3 tháng 5, 2024
+11 kỹ thuật SEO Onpage nâng cao - Hướng dẫn chi tiết
SEO Onpage nâng cao - Cùng Stradex tìm hiểu về +11 cách SEO Onpage nâng cao để giúp tăng thứ hạng cho trang của bạn và cải thiện traffic nhé
SEO Onpage là một công việc quen thuộc mà SEO-er cần làm để đảm bảo thứ hạng trang trên SERP. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các kỹ thuật SEO cơ bản sẽ không thể đem lại hiệu như mong muốn. Khi này, các kỹ thuật SEO Onpage nâng cao sẽ là giải pháp cho bạn. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Stradex tìm hiểu +11 kỹ thuật SEO Onpage nâng cao giúp cải thiện thứ hạng cho trang của bạn nhé.
SEO Onpage là gì?
SEO Onpage là những kỹ thuật được áp dụng ngay trên phạm vi trang website của bạn, nhằm mục đích đảm bảo khả năng hiển thị của trang trên công cụ tìm kiếm. Trong đó, các kỹ thuật SEO Onpage cơ bản mà bạn có thể biết sẽ bao gồm tối ưu chất lượng nội dung, tối ưu hình ảnh, mật độ từ khóa (Keyword Density),...
Bằng việc đảm bảo thực hiện tốt các tiêu chí SEO Onpage và SEO Offpage, SEO-er có thể đảm bảo website của mình đạt thứ hạng cao trên trang trả kết quả tìm kiếm (SERP - Search Engine Results Pages).
Tối ưu SEO Onpage để giúp trang đạt thứ hạng cao trên Google.
Tại sao nên thực hiện SEO Onpage nâng cao?
Nếu bạn là người đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực SEO Website, bạn sẽ nhận ra rằng, để một trang website đạt thứ hạng cao trên SERP, nó sẽ cần đảm bảo rất nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, bạn có thể thấy rất nhiều trang web không sở hữu thứ hạng cao mặc dù các tiêu chí URL, tối ưu từ khóa, chất lượng nội dung, hay Readability được thực hiện tốt.
Khi này, các kỹ thuật SEO Onpage nâng cao sẽ là giải pháp cứu cánh cho SEO-er, giúp họ nhanh chóng cải thiện thứ hạng cho trang của mình. Để cụ thể hơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về +11 kỹ thuật SEO Onpage nâng cao ở dưới đây nhé.
SEO-er sẽ xem xét sử dụng các kỹ thuật nâng cao khi SEO Onpage cơ bản không đem lại hiệu quả.
11+ Kỹ thuật Onpage SEO nâng cao giúp Website tăng thứ hạng
Sau khi đã tối ưu đầy đủ các tiêu chí trong Checklist SEO cơ bản cho website, bạn có thể xem xét cải thiện thứ hạng của trang với 11 kỹ thuật SEO Onpage nâng cao như dưới đây:
1. Robots.txt
Về cơ bản, Robots.txt là một tệp tin giúp tối ưu hóa Onpage bằng cách sắp xếp lại vị trí của các trang web theo một trình tự nhất định. Khi này, các trang web không quan trọng sẽ bị đẩy xuống dưới để lại những trang web quan trọng ở vị trí cao hơn trên trang hiện kết quả tìm kiếm của Google. Điều này giúp hệ thống xác nhận được những trang nội dung chất lượng để giúp người dùng có thể dễ dàng tiếp cận hơn.
Doanh nghiệp có thể thêm tệp tin Robots.txt vào trang của mình để đảm bảo thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm.
Sử dụng Robots.txt để sắp xếp lại các nội dung theo một trình cụ thể.
2. Sitemap
Trong kỹ thuật SEO Onpage nâng cao, Sitemap là một tệp tin dạng XML cho phép người dùng cung cấp thông tin về trang website của mình cho các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing,...
Điều này giúp các trình thu thập dữ liệu của Google, hay Bing nhanh chóng hiểu được cấu trúc của trang website của bạn. Nhờ đó, làm tăng thứ hạng của trang trên kết quả tìm kiếm và đem về nhiều lợi ích SEO.
Ngoài ra, đây cũng là một công cụ hiệu quả để doanh nghiệp theo dõi các chỉ số trên trang, như số lượng trang Index, tần suất cập nhật,... Điều này giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng xác nhận các trang website bị lỗi để hoàn thiện chúng, và hỗ trợ tốt cho các quy trình SEO Onpage Audit.
Sử dụng Sitemap để các công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu được cấu trúc website của bạn.
3. Featured Snippet
Một kỹ thuật SEO Onpage nâng cao khác mà bạn tối ưu là Featured Snippets. Đây là một đoạn thông tin trả lời cho các câu hỏi, truy vấn của người dùng trên công cụ tìm kiếm. Đoạn văn bản này được trích từ một đoạn thuộc bài viết với URL trỏ ngược lại về phía trang web của bạn. Để được xuất hiện tại vị trí này, bạn sẽ phải đảm bảo một số yếu tố sau:
- Website đạt uy tín nhất định: Doanh nghiệp cần đảm bảo trang web đã đạt được mức uy tín nhất định đối với Google. Đây là điều kiện kiên quyết để giúp trang được xuất hiện trên khu vực Featured Snippets.
- Sử dụng cấu trúc ngắn gọn: Featured Snippets là đoạn thông tin được trích từ chính bài viết của bạn để trả lời truy vấn người dùng. Vì vậy, nếu sử dụng các cấu trúc đoạn văn ngắn và có nội dung trả lời trực tiếp cho các câu hỏi phổ biến, bạn sẽ có cơ hội xuất hiện trên Featured Snippets.
Tối ưu trang website với các nội dung đúng trọng tâm để xuất hiện trên Featured Snippets.
4. Tối ưu tốc độ tải trang
Để tối ưu tốc độ tải trang, bạn có thể sử dụng một số kỹ thuật sau:
- Thiết kế trang website đơn giản hơn, loại bỏ một số yếu tố, tính năng không cần thiết để giảm thiểu thời gian tải.
- Sử dụng một số phần mềm nén File để giảm kích thước của HTML, hay CSS xuống dưới 150 Byte.
- Tối ưu kích thước của hình ảnh, dung lượng ảnh và sử dụng thêm một số phần mềm chỉnh sửa để đảm bảo độ sắc nét của hình.
- Tối ưu cấu trúc code để loại bỏ các ký tự thừa, code thừa, …
- Hạn chế việc chuyển hướng trên trang website.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số công cụ check SEO Onpage nâng cao để kiểm tra lại tốc độ tải trang của mình đã ổn chưa.
Tối ưu tốc độ tải trang để người dùng có trải nghiệm tốt hơn với website của bạn.
5. Tối ưu trang web chuẩn Mobile
Trên thực tế, hơn một nửa lưu lượng truy cập trên các công cụ tìm kiếm được ghi nhận từ người dùng điện thoại di động. Do đó, việc tối ưu trang website theo chuẩn Mobile có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho trang. Dưới đây là một số hướng dẫn SEO Onpage nâng cao theo chuẩn Mobile mà bạn có thể tham khảo:
- Sử dụng trang website có thiết kế linh hoạt (Responsive Web Design) để trang có thể thích ứng với mọi kích thước màn hình khác nhau.
- Sử dụng Font chữ lớn để người dùng dễ theo dõi thông tin trên thiết bị di động.
- Sử dụng hình ảnh có dung lượng thấp hơn và tệp nén để giảm thời gian tải trang.
- Hạn chế hiển thị quảng cáo trên trang. Màn hình điện thoại thường rất nhỏ, vậy nên việc chèn quảng cáo có thể che mất phần lớn nội dung trang.
- Thường xuyên kiểm tra lại trang web ở trên thiết bị di động của bạn để đảm bảo mọi hoạt động diễn ra trơn chu.
Việc tối ưu trang website theo chuẩn Mobile sẽ giúp đảm bảo trải nghiệm của người dùng.
6. Breadcrumb
Trong kỹ thuật SEO Onpage nâng cao, Breadcrumb là một thanh công cụ điều hướng cho phép người dùng biết được họ đang ở trên khu vực nào trong trang. Nhờ đó, website của bạn sẽ được thể hiện một cách chuyên nghiệp hơn và người dùng cũng có được trải nghiệm tốt hơn.
Bạn có thể dễ dàng tích hợp thêm mã HTML vào trang website của mình để có thể hiển thị Breadcrumb.
Tối ưu SEO Onpage và trải nghiệm người dùng với Breadcrumb.
7. Schema Markup trong SEO On-page
Schema markup là một công cụ giúp tạo ngữ cảnh, nó được thêm vào trong trang website HTML của bạn. Công dụng chính của công cụ này là giúp cho tất cả các bộ máy tìm kiếm lớn (Google, Yahoo, Bing) hiểu và làm nổi bật được những nội dung, thông tin quan trọng trong trang. Đây là một công cụ hiệu quả khi giúp các con Bot của công cụ tìm kiếm có thể quét và Index trang website tốt hơn.
Schema Markup giúp các công cụ tìm kiếm có thể hiểu nội dung website một cách tốt hơn.
8. Tạo Favicon cho website
Favicon là một từ tiếng lóng được ghép từ “favourite” và “icon”, nó có nghĩa là biểu tượng và sự yêu thích. Trong việc thiết kế trang web và tối ưu SEO, Favicon là một Logo mang tính biểu tượng cho trang website của doanh nghiệp.
Giống như Logo đại diện của thương hiệu thì Favicon cũng có ý nghĩa tương tự như vậy. Tuy nhiên, nó được đơn giản hóa để có thể trở lên dễ nhận diện hơn trước người dùng. Đây cũng là một yếu tố giúp cải thiện trải nghiệm cho người dùng trong trường hợp họ làm nghiên cứu, hoặc research nhiều trang web cùng lúc.
Sử dụng Favicon để người dùng có thể ghi nhớ doanh nghiệp tốt hơn.
9. Redirect 301 và 302 trong kỹ thuật SEO Onsite
Redirect 302 (tạm thời) và Redirect 301 (vĩnh viễn) là hai kỹ thuật hỗ trợ chuyển hướng trang web từ một địa chỉ URL này đến một địa chỉ URL khác. Trong đó:
- Redirect 301 là một tính năng cho phép chuyển đổi URL vĩnh viễn với một địa chỉ URL khác mà không làm ảnh hướng đến cấu trúc web. Tuy nhiên, tính năng này sẽ không thể sử dụng với các bài viết thuộc top 3 trên công cụ tìm kiếm.
- Redirect 302 là một tính năng chuyển URL tạm thời, được sử dụng để báo cho trình duyệt, công cụ tìm kiếm rằng website đang chuyển hướng đến một địa chỉ mới tạm thời. Nhằm xử lý các lỗi trên trang website không mà không làm ảnh hướng đến cấu trúc website.
Sử dụng Redirects để chuyển hướng URL trong trường hợp cần thiết
10. Chia sẻ trên các Social
Có thể bạn chưa biết, nhưng Google đánh giá rất cao các trang website và bài viết được chia sẻ trên mạng xã hội, các kênh Social Media. Hiểu được điều này, bạn có thể sử dụng các trang mạng xã hội làm một công cụ giúp cải thiện traffic và tối ưu SEO Onpage.
11. Tận dụng Https bảo mật
Dưới sự phát triển chóng mặt của công nghệ điện tử, các vấn đề bảo mật online luôn rất cần được chú ý. Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp bạn đang có ý định thiết kế website để bán hàng, phục vụ mục đích riêng. Hãy chắc chắn nó phải có giao thức “https“ - Hypertext Transfer Protocol giúp đảm bảo vấn đề bảo mật.
Bên cạnh đó, việc có giao thức HTTPS cũng giúp trang nhận đánh giá tích cực từ Google và đạt thứ hạng cao hơn trên SERP.
Một số phương pháp tối ưu website SEO OnPage khác
Bên cạnh các kỹ thuật SEO Onpage nâng cao phía trên, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số phương pháp tối ưu SEO khác cho trang ở dưới đây.
Semantic Keyword tối ưu hoá Onpage
Semantic Keyword (Từ khóa ngữ nghĩa - Từ khóa liên quan) là một kỹ thuật sử dụng các từ khóa có cùng ngữ nghĩa, hoặc có liên quan về nghĩa khi triển khai nội dung nhằm cải thiện SEO Onpage. Khi này, trang web sẽ không chỉ tập trung vào một từ khóa chính, mà sẽ sử dụng nhiều từ khóa liên quan để tăng khả năng hiển thị trên SERP.
Để sử dụng Semantic Keyword, bạn cần thực hiện tốt các bước sau:
- Nghiên cứu từ khóa: Nghiên cứu các bộ từ khóa có liên quan về ngữ nghĩa và từ khóa đồng nghĩa.
- Tối ưu hóa tiêu đề và mô tả: Tối ưu thẻ Title, Meta Description và các yếu tố khác tương tự như những bài viết chuẩn SEO thông thường.
- Tối ưu nội dung: Triển khai bài viết và sắp xếp các từ khóa một cách tự nhiên, tránh việc “nhồi nhét” gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
- Tối ưu các cấu trúc liên kết nội bộ: Tạo liên kết nội bộ và sử dụng bộ từ khóa ngữ nghĩa để giúp các công cụ tìm kiếm có thể hiểu rõ hơn về những nội dung thông tin của trang.
- Cải thiện trải nghiệm người dùng: Tập trung cải thiện chất lượng Content cũng như các tiêu chí SEO Onpage khác để đảm bảo trải nghiệm người dùng. Qua đó tạo hiệu ứng tích cực cho việc sử dụng Semantic Keyword.
Cách sử dụng Semantic Keyword để tối ưu SEO Onpage.
Tận dụng khối trích dẫn (Blockquote)
Về cơ bản, bạn có thể hiểu rằng thẻ <blockquote> là một thẻ sử dụng trong Website Code với mục đích đưa ra chỉ định về một phần được trích dẫn từ một nguồn khác. Trong đó, thẻ này có thể được sử dụng với một số mục đích khác, như:
- Trích dẫn các nguồn đáng tin cậy: Mục đích thường thấy nhất của việc sử dụng thẻ blockquote là trích dẫn các nguồn đáng tin cậy cho trang. Nhờ đó, người đọc sẽ có thêm nhiều dữ kiện và thông tin để tham khảo.
- Tăng tính liên quan về từ khóa: Blockquote có thể sử dụng để chèn các đường link có liên quan vào từ khóa. Nhờ đó, tối ưu SEO Onpage và giúp cấu trúc liên kết trên trang được chặt chẽ hơn.
- Tuân thủ bản quyền: Trong trường hợp Blockquote có sử dụng đường liên kết từ một trong website khác. Nó sẽ giúp bạn đảm bảo tính bản quyền hơn so với việc trích dẫn một phần nhỏ nội dung của họ.
Ví dụ về việc sử dụng Blockquote cho trang website.
Content Gap Analysis giúp SEO On page hiệu quả
Content Gap Analysis là kỹ thuật nâng cao trong SEO Onpage, trong đó, bạn sẽ tìm kiếm các lỗ hổng trong nội dung, chủ đề nào đó, hay các từ khóa chưa khai thác để cải tiến lại. Điều này giúp trang web của bạn đạt được đánh giá cao hơn về chất lượng nội dung và nâng cao thứ hạng nhanh chóng.
Dưới đây là một số lợi ích mà kỹ thuật Content Gap có thể đem lại cho hoạt động SEO Onpage trên website của bạn:
- Xác định cơ hội cải thiện từ khóa: Content Gap giúp bạn biết được những từ khóa mà đối thủ cạnh tranh đã tối ưu, nhưng bạn chưa khai thác đủ. Điều này giúp bạn tìm ra những cơ hội tạo thêm nội dung và cải thiện trang web.
- Cải thiện tính liên quan: Thông qua việc điền vào khoảng trống nội dung và tạo content mới từ những lỗ hổng phát hiện được, bạn có thể cải thiện tính liên quan giữa các nội dung trên trang.
- Cải thiện thứ hạng và lưu lượng truy cập: Việc xem xét lại các vấn đề, xác định Content Gap để cải thiện từ đó có thể giúp trang cải thiện thứ hạng nhanh chóng. Đồng thời, tính liên kết cũng khiến người dùng muốn ở lại trang lâu hơn.
- Mở rộng phạm vi từ khóa: Bên cạnh việc xác định các từ khóa cần tối ưu, SEO-er cũng có thể dựa vào đó để phát triển các bộ từ khóa và những nội dung có liên quan. Điều này giúp mở rộng phạm vi từ khóa và giúp trang nâng hạng trên SERP.
Cải thiện các lỗ hổng để giúp trang web nhận được đánh giá tích cực hơn với Content Gap Analysis.
Một số công cụ check SEO Onpage cho người mới tốt nhất
- Google Search Console: Công cụ dùng để theo dõi trang web của bạn trên trang kết quả tìm kiếm của Google sau khi đã được SEO Onsite. Đồng thời, nó cũng thống kê lại trạng thái hoạt động, lưu lượng tìm kiếm, hay các các lỗi mà trang đang gặp.
- Yoast SEO: Một công cụ WordPress cung cấp chức năng tối ưu SEO trên tiêu đề, mô tả, từ khóa và cho phép bổ sung thêm các đoạn mã Schema Markup và robots.txt vào trang trong quá trình Onsite.
- Screaming Frog: Công cụ phân tích Website với khả năng phân tích nội dung và đưa ra báo cáo về các lỗi gặp phải để nhanh chóng tối ưu hóa sau khi Onsite.
- SEMRush: Công cụ SEO và hỗ trợ Marketing đáng dùng nhất với khả năng hỗ trợ nghiên cứu từ khóa, theo dõi vị trí trang trên Google cùng nhiều tính năng mạnh mẽ khác.
- Google PageSpeed Insight: Công cụ dùng để đánh giá tốc độ tải trang trên các thiết bị di động và máy tính. Qua đó, xác định các vấn đề kỹ thuật cần cải thiện để tối ưu tốc độ tải trang.
- SEOquake: Công cụ kiểm tra SEO Onpage miễn phí cho phép kiểm tra các yếu tố SEO quan trọng. Chẳng hạn như tên miền, xếp hạng Alexa, số lượng liên kết, chất lượng nội dung và nhiều yếu tố khác.
Tìm hiểu về một số công cụ check SEO Onpage đáng sử dụng nhất.
Tổng hợp câu hỏi thường gặp
1. Có nên thực hiện SEO Onpage nâng cao?
Có. Bạn nên áp dụng các kỹ thuật SEO Onpage nâng cao cho website của mình, đặc biệt là trong các trường hợp trang không đạt thứ hạng cao khi đã tối ưu các yếu tố SEO cơ bản.
2. Công việc cụ thể khi tối ưu Onpage cơ bản là gì?
Nếu bạn chịu trách nhiệm cho việc tối ưu SEO Onpage cơ bản, hãy kiểm tra và đảm bảo sự tối ưu cho các yếu tố sau:
- Tối ưu URL.
- Tối ưu thẻ Title.
- Tối ưu các thẻ Heading, bao gồm Heading 1, Heading 2,...
- Tối ưu Internal link.
- Tối ưu nội dung.
- Tối ưu hình ảnh.
- Tối ưu Meta Description..
3. Nên tối ưu SEO Onpage hay Offpage?
Trên thực tế, cả SEO Onpage và SEO Offpage đều là rất quan trọng. Tuy nhiên, SEO Onpage vẫn được đánh giá cao hơn. Bởi trong nhiều trường hợp, việc tối ưu SEO Onpage độc lập có thể đem lại nhiều hiệu quả hơn so với việc chỉ tối ưu SEO Offpage.
Trên đây là những thông tin mà Stradex đã tổng hợp lại để hướng dẫn bạn thực hiện +11 kỹ thuật SEO Onpage nâng cao. Hi vọng rằng các kỹ thuật trên sẽ giúp bạn nhanh chóng xử lý các vấn đề mà trang đang gặp phải và cải thiện thứ hạng website trên SERP.