vi
en
menu

26 tháng 1, 2024

Video Editor là gì? Mô tả công việc, mức lương của Video Editor

Recruitment

Video Editor là người chỉnh sửa, biên tập video. Người làm Editor phải biết sử dụng phần mềm biên tập video, có kỹ năng tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề,...

“Công việc của Video Editor là gì? Mức lương bao nhiêu? Cần trang bị những kỹ năng nào?” là những thắc mắc thường thấy của nhiều bạn khi có ý định tìm việc làm Video Editor. Bài viết dưới đây của Stradex sẽ giải đáp chi tiết những câu hỏi trên. Qua đó giúp bạn hiểu rõ Video Editor là gì và cân nhắc xem bản thân có phù hợp với công việc này hay không nhé!

Video Editor là gì?

Video Editor hay biên tập video, biên tập phim là người chịu trách nhiệm chỉnh sửa, biên tập các video thô của khách hàng thành video hoàn chỉnh. Trong quá trình này, nhân viên Video Editor sẽ cần biên soạn, cắt ghép, thêm hiệu ứng, lồng nhạc,... để các đoạn video trở thành một mạch thống nhất, hấp dẫn và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Video Editor là gì?

Công việc của một Video Editor gồm những gì?

Với vị trí là một Video Editor, bạn sẽ đảm nhiệm các đầu việc liên quan đến chỉnh sửa, cắt ghép các đoạn video để cho ra sản phẩm hoàn chỉnh là video quảng cáo, TVC, phim ảnh,... Vậy cụ thể mô tả công việc của nghề Editor Video là gì? Sau đây là những hạng mục công việc chính của một nhân viên biên tập Video:

Xây dựng kế hoạch và lên ý tưởng cho video

Lên ý tưởng là một khâu quan trọng để có thể tạo ra những thước phim ấn tượng, thu hút người xem. Nhân viên Video Editor sẽ tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch, lên ý tưởng cho video. Ý tưởng càng sáng tạo, lôi cuốn và có nhiều điểm mới mẻ sẽ mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu ý tưởng nhàm chán, nhiều yếu tố trùng lặp với các video cũ thì rất dễ nhận lại phản hồi tiêu cực từ người xem.

Định hướng nội dung, hình ảnh trong video

Nhân viên biên tập video cần đọc kịch bản, tham gia vào các buổi quay dựng để nắm rõ nội dung, ý đồ của đạo diễn và định hướng của khách hàng. Từ đó hình thành bố cục của video theo từng phân cảnh và thống nhất các yêu cầu, yếu tố kỹ thuật với đạo diễn trước khi biên tập video.

Video Editor cần tham gia các buổi quay dựng để nắm rõ ý đồ của đạo diễn và định hướng nội dung, hình ảnh video cho phù hợp

Biên tập, chỉnh sửa nội dung video

Đây là công việc chính của nhân viên Video Editor. Họ sẽ nhận bản video thô, sau đó lựa chọn, cắt ghép các phân đoạn, thêm hiệu ứng, chèn nhạc, lồng tiếng,... cho video một cách chỉn chu để cho ra sản phẩm hoàn thiện. Video Editor cũng sẽ đóng vai trò là một khán giả để xem lại video, tìm kiếm những điểm chưa hợp lý để chỉnh sửa, cắt bỏ hoặc thay thế phân cảnh khác.

Thiết kế hình ảnh cho video

Bên cạnh biên tập video thành bộ phim hoàn chỉnh, Video Editor còn đảm nhiệm công việc thiết kế hình ảnh để lồng ghép vào video, giúp tạo ra hiệu ứng thị giác tốt hơn cho người xem. Sau khi hoàn tất các công đoạn dựng video, nhân viên biên tập cần gửi cho đạo diễn hoặc nhà sản xuất để đánh giá lại. Nếu có yêu cầu chỉnh sửa thì cần thực hiện ngay để đảm bảo tiến độ, cho ra sản phẩm hoàn thiện nhất.

Nhân viên biên tập video đảm nhiệm việc thiết kế hình ảnh để lồng ghép vào video

Video Editor học ngành gì?

Biên tập phim, video đang là một nghề trẻ, cực thịnh bởi sự lên ngôi của các nền tảng mạng xã hội ưa chuộng video, clip như TikTok, Facebook Reels, YouTube Shorts,... Thế nên có rất nhiều bạn trẻ quan tâm, muốn theo đuổi ngành nghề này. Vậy những ngành có thể theo học để ứng tuyển vào vị trí Video Editor là gì?

Ngành truyền thông đa phương tiện

Khi theo học ngành truyền thông đa phương tiện, bạn sẽ được đào tạo các kiến thức về thiết kế đồ họa, xử lý hình ảnh, âm thanh, kỹ xảo điện ảnh,... Nếu vào chuyên ngành truyền thông theo hướng thiết kế Multimedia thì bạn sẽ được trang bị thêm kỹ năng sử dụng các phần mềm chuyên dụng cho biên tập, dựng phim như Adobe Premiere, Photoshop, Illustrator,...

Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể nộp ứng tuyển vào nhiều vị trí như biên tập video, thiết kế đồ họa, quay dựng phim,...

Ngành đạo diễn điện ảnh - truyền hình

Nếu theo học ngành đạo diễn điện ảnh - truyền hình, bạn sẽ được đào tạo các kiến thức và kỹ năng về quay, dựng phim, kỹ xảo điện ảnh, âm thanh,... Ngoài ra còn được học cách dàn dựng cảnh quay, biên kịch phim, chỉ đạo thiết kế,... Tuy nhiên, ngành này không đào tạo chuyên sâu về cách sử dụng các phần mềm hỗ trợ như ngành truyền thông đa phương tiện, bạn sẽ phải tự học ở bên ngoài.

Ngành đạo diễn điện ảnh - truyền hình có đào tạo kỹ năng quay, dựng phim

Khóa đào tạo dựng phim chuyên nghiệp

Ngoài việc theo học Video Editor tại trường đại học, cao đẳng, bạn cũng có thể tham gia các lớp đào tạo dựng phim để ứng tuyển Video Editor. Tại đây sẽ có các chương trình đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật dựng phim, sử dụng phần mềm chuyên dụng,...

6 Kỹ năng cần có của một Video Editor

Để trở thành một nhân viên biên tập phim chuyên nghiệp thì ngoài chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết cho nghề này. 

Những kỹ năng cần có của một nhân viên Video Editor là gì?

Tập trung cao độ và chú ý đến chi tiết

Nghề Video Editor yêu cầu phải có sự tỉ mỉ, chi tiết trong từng thao tác để có thể tạo nên một video hoàn chỉnh nhất. Bạn cần xem lại các cảnh quay nhiều lần, thử và thay thế nhiều phương án biên tập để chọn ra phương án phù hợp nhất. 

Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến các chi tiết nhỏ trong video để kịp thời phát hiện và loại bỏ các yếu tố thừa. Đôi khi chỉ một lỗi rất nhỏ cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ video.

Khả năng thích ứng, linh hoạt cao

Khả năng thích ứng, linh hoạt cao sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm bắt yêu cầu và điều chỉnh cách tiếp cận, thái độ để ứng biến kịp thời trước những thay đổi trong quá trình làm việc. Bởi khi biên tập video sẽ có nhiều vấn đề phát sinh, chẳng hạn như điều chỉnh ý tưởng, khâu sản xuất video bị chậm trễ,... Điều này buộc nhân viên Video Editor phải duy trì sự linh hoạt để đảm bảo chất lượng, tiến độ công việc.

Tư duy sáng tạo, cập nhật xu hướng

Để video dễ dàng tiếp cận, thu hút sự chú ý của người xem, Video Editor phải có tư duy sáng tạo, nắm bắt được xu hướng để tạo ra những video hợp thời. Bạn có thể theo dõi các trang mạng xã hội thường xuyên để nắm bắt xu hướng hiện nay. Từ đó phát triển ý tưởng và chỉnh sửa video sao cho phù hợp, dễ dàng đến gần với khán giả.

Người biên tập video phải có tư duy sáng tạo, cập nhật xu hướng để tạo ra những video hợp thời

Kỹ năng giao tiếp 

Kỹ năng giao tiếp sẽ giúp nhân viên biên tập video có thể tiếp nhận, trao đổi thông tin với đồng nghiệp một cách hiệu quả. Đây là một trong những kỹ năng cần có của người làm biên tập video bởi họ thường phải làm việc với nhiều bộ phận khác nhau.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Với nhân viên biên tập video, kỹ năng giải quyết vấn đề liên quan đến khả năng đánh giá, phát triển các giải pháp hiệu quả. Bạn sẽ cần trau dồi kỹ năng này để có thể tạo ra một cốt truyện hoàn hảo, logic từ những cảnh quay được bàn giao.

Sử dụng thành thạo phần mềm biên tập Video

Bất kỳ ai muốn theo đuổi công việc biên tập video đều phải biết sử dụng thành thạo các phần mềm chỉnh sửa, dựng video. Bởi công việc này yêu cầu bạn phải thực hiện các thao tác chỉnh sửa chuyên sâu. Nếu không nắm vững các chức năng của phần mềm thì hiệu suất công việc sẽ không cao, chất lượng video không đảm bảo và dễ gặp sai sót. 

Các phần mềm chuyên dụng của Video Editor là gì? Một số phần mềm được dùng phổ biến như Adobe Premiere Pro, DaVinci Resolve, Lightworks,...

Mức lương của Video Editor và cơ hội việc làm 

Tùy vào chuyên môn, cấp bậc, kinh nghiệm của ứng viên và quy mô của công ty mà mức lương của Video Editor sẽ có sự khác nhau. Theo khảo sát từ các trang tuyển dụng Video Editor Online hiện nay thì:

  • Mức lương cho vị trí full-time sẽ khoảng 7 - 15 triệu đồng/tháng
  • Với những bạn biên tập video chuyên nghiệp hoặc làm việc tại các công ty nước ngoài thì mức lương có thể lên đến 20 - 30 triệu đồng/tháng.
  • Đối với những bạn làm ứng tuyển Video Editor part-time hoặc thực tập sinh thì mức lương sẽ khoảng 1 - 3 triệu đồng/tháng.
  • Ngoài ra, nhiều công ty cũng có nhu cầu tuyển dụng Video Editor part-time, nhân viên thuê ngoài. Bạn có thể làm Freelance Video Editor toàn thời gian hoặc làm ngoài giờ để kiếm thêm thu nhập. Vị trí này sẽ có mức lương không cố định, tùy thuộc vào số lượng dự án mà bạn nhận từ khách hàng.

Nhìn chung thì mức lương Video Editor khá hấp dẫn. Bên cạnh đó còn nhận được nhiều đãi ngộ như môi trường làm việc trẻ trung, chuyên nghiệp, có cơ hội gia tăng thu nhập khi kinh nghiệm tăng lên hoặc nhận dự án Freelance để làm ngoài giờ.

Một số câu hỏi phỏng vấn Video Editor

Sau đây là một số câu hỏi phỏng vấn Video Editor phổ biến, bạn có thể tham khảo và chuẩn bị câu trả lời phù hợp để quá trình phỏng vấn diễn ra suôn sẻ.

Theo bạn, thách thức lớn nhất đối với công việc Video Editor là gì?

Gợi ý câu trả lời: 

Với tôi, thách thức lớn nhất khi đảm nhiệm vị trí này đó chính là phải làm việc với khối lượng tài nguyên video lớn và áp lực về thời gian. Để vượt qua những trở ngại này, tôi thường phân loại và đánh giá các tài nguyên, xây dựng kế hoạch làm việc chi tiết, sử dụng các công cụ hỗ trợ phù hợp để gia tăng hiệu suất và tối ưu thời gian. 

Ngoài ra, tôi cũng cố gắng duy trì việc giao tiếp với khách hàng và các bộ phận liên quan để làm rõ yêu cầu, trao đổi công việc để kết quả đạt được như ý và chất lượng.

Cần xây dựng kế hoạch làm việc chi tiết để tối ưu thời gian, nâng cao hiệu quả

Theo bạn, cách làm việc nhóm hiệu quả của một Video Editor là gì?

Gợi ý câu trả lời: 

Giao tiếp là một trong những kỹ năng mà nhân viên biên tập video cần có. Để làm việc nhóm hiệu quả, Video Editor cần giao tiếp tốt với các thành viên trong nhóm, cũng như các bộ phận khác để đảm bảo tiến độ công việc. Bên cạnh đó còn phải biết lắng nghe ý kiến đóng góp từ mọi người, cùng như mạnh dạn chia sẻ ý tưởng nhằm hướng đến mục tiêu chung là hoàn thành tốt công việc.

Dự án nổi bật, tâm đắc của bạn trong quá trình làm nghề Video Editor là gì?

Gợi ý câu trả lời: 

Trong quá trình làm việc, tôi có cơ hội tham gia vào dự án hợp tác với một nhãn hàng lớn và ca sĩ nổi tiếng. Tôi không chỉ phụ trách biên tập, chỉnh sửa video quảng cáo của nhãn hàng mà còn thực hiện việc ghép nền nhạc, chạy chữ cho phần lời bài hát. Video hoàn thiện đã được trình chiếu trên rất nhiều phương tiện như truyền hình, mạng xã hội và nhận được nhiều phản hồi tích cực.

Ở đâu có tuyển dụng Video Editor?

Nhu cầu tuyển dụng Video Editor ngày càng phổ biến, vì vậy mà bạn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm một cách dễ dàng. Hiện tại, Stradex cũng đang tuyển dụng Video Editor HCM với yêu cầu kinh nghiệm tối thiểu là 1 năm. Với môi trường làm việc năng động, trẻ trung cùng nhiều phúc lợi cho nhân viên, ngần ngại gì mà không gia nhập vào nhà chung của Stradex nhé!

=> Theo dõi thông tin Video Editor tuyển dụng của Stradex tại đây.

Vậy là Stradex đã giải đáp giúp bạn những thông tin liên quan đến Video Editor là gì, mô tả công việc, yêu cầu kỹ năng và mức lương của ngành Editor Video. Hy vọng bài viết sẽ đã đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Ngoài ra cũng đừng quên chuẩn bị một chiếc CV và Portfolio thật xịn sò để có thể ứng tuyển Video Editor HCM tại Stradex nhé!

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn