vi
en
menu

29 tháng 12, 2023

Sự khác nhau giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống

Brand Marketing

Digital Marketing và Marketing truyền thống có nhiều điểm khác nhau về phương thức, không gian, thời gian, chi phí, khách hàng, lưu trữ thông tin,...

Trong thời đại mà người dùng ngày càng sử dụng Internet nhiều hơn, Marketing truyền thống có vẻ yếu thế trước Digital Marketing. Song trên thực tế, mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ để đưa ra lựa chọn phù hợp cho chiến dịch của mình. Vậy cụ thể sự khác nhau giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống là gì? Cùng Stradex giải đáp qua bài viết này nhé!

digital marketing và marketing truyền thống

Tìm hiểu về sự giống nhau và khác nhau giữa Marketing truyền thống và Digital Marketing

Digital Marketing và Marketing truyền thống là gì?

Trước khi làm rõ về sự khác biệt giữa Digital Marketing và Marketing truyền thống, chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm của hai loại hình này.

Marketing truyền thống là gì?

Marketing truyền thống là phương thức tiếp thị, quảng cáo sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông như quảng cáo truyền hình, đài phát thanh, báo chí, tờ rơi, biển quảng cáo ngoài trời, trưng bày sản phẩm tại cửa hàng, tài trợ cho sự kiện,...

Digital Marketing là gì?

Digital Marketing là hình thức tiếp thị trực tuyến thông qua các phương tiện truyền thông điện tử và Internet để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng. Một số kênh Digital Marketing phổ biến như PPC, SEO, SEM, Email Marketing, Content Marketing, Affiliate Marketing, Inbound Marketing,...

sự khác nhau giữa digital marketing và marketing truyền thống

Digital Marketing sử dụng các kênh kỹ thuật số để truyền thông tiếp thị

Sự khác biệt giữa Digital marketing và Marketing truyền thống

Trong bài viết này, Stradex sẽ so sánh Digital Marketing và Marketing truyền thống thông qua các điểm giống và khác nhau để bạn có được cái nhìn tổng quan nhất.

Điểm giống nhau

Nhìn chung, tất cả các chiến lược Marketing đều hướng đến một mục tiêu duy nhất là quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, thu hút khách hàng tiềm năng và tạo sự chuyển đổi mua hàng. Từ đó, doanh nghiệp có thể gia tăng doanh số, lợi nhuận và củng cố vị thế của thương hiệu trên thị trường. 

Điểm khác biệt

  • Marketing truyền thống quảng bá sản phẩm, dịch vụ thông qua các kênh truyền thống như truyền hình, đài phát thanh, báo chí,... Trong khi đó, Digital Marketing lại sử dụng các kênh trực tuyến như SEO, Content Marketing, Social Media Marketing,...
  • Digital Marketing có sự hỗ trợ của các công cụ tìm kiếm dữ liệu khách hàng theo nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính, sở thích, hành vi tiêu dùng,... Vì vậy mà quảng cáo của Digital Marketing dễ dàng hiển thị và tiếp cận đến khách hàng tiềm năng hơn so với Marketing truyền thống.
  • Marketing truyền thống có mức độ tiếp cận cá nhân thấp, liên quan đến truyền thông đại chúng. Bởi hình thức này sử dụng các phương pháp tiêu chuẩn hóa để nhắm đến khách hàng mục tiêu. Ngược lại, Digital Marketing có tính cá nhân hóa cao. Những sản phẩm được quảng cáo sẽ chỉ hiển thị với những khách hàng đã từng quan tâm hoặc tìm kiếm nó trên Internet.
  • Chi phí thực hiện chiến dịch Marketing truyền thống thường rất cao và chỉ sử dụng được một lần. Trong khi Digital Marketing có chi phí thực hiện thấp nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, các hình thức như Facebook Ads, Google Ads,... có thể kiểm soát được chi phí.
  • Marketing truyền thống chỉ tương tác một chiều, người dùng không thể trực tiếp phản hồi thông tin quảng cáo. Còn Digital Marketing sẽ có sự tương tác hai chiều, người dùng có thể phản hồi ngay khi nhìn thấy quảng cáo.

sự khác biệt giữa digital marketing và marketing truyền thống

Có thể phân biệt Digital Marketing và Marketing truyền thống dựa vào phương thức truyền thông

Để có cái nhìn khách quan, rõ ràng hơn về sự khác nhau giữa Marketing truyền thống và Digital Marketing, bạn có thể tham khảo bảng tổng hợp dưới đây:

 

Đặc điểm

Digital Marketing

Marketing truyền thống

Mục tiêu

Truyền thống Marketing và Digital Marketing đều có mục tiêu là quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thu hút khách hàng tiềm năng và củng cố niềm tin với khách hàng trung thành.

Phương thức

Sử dụng Internet và các phương tiện kỹ thuật số.

Chủ yếu sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng.

Không gian, thời gian

Không bị giới hạn về không gian, thời gian giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ, thông tin được cập nhật liên tục mọi lúc, mọi nơi.

Bị giới hạn về không gian, thời gian giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ.

Chi phí

Chi phí thấp hơn. 

Chi phí thường khá cao.

Khách hàng

Hoàn toàn có thể nhắm chọn nhóm khách hàng mục tiêu, khách hàng tiếp cận một cách chủ động.

Khó có thể lựa chọn một nhóm khách hàng cụ thể, khách hàng tiếp cận thông tin thụ động.

Khả năng tương tác

Tương tác hai chiều.

Tương tác một chiều.

Lưu trữ thông tin

Lưu trữ thông tin khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng

Khó lưu trữ thông tin khách hàng.

 

Ưu và nhược điểm của Marketing truyền thống và Digital Marketing

Với sự phát triển của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, nhiều người thường đánh giá thấp hiệu quả của Marketing truyền thống và lựa chọn Digital Marketing. Song, cả Digital Marketing và Marketing truyền thống đều tồn tại những ưu, nhược điểm riêng. Điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ ưu, nhược điểm của chúng để đưa ra sự lựa chọn phù hợp.

Ưu và nhược điểm của Marketing truyền thống

Vì đã xuất hiện từ rất lâu nên khách hàng đã quen với các hình thức Marketing truyền thống khi tìm thông tin sản phẩm qua các mẫu quảng cáo trên tạp chí, tờ rơi,... Tuy nhiên lại bị giới hạn về địa lý nên đối tượng khách hàng tiếp cận được thường khá thấp.

Bên cạnh đó, các chiến dịch Marketing truyền thống thường khó đo lường hiệu quả. Bởi các công cụ thường không chuyên sâu hoặc thông minh như các công cụ sẵn có của Digital Marketing. Doanh nghiệp cũng phải bỏ ra chi phí rất cao để có thể hiển thị quảng cáo vào các khung giờ vàng.

Đặc biệt, Marketing truyền thống không có sự tương tác trực tiếp với khách hàng mà chỉ là tương tác một chiều. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn để hiểu rõ phản ứng của khán giả trước các chiến dịch tiếp thị của mình.

so sánh digital marketing và marketing truyền thống

Các chiến dịch Marketing truyền thống thường quen thuộc với khách hàng

Ưu và nhược điểm của Digital Marketing

Ưu điểm nổi bật của Digital Marketing là dễ dàng đo lường hiệu quả của chiến dịch nhờ vào các công cụ chuyên sâu. Qua đó, doanh nghiệp có thể đánh giá và cải thiện chiến lược Marketing trong tương lai. 

Doanh nghiệp cũng có thể phân vùng đối tượng và tiếp cận khách hàng nhanh chóng ở mọi lúc, mọi nơi, bởi, khách hàng có thể tìm thấy thông tin về sản phẩm trên website mà không mất quá nhiều thời gian. Đặc biệt, các chiến dịch Digital có tính tương tác cao với khách hàng thông qua các nền tảng mạng xã hội. Nhờ vậy, các nhãn hàng có thể thu thập thông tin phản hồi có giá trị để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. 

Tuy nhiên, quảng cáo của Digital Marketing có thể gây phiền nhiễu cho khách hàng. Các chiến lược như Google Ads, Email Marketing,... thường mang tính tạm thời, khó có thể tạo được ấn tượng sâu đậm với khách hàng và dễ bị bỏ qua. Hơn nữa, phải mất một thời gian thì doanh nghiệp mới có thể đo lường được hiệu quả của chiến dịch tiếp thị.

marketing truyền thống và digital marketing

Chiến dịch Digital Marketing dễ đo lường hiệu quả thông qua các công cụ chuyên sâu

Nên sử dụng loại hình Marketing nào? Digital Marketing hay Marketing truyền thống?

Mặc dù, Marketing truyền thống sử dụng các phương tiện truyền thống để quảng bá sản phẩm, còn Digital Marketing thì sử dụng phương tiện kỹ thuật số. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc Marketing truyền thống đã lỗi thời.

Những thước phim quảng cáo sống động trên các kênh truyền hình hay hình ảnh nổi bật trên tạp chí vẫn có thể tác động sâu vào tâm trí của khách hàng. Còn Digital Marketing sẽ là công cụ đắc lực để tiếp cận một lượng lớn khách hàng trong thời đại Internet bùng nổ.

Thế nên, mấu chốt cho một chiến lược hiệu quả là tìm ra sự cân bằng giữa hai hình thức này thay vì cố gắng tìm kiếm sự khác biệt giữa Marketing truyền thống và Digital Marketing. Bởi, cả hai đều có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả của chiến lược tiếp thị. 

Điển hình như trường hợp của hãng bia đen Guinness nổi tiếng với những quảng cáo truyền hình có kỹ thuật quay phim độc đáo. Đặc biệt, chiến dịch quảng cáo Surfer năm 1999 của Guinness được bình chọn là "Quảng cáo hay nhất mọi thời đại". Tuy nhiên, Guinness vẫn phải thay đổi theo thời đại, kết hợp với Digital Marketing vào chiến lược để không bỏ lỡ cơ hội mà Internet mang lại. 

Guinness đã sáng tạo những nội dung video dành riêng cho nền tảng Facebook và Instagram thay vì chỉ tập trung vào quảng cáo truyền hình. Kết quả là họ đã cho ra đời một chiến dịch truyền thông gây ấn tượng mạnh mẽ với hình ảnh những chàng cao bồi Compton chăm sóc những chú ngựa ở California.

phân biệt digital marketing và marketing truyền thống

Hình ảnh quảng cáo trên Instagram của Guinness

Kết luận

Digital Marketing và Marketing truyền thống đều có mục tiêu là quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Song, mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng, tùy vào nhu cầu, ngân sách mà doanh nghiệp lựa chọn loại hình phù hợp. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thể so sánh Marketing truyền thống và Digital Marketing. Đừng quên theo dõi website Stradex để xem thêm nhiều bài viết mới nhé!

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn