22 tháng 5, 2024
Chính sách Google Ads là gì? Tìm hiểu các chính sách GA mới nhất
Tương tự với mọi nền tảng khác, để đảm bảo hiệu quả khi chạy quảng cáo Google Ads thì doanh nghiệp cần nắm rõ các chính sách quảng cáo của nền tảng này. Vậy chính sách chạy quảng cáo Google Ads mới nhất là gì? Nguyên lý kiểm duyệt và căn cứ của chính sách Google Ads dựa vào đâu? Hãy cùng Stradex tìm hiểu rõ hơn ở dưới đây nhé!
Chính sách Google Ads là gì?
Chính sách Google Ads là những chính sách quảng cáo, quy định chạy quảng cáo được Google đưa ra và bắt buộc các nhà quảng cáo, nhà xuất bản trên nền tảng của họ phải tuân thủ theo. Mục đích chính của các chính sách này là bảo vệ người tiêu dùng trước các nội dung tiêu cực và đảm bảo tính minh bạch của các hoạt động kinh doanh diễn ra trên nền tảng.
Chính sách Google Ads là các chính sách được đặt ra để đảm bảo hoạt động kinh doanh minh bạch trên nền tảng.
Các chính sách quảng cáo của Google căn cứ vào đâu?
Trên thực tế, các chính sách quảng cáo của Google được xây dựng dựa trên các quy định pháp luật tại từng khu vực. Với mỗi quốc gia thì các chính sách quảng cáo Google cũng sẽ có một chút thay đổi. Như vậy, đối với thị trường Việt Nam, chính sách quảng cáo Google Ads sẽ căn cứ vào 3 yếu tố sau:
1. Luật pháp Việt Nam
Căn cứ vào các quy định pháp luật Việt Nam, Google Ads có quy định rất cụ thể về các nhóm sản phẩm/ dịch vụ bị hạn chế. Doanh nghiệp cần tham khảo kỹ các quy định này để đảm bảo rằng sản phẩm, dịch vụ của mình không thuộc nhóm sản phẩm bị hạn chế.
Trong trường hợp cố tình quảng cáo sản phẩm thuộc nhóm này, bài quảng cáo sẽ không được duyệt, hoặc thậm chí Google cũng có thể tạm ngưng tài khoản quảng cáo.
Ví dụ, pháp luật nước ta nghiêm cấm buôn bán các loại pháo sáng, chất nổ nguy hiểm, súng săn bắn nên Google sẽ không cho phép quảng cáo các nội dung có liên quan đến những sản phẩm này. Nếu cố tình đăng quảng cáo bán pháo sáng, bạn có khả năng phải chịu mức xử phạt nặng nhất của Google là khóa hoàn toàn tài khoản.
Mọi quảng cáo trên Google Ads đều phải đảm bảo theo quy định pháp luật Việt Nam.
2. Luật y học Việt Nam
Theo luật y học Việt Nam, mọi sản phẩm liên quan đến y tế, dược phẩm, thực phẩm bổ sung chức năng hay thuốc kê đơn đều phải có giấy phép của Bộ y tế và chỉ có thể phân phối trực tiếp từ doanh nghiệp sản xuất.
Căn cứ theo quy định này, Google Ads chỉ phê duyệt các quảng cáo thuốc, quảng cáo dược phẩm được đăng tải bởi doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và có cấp phép của Bộ Y tế. Nếu không thể chứng minh các giấy phép này, quảng cáo của bạn sẽ không được phê duyệt.
Doanh nghiệp cần có đầy đủ giấy phép của Bộ Y tế để quảng cáo dược phẩm.
3. Thuần phong mỹ tục Việt Nam
Mặc dù, thuần phong mỹ tục không được nhắc đến trong các quy định pháp luật, nhưng Google vẫn luôn tôn trọng các giá trị văn hóa, phong tục tập quán của người dân trên toàn cầu. Do vậy, để đảm bảo sự thân thiện và đạo đức xã hội trong hoạt động kinh doanh, buôn bán trên nền tảng, Google đã xây dựng nhiều quy định cụ thể về những từ khóa bị cấm khi sử dụng Google Ads.
Ví dụ, các bài quảng cáo có sử dụng ngôn từ tục tĩu, phân biệt đối xử hoặc có ý xuyên tạc một vấn đề nào đó chắc chắn sẽ không được phê duyệt.
Google Ads xem xét rất kỹ các nội dung được quảng cáo để đảm bảo chúng phù hợp với thuần phong mỹ tục.
Nguyên lý kiểm duyệt quảng cáo của Google
Để đảm bảo mọi nội dung được quảng cáo bởi Google Ads đều tuân thủ các chính sách và pháp luật Việt Nam, Google có kết hợp 2 phương pháp chính là hệ thống AI và các chuyên gia trực tiếp đánh giá. Cụ thể hơn, dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên lý kiểm duyệt của Google.
1. Công nghệ AI và hệ thống Machine Learning
Mọi quảng cáo được đăng tải lần đầu, hoặc được chỉnh sửa lại đều sẽ phải gửi lên và chờ kiểm duyệt của hệ thống AI và Machine Learning của Google.
Khi này, hệ thống AI của Google sẽ tiến hành quét toàn bộ nội dung của mẫu quảng cáo, bao gồm cả phần văn bản, hình ảnh, âm thanh, video hay địa chỉ URL tới trang đích. Trong quá trình quét này, nếu hệ thống nhận ra bất kỳ vi phạm nào, quảng cáo sẽ bị chặn và thực hiện các bước xử lý dành cho tài khoản đăng tải.
Nếu quảng cáo của bạn không có bất kỳ vi phạm nào, hệ thống sẽ phê duyệt quảng cáo để có thể đăng tải. Đối với thời gian kiểm duyệt, hệ thống AI của Google đảm bảo kiểm duyệt được xác nhận trong vòng 24 giờ, nên nhà quảng cáo không phải quá lo lắng về thời gian chờ.
Hệ thống AI của Google sẽ trực tiếp quét và xem xét phê duyệt bài quảng cáo của bạn.
2. Chuyên gia của của Google trực tiếp đánh giá
Trong trường hợp quảng cáo có nội dung phức tạp, AI không có đủ dữ liệu để quyết định phê duyệt thì các chuyên gia của Google sẽ tiếp nhận công việc để trực tiếp xử lý. Khi này, mọi thao tác được kiểm duyệt sẽ được thực hiện thủ công bởi các chuyên gia. Qua đó, đảm bảo không có bất kỳ bài quảng cáo nào vi phạm.
Nếu phát hiện tình trạng cố tình lách luật để quảng cáo sản phẩm bị cấm, các chuyên viên kiểm duyệt cũng có toàn quyền chặn quảng cáo của bạn và xử lý tài khoản vi phạm. Ngược lại, trường hợp quảng cáo bị kiểm duyệt và đánh giá sai, các chuyên viên cũng có thể xem xét lại và phê duyệt quảng cáo của bạn.
Nội dung quảng cáo sẽ được phê duyệt bởi chuyên viên kiểm duyệt trong trường hợp cần thiết.
3. Lắng nghe phản hồi từ người dùng
Bên cạnh hai hệ thống kiểm duyệt trên, Google cũng nhận phản hồi của người dùng về các nội dung quảng cáo trên nền tảng của họ. Vì vậy, nếu bạn thấy những nội dung nào đó có vẻ vi phạm chính sách của Google Ads, hãy báo cáo lại để hệ thống kiểm tra và đưa ra mức xử phạt phù hợp.
Vì sao người dùng nên tuân thủ chính sách Google Ads?
Không phải tự nhiên mà Google lại đưa ra hàng trăm chính sách và yêu cầu các nhà quảng cáo của mình phải tuân thủ chúng. Mọi quy định quảng cáo trên nền tảng đều được xây dựng với mục đích riêng. Bao gồm cả việc đảm bảo trải nghiệm cho người tiêu dùng, tính cạnh tranh minh bạch và các quy định pháp luật trên từng khu vực.
Bên cạnh đó, vì bạn đang có hoạt động kinh doanh và quảng cáo trên chính nền tảng của Google. Vậy nên việc tuân thủ các chính sách hoạt động của nền tảng là cần thiết.
Nếu cố gắng lách luật hoặc có hành vi vi phạm nhiều lần, nhà quảng cáo sẽ nhận các mức phạt thích đáng, bao gồm:
- Không phê duyệt quảng cáo cho đến khi được xử lý lỗi.
- Ngưng tài khoản quảng cáo tạm thời.
- Khóa tài khoản quảng cáo vĩnh viễn và hạn chế quyền của nhà quảng cáo. Nghĩa là, bên cạnh việc tài khoản vi phạm bị khóa thì bạn cũng có thể bị thêm vào danh sách đen và bị hạn chế tạo tài khoản Google Ads mới.
Bài viết liên quan: Cách khiếu nại việc tạm ngưng tài khoản Google Ads
Việc tuân thủ các chính sách hoạt động và quảng cáo của nền tảng là cần thiết.
Chính sách Google Ads: Hành vi bị cấm
Chính sách Google Ads có nhiều quy định cụ thể về các hành vi bị cấm. Điều này giúp đảm bảo rằng nhà quảng cáo sẽ không thể thực hiện các ý đồ xấu, tạo trải nghiệm sử dụng tồi tệ cho người dùng và làm mất uy tín của Google. Trong đó, các hành vi bị cấm trên Google Ads bao gồm:
Lạm dụng mạng quảng cáo
Google luôn muốn đem đến cho người dùng của mình những dịch vụ, sản phẩm và thông tin chất lượng nhất. Do đó, mọi hành vi lạm dụng mạng quảng cáo của Google Ads để thực hiện hành vi xấu đều sẽ bị xử lý nghiêm ngặt.
Ví dụ, dưới đây là một số hành vi lạm dụng mạng quảng cáo có thể khiến bạn nhận mức phạt nặng từ Google:
- Cố ý quảng cáo nội dung dẫn đến trang đích chứa nội dung, phần mềm độc hại.
- Cố ý quảng cáo sản phẩm bị cấm, hoặc có hành vi lách luật để buôn bán sản phẩm bị hạn chế.
- Sử dụng quảng cáo để quảng cáo các trang đích dạng “cầu nối”. Nghĩa là trang đích thay vì giới thiệu sản phẩm thì lại có khả năng điều hướng người dùng đến một trang độc hại.
Các hành vi lạm dụng quảng cáo Google với mục đích xấu đều bị xử lý nghiêm ngặt.
Thu thập và sử dụng dữ liệu
Là một trong những công cụ tìm kiếm lớn nhất toàn cầu, Google cần phải đảm bảo sự tôn trọng của họ và sử dụng cẩn thận các dữ liệu người dùng. Do đó, các đối tác quảng cáo của Google cũng phải đảm bảo hành vi thu thập và sử dụng dữ liệu đúng chuẩn mục.
Trong đó, Google cho phép nhà quảng cáo thu thập một số dữ liệu cơ bản của người dùng (tên, số điện thoại, địa chỉ, nhu cầu tiêu dùng,...) để phục vụ công việc kinh doanh.
Tuy nhiên, nếu nhà quảng cáo có hành vi cố ý thu thập các thông tin quan trọng (như số an sinh xã hội, thông tin thẻ tín dụng, khuynh hướng tình dục, hay tình trạng tài chính cá nhân,....) Google Ads sẽ đưa ra các mức xử lý nghiêm ngặt dành cho tài khoản và chặn toàn bộ quảng cáo của bạn.
Google có quản lý nghiêm ngặt với các hành vi thu thập dữ liệu của người dùng.
Nội dung xuyên tạc
Mọi quảng cáo trên Google Ads đều có khả năng tiếp cận đến rất nhiều người tiêu dùng. Do đó, nhà quảng cáo cần đảm bảo tính chính xác của mọi nội dung đăng tải. Nếu hệ thống của Google xác nhận rằng nội dung của bạn có tính xuyên tạc, hay diễn đạt không đúng sự thật, quảng cáo đó chắc chắn sẽ bị chặn lại.
Cụ thể hơn, ta có một số ví dụ quảng cáo có nội dung xuyên tạc như sau:
- Quảng cáo thiếu thông tin: Không có thông tin về mục thanh toán, chi phí thanh toán,... hay cố tình bỏ qua các thông tin quan trọng.
- Quảng cáo có ưu đãi không thực tế: Sản phẩm được quảng cáo là có ưu đãi lớn, nhưng người dùng bấm vào lại không thể tìm thấy chúng.
- Quảng cáo có nội dung gây hiểu lầm: Nội dung sai sự thật hoặc có bao gồm những nhận định không đủ chuyên môn.
- Mức độ liên quan thấp: Quảng cáo được cho là xuyên tạc khi tiêu đề, nội dung, hay trang đích của nó không có liên quan với nhau.
Google Ads có hệ thống phê duyệt quảng cáo để loại bỏ những nội dung xuyên tạc.
Bài viết liên quan: Cách liên hệ số tổng đài Google Ads Việt Nam hỗ trợ tư vấn
Chính sách quảng cáo Google: Tiêu chuẩn trang đích
Mọi quảng cáo được đặt trên Google Ads đều phải có liên kết đến một trang đích. Trong đó, bên cạnh việc đảm bảo chất lượng quảng cáo thì doanh nghiệp cũng phải đảm bảo một số tiêu chuẩn trang đích theo chính sách của Google Ads. Cụ thể như sau:
Không được chứa phần mềm độc hại
Hệ thống AI của Google sẽ trực tiếp quét và kiểm tra trang đích của bạn trước khi phê duyệt quảng cáo. Khi này, nếu hệ thống xác nhận trang của bạn có chứa bất kỳ phần mềm nào độc hại (như virus, mã độc trojan, rootkit, sâu máy tính, trình đọc bàn phím, phần mềm gián điệp,...) quảng cáo sẽ bị gỡ bỏ.
Nhưng trên thực tế, phần lớn các chương trình độc hại này lại không phải do chính quản trị viên của website tạo ra, mà được gắn bởi tin tặc mũ đen. Do đó, nếu nhận báo cáo về phần mềm độc hại khi quảng cáo Google Ads, hãy kiểm tra lại trang của bạn và loại bỏ nó.
Trang đích của bạn có thể chứa mã độc mà bản thân quản trị viên không biết tới.
Không sử dụng kĩ thuật tránh né, cản trở hệ thống Google
Mọi hành vi cố tình tránh né, hay sử dụng kỹ thuật để cản trở hệ thống Google AI làm việc đều sẽ bị cấm. Ví dụ như sử dụng DNS động để chuyển trang đích, sửa đổi nội dung web, hạn chế quyền truy cập,... Do đó, đừng cố gắng thực hiện các hành vi này khi quảng cáo sản phẩm/ dịch vụ với Google Ads.
Có chức năng thanh toán sản phẩm
Nếu bạn muốn triển khai quảng cáo dạng Google Shopping, hãy đảm bảo trang của bạn được tích hợp đủ Danh mục sản phẩm; Chức năng thanh toán trên Website và Chính sách bảo hành/ đổi trả. Đây là điều kiện tối thiểu để quảng cáo được phê duyệt.
Quảng cáo dạng Google Shopping cần có khả năng thanh toán để được phê duyệt.
Những trang đích thuộc nhóm sản phẩm bị cấm quảng cáo Google
Nếu bạn đang kinh doanh những nhóm sản phẩm bị cấm trên Google, chắc chắn việc quảng cáo Google Ads sẽ bị từ chối. Do đó, hãy xem xét lại các chính sách của Google Ads đối với nhóm sản phẩm bị cấm trước khi quyết định quảng cáo trang của bạn.
Song, trong trường hợp trang của bạn chỉ bao gồm 1 số sản phẩm thuộc nhóm bị hạn chế. Khả năng quảng cáo Google Ads vẫn sẽ được phê duyệt. Tuy nhiên, trang của bạn cần đảm bảo có hoạt động kinh doanh minh bạch với các giấy phép hoạt động, giấy phép kinh doanh đầy đủ.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin mà Stradex đã tổng hợp được để giải thích về nguyên lý của các chính sách Google Ads. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các chính sách quảng cáo mới nhất của Google, qua đó bắt đầu chạy quảng cáo một cách hiệu quả hơn với nền tảng này nhé.