đối sánh tiềm năng như “điện thoại Samsung Galaxy”, “điện thoại Xiaomi Redmi”,...

Thậm chí, bạn hoàn toàn có thể gõ thêm 1, 2 chữ cái tiếp theo để nhận được kết quả đối sánh gần sát nhất. Bên cạnh đó, bạn nên thực hiện tra cứu thủ công cho tối thiểu 10 từ khóa hàng đầu đang đặt giá thầu để tạo danh sách đối sánh toàn diện hơn.

Thực hiện nghiên cứu từ khoá

Bắt đầu thực hiện nghiên cứu từ khoá (Keyword Research) bằng các công cụ hỗ trợ như Semrush, Keyword Finder, Keywordtool.io, ubersuggest,...

Chỉ cần nhập từ khoá chính của chiến dịch, các công cụ sẽ trả về cho bạn danh sách ý tưởng từ khoá đối sánh tiềm năng được phát triển dựa trên từ khoá gốc. Đồng thời, bạn cũng sẽ được cung cấp thêm các số liệu hữu ích như mục đích truy vấn, giá cho mỗi cú click chuột CPC, lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng,... 

Xem xét đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh có thể đặt giá thầu cho những từ khóa tương tự với từ khoá của bạn nhưng không liên quan tuyệt đối đến doanh nghiệp của bạn. Do vậy, đây cũng là một trong những nguồn tiềm năng để tìm kiếm các từ khoá đối sánh.

Bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ, tham vấn tại “Vị trí tìm kiếm có trả tiền” để chọn các từ khoá đối sánh từ những đối thủ trên thị trường.

Tham khảo Google Keyword Planner

Google Keyword Planner là công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí cho chiến dịch PPC. Bạn cần chọn “Discover new keywords”, nhập từ khoá chính để tra cứu danh sách một loạt các từ khoá gợi ý.

Tham khảo tại công cụ Google Keyword Planner.

chọn từ khóa tìm kiếm

Chọn từ khóa mới từ Google Keyword Planner.

Sau đó, hãy quan sát và chọn ra các từ khóa phù hợp nhất với chiến dịch của bạn.

Nghiên cứu từ khóa

Cách tìm kiếm cụm từ phủ định.

Sử dụng phân tích Google Ads Search Terms Report

Google Ads Search Terms sẽ hiển thị danh sách các truy vấn mọi người đã sử dụng để quảng cáo của bạn được phép hiển thị. Thông tin này được lưu trữ tại tài khoản Google Ads, phần “Chiến dịch”, “Thông tin chi tiết và báo cáo”, “Cụm từ tìm kiếm”.

Google Ads Search Term Report

Sử dụng phân tích Google Ads Search Terms Report để tìm kiếm đối sánh phủ định.

Cách bổ sung từ khóa phủ định Google Ads

Có 2 cách để bổ sung cụm từ phủ định trong Google Ads, cụ thể:

Bổ sung từ khóa phủ định vào nhóm quảng cáo, chiến dịch và danh sách hiện có

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào tài khoản Google Ads, chọn “Từ khóa”, rồi đến “Đối sánh phủ định”.
  • Bước 2: Chọn dấu cộng (+) để thêm cụm từ riêng lẻ hoặc tạo danh sách mới.
  • Bước 3: Chọn áp dụng cho chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo cụ thể.
  • Bước 4: Thêm danh sách từ khóa vào bảng nội dung, đảm bảo mỗi từ khóa một dòng và không bị trùng lặp với các từ khóa khẳng định đã thiết lập.
  • Bước 5: Áp dụng loại đối sánh phủ định cho mỗi từ khóa. Lưu ý, đối sánh chính xác sẽ được thiết lập mặc định bắt buộc cho chiến dịch hiển thị và Video.
  • Bước 6: Chọn “Lưu vào danh sách mới hoặc hiện có”, nhập tên nếu thiết lập danh sách mới và chọn “Lưu” để hoàn tất.

Bổ sung từ khóa đối sánh

Hướng dẫn bổ sung đối sánh phủ định.

Bổ sung từ danh sách từ khóa phủ định hiện có

Nếu muốn thực hiện nhiều chiến dịch quảng cáo khác nhau từ một danh sách hiện có, bạn cần thực hiện 4 bước sau:

  • Bước 1: Lựa chọn sử dụng danh sách cụm từ phủ định.
  • Bước 2: Chọn chiến dịch muốn áp dụng.
  • Bước 3: Tích chọn danh sách từ khóa muốn sử dụng cho chiến dịch đó và lưu lại để hoàn tất.

Lưu ý:

  • Đôi lúc, quảng cáo vẫn sẽ hiển thị dù trong danh sách cụm từ phủ định đã thiết lập đối sánh này.
  • Quảng cáo hiển thị chỉ cho phép thêm tối đa 5,000 đối sánh phủ định.

Liên quan đến từ khóa đối sánh phủ định, bạn nên tìm hiểu thêm về từ khóa phủ định động. Đây là loại từ khóa có cơ chế hoạt động tương tự như đối sánh phủ định thông thường, tuy nhiên chỉ áp dụng để ngăn chặn việc hiển thị của khi thực hiện chiến dịch quảng cáo tìm kiếm động (DSA).

Đối sánh phủ định động được thiết lập dựa trên quy tắc trong danh mục, nội dung, tiêu đề hoặc logic URL. Để thiết lập, bạn chỉ cần truy cập vào menu bên trái trong tài khoản Google Ads, chọn “Mục tiêu quảng cáo động phủ định”, thêm vào cụm từ phủ định động cho nhóm quảng cáo hoặc chiến dịch phù hợp.

Từ khóa phủ định có ảnh hưởng như thế nào đến chiến dịch quảng cáo?

Một số ảnh hưởng tích cực của việc thiết lập cụm từ phủ định đối với chiến dịch quảng cáo phải kể đến:

  • Tăng tỷ lệ nhấp chuột: Đảm bảo quảng cáo chỉ hiển thị với những người dùng truy vấn cụm từ có liên quan.
  • Tiết kiệm chi phí: Doanh nghiệp loại bỏ được những người dùng không phù hợp, tránh lãng phí ngân sách cho những cú click chuột “vô ích”.
  • Tạo tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn, tỷ suất ROI cao hơn: Đối sánh phủ định đảm bảo quảng cáo không hiển thị với những cụm từ tra cứu không đem lại chuyển đổi. Tức là, nó sẽ hiển thị nhiều hơn với những khách hàng tiềm năng.
  • Tạo nhóm quảng cáo có liên quan hơn: Lọc ra lưu lượng truy cập không liên quan cũng là cách doanh nghiệp thắt chặt mức độ tương thích cho các chiến dịch của mình. 

Những chiến thuật sử dụng từ khóa phủ định hiệu quả

Dưới đây Stradex đã tổng hợp các chiến thuật sử dụng từ khóa đối sánh phủ định hiệu quả đến từ các chuyên gia PPC nổi tiếng trên thế giới, cụ thể:

Thêm từ khóa từ Search Term Report

Trong phần báo cáo “Cụm từ tìm kiếm”, tích chọn những từ khóa bạn muốn thêm và nhấp vào “Add as negative keyword”.

Thêm từ khóa từ Search Term

Thêm từ khóa từ Search Term Report.

Sau đó, bạn có thể phân chia chúng vào các nhóm quảng cáo, chiến dịch, danh sách mới hoặc danh sách hiện tại.

Hướng dẫn cách thêm từ khóa

Hướng dẫn bổ sung từ khóa.

Kiểm tra lại các thiết lập theo mong muốn và chọn “Save”.

Lưu từ khóa

Lưu lại thay đổi.

Thêm từ khóa tại Trang tổng quan (Dashboard)

Chiến thuật này cho phép bạn tạo danh sách đối sánh phủ định bên ngoài báo cáo “Cụm từ tìm kiếm”. Theo đó, bạn cần nhấp vào “Chiến dịch” trong tài khoản Google Ads. Tại menu thả xuống, chọn “Đối tượng, từ khóa và nội dung” trong menu, sau đó chọn “Từ khóa tìm kiếm phủ định”.

Bổ sung từ khóa tổng quan

Bổ sung từ khóa từ trang tổng quan.

Tiếp theo, tích vào nút dấu cộng màu xanh trên màn hình.

Chọn chiến dịch

Chọn chiến dịch phù hợp.

Ấn vào “Chọn chiến dịch” để chọn chiến dịch muốn thiết lập đối sánh phủ định.

Chiến thuật sử dụng đối sánh phủ định.

Ở ô nội dung, nhà quảng cáo cần nhập các từ khóa phủ định chia thành từng dòng. Đồng thời, bạn cũng có thể sử dụng các ký hiệu đặc biệt để thiết lập phân loại cho từng đối sánh như sau:

  • Đối sánh rộng: Không cần thêm gì, ví dụ như bông hoa.
  • Đối sánh cụm từ: Sử dụng trích dẫn ngoặc kép, ví dụ như “bông hoa”.
  • Đối sánh chính xác: Sử dụng ngoặc vuông, ví dụ như [bông hoa].

Thêm các từ khóa cho chiến dịch

Thêm các từ khóa.

Sau khi thiết lập xong, chọn “Lưu vào danh sách mới hoặc hiện có” và đặt tên cho danh sách đối sánh này. Cuối cùng, nhấp vào “Lưu” để hoàn tất.

Lưu cài đặt

Lưu lại cài đặt.

Thêm từ khóa phủ định cho chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo

Sau khi tạo được danh sách các đối sánh phủ định, cần thiết lập chúng cho chiến dịch cụ thể. Bạn cần nhấp vào “Chiến dịch” trong trang tổng quan tài khoản Google Ads.

Chọn loại chiến dịch phủ định cho truy vấn

Chọn chiến dịch.

Chọn chiến dịch bạn muốn thêm các đối sánh phủ định, nhấp và thả xuống cho “Đối tượng, từ khóa và nội dung”. Tiếp tục nhấp vào “Tìm kiếm từ khóa” và chọn “Từ khóa phủ định”.

Tìm kiếm truy vấn phủ định bổ sung

Tìm kiếm từ khóa.

Nhà quảng cáo cần nhấn chọn dấu cộng màu xanh và tích vào “Sử dụng danh sách đối sánh phủ định”. 

Lựa chọn danh sách.

Cuối cùng, lựa chọn và lưu lại danh sách muốn áp dụng.

Lưu thay đổi từ khóa

Lưu lại thay đổi.

Một số lưu ý để tận dụng từ khóa phủ định hiệu quả

Một số lưu ý để sử dụng đối sánh cụm từ phủ định hiệu quả:

  • Sử dụng hiệu quả các loại đối sánh: Vì đối sánh phủ định không tính đến các biến thể gần giống, nên người thiết lập cần xác định rõ loại đối sánh nên sử dụng cho chiến dịch của bạn. 
  • Chiến dịch nào cũng nên áp dụng danh sách đối sánh phủ định: Bởi chúng giúp nhà quảng cáo loại bỏ hiệu quả các truy vấn không liên quan, duy trì độ chính xác về đối tượng mục tiêu.
  • Tránh cạnh tranh với quảng cáo của chính mình: Không nên sử dụng các từ khóa hiện tại làm đối sánh phủ định khi chạy Quảng cáo tìm kiếm động DSA.
  • Bỏ qua các từ khóa không liên quan đến sự kiện hiện tại: Các tin tức, sự kiện gây sốc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chiến dịch của bạn. Chẳng hạn từ khóa của bạn là “vali điện” thì quảng cáo của bạn vẫn sẽ hiển thị với những truy vấn liên quan đến tin tức như “Người nổi tiếng A sử dụng vali điện ở sân bay,...”. 
  • Mở rộng ý tưởng xây dựng các từ khóa đối sánh: Ngoài Search Report Term thông thường, có thể sử dụng thêm các công cụ khác để xác định các thuật ngữ đồng nghĩa, liên quan chặt chẽ và có thể thêm vào danh mục đối sánh của bạn.
  • Chú ý đến các ký tự: Loại bỏ các ký tự không hợp lệ khi thiết lập.
  • Loại bỏ các từ khóa có hiệu suất thấp: Ví dụ như các từ khóa có nhiều lượt hiển thị nhưng CTR thấp. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng chúng làm đối sánh chính xác để tận dụng tối đa ngân sách cho quảng cáo.
  • Theo dõi và đánh giá liên tục: Thường xuyên theo dõi báo cáo cụm từ tìm kiếm, dữ liệu chuyển đổi và phản hồi của khách hàng, đảm bảo chúng vẫn liên quan và phù hợp với chiến dịch của bạn.

Những lưu ý phổ biến

Lưu ý khi sử dụng cụm từ phủ định.

Những lỗi phổ biến khi sử dụng từ khóa phủ định và cách khắc phục

Stradex sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục những lỗi thường gặp khi sử dụng từ khóa phủ định để đảm bảo hiệu quả hoạt động tối ưu nhất:

Lỗi 1: Quảng cáo hiển thị với các cụm từ tìm kiếm bị chặn bởi một đối sánh phủ định

Cách khắc phục: 

  • Kiểm tra lại phạm vi ngày ở “Nhật ký thay đổi” trong mục “chiến dịch”, ví dụ bạn sẽ thấy cụm từ đối sánh xuất hiện trong báo cáo 10 tháng nếu đã thêm chúng từ 1 tháng trước.
  • Kiểm tra xem từ khoá đối sánh đã khớp với các biến thể chưa, tiến hành loại trừ chính xác các cụm từ truy vấn cụ thể. 
  • Xem xét cụm từ tra cứu nằm ở thứ tự bao nhiêu khi nội dung tìm kiếm dài hơn 16 tử?
  • Đảm bảo rằng đã áp dụng danh sách đối sánh phủ định cho chiến dịch.

Lỗi 2: Quảng cáo không hiển thị với truy vấn tìm kiếm là từ khoá chính, nguyên nhân do đối sánh phủ định.

Cách khắc phục:

  • Kiểm tra lại danh mục đối sánh phủ định có bao gồm từ khoá đó không? Từ khoá đó có thể sẽ là nguyên nhân nếu đối sánh nằm trong danh sách không được áp dụng cho chiến dịch. 
  • Thử nghiệm tìm kiếm từ khoá đối sánh chính xác, đối sánh rộng hoặc đối sánh cụm từ. Nếu chúng bị loại trừ thì Google sẽ trả về thông báo “Một từ khóa đối sánh đang ngăn quảng cáo của bạn hiển thị. Quảng cáo của bạn có thể sẽ hiển thị trên các cụm từ tìm kiếm khác khớp với từ khóa này”.

Cách khắc phục lỗi đối sánh

Cách khắc phục lỗi khi thiết lập đối sánh phủ định.

Trên đây, Stradex đã tổng hợp toàn bộ những thông tin chi tiết liên quan đến từ khóa phủ định: định nghĩa, các hoạt động, lợi ích, cách thiết lập, bổ sung và một số cách khắc phục các lỗi phổ biến. Đối sánh phủ định đem lại nhiều lợi ích cho nhà quảng cáo như tối ưu ngân sách, thúc đẩy chuyển đổi, tăng CTR, do vậy hãy tận dụng hiệu quả công cụ này để gia tăng doanh số cho sản phẩm của bạn nhé!

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn