vi
en
menu

29 tháng 3, 2024

Hướng dẫn chi tiết 11 bước lập Content Strategy hiệu quả

Content

Content Strategy - Chiến lược nội dung giúp doanh nghiệp hiện thực hóa các mục tiêu kinh doanh. Vậy Content Strategy là gì? Cùng Stradex tìm hiểu nhé!

Theo số liệu thống kê, có tới 70% nhà tiếp thị tích cực đầu tư vào Content Strategy. Điều này đồng nghĩa với việc phát triển chiến lược nội dung là một trong những yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp dành được lợi thế cạnh tranh. Vậy Content Strategy là gì? Làm thế nào để lập Content Strategy hiệu quả? Cùng Stradex khám phá về chủ đề Content Strategy nhé!

Content Strategy là gì?

Content Strategy (Chiến lược nội dung) là quá trình chuyển đổi liên tục các mục tiêu kinh doanh thành kế hoạch. Trong đó bao gồm việc lập kế hoạch, sáng tạo, xuất bản, phân phối, theo dõi và quản trị nội dung để thu hút đối tượng mục tiêu, đáp ứng mong muốn của họ và là phương tiện đạt được những mục tiêu kinh doanh.

content strategy

Content Strategy là gì?

Trên thực tế, Content Strategy không nhất thiết phải phức tạp, nó chỉ cần đáp ứng đủ những yếu tố phù hợp. Bao gồm:

  • Mục tiêu cụ thể.
  • Thông tin chi tiết về người mua.
  • Các loại nội dung.
  • Kế hoạch phân phối.

Tại sao lại cần xây dựng Chiến lược nội dung - Content Strategy?

Có rất nhiều lý do lý giải vì sao cần phải xây dựng Chiến lược nội dung - Content Strategy, trong đó Stradex sẽ đưa ra 4 nguyên nhân quan trọng nhất.

Giúp trả lời câu hỏi vì sao phải xuất bản nội dung

Mỗi nội dung đăng tải sẽ tập trung giải quyết một mục tiêu duy nhất và Content Strategy sẽ giúp bạn xác định chính xác mục tiêu này là gì.

Một số ví dụ về nội dung đăng tải giải quyết các mục tiêu:

  • Đơn đăng ký Early Bird (Mua hàng sớm) được tạo để thấu hiểu mong muốn khách hàng, tăng danh sách email.
  • Teaser (Nhá hàng) những sản phẩm sắp trình chiếu được đăng tải nhằm kích thích sự tò mò, hứng thú.
  • Video Behind The Scenes (Hậu trường quá trình tạo ra sản phẩm) được xuất bản nhằm gây dựng niềm tin ở khách hàng.

Những Content này phải được xây dựng đúng thời điểm, đặt đúng đối tượng thì mới đo lường được mức độ thành công. Tất cả chúng đều hướng tới những sản phẩm sắp ra mắt. Việc xây dựng và tuân thủ Content Strategy sẽ giúp bạn hoàn thành có trình tự, rõ ràng và chắc chắn hơn các mục tiêu đã đề ra.

content marketing strategy

Tại sao phải xây dựng Content Strategies?

Giúp xác định đối tượng mục tiêu

Trong quá trình tạo lập Content Marketing Strategy, phải xác định chính xác tệp khách hàng nào là đối tượng mục tiêu cho sản phẩm của bạn. 

Để xác định đối tượng mục tiêu trong quá trình tạo Content Strategy, người thực hiện có thể:

  • Thu thập thông tin: Mỗi nhóm khách hàng sẽ có những đặc điểm khác nhau.
  • Ghi lại các trạng thái của khách hàng: Người mua sẽ ở trong các trạng thái: nhận thức, cân nhắc hoặc đưa ra quyết định trong khi đọc các ý tưởng, nội dung. Việc ghi lại sẽ giúp người thực hiện tìm ra điểm trực tiếp kích thích khách hàng trong từng trạng thái trên.

Giúp quyết định loại hình nội dung sẽ xuất bản

Xây dựng Content Strategy giúp bạn xem xét kỹ lưỡng mục tiêu, nhu cầu của thương hiệu, xác định rõ loại hình Content cần xuất bản, từ đó lên kế hoạch sáng tạo hiệu quả.

Một số loại hình nội dung đăng tải trên mạng xã hội hiệu quả:

  • Blog.
  • Sách điện tử.
  • Podcast.
  • Video.
  • Bài viết ngắn/dài.
  • Infographics.

content strategy là gì

Giúp quyết định loại hình nội dung sẽ xuất bản.

Giúp đo lường hiệu suất của content

Sau khi phát hành content, cần đo lường mức độ thành công của Content Strategy đó từ các dữ liệu thu được thông qua các câu hỏi như:

  • Nội dung được đăng tải trên mạng xã hội có thu hút được sự chú ý của người xem và tạo ra lượt tương tác không?
  • Việc phát hành danh sách đăng ký Early Bird có giúp thu hút thêm nhiều người đăng ký không?
  • Tỷ lệ chuyển đổi từ lượt tương tác sang việc bán hàng có hiệu quả không?

content strategist

Giúp đo lường hiệu suất của Content Strategy.

11 Bước lập Content Strategy hiệu quả

Các chuyên gia đã nghiên cứu tổng cộng 11 bước để tạo lập Content Strategy hiệu quả:

1. Xác định mục tiêu và tiêu chí đo lường

Mục tiêu là những mong đợi, nhu cầu về các giá trị mà việc sáng tạo và sản xuất nội dung có thể đem lại cho doanh nghiệp.

Thông thường, doanh nghiệp có thể đặt ra những mục tiêu sau:

  • Tăng độ nhận diện thương hiệu.
  • Tăng lưu lượng Traffic.
  • Tăng lượt đăng ký Email nhận tin tức.
  • Tăng trưởng doanh số.
  • Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng.
  • Nhận thêm số lượng backlinks mới.
  • Trở thành vị trí dẫn đầu, cạnh tranh hơn so với các đối thủ.
  • Tăng Follower và lượt tương tác trên các kênh mạng xã hội Social Media.

Các mục tiêu này phải được lượng hoá thông qua dữ liệu cụ thể hay các tiêu chí đo lường. Ví dụ: Muốn tăng lưu lượng Traffic cho Blog, có thể đo lường thông qua sự thay đổi hàng tháng của chỉ số Pageview.

chiến lược nội dung

Xác định mục tiêu và tiêu chí đo lường trong chiến lược nội dung là gì?

2. Thấu hiểu người mua hàng

Người mua hàng hay chính là đối tượng mục tiêu nội dung của bạn đang cố gắng thu hút. Content Strategy có thể vô giá trị nếu gây được tiếng vang lớn trên thế giới, song lại không thu hút được người mua hàng.

Để xác định chân dung khách hàng lý tưởng (Buyer Persona), thấu hiểu mong muốn của họ, Content Strategist phải trả lời được các câu hỏi sau:

  • Họ là ai? 
  • Các thông tin nhân khẩu học, giá trị, niềm tin, khát vọng, nỗi đau chính (Paint point) nhu cầu và mong muốn của họ là gì?
  • Điểm khó khăn, hạn chế, thách thức, rào cản và vấn đề lớn nhất của họ liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn là gì?
  • Đâu là nguồn thông tin họ tin tưởng nhất?
  • Họ dành thời gian trực tuyến ở những mạng xã hội nào?
  • Vì sao họ lại lựa chọn xem content của bạn?
  • Loại nội dung nào của bạn sẽ kích thích họ hành động?
  • Sản phẩm/Dịch vụ của bạn giúp họ giải quyết vấn đề như thế nào?
  • Mục tiêu và động lực trong cuộc sống của họ là gì?

Việc trả lời những câu hỏi này không dựa trên giả định hay phỏng đoán mà cần thực hiện thông qua các cuộc khảo sát, bảng hỏi, phỏng vấn hoặc các chiến thuật nghiên cứu khác.

Bên cạnh đó, cần lưu ý thường xuyên thực hiện các cập nhật về Buyer Persona. Không có một tiêu chí cụ thể, bạn hãy cập nhật chúng bất cứ khi nào cảm thấy hiệu quả chiến dịch đang sụt giảm. Bởi đối tượng khách hàng sẽ tác động rất lớn đến chúng.

content strategies

Thấu hiểu người mua hàng khi lập Strategy Content.

Ví dụ minh hoạ: Apple theo dõi và hiển thị các chiến dịch quảng cáo đến người dùng thông qua mã IDFA. Do vậy, những cập nhật mới về IDFA sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu, công việc của Developer, Advertiser, khách hàng,... Chính vì thế, mỗi khi có ý định cải tiến sản phẩm, người dùng cần nghiên cứu cập nhật Buyer Persona ngay để thích nghi với chúng.

3. Tận dụng tài nguyên để tạo những nội dung tốt

Cần xác định và tận dụng tối đa mọi nguồn lực đang có để nội dung được tối ưu nhất:

  • Nhân lực: Quyết định dựa trên loại content và số lượng content muốn sáng tạo:

- Xác định đối tượng nào cần tham gia sản xuất Content Strategy.

- Kỹ năng, vai trò của từng vị trí trong team: Writer, Designer, Planner/Strategist, chuyên gia kỹ thuật, Marketing Agency,...

  • Tài chính: Vạch rõ các khoản chi phí tương ứng để thực hiện những nhiệm vụ cần thiết trong kế hoạch. Căn cứ vào giới hạn ngân sách, bạn có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên cho từng nhiệm vụ và điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp nhất.
  • Thời gian: Lên kế hoạch phù hợp với khung thời gian tối đa.

Ngày nay, người sáng lập có thể sử dụng những tính năng, công cụ, phần mềm Marketing khác nhau để hỗ trợ lên kế hoạch Content Strategy như: Content Calendar, Content Automation, phân tích nội dung, Workflow Builder,...

chiến lược nội dung là gì

Tận dụng các nguồn lực trong Strategic Content Marketing.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngày nay thường gặp tình trạng chiến lược, Content Calendar và Workflow không đồng nhất khiến quá trình duy trì, phát triển nội dung khó khăn, thiếu minh bạch. Do vậy, nên lưu ý:

  • Nên có một trung tâm công việc - nền tảng Content Marketing cho mọi việc để duy trì chiến lược lâu bền, tiếp cận được nhiều bên hơn.
  • Chỉ nên chọn 1 nền tảng duy nhất để tạo sự minh bạch, liền mạch trong công việc.
  • Content Calendar rõ ràng, liên kết trực tiếp với chiến lược tổng thể.
  • Hợp lý hoá quy trình làm việc để tăng năng suất và hiệu quả hơn.

4. Tạo lịch Content Calendar

Đưa mọi thứ trong kế hoạch cần triển khai vào lịch nội dung - Content Calendar. Tài liệu này hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch, điều phối và triển khai Content Strategy hiệu quả hơn.

Content Calendar cần ghi lại chi tiết các nội dung như:

  • Chủ đề.
  • Tiêu đề.
  • Người sở hữu.
  • Loại nội dung.
  • Trạng thái (Viết, ghi, chỉnh sửa,...).
  • Ngày phải thực hiện.

Duy trì Content Calendar đảm bảo tính nhất quán trong quá trình sản xuất nội dung, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu đã vạch ra.

Ngoài ra, cần xác định vai trò, trách nhiệm mỗi thành viên trong team, họ cần biết mình phải làm gì vào mốc thời gian nào.

strategy content

Tạo lịch Content Calendar.

5. Thực hiện Content Audit

Kiểm tra nội dung (Content Audit) là công việc phải thực hiện định kỳ để duy trì chiến lược. Công đoạn này định hình rõ trạng thái content hiện tại, trả lời liệu lượng content đã đủ hay phải tiếp tục phát triển thêm cho mỗi nhóm.

Mỗi nhóm trong đó bao gồm:

  • Theme.
  • Topic.
  • Buyer Persona (Target Audience).
  • Giai đoạn mua hàng của đối tượng mục tiêu.
  • Content Format.

Điều quan trọng là phải nắm được số liệu hiện tại về nội dung của từng nhóm sau khi Audit Content, từ đó điều chỉnh chiến lược sao cho hợp lý.

strategic content marketing

Thực hiện Content Audit trong Content Strategy.

6. Đặt mục tiêu số lượng Content sơ bộ

Các chỉ số mục tiêu cần được đặt ra để mô tả Content chủ đề lớn và các chi tiết nội dung từng chủ đề. Thông qua các chỉ số này, thành viên trong team sẽ có cái nhìn tổng quan đầy đủ, nhất quán trong Content Strategy.

Một vài chỉ số mục tiêu thường được sử dụng:

  • Tần suất sáng tạo nội dung.
  • Các keyword quan trọng với đối tượng mục tiêu.
  • Loại content được sử dụng (Ebook, Blog, sách giấy, Infographic, Video,..).
  • Content Guideline (Format, phương pháp SEO, độ dài,...)

strategic content

Bước 6 tạo lập Strategic Content.

7. Tạo các Topic Cluster

Sau khi hình thành các chỉ số chính của từng chủ đề nêu trên, cần bắt đầu xây dựng Topic Cluster hoặc các cụm chủ đề nhỏ. 

Bí quyết để tạo các Topic Cluster là xem xét sự giải quyết của từng đề xuất với những Paint Point của khách hàng. Content Strategy của thương hiệu sẽ tập trung vào từng khía cạnh của Topic Content nếu đề cập đến việc chi tiết hoá Topic Cluster trong Content Calendar và Content Plan.

Ví dụ: Content Strategy trong một công ty tuyển dụng nhân sự Purchasing cần có các đầu mục sau trên website:

  • Phương thức tuyển dụng.
  • Những thách thức trong tuyển dụng.
  • Giảm tỷ lệ bỏ và từ chối tham gia phỏng vấn.
  • Giới thiệu nhân viên mới.

Từ 4 topic chính, phải lập Content Plan cho từng Topic Cluster. 

content strategy mẫu

Tạo các Topic Cluster trong chiến lược Content Strategy.

8. Quảng bá nội dung của bạn

Content Strategy phải có kế hoạch phân phối và khuếch đại nội dung rõ ràng nhằm tiếp cận các mục tiêu đã đề ra.

Một số hình thức quảng bá Content Strategy đang được áp dụng phổ biến:

  • Tiếp thị qua Email: Thông báo cho danh sách các email đã đăng ký về nội dung mới, thu hút, khuyến khích họ tương tác với nội dung đó.
  • Phương tiện truyền thông xã hội: Chia sẻ nội dung thông qua mạng xã hội đến bạn bè, cộng đồng người theo dõi và gia tăng sự tương tác.
  • Cung cấp nội dung: Tiếp cận đối tượng mới bằng cách chia sẻ nội dung của bạn lên những trang web bên thứ 3.
  • Quảng cáo có trả phí: Nếu ngân sách “dư dả”, có thể tăng khả năng hiển thị nội dung và tiếp cận đối tượng thông qua quảng cáo Google và các giải pháp quảng cáo Meta.
  • Tiếp thị người ảnh hưởng: Chia sẻ nội dung nhờ “tiếng nói” của những người ảnh hưởng (Blogger nổi tiếng, KOL, KOC, Influencers hoặc các nhân vật truyền thông mạng xã hội) thông qua việc kết nối, hợp tác.
  • Quan hệ công chúng (PR): Sử dụng các chiến thuật PR để giới thiệu nội dung trên các ấn phẩm, trang phương tiện truyền thông có sự quan tâm của đối tượng mục tiêu.
  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): Nâng cao xếp hạng trong kết quả tìm kiếm content.

content strategy marketing

Quảng bá Content của bạn.

9. Quyết định các kênh phân phối

Ngoài đăng lên website chính thức, các kênh phân phối nội dung khác sẽ giúp mở rộng phạm vi, tối ưu hóa Marketing. Tuy nhiên, không phải mọi chiến lược đều có giá trị với mọi doanh nghiệp. Cần cân nhắc ưu tiên hình thức quảng bá phù hợp với sở thích, mục tiêu của khán giả và nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Thậm chí, việc chọn kênh phân phối cũng có thể linh hoạt theo từng giai đoạn lập kế hoạch.

Ví dụ: Nghiên cứu về đối tượng khách hàng mục tiêu cho thấy đối với một website về làm đẹp, người mua thường xuyên sử dụng Youtube, TikTok, Facebook và Instagram hoặc những blog từ ấn phẩm trực tuyến. Do vậy, trọng tâm quảng bá nội dung chính hướng tới phương tiện truyền thông xã hội, tiếp thị có ảnh hưởng, PR và quảng cáo có trả phí.

Dưới đây là một số mẹo đặt tiêu đề kích thích sự tò mò của khách hàng:

  • Có thêm các con số như số lượng, số năm,...
  • Thêm mốc thời gian cụ thể/số liệu tiền bạc.
  • Từ ngữ mang tính khẩn trương, trực tiếp hoặc mới cập nhật.
  • Dạng câu hỏi.
  • Hướng tới người đọc cụ thể: trader mới, sinh viên mới ra trường, các mẹ bỉm sữa,...
  • Tít giật gân.
  • Tính bí mật.
  • Ngôn từ cường điệu hoá.
  • Yếu tố người nổi tiếng.
  • Kèm khuyến mãi, giảm giá.
  • Các biện pháp tu từ chơi chữ, so sánh.

content strategy

Quyết định các kênh phân phối trong chiến lược Content Strategy.

10. Feedback từ người ngoài ngành

Đánh giá từ góc độ người trực tiếp triển khai Content Strategy sẽ khá chủ quan, phiến diện và khó thực hiện kế hoạch với các bên liên quan. Bên cạnh đó, bạn cũng không phải người trực tiếp làm việc với khách hàng. Do đó, Feedback từ những bộ phận khác như Sales, phát triển sản phẩm, chăm sóc khách hàng,... có thể giúp bạn nhận được những insight hữu ích còn bỏ sót trong các nghiên cứu của mình.

Feedback từ người ngoài ngành là góp ý vô cùng quan trọng, giúp tạo ra những ý tưởng Content mới, khách quan hơn để “chinh phục” đối tượng khách hàng tiềm năng. 

11. Điều chỉnh dựa trên hiệu suất

Điều quan trọng cuối cùng là phải liên tục đo lường tác động Content Strategy để hiểu thêm Insight về content của mình. Ví dụ, một số Topic Cluster sẽ nhận được nhiều lượt xem, lượt tương tác hơn so với topic khác. Thông qua đó, bạn sẽ biết được content phù hợp, nên điều chỉnh gì để cải thiện hiệu suất và mở rộng phát triển gì.

Các số liệu hiệu suất cần theo dõi sẽ phụ thuộc vào mục tiêu triển khai.

content marketing strategy

Điều chỉnh dựa trên hiệu suất cho Content Strategy của bạn.

Thực hiện chiến lược của bạn

Tuân thủ đúng kế hoạch cho chiến lược đã đề ra là thách thức lớn nhất trong việc thực hiện Content Strategy. Quá trình này thường được định nghĩa là quản trị nội dung (Content Governance).

Để thực hiện chiến lược đã vạch sẵn, Content Strategist có thể sử dụng kết hợp nhiều công cụ khác nhau, từ giấy bút đến phần mềm, từ miễn phí đến có trả tiền. Dù áp dụng công cụ nào cũng phải hướng đến mục tiêu cốt lõi:

  • Có kế hoạch đăng bài cụ thể cho tuần làm việc kế tiếp.
  • Có kế hoạch sơ bộ cho nhiều tuần tiếp sau đó.
  • Phản ánh rõ ràng tần suất đăng bài cho từng chủ đề.
  • Thực hiện các kế hoạch đã vạch sẵn.
  • Không nên tốn quá nhiều thời gian.

content strategist

Thực hiện Content Strategy Marketing.

Mẫu Content Strategy hiệu quả 

Stradex gợi ý đến bạn một vài mẫu Content Strategy hiệu quả:

Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn, bạn có thể tìm đọc cuốn sách “Content Marketing Workbook” của HubSpot Academy để tìm hiểu về các bài đọc, hoạt động giúp điều chỉnh kế hoạch và phát triển chiến lược hiệu quả. Bạn sẽ học được cách:

  • Tạo ý tưởng Content.
  • Tạo Topic chính, cụm chủ đề.
  • Quảng cáo, phân phối nội dung.
  • Tái sử dụng trên nhu cầu cá nhân.

Ví dụ đơn giản về mẫu Content Strategy hiệu quả cho website sữa công thức của mẹ và trẻ nhỏ:

  • Tầm nhìn của nhãn hàng hướng tới những phụ nữ có gia đình tuổi 25 - 35 hoặc đang có con nhỏ trong độ tuổi từ 1 - 6.
  • Cung cấp Content hữu ích liên quan đến 3 giai đoạn phát triển của trẻ hoặc quá trình mang thai.
  • Nội dung được khuyến nghị bởi các chuyên gia, các bà mẹ bỉm sữa với văn phong tự nhiên, gần gũi, quan tâm, nhẹ hàng.
  • Cho phép truy cập trên nhiều thiết bị.
  • Đồng bộ thông điệp, nội dung và kế hoạch truyền thông.
  • Đúng đối tượng, đúng kênh phân phối (SMS, TikTok, Facebook, Email Marketing,..) và đúng thời điểm (từng giai đoạn sinh và nuôi con). 

Trên đây, Stradex đã tổng hợp toàn bộ những thông tin chi tiết liên quan đến Content Strategy: lý giải Content Strategy là gì, giới thiệu 11 bước lên chiến dịch nội dung hiệu quả,... Có vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa các mục tiêu của doanh nghiệp. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ đem lại nguồn tham khảo hữu ích cho bạn, từ đó ứng dụng hiệu quả trong thực tế hoàn thiện Content Strategy nhé!

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn