30 tháng 5, 2024
Brand audit: Phân tích và cải thiện thương hiệu hiệu quả
Nếu muốn xác định vị trí hiện tại của thương hiệu trên thị trường, doanh nghiệp có thể thực hiện Brand Audit. Để hiểu rõ bản chất và triển khai Brand Audit hiệu quả thì không phải đơn vị nào cũng làm được. Vì vậy, hãy cùng Stradex tìm hiểu chi tiết về Brand Audit là gì, quy trình thực hiện kiểm toán thương hiệu như thế nào qua bài viết ngay sau đây!
Tìm hiểu thuật ngữ Brand Audit là gì?
Brand Audit hay kiểm toán thương hiệu là quá trình doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá xem thương hiệu của mình đang được định vị như thế nào trên thị trường. Brand Audit cho phép doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan về thương hiệu và đưa ra các chiến lược phù hợp trong tương lai. Đồng thời cải thiện được vị thế, khai thác điểm mạnh và khắc phục điểm yếu để tăng khả năng cạnh tranh của mình.
Brand Audit - kiểm toán thương hiệu là gì?
Mục đích của kiểm toán thương hiệu
Hầu hết các doanh nghiệp triển khai hoạt động kiểm toán thương hiệu với mục đích rất đơn giản. Đó là hiểu rõ vị trí của thương hiệu đang ở đâu trên thị trường trong thời điểm hiện tại.
Tại sao phải thực hiện Brand Audit?
Việc triển khai Brand Audit mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Cụ thể, Brand Audit giúp doanh nghiệp:
- Đánh giá nhận diện thương hiệu một cách toàn diện, hiệu quả. Qua đó biết được việc nhận diện thương hiệu của mình đến đâu, có đáp ứng các yếu tố về văn hóa, thị trường hay không.
- Đánh giá hiệu quả truyền thông dựa trên các số liệu báo cáo từ Brand Audit và đưa ra chiến lược truyền thông phù hợp hơn cho thị trường đang nhắm đến.
- Nghiên cứu đối tượng khách hàng mục tiêu, hành vi, xu hướng tiêu dùng của họ.
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để có thể thấu hiểu về các đối thủ, cũng như ngành nghề kinh doanh.
- Nghiên cứu và mở rộng ngành hàng trong tương lai một cách bền vững, tạo ra nhiều cơ hội phát triển mới.
Lý do nên thực hiện Brand Audit là gì? Brand Audit giúp doanh nghiệp hiểu rõ khách hàng, đối thủ của mình
Khi nào doanh nghiệp cần thực hiện Brand Audit?
Một số trường hợp doanh nghiệp cần thực hiện kiểm toán thương hiệu Brand Audit gồm:
- Khi có một số đổi mới nhất định, ví dụ như tên thương hiệu, bộ nhận diện,... doanh nghiệp nên Brand Audit để đánh giá xem thương hiệu đã phát triển như thế nào và cần đổi mới như thế nào.
- Thực hiện Brand Audit khi cần đưa ra định hướng phù hợp để làm mới thương hiệu. Một bản báo cáo Brand Audit chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình của đối thủ. Đồng thời cung cấp cơ sở cần thiết để đưa ra phương án thay đổi đúng đắn.
- Nếu quyết định tái định vị thương hiệu thì bước đầu tiên cần làm là triển khai Brand Audit. Bởi doanh nghiệp cần biết mình đang ở đâu rồi mới bắt tay vào việc tái định vị sao cho phù hợp.
- Khi cần mở rộng thị trường thì Brand Audit sẽ giúp doanh nghiệp cung cấp thông tin hữu ích về bối cảnh cạnh tranh.
- Brand Audit có thể giúp xác định khía cạnh mà doanh nghiệp cần chú trọng để duy trì sự khác biệt.
- Sáp nhập/mua bán thương hiệu cũng là thời điểm doanh nghiệp cần Brand Audit, giúp đánh giá xem thương hiệu được mua có phù hợp với tổ chức hay không.
- Khi muốn thu hút nhân tài, doanh nghiệp cũng nên triển khai Brand Audit để hiểu rõ bản thân và dễ dàng tiếp cận với những đối tượng này.
Doanh nghiệp có thể triển khai Brand Audit khi cần làm mới thương hiệu
Quy trình 8 bước thực hiện Brand Audit
Để thực hiện Brand Audit một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể áp dụng quy trình 8 bước mà Stradex chia sẻ ngay sau đây:
Phân tích các yếu tố nội tại của thương hiệu
Doanh nghiệp sẽ gửi đến toàn bộ nhân sự bảng đánh giá với khoảng 10 bộ nội dung và 100 biểu mẫu trắc nghiệm để thu thập thông tin, phân tích các yếu tố nội tại của thương hiệu. Hệ thống đánh giá sẽ có sự phân cấp cụ thể cho các nhân sự thuộc từng bộ phận. Điển hình như:
-
Ban điều hành: Đánh giá về mức độ hiểu biết quản trị thương hiệu, chiến lược truyền thông.
-
Ban truyền thông Marketing: Đánh giá về kênh, hiệu quả truyền thông, các yếu tố sáng tạo, thiết kế.
-
Ban sản phẩm: Đánh giá hiệu quả quản lý hàng hóa, quy trình nhập - xuất hàng.
-
Ban khách hàng: Đánh giá hiệu quả chăm sóc khách hàng, tiêu chí nhân sự.
Nghiên cứu, phân tích đối thủ và khách hàng mục tiêu
Đối thủ cạnh tranh là các công ty, tổ chức có những điểm tương đồng về phân khúc khách hàng, sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh,... Doanh nghiệp sẽ cần thực hiện nghiên cứu và chọn ra 5 - 10 cái tên có mức độ cạnh tranh hàng đầu để tập trung phân tích chuyên sâu khi thực hiện Brand Audit.
Bên cạnh đó, khách hàng mục tiêu cũng là yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần nghiên cứu, phân tích khi kiểm toán thương hiệu. Đối tượng này thường được chia làm 2 nhóm để phân tích, đó là:
-
Nhóm 1 - Tệp khách hàng cũ, đã và đang sử dụng dịch vụ.
-
Nhóm 2 - Tệp khách hàng tiềm năng mới.
Nghiên cứu khách hàng mục tiêu kỹ lưỡng trước khi tiến hành Brand Audit
Xem xét, đánh giá kênh phân phối, hàng hóa/dịch vụ
Với những doanh nghiệp lớn, hoạt động lâu năm trên thị trường thì kênh phân phối, hàng hóa/dịch vụ có thể sẽ là điểm mạnh. Các hoạt động luân chuyển, lưu kho hàng hóa cần được hoạch định chiến lược rõ ràng, tránh “chôn” vốn. Kênh phân phối cũng cần đảm bảo phù hợp với thực tế và định hướng tương lai của doanh nghiệp.
Kiểm tra,đánh giá lại kênh phân phối hàng hóa
Kiểm tra lại các dữ liệu truyền thông xã hội của doanh nghiệp
Khi Brand Audit, doanh nghiệp cần xem xét lại các nền tảng truyền thông mạng xã hội của mình, theo dõi mức độ tương tác trên kênh Social, lắng nghe các phản hồi của khách hàng,... Hoạt động này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiệu quả chiến lược Marketing trên mạng xã hội, cũng như kiểm soát khủng hoảng truyền thông.
Khảo sát khách hàng và nhóm nhân khẩu mục tiêu
Khảo sát được xem là một trong những giải pháp đơn giản để doanh nghiệp hiểu rõ cách mà khách hàng nhìn nhận về thương hiệu của mình. Doanh nghiệp có thể khảo sát họ bằng nhiều cách như phỏng vấn nhóm tập trung, khảo sát qua Email, điện thoại, thăm dò ý kiến trên mạng xã hội, Internet,...
Một số câu hỏi khảo sát theo nhóm nhân khẩu mục tiêu như:
- Nhận thức về thương hiệu: Bạn có nhận ra thương hiệu này không? Bạn đã từng nghe qua hay chưa? Bạn biết gì về thương hiệu này?,...
- Sử dụng sản phẩm: Bạn đã từng sử dụng sản phẩm của thương hiệu này chưa? Bạn có hài lòng với sản phẩm không?...
- Quyết định mua hàng: Yếu tố nào có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của bạn? Bạn thường mua sản phẩm này ở đâu?...
- Nhu cầu, mong muốn: Bạn mong muốn sản phẩm sẽ được cải thiện những gì? Bạn sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để mua sản phẩm đáp ứng nhu cầu của mình?...
- Thương hiệu cạnh tranh: Bạn có biết thương hiệu nào khác cung cấp sản phẩm tương tự không? Thương hiệu này có điểm mạnh, điểm yếu là gì?...
Khảo sát khách hàng giúp doanh nghiệp biết được cách mà họ nhìn nhận về mình như thế nào
Phân tích dữ liệu bán hàng và phễu hành trình của khách hàng
Dữ liệu bán hàng và phễu hành trình của khách hàng là nguồn dữ liệu quý giá để doanh nghiệp có thể hiểu rõ insight của họ về sản phẩm. Bên cạnh đó, việc phân tích dữ liệu bán hàng cũng sẽ giúp doanh nghiệp nắm được thời điểm bán hàng tốt nhất, hành vi mua hàng của người dùng, xu hướng thị trường,... Từ đó phát triển chiến lược kinh doanh phù hợp để tối ưu hiệu suất và nâng cao doanh thu.
Liệt kê các hạng mục cần cải thiện
Sau khi phân tích và nắm rõ hiện trạng của mình, doanh nghiệp cần liệt kê những mục tiêu quan trọng cần cải thiện. Những mục tiêu này phải phù hợp với tình hình của doanh nghiệp. Đồng thời có thể giúp doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt, vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Đưa ra giải pháp và phác thảo thực hiện Brand Audit
Bước cuối cùng mà doanh nghiệp cần làm đó là sử dụng tất cả dữ liệu có được từ 7 bước trên để phác thảo thành sơ đồ Brand Audit. Sơ đồ này sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn toàn diện về thương hiệu, cũng như những hạng mục cần giải quyết.
Sau khi Brand Audit, doanh nghiệp cần theo dõi và đánh giá hiệu quả để biết được mức độ thành công của các chiến lược đã triển khai. Từ đó có những điều chỉnh sao cho phù hợp để tối ưu hiệu quả kinh doanh.
Xây dựng kế hoạch triển khai Brand Audit chi tiết
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về Brand Audit cũng như quy trình 8 bước thực hiện Brand Audit mà Stradex muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi Brand Audit là gì và có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Hẹn gặp lại bạn trong những bài viết về Marketing khác của Stradex Blog nhé!