vi
en
menu

26 tháng 1, 2024

Content Creator là gì? Công việc, thu nhập của Content Creator

Content Recruitment

Content Creator là người sáng tạo và sản xuất các nội dung trên đa phương tiện. Là Content Creator chuyên nghiệp, bạn cần có kỹ năng quan sát, sáng tạo,...

Content Creator là một trong những nghề hot và rất được các bạn trẻ quan tâm hiện nay. Trong bài viết dưới đây, Stradex sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết về Content Creator là gì, công việc, mức lương và lộ trình thăng tiến của Content Creator là gì. Đồng thời gợi ý những trang thường xuyên tuyển dụng nhân viên sáng tạo nội dung mà bạn có thể tham khảo.

Content Creator là gì?

Content Creation (sáng tạo nội dung) là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo ra những chủ đề mới mẻ, hấp dẫn để thu hút sự chú ý của các đối tượng mục tiêu. Trong quá trình này, người thực hiện chính là các Content Creator.

Như vậy, có thể định nghĩa Content Creator hay nhân viên sáng tạo nội dung là những người sáng tạo và sản xuất ra các nội dung, sản phẩm truyền thông như bài viết, hình ảnh, video, poster,... để truyền tải thông điệp đến công chúng. Họ không chỉ viết nội dung mà còn sử dụng chất xám của mình sáng tạo ra những nội dung mới mẻ, thu hút sự chú ý của công chúng đến thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ.

Content Creator là gì?

Vai trò của nghề sáng tạo nội dung

Trong quá trình triển khai chiến lược Marketing không thể thiếu tiếp thị nội dung. Đó cũng là lý do mà vị trí sáng tạo nội dung - Content Creator đóng vai trò rất quan trọng. Việc Content Creator có thể đưa ra những thông điệp mới mẻ, phù hợp với ngành nghề kinh doanh và mục tiêu Marketing sẽ giúp nâng cao giá trị thương hiệu. Đồng thời thu hút được sự chú ý của đông đảo khách hàng tiềm năng.

Bên cạnh đó, sáng tạo nội dung cho thương hiệu còn là công việc phải được thực hiện liên tục và đổi mới mỗi ngày để bắt kịp xu hướng. Nếu không, doanh nghiệp rất dễ bị lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Các bước trong quy trình sáng tạo nội dung

Thông thường, quy trình sáng tạo nội dung cơ bản của một Content Creator sẽ bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Nghiên cứu từ khóa.
  • Bước 2: Lên ý tưởng.
  • Bước 3: Xây dựng kế hoạch phát triển nội dung.
  • Bước 4: Xuất bản nội dung.
  • Bước 5: Tiếp thị nội dung.

Để hoàn thiện chiến lược sáng tạo nội dung tổng thể thì sẽ theo quy trình như sau:

  • Bước 1: Nghiên cứu những case study về sáng tạo nội dung.
  • Bước 2: Lên kế hoạch tổng thể cho chiến lược sáng tạo nội dung.
  • Bước 3: Triển khai quá trình sáng tạo nội dung cơ bản.
  • Bước 4: Lựa chọn nền tảng tiếp thị.
  • Bước 5: Xây dựng kế hoạch nội dung chi tiết.
  • Bước 6: Phân tích và đo lường kết quả.

Quy trình sáng tạo nội dung tổng thể của Content Creator là gì?

Mô tả công việc Content Creator 

Sự sáng tạo là vô hạn, chúng ta không thể mô tả chính xác công việc Content Creator là làm gì chỉ với một vài gạch đầu dòng. Tuy nhiên, về cốt lõi thì mọi công việc của nhân viên sáng tạo nội dung đều xoay quanh hai từ “sáng tạo”. Thế nên, hầu hết các JD Content Creator sẽ yêu cầu nhân viên đảm nhiệm những đầu việc cơ bản sau đây:

Phân tích thương hiệu

Nhân viên sáng tạo nội dung có thể tham gia vào quá trình phân tích, định vị thương hiệu của doanh nghiệp một cách toàn diện, bao gồm giọng nói, âm điệu, điểm mạnh, điểm yếu. Đồng thời phân tích các chiến lược của đối thủ và đề xuất những chiến lược tiềm năng cho thương hiệu của mình.

Tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO)

Mặc dù, SEO không phải là công việc chính của Content Creator nhưng họ vẫn cần nắm được những kiến thức cơ bản về kỹ thuật SEO để áp dụng vào sáng tạo nội dung. Ngoài ra, nghiên cứu từ khóa SEO cũng là cách hữu hiệu để Content Creator tìm kiếm được những chủ đề mới mẻ.

Lên ý tưởng nội dung

Trong hạng mục công việc của Content Creator sẽ không thể thiếu việc tham gia sáng tạo, xây dựng ý tưởng nội dung. Dù là làm việc độc lập hay cùng đội nhóm thì Content Creator đều cần xác định rõ đối tượng mục tiêu muốn hướng tới để xây dựng nội dung sao cho phù hợp.

Công việc của Content Creator là gì? Đó là sáng tạo ý tưởng nội dung

Triển khai nội dung

Viết nội dung là một trong những công việc thường ngày của nhân viên Content. Nội dung viết rất đa dạng, tùy thuộc vào mục đích truyền thông, khách hàng mục tiêu và nền tảng đăng bài mà Content Creator sẽ cần viết những loại nội dung khác nhau như bài blog, bài đăng mạng xã hội, bài quảng cáo, case study,...

Thiết kế hình ảnh

Ngoài việc chỉn chu cho ngôn từ thì hình ảnh của bài viết cũng cần được thiết kế đẹp mắt, dễ dàng thu hút sự chú ý của người xem. Đồng thời phải phù hợp với bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Vì vậy, nhân viên Content cũng cần trang bị cho mình những kỹ năng thiết kế cơ bản để có thể trao đổi yêu cầu với Designer dễ dàng hơn, hỗ trợ cho quá trình sáng tạo hình ảnh.

Sản xuất video

Content Creator chuyên về mảng sáng tạo video có thể thực hiện các công việc như xây dựng ý tưởng, viết kịch bản video, tham gia vào quá trình quay - dựng, chỉnh sửa video,...

Chỉnh sửa nội dung

Để đảm bảo sản phẩm truyền thông đã đạt chuẩn hay chưa thì chỉnh sửa nội dung chính là bước quyết định. Content Creator cần xem lại, đánh giá, chỉnh sửa lỗi, cải thiện nội dung về cả hình thức và chất lượng.

Quảng bá nội dung

Content Creator có thể đưa nội dung sáng tạo của mình đến với khán giả thông qua kỹ thuật SEO, đăng tải lên các nền tảng mạng xã hội, Email Marketing,... Bằng cách chọn kênh quảng bá phù hợp với nội dung, Content Creator có thể đạt được mục tiêu tiếp thị của mình.

Content Creator làm gì? Họ tham gia vào quá trình triển khai các chiến lược tiếp thị nội dung

4 kỹ năng quan trọng nhất của Content Creator

Trong bất kỳ công việc nào, bạn đều phải nắm vững những kỹ năng cần thiết để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Sau đây là những kỹ năng cần có của Content Creator mà bạn cần trau dồi, tích lũy:

Kỹ năng đọc - viết ngôn ngữ

Kỹ năng đọc - viết là yêu cầu tiên quyết đối với một người làm sáng tạo nội dung. Dù sản xuất loại nội dung gì thì bạn vẫn phải thành thạo kỹ năng đọc - viết để có thể trình bài ý tưởng một cách hiệu quả, giúp thông điệp được truyền tải đến khách hàng tốt hơn.

Kỹ năng quan sát

Kỹ năng quan sát đối với Creator Content có nghĩa là dùng các giác quan của mình để cảm nhận sự vật, sự viết dưới góc nhìn đa chiều. Còn kỹ năng phân tích chính là khả năng cắt xẻ, đào sâu và kết nối các sự vật, sự việc với nhau để chọn ra thông tin có ích.

Kỹ năng tư duy hình ảnh

Content Creator cần có tư duy hình ảnh, gu thẩm mỹ tốt, nắm được những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế và góc nhìn của người tiếp cận nội dung. Bởi dù đã xây dựng nội dung cực kỳ hấp dẫn, mới lạ nhưng hình ảnh lại thiếu nổi bật, chỉnh chu thì kết quả tổng thể cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Do đó, để tạo được sự thu hút và dễ dàng tiếp cận với người dùng thì cần đầu tư nghiêm túc cho mặt visual content. 

Kỹ năng sáng tạo

Để trở thành một Creator Content, khả năng sáng tạo những thứ mới mẻ, độc đáo sẽ là điều mà bạn cần phải có. Tuy nhiên, nếu tư duy sáng tạo chỉ ở mức bình thường thì bạn vẫn có thể rèn luyện để nâng cao kỹ năng sáng tạo. Bạn có thể bắt đầu từ việc cải biên những thứ đã có và nâng cấp chúng thành phiên bản tốt hơn của mình. 

Bên cạnh đó, bạn cũng nên trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng bằng cách tham dự các buổi hội thảo, workshop hay khóa học Content Creator. Đồng thời thử sức với nhiều lĩnh vực khác nhau để tích lũy kinh nghiệm cho mình.

Các kỹ năng cần có của Content Creator là gì? Đó là kỹ năng đọc viết, quan sát, sáng tạo và tư duy hình ảnh

Ngoài ra, để có thể trở nên chuyên nghiệp hơn, bạn cũng cần trang bị thêm một số kỹ năng khác như làm việc nhóm, quản lý thời gian, tư duy phản biện, kỹ năng ngoại ngữ,...

Học ngành gì để làm Content Creator?

Sáng tạo nội dung là một ngành rất rộng lớn, đồng thời cũng phát triển và đổi mới liên tục. Thế nên, để trở thành Creator Content chuyên nghiệp, bạn cần trang bị cho mình kiến thức nền tảng của ngành Marketing và truyền thông. Bạn cũng có thể tham gia các khóa học Digital Content Creator chuyên về một mảng kiến thức cụ thể như:

  • Khóa học Content Creator về chuyên ngành viết cho những bạn yêu thích viết lách như Content Writing, Copywriting, Creative Writing,...
  • Khóa học lên ý tưởng, quay dựng và chỉnh sửa video, phim cho các bạn thích sáng tạo video trên các nền tảng.
  • Xây dựng kênh Youtube hoặc tài khoản TikTok cho những bạn thích làm video ngắn.

Ngoài ra, các nhà tuyển dụng Content Creator sẽ thường ưu ái những ứng viên tốt nghiệp một số ngành học như:

  • Digital Marketing (Marketing kỹ thuật số).
  • Public Relations - PR (Quan hệ công chúng).
  • Quản trị kinh doanh.
  • Báo chí.
  • Ngôn ngữ.

Content Creator học ngành gì? Bạn cần trang bị kiến thức nền tảng của ngành Marketing và truyền thông để trở thành Creator Content

Các hình thức làm việc của Content Creator 

Content Creator có 3 hình thức làm việc chính, đó là Content Creator part time, full time và freelance Content Creator. Cụ thể về đặc điểm của mỗi hình thức Content Creator là gì, cùng Stradex xem nội dung ngay sau đây!

Content Creator part-time

Với vị trí part-time, Creator Content sẽ làm việc bán thời gian cho doanh nghiệp. Họ thường là học sinh, sinh viên tranh thủ thời gian đi làm để kiếm thêm thu nhập hoặc những bạn muốn tích lũy thêm kinh nghiệm, “làm đẹp” CV Content Creator để dễ dàng tìm kiếm công việc trong tương lai. 

Tùy thuộc vào nhu cầu nhân sự và tính chất công việc mà các công ty sẽ đưa ra yêu cầu về Content Creator tuyển dụng riêng. Trong đó phổ biến nhất là Content Blog - vị trí không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm, chỉ cần ứng viên chăm chỉ, nhanh nhẹn.

Content Creator full-time

Khác với Content Creator part-time, thời gian làm việc của nhân viên full-time sẽ do doanh nghiệp quy định. Vị trí này đòi hỏi ứng viên phải đáp ứng được về mặt thời gian làm việc, cũng như có kiến thức, kinh nghiệm nhất định nên sẽ dành cho những người đã đi làm, không phù hợp với sinh viên.

Nhân viên full-time phải đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm và thời gian làm việc của doanh nghiệp

Freelance Content Creator

Với những bạn yêu thích tự do, chủ động về thời gian và địa điểm làm việc thì Content Creator Freelancer sẽ là sự lựa chọn phù hợp. Thu nhập của Freelancer Content Creator thường không cố định mà sẽ tùy thuộc vào khối lượng công việc. Do đó, họ có thể gia tăng thu nhập bằng cách thự hiện nhiều dự án cùng một lúc, miễn là đảm bảo tiến độ đã cam kết với chủ dự án.

Phân biệt Content Creator với Copywriter và Content Writer 

Content Creator, Content Writer và Copywriter là 3 thuật ngữ thường xuyên bị nhầm lẫn với nhau. Trên thực tế, đây là 3 công việc hoàn toàn khác biệt, mỗi vị trí sẽ có vai trò, đặc điểm riêng. Chi tiết về sự khác biệt giữa Copywriter, Content Writer và Content Creator là gì? Cùng Stradex tìm hiểu qua bảng so sánh sau đây:

 

Content Creator

Content Writer

Copywriter

Vai trò

Sáng tạo ra những nội dung hữu ích, thu hút sự chú ý của người xem.

Tạo ra những nội dung hữu ích, thu hút người xem.

Tạo ra những nội dung có tính thuyết phục, thúc đẩy người dùng mua hàng.

Mục đích nội dung

Tạo ra nội dung nhằm mục đích giáo dục, quảng cáo, giải trí,...

Nội dung dùng để Marketing, dù không đề cập trực tiếp đến việc bán sản phẩm nhưng phải có mối liên hệ mật thiết với chúng.

Thường dùng để quảng cáo và Marketing, thuyết phục người đọc cần mua sản phẩm.

Hình thức nội dung

Văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,...

Văn bản (ngắn hoặc dài).

Văn bản ngắn gọn, súc tích.

Kênh tiếp thị

Mọi nền tảng.

Chủ yếu là website, các kênh mạng xã hội, Email, Newsletter,...

Sản phẩm/ấn phẩm quảng cáo (bao gồm cả truyền thống và kỹ thuật số).

Môi trường làm việc

Tại công ty hoặc tự do.

Tại công ty.

Tại các Agency.

 

Mức lương Content Creator và lộ trình thăng tiến

Creator Content là công việc được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn theo đuổi. Một trong những lý do có thể là vì Creator Content Jobs có mức lương tương đối hấp dẫn và lộ trình thăng tiến rõ ràng.

Mức lương Content Creator

Theo thông tin tổng hợp từ các sàn tuyển dụng Content Creator, mức thu nhập của một nhân viên Content Creator sẽ rơi vào khoảng 8.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng. Tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm, kỹ năng và quy mô công ty mà mức lương sẽ có sự khác nhau. Đối với vị trí thực tập sinh thì có thể nhận được khoản trợ cấp hàng tháng từ 1.000.000 đến 5.000.000 đồng.

Mức lương trung bình của Content Creator Jobs là khoảng 8.000.000 - 20.000.000 đồng

Lộ trình thăng tiến của nghề Content Creator

Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng Content Creator của các công ty là rất cao, lộ trình thăng tiến cũng rất hấp dẫn. Vậy thông thường, các cấp bậc thăng tiến của một Content Creator là gì?

  • Intern (Thực tập sinh): Đây là vị trí thường dành cho các bạn sinh viên năm cuối hoặc mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm và muốn học làm Content Creator. Yêu cầu của vị trí này cũng khá đơn giản, chủ yếu đòi hỏi tinh thần làm việc, học hỏi của thực tập sinh.
  • Fresher (Nhân viên): Sau khi hoàn thành thời gian thực tập, bạn có thể được giữ lại và làm việc tại công ty với vị trí Fresher. Ngoài ra, những bạn có kinh nghiệm dưới 1 năm cũng có thể ứng tuyển Content Creator Fresher.
  • Senior (Chuyên viên): Nếu có từ 2 đến 3 năm kinh nghiệm trong nghề Creator Content thì đây là cấp bậc dành cho bạn. Vị trí này đòi hỏi bạn cần có kiến thức chuyên môn, cũng như kỹ năng làm việc, giải quyết vấn đề tốt. Bên cạnh đó còn phải có khả năng hỗ trợ đào tạo, quản lý các thành viên trong nhóm.
  • Lead of Content (Trưởng phòng): Để được đề bạt lên Lead of Content, bạn cần có kinh nghiệm từ 5 đến 6 năm trở lên. Vị trí này đòi hỏi bạn phải là người nhạy bén trong việc nắm bắt thị trường, đưa ra các chiến lược sáng tạo nội dung phù hợp. Đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm về kết quả dự án của nhóm.

Yêu cầu kinh nghiệm của vị trí chuyên viên Content Creator là gì? Để ứng tuyển vị trí này, bạn cần có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm

Một số câu hỏi phỏng vấn Content Creator thường gặp

Để lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng, đòi hỏi bạn phải là người có chuyên môn tốt, khả năng sáng tạo cao và nhiệt huyết trong công việc. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo và chuẩn bị đáp án cho một số câu hỏi phỏng vấn thường gặp để quá trình ứng tuyển Content Creator diễn ra suôn sẻ.

Bạn tìm insights từ khách hàng như thế nào?

Gợi ý câu trả lời: 

Với vị trí là Content Creator, tôi cần xác định khách hàng mục tiêu mà công ty muốn hướng đến để hiểu rõ sở thích, tính cách, nhu cầu của họ. Qua đó, tôi có thể nhận được dữ liệu từ khách hàng hoặc đội ngũ nghiên cứu. Bên cạnh đó, tôi còn tham khảo thông tin chuyên sâu từ bộ phận bán hàng, chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, theo dõi ý kiến phản hồi hoặc tương tác trực tiếp với khách hàng cũng là một cách hiệu quả.

Bạn sẽ tạo chiến lược nội dung cho sản phẩm/thương hiệu như thế nào?

Gợi ý câu trả lời:

Mỗi sản phẩm, dịch vụ trong từng giai đoạn khác nhau sẽ có cách tiếp cận và phát triển chiến lược nội dung khác nhau. Nhưng nhìn chung thì quá trình xây dựng chiến lược nội dung của tôi sẽ tuân theo các bước như sau:

  • Bước 1: Xác định mục tiêu truyền thông của sản phẩm/thương hiệu.
  • Bước 2: Xác định đối tượng khách hàng muốn nhắm đến, bao gồm tính cách, sở thích, hành vi, nhân khẩu học,... 
  • Bước 3: Định vị thương hiệu trong nhận thức của khách hàng.
  • Bước 4: Lên ý tưởng chủ đề.
  • Bước 5: Lên kế hoạch triển khai.

Làm thế nào để bạn tìm kiếm và xây dựng các chủ đề mới mẻ, không bị nhàm chán?

Gợi ý câu trả lời:

Để tìm kiếm những chủ đề độc đáo, mới mẻ, một số cách mà tôi thường áp dụng là: 

  • Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu và nhu cầu của họ.
  • Nghiên cứu từ khóa
  • Phân tích từ những đối thủ cạnh tranh có cùng sản phẩm, nội dung.
  • Theo dõi nội dung/sản phẩm từ các chuyên gia,....

Sử dụng các công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa và xây dựng chủ đề

Ở đâu thường xuyên tuyển dụng Content Creator?

Creator Content được xếp vào nhóm những ngành hot nhất hiện nay nên có rất nhiều công ty tìm kiếm nhân sự cho vị trí này. Bạn có thể tra cứu thông tin tuyển dụng ở website, fanpage của công ty, các trang việc làm lớn như Vietnamwork, TopCV,... hay các hội nhóm về Content Creator tuyển dụng trên các trang mạng xã hội. 

Hiện tại, Stradex cũng đang tuyển dụng việc làm Content Creator. Nếu muốn trở thành một thành viên của nhà chung Stradex, bạn hãy nộp CV Content Creator và Portfolio Content Creator để ứng tuyển ngay nhé!

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ về Content Creator là gì, cũng như nắm được mô tả công việc Content Creator và những kỹ năng cần có để bước chân vào ngành này. Nếu bạn đang định hướng trở thành Content Creator chuyên nghiệp, hãy nộp đơn ứng tuyển vào Stradex ngay nhé!

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn