vi
en
menu

27 tháng 3, 2024

Product Owner - Cơ hội việc làm "cực" hấp dẫn cho các bạn trẻ

Digital Marketing

Product Owner có vai trò, nhiệm vụ gì? Cần trang bị những kỹ năng gì để trở thành một Product Owner chuyên nghiệp? Cùng Stradex tìm hiểu chi tiết nhé!

Product Owner đang là vị trí nghề nghiệp cực “hot” được các nhà tuyển dụng săn đón. Bởi vì số nhân sự PO có chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn không nhiều. Bên cạnh đó, với chế độ lương thưởng hấp dẫn, đãi ngộ tốt cùng con đường thăng tiến rộng mở, PO đã trở thành mục tiêu nghề nghiệp của rất nhiều bạn trẻ. Vậy một Product Owner giỏi cần trang bị những kỹ năng gì? Cùng Stradex tìm hiểu chi tiết về nghề nghiệp này nhé!

Product Owner là gì?

Product Owner (PO hay người sở hữu sản phẩm) là người chịu trách nhiệm cho sản phẩm, đưa ra các quyết định chính thức và cuối cùng. Họ phải lựa chọn tính năng sản phẩm, giải quyết các vấn đề phát sinh thực tế trong quá trình người tiêu dùng trải nghiệm sử dụng sản phẩm đó.

khóa học product Owner

Product Owner là gì? Product Owner là ai?

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, vị trí Product Owner là người đại diện cho nhóm phát triển (Scrum Team) tại dự án Agile (Phương thức phát triển phần mềm linh hoạt thúc đẩy tốc độ đưa sản phẩm đến tay người dùng). Đồng thời, PO sẽ giao tiếp với doanh nghiệp, khách hàng và người dùng cuối cùng (Users).

Vai trò, trách nhiệm của Product Owner trong dự án

Vai trò

Trong dự án Scrum, PO có vai trò vô cùng quan trọng. Một PO xuất sắc phải có khả năng hiểu hết mọi mong muốn, yêu cầu của khách hàng, phản hồi khách hàng bằng cách đạt được sự hài lòng của họ về sản phẩm. Cụ thể:

  • Thay mặt cho khách hàng để truyền tải mong muốn đến bộ phận phát triển Developer.
  • Chịu trách nhiệm phác thảo kế hoạch về sản phẩm.
  • Giải quyết mọi công việc còn tồn đọng liên quan đến sản xuất sản phẩm.
  • Là người duy nhất có quyền thay đổi trình tự trong các Backlog.
  • Phải giải đáp mọi câu hỏi từ các Developers khi xảy ra các vấn đề phát sinh xung quanh sản phẩm, phải lý giải sao cho Developers hiểu được các tính năng ở sản phẩm và PO mong muốn đạt được.
  • Chịu trách nhiệm sản xuất, phát triển sản phẩm sao cho đạt được sự hài lòng từ chính PO bởi sự hài lòng của PO đại diện cho sự hài lòng của người dùng..

product Owner jobs

Vai trò của Product Owner job.

Trách nhiệm

3 chức trách chính của một chủ sở hữu sản phẩm:

Quản lý Backlog 

Product Owner phải đưa ra những giải pháp có giá trị hữu ích để giải quyết vấn đề. Do vậy, PO là người được uỷ quyền để trực tiếp can thiệp, theo dõi và giám sát xuyên suốt quá trình tạo lập, sửa đổi và nâng cấp sản phẩm thông qua các đầu việc sau:

  • Tìm hiểu, thu thập, phân tích dữ liệu và tiếp nhận những phản hồi khách hàng. Từ đó đề xuất giải pháp, ra quyết định cuối cùng có giá trị tối ưu nhất.
  • Thực thi lộ trình nghiên cứu người dùng, bao gồm phỏng vấn, khảo sát, bảng câu hỏi,... để làm rõ các vấn đề về sản phẩm với khách hàng.
  • Phối hợp với bộ phận UX/UI Designer để sáng tạo sản phẩm, mang lại sự mới lạ, độc đáo và thu hút người sử dụng.
  • Xem xét, đánh giá các Backlog đã được hoàn thiện; sắp xếp trình tự ưu tiên cho các Backlog chưa được hoàn thành.
  • Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn (chi tiết timeline, thời gian phát hành,...) cho các chiến dịch nhỏ trong lộ trình phát triển sản phẩm.
  • Thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá kết quả hiệu suất của sản phẩm và phản hồi từ khách hàng. Trường hợp sản phẩm gặp vấn đề hoặc khách hàng muốn tối ưu tính năng thì PO phải trực tiếp tiếp nhận ý kiến nhanh chóng nhất.

product Owner là làm gì

Trách nhiệm của Product Owner làm gì?

Định hướng, phân tích tầm nhìn cho sản phẩm

PO cũng “gánh vác” trách nhiệm truyền tải các thông tin chi tiết cho khách hàng và nội bộ doanh nghiệp về tính năng của sản phẩm.

PO càng hiểu rõ mức độ ảnh hưởng và đối tượng tác động bởi sản phẩm thì sẽ càng dễ dàng đưa ra cái nhìn tổng quan nhất. Dựa vào đó, PO có thể đưa ra những đánh giá, nhận xét khách quan, đề xuất giải pháp hoàn thiện và phát triển sản phẩm tối ưu hơn.

Product Owner junior

Công việc của Product Owner.

Đồng phối hợp giao tiếp và làm việc với các Scrum Master

Các PO cũng có chức trách làm việc trực tiếp và phối hợp chặt chẽ với Scrum Master. Cụ thể:

  • Phải tham gia các sự kiện do nhóm Scrum chủ trì.
  • Phải trực tiếp động viên, thúc đẩy tiến độ công việc của Scrum Master.
  • Là người tiếp nhận thông tin về nhu cầu/mong muốn của doanh nghiệp, khách hàng, truyền tải những nhu cầu đó đến Scrum Master, cùng đóng góp ý kiến để hoàn thiện sản phẩm với Developer Team.

Product Owner tuyển dụng

Đồng phối hợp giao tiếp và làm việc với các Scrum Master.

Những kỹ năng cần có của một Product Owner tiềm năng

Nếu như trước đây, Product Owner thường do những người có nhiều kinh nghiệm đảm nhiệm thì hiện tại các bạn trẻ cũng có thể nhận được cơ hội nghề nghiệp này. Tuy nhiên, để trở thành một PO chuyên nghiệp, ứng viên phải trang bị đầy đủ những kỹ năng sau:

Am hiểu sản phẩm, nắm bắt thị trường 

Am hiểu tường tận sản phẩm được phụ trách là yếu tố quan trọng nhất mà PO bắt buộc phải có. Càng hiểu nhiều về sản phẩm thì càng dễ định hướng và lên kế hoạch sản xuất, phát triển sản phẩm. 

Luôn ưu tiên công việc

Vì là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ quá trình sản xuất và hoàn thiện sản phẩm nên PO luôn phải tập trung và ưu tiên nhiều thời gian cho công việc để theo dõi tiến độ và kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.

product Owner certification

Product Owner tuyển dụng phải luôn ưu tiên công việc.

Có tầm nhìn rộng, nhạy bén 

Product Owner là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với việc tối ưu sản phẩm, đồng thời cũng là người dẫn dắt, lãnh đạo đội ngũ Developer. Do vậy, một Developer tiềm năng, chuyên nghiệp phải là người có tầm nhìn xa, linh hoạt, nhạy bén. Họ phải hiểu được khách hàng thực sự muốn gì, cần gì, họ có mong muốn gì hay sẽ dễ bị thu hút/chinh phục bởi tính năng nào,...

Kỹ năng nghiên cứu hành vi người tiêu dùng 

Khi vừa hiểu tường tận sản phẩm, vừa cập nhật được xu hướng thị trường, nắm bắt được hành vi người dùng thì PO có thể giảm thiểu tối đa rủi ro phát sinh khi sản phẩm được tung ra thị trường.

Kỹ năng giao tiếp tốt 

PO phải có kỹ năng giao tiếp tốt, đàm phán thành thạo bởi trong quá trình làm việc, vị trí này thường xuyên phải cộng tác và trao đổi với các bên liên quan. Đây là một yêu cầu cần thiết, quan trọng để đảm bảo công việc được hoàn thành hiệu quả nhất.

tuyển product Owner

Product Owner tuyển dụng phải có kỹ năng giao tiếp tốt.

Kỹ năng phân tích

Thứ tự ưu tiên công việc nằm trong quy trình theo dõi, quản lý, đánh giá, phê duyệt và xử lý các vấn đề về sản phẩm còn tồn đọng. Do vậy, PO phải có kỹ năng phân tích, đánh giá nghiêm túc các vấn đề và bản cập nhật của sản phẩm để đưa ra giải pháp phù hợp.

Kỹ năng xử lý, giải quyết vấn đề

Bất cứ hoạt động nào trong quy trình phát triển, tối ưu sản phẩm đều có thể phát sinh vấn đề. Do vậy, điều cần thiết là PO phải trang bị cho mình kỹ năng đối mật, nắm bắt, xử lý và giải quyết chúng hiệu quả.

Một Product Owner giỏi là một người biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ mọi người, đặt bản thân vào vị trí người dùng, tận dụng kinh nghiệm làm việc để ra quyết định phù hợp nhất.

Product Owner fresher

CV Product Owner cần trang bị những kỹ năng gì?

Kỹ năng quản lý thời gian và công việc

Vì phải gánh vác tương đối nhiều trách nhiệm nên Product Owner phải phân chia thời gian hợp lý, tốt nhất là tập trung toàn bộ thời gian cho một sản phẩm duy nhất. Nhiều trường hợp, PO phải làm việc trên quá nhiều sản phẩm có thể dẫn đến tình trạng nhầm lẫn, mất tập trung, hiệu suất công việc giảm đi đáng kể.

Khác biệt giữa Product Owner với Scrum Master và Project Manager

Để nhận biết rõ sự khác biệt giữa 3 vị trí Product Owner, Scrum Master và Project Manager, cùng theo dõi bảng so sánh sau:

Tiêu chí so sánh

Product Owner

Scrum Master

Project Manager

Vai trò

Là người phụ trách giải quyết mọi vấn đề của sản phẩm trong quá trình khách hàng sử dụng.

Là người am hiểu chuyên sâu về Scrum, định hướng các công việc theo mô hình Scrum để đem lại kết quả tốt nhất.

Là người có chức trách cao hơn, quản lý toàn bộ các dự án mà công ty đang thực hiện. Họ phải giải quyết các vấn đề khái quát, tổng quan và có liên quan đến những chiến lược phát triển lâu dài cũng như tầm nhìn của doanh nghiệp.

Mục tiêu chính

Chất lượng sản phẩm trong dự án.

Mô hình Scrum và hiệu suất làm việc của bộ phận phát triển.

Kết thúc/bàn giao dự án đúng thời hạn.

Nhiệm vụ chính

- Định hướng phát triển sản phẩm.

- Tối ưu hoá giá trị sản phẩm.

- Cam kết về chất lượng cho sản phẩm đầu ra.

- Phác thảo kế hoạch triển khai mô hình Scrum.

- Định hướng nhóm phát triển hoạt động theo mô hình Scrum.

- Hỗ trợ nhóm, đưa ra các thay đổi phù hợp để cải thiện hiệu suất.

- Quản lý, giám sát tất cả các bộ phận trong dự án.

- Theo dõi, thu thập và đo lường tiến độ qua từng giai đoạn công việc.

- Giám sát vi mô nhóm dự án.

product Owner intern

Khác biệt giữa Product Owner với Scrum Master và Project Manager.

Học gì để trở thành Product Owner chuyên nghiệp

Có 2 điều kiện cơ bản sau bạn cần đáp ứng nếu muốn trở thành một PO chuyên nghiệp:

Nền tảng kiến thức, giáo dục và bằng cấp 

Các vị trí tuyển dụng Product Owner hiện nay đều yêu cầu trình độ tối thiểu là bằng Cử nhân. Thậm chí nhiều công ty, doanh nghiệp lớn sẽ ưu tiên lựa chọn ứng viên tốt nghiệp bằng Thạc sĩ về các chuyên ngành sau:

  • Công nghệ thông tin.
  • Hệ thống quản lý thông tin.
  • Khoa học máy tính.

Các chứng chỉ chuyên môn Product Owner

Nếu sở hữu thêm các chứng chỉ chuyên môn, ứng viên còn có cơ hội thăng tiến cao với tư cách một PO chuyên nghiệp. Để chinh phục nhà tuyển dụng, nhiều ứng viên hiện nay đang lựa chọn theo học các chứng chỉ phổ biến như:

  • Chương trình SAFe đã được chứng nhận.
  • Professional Scrum Product Owner (PSPO) được cấp bởi Scrum.org.
  • Project Management Professional (PMP) được cấp bởi Viện quản lý dự án (PMI).

product Owner job

Học gì để làm Product Owner? Học các chứng chỉ Product Owner certification.

Tài liệu tham khảo hữu ích cho Product Owner

Theo gợi ý từ nhiều chuyên gia trong lĩnh vực quản lý sản phẩm, dưới đây là một số tài liệu tham khảo hữu ích cho các PO:

  • Website: Đăng ký nhận các bản tin từ website sidebar.io, uxdesignweekly.com. Mỗi ngày sẽ có 5 - 10 bản tin hay nhất được chọn lọc gửi tới Email.
  • Tham khảo các đầu sách must-read: “Hooked – How to build Habit-Forming Products”, “Don’t make me think” và “Sprint: How to solve big problems and test new ideas in just five days”,...
  • Đăng ký khóa học Product Owner course online trên Udemy: “The Ultimate Guide to Usability and UX”.

product Owner tuyển dụng

Tài liệu tham khảo hữu ích cho chủ sở hữu sản phẩm.

Cơ hội nghề nghiệp tương lai của Product Owner

Với con đường sự nghiệp rộng mở cùng nhiều cơ hội thăng tiến hấp dẫn, nhiều PO hiện nay đang hướng tới chinh phục những vị trí tiềm năng như:

Project Manager 

Nếu xuất thân từ một Product Owner, bạn hoàn toàn có thể rẽ hướng sang trở thành một Project Manager với trách nhiệm lên kế hoạch, theo dõi, quản lý và giám sát dự án.

Business Analyst 

Với đặc thù công việc là xử lý các yêu cầu từ khách hàng và nội bộ doanh nghiệp, một Product Owner hoàn toàn đủ khả năng để trở thành một Business Analyst.

Với các kinh nghiệm, kiến thức được trau dồi trong quá trình đảm nhiệm vị trí PO, đây sẽ là một cơ hội tuyệt vời khi chuyển hướng sang làm Business Analyst, bạn có thể tận dụng chúng để xử lý các vấn đề kinh doanh gọn ghẽ và dễ dàng hơn.

tuyển dụng product Owner

Business Analyst.

Product Manager 

Product Manager (Giám đốc sản xuất/Chuyên viên quản lý sản phẩm) là vị trí đòi hỏi sự tập trung vào các yêu cầu rõ ràng đối với một sản phẩm dựa trên mức độ phù hợp với thị trường và những mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

Để chinh phục vị trí PM, trước tiên bạn phải trở thành một Business Analyst, đồng thời tốt nghiệp bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA).

CEO (Senior Product Owners)

Nếu xuất phát điểm từ vị trí một Product Owner cấp cao thì ứng viên hoàn toàn có cơ hội trở thành giám đốc điều hành của một công ty (CEO).

Giám đốc điều hành là người có kiến thức, tầm nhìn cao nhất, có phương hướng quản lý toàn bộ công ty và định hướng phát triển để đi đến thành công rực rỡ. Do vậy, với nền tảng là một PO, ứng viên này còn phải tích lũy thêm:

  • Nhiều kinh nghiệm.
  • Có tính kiên trì.
  • Nhiều thời gian làm việc.
  • Đã học được cách phát triển thành công một sản phẩm cụ thể.
  • Biết điều phối nhóm, phân chia công việc và quản lý nhân sự hiệu quả.
  • Biết cách quản lý, tối ưu hóa ROI.
  • Nắm được phương thức thu hút khách hàng.

product Owner là gì

Cơ hội trở thành CEO.

Lương trung bình của vị trí Product Owner là bao nhiêu?

Với khối lượng công việc tương đối lớn thì mức lương trung bình cho vị trí PO khá hấp dẫn, dao động từ 25 - 40 triệu đồng/tháng (Tuỳ theo khối lượng công việc và kinh nghiệm tích lũy).

product Owner

Mức lương Product Owner. Product Owner lương bao nhiêu?

Những lưu ý về Product Owner

Lưu ý về Product Owner:

  • Là người đưa ra quyết định chính thức và cuối cùng: PO là người nắm rõ vấn đề nhờ tiếp nhận thông tin từ các bên như User, khách hàng, doanh nghiệp và Scrum Team. Đồng thời là người ra quyết định cuối cùng về sản phẩm. Mỗi quyết định được đưa ra đều có vai trò quan trọng, định hướng phát triển cho sản phẩm, do vậy PO phải có kỹ năng và nền tảng kiến thức vững chắc.
  • Đề cao sự rõ ràng: Sản phẩm phải đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
  • Mỗi dự án sẽ chỉ có một Product Owner: Đảm nhận vị trí PO chỉ yêu cầu một người duy nhất. Điều này không có nghĩa là PO sẽ làm tất cả mọi việc mà họ có thể nhận hỗ trợ từ những người khác. PO sẽ nắm giữ các đầu việc chính, đảm bảo cho công việc trơn tru, minh bạch và linh hoạt.
  • Chỉ ra quyết định dựa trên số liệu rõ ràng: Đây là nguyên tắc quan trọng để khắc phục việc ra quyết định chỉ dựa vào ý thích cá nhân. PO phải ra quyết định dựa trên thực tế phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường, chứng minh vấn đề này thực sự phải giải quyết chứ không phải chỉ là một suy đoán hay giả thuyết.
  • Nhạy bén và có tầm nhìn rộng: Là người có trách nhiệm cao nhất, cũng là người dẫn dắt đội ngũ phát triển, một PO giỏi phải là người có tầm nhìn rộng, nhạy bén với sự thay đổi. 
  • Sản phẩm cho mọi người nhưng phải tập trung vào đối tượng trung/cao cấp: Để khắc phục sự khó hiểu, khó sử dụng của nhóm người dùng sơ cấp và sự nhàm chán của nhóm người dùng trung/cao cấp, PO phải thiết kế sản phẩm hướng đến nhóm trung/cao cấp. Sau đó, hỗ trợ sử dụng cho người dùng sơ cấp.
  • Sản phẩm phải thân thiện: Phải luôn có sự phản hồi, giao tiếp với người sử dụng. Đồng thời, phải đặt mình vào vị trí của User, thấu hiểu họ và giúp họ giải quyết vấn đề.

Câu hỏi phỏng vấn Product Owner

Lưu ý về vị trí chủ sở hữu sản phẩm.

Ở đâu tuyển dụng Product Owner?

Có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp, nhiều tổ chức hiện nay thường xuyên đăng tải các thông báo tuyển dụng vị trí Product Owner với những yêu cầu và chế độ quyền lợi khác nhau. Nếu đang quan tâm về vị trí này, bạn có thể tham khảo các bài đăng tuyển Product Owner trên các hội, nhóm Facebook, các website tìm việc như Ybox, Career Việt, TopCV, LinkedIn, Vietnamworks,...

Tại Stradex hiện cũng đang tuyển dụng nhân tài cho vị trí việc làm Product Owner, chiêu mộ ứng viên với những chế độ lương thưởng cùng quyền lợi hấp dẫn, môi trường làm việc thân thiện, năng động cùng lộ trình thăng tiến rõ ràng. Bạn có thể truy cập vào website của Stradex hoặc liên hệ với bộ phận nhân sự để nhận được JD và các thông tin tuyển dụng chi tiết hơn nhé!

Tham khảo thêm tại: https://stradexvietnam.com/tuyen-dung/product-executive1 

Junior Product Owner

Ở đâu tuyển dụng Product Owner Intern?

Trên đây, Stradex đã tổng hợp toàn bộ những thông tin chi tiết liên quan đến vị trí Product Owner: Vai trò, nhiệm vụ, các kỹ năng cần thiết để trở thành một PO chuyên nghiệp. Hiện nay, Stradex đang tuyển dụng Product Owner, Product Analyst cùng nhiều vị trí nghề nghiệp hấp dẫn khác, hãy nộp CV ngay để có cơ hội trở thành thành viên nhà Stradex nhé!

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn