vi
en
menu

14 tháng 6, 2024

Quan hệ công chúng là gì? Có nên thử sức với nghề PR Executive?

Brand Marketing

“Ngành quan hệ công chúng là gì? PR Executive là gì? Mô tả công việc, mức lương quan hệ công chúng như thế nào?” là những vấn đề mà nhiều bạn trẻ muốn tìm hiểu khi có ý định thử sức với ngành này. Để giải đáp cho những câu hỏi trên, hãy cùng Stradex xem ngay bài viết dưới đây!

Quan hệ công chúng là gì?

Quan hệ công chúng hay PR (Public Relation) được hiểu là việc thực hiện các chiến lược cụ thể nhằm mục đích tạo dựng cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, đối tác, nhà đầu tư, giới truyền thông,... Qua đó giúp doanh nghiệp định hình, khẳng định thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ trong toàn bộ hoạt động và tiến trình phát triển.

quan hệ công chúng

Khái niệm quan hệ công chúng là gì?

PR Executive là gì?

PR Executive hay chuyên viên quan hệ công chúng là người nắm giữ vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, sự kiện. Họ được xem là người đại điện hay bộ mặt của doanh nghiệp, giúp xây dựng và duy trì hình ảnh, mạng lưới quan hệ giữa doanh nghiệp với các đơn vị bên ngoài.

quan hệ công chúng là gì

PR Executive là gì?

Vai trò và ý nghĩa của quan hệ công chúng

Các doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng đến hoạt động PR truyền thông bởi nó nắm giữ nhiều vai trò, ý nghĩa quan trọng:

  • Xây dựng hình ảnh, danh tiếng cho doanh nghiệp, bao gồm việc tạo dựng ấn tượng tích cực với công chúng, đối tác, giới truyền thông,...
  • Tương tác và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, nhà đầu tư, đối tác, cộng đồng. Việc tương tác này có thể được diễn ra thông qua các sự kiện truyền thông, truyền hình trực tiếp, mạng xã hội,...
  • Xác định thông điệp cốt lõi cho doanh nghiệp và truyền tải chúng một cách hiệu quả đến với công chúng. Điều này bao gồm việc viết thông cáo báo chí, thảo luận trên các phương tiện truyền thông, tổ chức họp báo,...
  • Tạo ra khách hàng tiềm năng mới, giúp cải thiện kết quả kinh doanh bằng cách nhắc tới doanh nghiệp trên các phương tiện truyền thông hướng đến đối tượng mục tiêu.
  • Quản lý rủi ro, giảm thiệt hại và duy trì danh tiếng cho doanh nghiệp trong thời gian bị khủng hoảng truyền thông.

mức lương của ngành quan hệ công chúng

Vai trò của quan hệ công chúng là giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh, danh tiếng trước khách hàng, đối tác, cộng đồng

Mô tả công việc của nhân viên PR

PR Executive là người chịu trách nhiệm quản lý các mối quan hệ của doanh nghiệp với bên ngoài, giúp nâng cao nhận thức về thương hiệu của doanh nghiệp. Theo đó, mô tả công việc của nhân viên PR Executive - PR Executive Job Description sẽ là:

  • Đề ra các chiến lược quan hệ công chúng phù hợp với mục tiêu, định hướng của doanh nghiệp.
  • Triển khai các kế hoạch PR đã đặt ra bằng những chiến lược và chiến thuật hiệu quả nhất.
  • Trực tiếp tổ chức và phối hợp với các phòng ban liên quan để thực hiện các hoạt động PR.
  • Duy trì và kiểm soát các mối quan hệ của doanh nghiệp với giới truyền thông báo chí bằng cách thiết lập, duy trì và giám sát các thông cáo báo chí, bài PR,... cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
  • Sử dụng nhiều kênh truyền thông khác nhau như đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí, Internet,... để tăng mức độ hiển thị của doanh nghiệp.
  • Tư vấn và đưa ra các giải pháp truyền thông Marketing phù hợp để xử lý các vấn đề công cộng, giúp duy trì danh tiếng của doanh nghiệp.
  • Theo dõi kết quả của chiến dịch PR và báo cáo lên cấp trên.

quan hệ công chúng làm gì

Quan hệ công chúng làm gì? Đó là đề xuất, triển khai các hoạt động PR để xây dựng quan hệ, danh tiếng cho doanh nghiệp

Hoạt động PR gồm những công việc gì?

Thông thường, hoạt động PR sẽ gồm 2 công việc chính là Planning và Execution, cụ thể:

  • Planning: Hoạch định chiến lược, chiến dịch PR.
  • Execution: Quan hệ báo chí, viết thông cáo báo chí, tổ chức buổi họp báo, sự kiện, xử lý khủng hoảng truyền thông,…

Các kỹ năng mà một chuyên viên PR cần có

Để trở thành một nhân viên PR Marketing chuyên nghiệp, thành công, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng sau đây:

  • Am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ: Nắm rõ kiến thức và biết cách vận dụng các công cụ PR như Community Involvement, Social Investment, Events, Publications, News,...
  • Kỹ năng ngôn ngữ: Khả năng giao tiếp tốt, tự tin khi thuyết trình trước đám đông, có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.
  • Thiết lập mối quan hệ truyền thông: Khéo léo trong giao tiếp, biết cách giữ mối quan hệ tốt đẹp với giới báo chí, giải quyết tốt các khủng hoảng truyền thông.
  • Khả năng viết lách: Viết nội dung sáng tạo, thu hút người đọc, bao gồm các bài báo trên tạp chí, blog,...
  • Kỹ năng làm việc nhóm: Làm việc nhuần nhuyễn, hợp tác tốt với các thành viên trong nhóm hay bộ phận có liên quan khác trong quá trình thực hiện các hoạt động PR.
  • Tư duy sáng tạo và làm việc dưới áp lực: Có sự kết hợp giữa tư duy sáng tạo và tư duy logic, biết cách quản lý công việc, phân bổ thời gian hợp lý.

khó khăn của ngành quan hệ công chúng

Kỹ năng cần có của nhân viên PR là gì? Người làm PR Executive cần có kỹ năng xây dựng quan hệ với giới truyền thông báo chí tốt

Tại sao nên thử sức với nghề PR Executive?

Hiện nay, mức độ cạnh tranh về định vị thương hiệu ngày càng tăng cao, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuyển dụng PR Executive để xây dựng đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp. Điều này cũng mở ra cơ hội nghề nghiệp cho những bạn trẻ đam mê và muốn theo đuổi ngành nghề này. Nếu bạn phân vân, chưa biết có nên thử sức với nghề PR Executive hay không thì có thể tham khảo 7 lý do sau đây:

Tính cấp thiết của ngành nghề

Muốn tồn tại trên thương trường đầy cạnh tranh, ngoài việc đạt mục tiêu doanh thu, các công ty cũng cần chú trọng đến mối quan hệ với giới truyền thông. Bởi hoạt động của công ty cần gắn với hoạt động của các tổ chức bên ngoài. Và PR được xem là giải pháp tốt nhất để công ty xây dựng hình ảnh, tiếng vang đến với công chúng.

Bên cạnh đó, PR còn là hoạt động giúp công ty vượt qua các khủng hoảng truyền thông bằng cách tìm kiếm sự ủng hộ từ cộng đồng.

Ngành “hot” cho giới trẻ

Công việc của nhân viên PR Executive sẽ liên quan đến báo chí, truyền thông và nhiều hoạt động khác như tổ chức sự kiện, lập kế hoạch, quan hệ báo chí,... Do đó, đây là công việc được nhiều bạn trẻ yêu thích sự năng động, sáng tạo và có khả năng viết lách lựa chọn.

nhân viên pr

PR là ngành được nhiều bạn trẻ yêu thích

Mức lương ngành quan hệ công chúng khá cao

Theo thống kê từ trang VietnamSalary, mức lương của ngành quan hệ công chúng thấp nhất tại Việt Nam là 6 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập trung bình là từ 11 đến 14 triệu đồng/tháng. Đây là một con số khá cao so với mặt bằng chung của các ngành Marketing.

Đa dạng hóa cơ hội nghề nghiệp

PR được xếp vào nhóm ngành kinh tế, song người học ngành này có thể làm các nghề thuộc khối nhân văn, tại các báo đài, viện nghiên cứu,... Hoặc cũng có thể tham gia giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng hay trung tâm. Ngoài ra, các tập đoàn lớn, nhỏ cũng có thể tuyển dụng nhân viên PR Executive để thực hiện các công việc như tổ chức sự kiện, quảng cáo, tham vấn chiến lược,...

Rèn luyện tính sáng tạo

PR cũng được xem là một ngành mang tính sáng tạo cao, tính sáng tạo này được xây dựng dựa trên sự bài bản, logic. Khi làm việc tại vị trí này, bạn sẽ được trải nghiệm một môi trường năng động, sáng tạo, luôn đối mặt với nhiều cơ hội, cũng như thử thách mới.

mặt trái của ngành quan hệ công chúng

Môi trường làm việc của người làm PR Executive đầy năng động, sáng tạo

Rèn luyện khả năng giao tiếp

Chuyên viên quan hệ công chúng có thể làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau như phòng PR, truyền thông hoặc thông tin báo chí của doanh nghiệp, tổ chức chính phủ, phi chính phủ,... Muốn làm tốt công việc này, bạn phải là người có khả năng giao tiếp, truyền đạt tốt, ứng xử khéo léo và thông thạo ít nhất một ngoại ngữ. Do đó, PR Executive sẽ là công việc giúp bạn rèn luyện kỹ năng giao tiếp của mình.

Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề

Tính chất của công việc PR Executive là phải thường xuyên đối mặt với áp lực thời gian. Bạn sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để ứng phó với mọi sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm việc. Điều này cũng sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề khi gặp khủng hoảng một cách nhanh chóng, hiệu quả.

quan hệ công chúng là làm gì

Nghề PR Executive có thể giúp bạn tôi luyện kỹ năng giải quyết vấn đề

Nên chọn PR In-house hay PR Agency?

Nhiều bạn trẻ khi mới ra trường thường phân vân, không biết nên làm PR ở In-house hay Agency. Trên thực tế thì mỗi loại hình doanh nghiệp hay vị trí công việc đều có những ưu điểm riêng. Tùy vào định hướng nghề nghiệp và khả năng mà bạn lựa chọn loại hình phù hợp nhất với bản thân.

  • PR ở In-house: Bạn sẽ hiểu tường tận về sản phẩm, dịch vụ của công ty. Công việc ở In-house sẽ chỉ tập trung vào một mảng khá hẹp, nhưng đổi lại bạn sẽ được phát triển rất sâu trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, bạn còn nắm rõ định hướng thương hiệu của doanh nghiệp, học hỏi về cách quản lý nhân sự, bài toán chi phí,...
  • PR ở Agency: Khi làm việc tại công ty Agency, bạn sẽ phải xử lý nhiều công việc, tiếp cận với nhiều khách hàng cùng lúc. Điều này sẽ giúp bạn học được cách làm việc linh hoạt, thích nghi nhanh với từng dự án và có góc nhìn đa dạng hơn về nghề nghiệp. 

pr executive là gì

Nên làm việc tại In-house hay Agency sẽ phụ thuộc vào định hướng nghề nghiệp và sở thích của bạn

Mức lương của ngành quan hệ công chúng PR

PR là công việc khá vất vả, đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, nhưng đổi lại mức lương khá cao, nhiều đãi ngộ tốt. Vậy cụ thể quan hệ công chúng lương bao nhiêu?

Trung bình, mức lương quan hệ công chúng PR thường dao động từ 11 đến 14 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập này sẽ tăng lên tùy vào năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, cũng như hiệu suất làm việc của bạn. Nếu thăng chức lên cấp bậc quản lý, mức lương của bạn có thể đạt 30 - 50 triệu đồng/tháng.

Những khó khăn mà nhân viên PR thường gặp 

Làm PR vừa mang đến cho bạn nhiều cơ hội nghề nghiệp, cũng vừa tạo ra không ít thách thức. Một số khó khăn của ngành quan hệ công chúng mà bạn có thể đối mặt như:

  • Áp lực công việc cao: PR là ngành đòi hỏi sự cập nhật nhanh chóng, chính xác các thông tin thị trường, tâm lý công chúng để đưa ra những thông điệp truyền thông phù hợp. Vì vậy, người làm PR phải luôn trong trạng thái sẵn sàng học hỏi, ứng biến nhanh với công việc, nhạy bén với thông tin và chịu được áp lực cao.
  • Tính cạnh tranh cao: Doanh nghiệp nào cũng muốn xây dựng hình ảnh tích cực trong mắt công chúng. Thế nên, tính cạnh tranh trong ngành PR sẽ rất cao. Muốn thành công, các PR Executive cần học hỏi không ngừng để nâng cao kinh nghiệm, kỹ năng và khả năng cạnh tranh trong ngành.
  • Đòi hỏi tính kiên nhẫn: Dù làm PR ở In-house hay Agency thì bạn đều có thể phải làm nhiều dự án cùng lúc, tiếp xúc với nhiều khách hàng, đối tác khác nhau. Như vậy sẽ khó tránh khỏi việc phải “đụng độ” với những người có cá tính khác biệt. Điều quan trọng là bạn cần phải biết kiên nhẫn, giữ thái độ cầu tiến để có thể thích nghi với môi trường làm việc, tiến xa hơn trong sự nghiệp.
  • Sáng tạo không ngừng nghỉ: Mọi thứ luôn thay đổi liên tục, đòi hỏi người làm PR phải luôn sáng tạo không ngừng, đưa ra những ý tưởng mới để phát triển bản thân mỗi ngày.

pr executive

Người làm PR Executive thường xuyên phải đối mặt với áp lực công việc cao

Ở đâu tuyển dụng PR Executive?

Hiện nay, nhu cầu tuyển nhân viên PR truyền thông của các doanh nghiệp tại Việt Nam là tương đối lớn. Nếu bạn cảm thấy hào hứng và muốn theo đuổi công việc này, bạn có thể tìm kiếm thông tin trên các trang tìm việc PR Executive và ứng tuyển.

Stradex cũng thường xuyên tuyển dụng PR Executive với mức lương hấp dẫn, kèm theo nhiều đãi ngộ tốt cho nhân viên. Bạn có thể truy cập vào trang https://stradexvietnam.com/tuyen-dung, theo dõi các tin PR Executive tuyển dụng và nhanh chóng nộp CV vào vị trí yêu thích nhé!

Kết luận

Quan hệ công chúng (PR) là một ngành thú vị, năng động nhưng cũng khá khó khăn, đòi hỏi bạn phải trang bị nhiều kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ quan hệ công chúng là làm gì, cũng như yêu cầu kỹ năng và mức lương của PR Executive. Để xem thêm nhiều bài viết hữu ích liên quan đến Marketing khác, hãy theo dõi website của Stradex nhé!

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn