vi
en
menu

1 tháng 3, 2024

Web Designer là gì? Mô tả công việc, mức lương Web Designer

Digital Marketing

Web Designer là người sử dụng các công cụ kỹ thuật số để tạo nên website. Cụ thể công việc của Web Designer là gì? Cùng Stradex xem ngay bài viết sau!

Nếu bạn đang muốn trở thành một Web Designer chuyên nghiệp thì việc trang bị các kiến thức liên quan đến ngành nghề này là điều rất cần thiết. Trong bài viết dưới đây, Stradex sẽ giúp bạn giải đáp những thông tin chi tiết về công việc, mức lương và cơ hội tuyển dụng Web Designer. Qua đó giúp bạn nắm được những kiến thức cơ bản để có thể thành công khi theo đuổi công việc này. 

Web Designer là gì? 

Web Designer là người sử dụng các công cụ kỹ thuật số như máy tính, phần mềm, kết hợp với sự sáng tạo của mình để tạo ra website. Web Designer được xem như người chuyển đổi ý tưởng, câu chuyện thành thiết kế trực quan, xây dựng trải nghiệm người dùng trên toàn bộ website. Họ cũng được ví như một kiến trúc sư trực tuyến, chịu trách nhiệm tạo nên bố cục của trang web trước khi bắt đầu phát triển nó.

Web Designer là gì?

Vai trò của nghề thiết kế website

Thiết kế website có vai trò quan trọng đối với quá trình xây dựng thương hiệu, tiếp cận khách hàng tiềm năng trên Internet của doanh nghiệp. Một website bán hàng không chỉ giúp doanh nghiệp quảng bá, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mà còn là cửa hàng trực tuyến 24/7 để khách hàng tra cứu thông tin, mua sắm một cách dễ dàng, tiện lợi. 

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và Internet như hiện nay, doanh nghiệp cần thiết kế website chất lượng, đáp ứng về cả mặt nội dung, thẩm mỹ và kỹ thuật. Như vậy thì mới có thể cạnh tranh với các đối thủ, thu hút khách hàng truy cập vào website. Để làm được điều này, việc xây dựng đội ngũ Web Designer chuyên nghiệp là điều cần thiết.

Thiết kế website giúp doanh nghiệp xây dựng website chất lượng để quảng bá sản phẩm, tạo sự thuận lợi cho khách hàng khi mua sắm Online

Web Designer là làm những gì? Mô tả công việc của Web Designer

Thông thường, các Web Designer sẽ làm việc với nhiều khách hàng và thương hiệu khác nhau để tạo ra bộ nhận diện trực tuyến theo yêu cầu. Mô tả công việc Web Designer Job sẽ bao gồm những hạng mục chính sau đây:

Lên ý tưởng cho dự án thiết kế website

Khi nhận dự án thiết kế website từ khách hàng, Web Designer cần nghiên cứu, tìm hiểu thông tin về mục đích của dự án. Sau đó lên ý tưởng sơ bộ theo yêu cầu của khách hàng. 

Lên kế hoạch chi tiết cho dự án

Khi đã có ý tưởng, nhà thiết kế website tiến hành lập kế hoạch chi tiết cho dự án. Họ sẽ cần trả lời các câu hỏi như: Mục đích của dự án là gì, cần gì để thiết kế website, bố cục website như thế nào thì phù hợp,... Một kế hoạch thiết kế website chi tiết phải có các thông tin chính xác, đầy đủ. Thế nên, họ cần tìm kiếm, chọn lọc thông tin, cũng như cập nhật kiến thức và các xu hướng mới nhất.

Thiết kế website

Đây chính là bước đưa lý thuyết vào thực hành, cũng là hạng mục công việc quan trọng của Web Designer. Dựa trên kế hoạch đã đề ra, nhà thiết kế website sẽ sử dụng các công cụ kỹ thuật số như máy tính, phần mềm để xây dựng website hoàn chỉnh, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và thị hiếu hiện nay. Đồng thời cũng cần cung cấp nội dung phong phú, đáp ứng yêu cầu của người dùng trong quá trình sử dụng.

Công việc của Web Designer bao gồm lên ý tưởng, kế hoạch và triển khai thiết kế website

Những kỹ năng cần có khi trở thành Web Designer

Để trở thành một nhà thiết kế website chuyên nghiệp, ngoài việc trang bị các kiến thức cơ bản về ngành nghề, bạn còn phải trau dồi các kỹ năng sau đây:

  • Biết sử dụng các công cụ, phần mềm hỗ trợ xây dựng và thiết kế website như Adobe Photoshop, Fifma, Sketch,...
  • Kỹ năng cơ bản về thiết kế đồ hoạ, logo để hỗ trợ cho quá trình thiết kế website.
  • Có kiến thức và khả năng cảm nhận tốt về trải nghiệm người dùng. Qua đó có thể xác định cách tiếp cận người dùng đơn giản mà hiệu quả nhất, bao gồm bố cục, các tính năng, hình ảnh, định dạng website,...
  • Luôn cập nhật các xu hướng thiết kế mới nhất.
  • Duy trì được tính nhất quán trong thiết kế, giúp cho môi trường và giao diện website dễ điều hướng hơn.
  • Hiểu biết cơ bản về HTML (ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản), CSS (Cascading Style Sheets). Điều này sẽ giúp Designer có thể dễ dàng chuyển đổi các thiết kế trực quan thành website chức năng, đảm bảo sản phẩm cuối cùng phải vừa thẩm mỹ, vừa đúng kỹ thuật.
  • Kỹ năng giao tiếp cũng là yếu tố mà Web Designer cần có bởi họ thường xuyên làm việc với khách hàng, nhà phát triển web và các bộ phận liên quan. Việc giao tiếp tốt sẽ giúp Designer hiểu rõ yêu cầu của khách hàng, đưa ra phản hồi chính xác và tạo ra website có thiết kế phù hợp.
  • Nhà thiết kế website cần có kỹ năng giải quyết vấn đề để có thể vượt qua các thách thức, trục trặc kỹ thuật, thay đổi của khách hàng hay vấn đề không lường trước một cách nhanh chóng, linh hoạt.

Người làm nghề Web Designer cần có kỹ năng thiết kế đồ họa, biết sử dụng phần mềm, công cụ thiết kế

Một số phần mềm, công cụ Web Designer thường sử dụng

Để có thể tạo ra một website có giao diện rõ ràng, thẩm mỹ và thân thiện với người dùng, Web Designer cần sự hỗ trợ của các phần mềm thiết kế. Thông thường, các phần mềm, công cụ mà nhà thiết kế website sử dụng bao gồm:

  • Adobe Photoshop.
  • Illustrator.
  • Sketch.
  • Figma.
  • Adobe Dreamweaver.
  • Pivot.
  • Wordpress.

Web Develop và Web Design khác nhau ở điểm nào? 

Nhìn chung, cả vị trí Web Design và Web Develop đều chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển và bảo trì các dòng mã được sử dụng để tạo nên website. Tuy nhiên, công việc cụ thể của hai vị trí này sẽ có sự khác nhau.

 

Web Develop

Web Design

Nhiệm vụ chính

Có nhiệm vụ biến các thiết kế thành một website trực tiếp. Họ sẽ sử dụng các ngôn ngữ web, công cụ, phần mềm để thiết kế và phát triển các chức năng của website. 

Là người trực tiếp thiết kế, tạo ra website ngay từ ban đầu. Sau đó họ có thể tiếp tục đảm nhiệm công việc phát triển cho website hoặc chuyển trang web đã được xây dựng bố cục chi tiết cho Web Developer. 

Kỹ năng cần có

Cần có kiến thức nhất định về code, ngôn ngữ lập trình, SEO, kinh nghiệm làm việc với các framework phía máy chủ, hệ thống cơ sở dữ liệu SQL, Oracle,...

Cần có kiến thức về mỹ thuật, trải nghiệm người dùng, biết cách sử dụng các công cụ thiết kế website,...

Quy trình làm việc

Thường bắt đầu từ việc triển khai mã nguồn, xây dựng tính năng của website.

Thường bắt đầu từ xây dựng wireframes và mockups của website trước khi chuyển cho Web Developer.

Công cụ sử dụng

Công cụ soạn thảo mã nguồn (Sublime Text, Visual Studio Code,...) và công cụ quản lý mã nguồn (GIT, CVS, SVN,...).

Công cụ thiết kế như Adobe Photoshop, Illustrator, Sketch, Figma, Adobe Dreamweaver,...

Tương tác với người dùng cuối

Tập trung vào việc đảm bảo các tính năng của website hoạt động một cách trơn tru, hiệu quả.

Tập trung vào cách người dùng trải nghiệm và tương tác với website.

Web Designer tập trung vào UX/UI, Web Developer tập trung vào lập trình và phát triển tính năng của website

Mức lương trung bình của Web Designer và lộ trình thăng tiến

Mức lương của Web Designer trong những năm qua có sự tăng trưởng ổn định, thể kiện tầm quan trọng ngày càng cao của ngành nghề này. Tùy vào kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn mà mức lương của các Web Designer sẽ có sự khác nhau, cụ thể:

  • Kinh nghiệm: Mức lương trung bình của người mới vào nghề thường dao động trong khoảng 10 -12 triệu đồng/tháng. Khi kinh nghiệm làm việc càng tăng thì mức lương cũng sẽ tăng lên đáng kể, có thể lên đến hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
  • Chuyên môn: Các Web Designer chuyên về thiết kế UX/UI thì mức lương trung bình thường cao hơn các Web Designer tổng hợp, có thể đạt từ 15 đến 20 triệu đồng/tháng.

Về cơ hội việc làm, bạn có thể ứng tuyển Web Designer tại các công ty phần mềm, công ty có sản phẩm Online (sàn giao dịch bất động sản, thương mại điện tử,...), các công ty truyền thông,... 

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn công việc Freelance Web Designer hay Web Designer Remote nếu muốn tự do, không bị gò bó về thời gian, địa điểm làm việc. Mức lương Web Designer Freelance sẽ phụ thuộc vào số dự án làm bạn thực hiện.

Mức lương trung bình của Web Designer chuyên về thiết kế UX/UI khoảng 15 - 20 triệu đồng/tháng

Q&A thường gặp về Web Designer

Làm Web Designer có khó không?

Trên thực tế, bất kỳ ngành nghề nào, bao gồm cả Web Designer đều có những yêu cầu, khó khăn riêng. Do đó, bạn không nên quá lo lắng, do dự không dám theo đuổi nghề Web Designer bởi vì sợ khó. Nếu có đủ tố chất, cũng như đam mê thì đây không phải là công việc khó nhằn, thậm chí là còn có thể giúp bạn tạo ra thu nhập hấp dẫn.

Các thể loại Website cần biết khi Design?

5 loại website chính mà bạn cần biết khi thiết kế gồm:

  • Ecommerce website (website thương mại điện tử).
  • Personal website (website cá nhân).
  • Portfolio website (website hồ sơ năng lực).
  • Small business website (website doanh nghiệp nhỏ).
  • Blog website.

Website Designer có phải là một nghề tốt không?

Web Designer có thể được xem là một nghề tốt, dự kiến trong năm 2024 có thể tăng trưởng đến 27%. Điều này sẽ phần nào đảm bảo rằng mức lương của Web Designer luôn giữ ở mức cao.

Tìm cơ hội việc làm Nhân viên thiết kế Website - Web Designer ở đâu?

Trong xu thế tìm kiếm thông tin Online, từ thông tin doanh nghiệp, mua bán sản phẩm, tư vấn sức khỏe, chia sẻ kiến thức đời sống,... các website ngày càng được phát triển rầm rộ. Để có thể cạnh tranh với các đối thủ, website của doanh nghiệp phải có giao diện đẹp hơn, trải nghiệm người dùng tốt hơn,... Điều này cũng kéo theo nhu cầu tuyển dụng Web Designer tương đối lớn.

Hiện tại, Stradex cũng thường xuyên tuyển dụng Web Designer với mức lương hấp dẫn cùng nhiều đãi ngộ cho nhân viên. Nếu muốn trở thành một thành viên của đại gia đình Stradex, hãy thường xuyên theo dõi thông tin tuyển dụng của chúng tôi tại https://stradexvietnam.com/tuyen-dung và nộp CV Web Designer ngay nhé!

Thông qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ Web Designer là gì, cũng như mô tả công việc, yêu cầu kỹ năng và mức lương của nghề này. Nếu có nhu cầu ứng tuyển công việc này, đừng quên tham khảo thông tin tuyển dụng Web Designer của Stradex và nhanh tay gửi CV ngay nhé!

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn