vi
en
menu

21 tháng 3, 2024

Product Manager - Ngành nghề siêu hot với mức lương hấp dẫn

Digital Marketing

Product Manager là nghề “hot” đem lại thu nhập cao nhưng phải gánh vác rất nhiều vai trò. Cùng Stradex tìm hiểu chi tiết vị trí Product Manager nhé!

Với vô vàn cơ hội việc làm tiềm năng cùng mức thu nhập hấp dẫn, Product Manager đã trở thành một giấc mơ nghề nghiệp hấp dẫn cho nhiều bạn trẻ. Thống kê chỉ ra nhu cầu tuyển dụng quản lý sản phẩm cao gấp 5 lần so với nhiều lĩnh vực khác, vậy Product Manager là gì? Cần đáp ứng những điều kiện gì để trở thành một Product Manager giỏi? Cùng Stradex khám phá chân dung ngành nghề siêu hấp dẫn này nhé!

Product Manager là gì?

Product Manager (Giám đốc sản phẩm/Chuyên viên quản lý sản phẩm) là người chịu trách nhiệm nghiên cứu, tìm hiểu, khai thác nhu cầu, thiết kế, thử nghiệm, phát triển và hoạch định chiến lược phát triển sản phẩm/dịch vụ/phần mềm hiệu quả cho doanh nghiệp. Hiểu chính xác, vị trí này là cầu nối giữa Business, UX và Technology.

Product Manager làm việc với các bộ phận khác như nhà thiết kế, kỹ sư, phòng Marketing, giám đốc điều hành,.. để đảm bảo sản phẩm/dịch vụ đạt được mục tiêu doanh nghiệp đã đề ra và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. 

Senior Product Manager

Product Manager là gì?

Vai trò của Product Manager trong doanh nghiệp

Product Manager có vai trò là cầu nối giữa nhóm phát triển sản phẩm và khách hàng. Vị trí này yêu cầu hiểu rõ các mong muốn, yêu cầu của khách hàng và đảm bảo sản phẩm/dịch vụ đáp ứng được những nhu cầu đó.

Có 5 vai trò chính mà một giám đốc phải gánh vác:

Hoạch định chiến lược

Để hoạch định chiến lược phát triển sản phẩm/dịch vụ/dự án, Product Manager có trách nhiệm:

  • Nắm vững nhu cầu, mong muốn khách hàng.
  • Phân loại ưu tiên mục tiêu thực hiện.
  • Phân tích, nghiên cứu thị trường.
  • Hoạch định chiến lược, đưa ra quy trình các bước thực hiện kế hoạch phù hợp.

Cụ thể hơn, Product Manager cần có tư duy Lộ trình sản phẩm (Product Roadmap) để thấu hiểu nhu cầu và phản hồi hiệu quả. Hoạch định thị trường giúp chuyên viên quản lý đảm bảo sự phát triển đúng hướng của dự án, đáp ứng được nhu cầu/mục tiêu của cả doanh nghiệp và khách hàng.

Junior Product Manager

Vai trò của Product Marketing Manager.

Chuyên viên kinh doanh

Trong một số khía cạnh nhất định, yêu cầu tuyển Product Manager bao hàm cả trách nhiệm của một chuyên viên kinh doanh. Chẳng hạn như:

  • Cần xác định nhu cầu thị trường.
  • Tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện phát triển sản phẩm để đáp ứng mong muốn đó.
  • Marketing và bán hàng.

Tuy nhiên, với vai trò là cầu nối của thị trường và sản phẩm, Product Manager yêu cầu nền tảng kiến thức sâu rộng và vững chắc hơn để đảm bảo sự đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.  

Định vị, định hướng sản phẩm 

Định vị là hoạt động quan trọng giúp sản phẩm có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, thu hút khách hàng mục tiêu. Sản phẩm càng được định vị rõ ràng thì càng dễ nhận biết và được đánh giá cao. 

Vị trí tuyển dụng Product Manager cũng có trách nhiệm xác định mục tiêu và định vị sản phẩm:

  • Phải đưa ra tầm nhìn tổng thể dựa trên các phân tích, số liệu thị trường, mục tiêu kinh doanh và mong muốn của khách hàng.
  • Phải định hướng được chiến lược phát triển của sản phẩm, dịch vụ bao gồm các tính năng, trải nghiệm người dùng, các yếu tố liên quan để đảm bảo sự đồng nhất trong mục tiêu của doanh nghiệp.

Product Manager

Vai trò của Product Manager Jobs.

Vận hành

Product Manager cần hiểu rõ các bước trong quy trình vận hành như nghiên cứu, lập kế hoạch, tổ chức sản xuất, kiểm tra, giám sát,... Nhiệm vụ này giúp họ phối hợp linh hoạt với những phòng ban khác, đảm bảo sản xuất đúng tiến độ, số lượng, chất lượng, thời gian và các yêu cầu thị trường.

Lãnh đạo, dẫn dắt hội nhóm 

Product Manager cũng có vai trò là “đầu tàu” đáng tin cậy để dẫn dắt đội ngũ, hợp tác với các bộ phận khác để thực hiện chiến lược sản phẩm. Với cương vị quản lý cấp cao, họ phải quản lý, dẫn dắt một số lượng lớn nhân viên từ nhiều bộ phận khác nhau như R&D, sản xuất, Marketing,...

Để đảm bảo quá trình sản xuất, phát triển sản phẩm suôn sẻ, thành công, Product Manager cần có khả năng quản lý, chỉ đạo nhân viên để thực hiện các công việc hiệu quả.

Product Manager là gì

Vai trò của Product Manager job.

Mô tả công việc của một Product Manager

Đầu mục công việc mà Product Manager phải thực hiện sẽ tùy thuộc vào cấu trúc của mỗi doanh nghiệp:

  • Startup: CEO kiêm vai trò Product Manager.
  • Doanh nghiệp lớn: Product Manager chịu trách nhiệm phát triển nhiều sản phẩm khác nhau.

Nhìn chung, công việc của một Product Manager gồm 4 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu, hoạch định chiến lược 

Giai đoạn đầu tiên, Product Manager cần:

  • Xác định tầm nhìn, mô hình kinh doanh.
  • Nghiên cứu thị trường.
  • Đánh giá đối thủ cạnh tranh.
  • Xác định mong muốn, nhu cầu khách hàng.
  • Xu hướng, lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
  • Nhận định các tính năng cần được ưu tiên.
  • Trình bày chiến lược, đưa ra lý do để yêu cầu các bên liên quan phải theo đuổi lộ trình này (Roadmap phải được duyệt ở cấp CEO hoặc được đội kỹ sư thống nhất).
  • Đưa ra các chỉ số đo lường hiệu suất và tiến độ: OKR (Objectives and Key Results), KPIs (Key Performance Indicators) và một vài chỉ số quan trọng khác.
  •  

Product Manager jobs

Product Manager Job Description.

Giai đoạn 2: Thiết kế sản phẩm 

Trách nhiệm của Product Manager không nằm ở việc thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng (UI/UX) mà thường tập trung vào việc xác định yêu cầu, đặc tính của sản phẩm, đảm bảo sự phù hợp với các bên liên quan mà không gây phức tạp, tốn kém nguồn lực hoặc chậm tiến độ.

Tại một số doanh nghiệp có sự phối hợp sát sao, Product Manager chỉ đóng vai trò “gạch đầu dòng” những ý trọng tâm. Trong khi tại một số doanh nghiệp khác, họ phải viết mô tả rõ ràng và đảm bảo sự nhất quán cho sản phẩm.

Giai đoạn 3: Phát triển sản phẩm 

Giai đoạn này, Product Manager có hai nhiệm vụ quan trọng:

  • Thúc đẩy các bộ phận phát triển.
  • Kiểm thử sản phẩm.

Họ cũng cần theo dõi thường xuyên, sát sao, cân đối tiêu chí ưu tiên và phân bổ nguồn lực phù hợp để giảm tỷ lệ sai số, chậm tiến độ,...

product marketing manager

Khác biệt mô tả công việc của Product Manager vs Project Manager.

Giai đoạn 4: Giám sát, đo lường và đánh giá sản phẩm

Giai đoạn cuối cùng, nhiệm vụ của một giám đốc sản phẩm bao gồm:

  • Theo dõi, phân tích các chỉ số đo lường, đánh giá hiệu suất sản phẩm, gồm các chỉ số về thu nhập, sử dụng, phản hồi khách hàng và đánh giá chất lượng, từ đó đưa ra phương án thay đổi, điều chỉnh tối ưu hoá sản phẩm.
  • Phân tích, đánh giá về nhu cầu thị trường, tình hình cạnh tranh, cập nhật xu hướng mới để đưa ra định hướng phát triển sản phẩm trong tương lai.

Điều kiện để trở thành một Product Manager giỏi

Yêu cầu kiến thức

Về kiến thức chuyên môn, một Product Manager xuất sắc cần trang bị:

Nền tảng kiến thức 

Yêu cầu kiến thức nền tảng trong nhiều lĩnh vực:

  • Kinh doanh: Kiến thức về thị trường, đối thủ cạnh tranh, thị trường/khách hàng mục tiêu,... để hoạch định chiến lược và kế hoạch phát triển sản phẩm/dịch vụ phù hợp.
  • Marketing: Giúp quá trình bán hàng, phân phối hiệu quả hơn.
  • Công nghệ thông tin: Công nghệ liên quan đến sản phẩm như kiến trúc hệ thống, lập trình, thiết kế giao diện người sử dụng,...
  • Kiến thức chuyên ngành khác: Tuỳ vào lĩnh vực làm việc.

Product Manager job description

Điều kiện để trở thành Senior Product Marketing Manager.

EQ thấu hiểu

Phải đặt mình vào vị trí khách hàng, chủ động thấu hiểu họ cảm thấy thế nào, cần gì và mong đợi điều gì? Hãy xác định và tận dụng cơ hội cho mình. 

Tư duy sản xuất 

Tư duy sản xuất là tư duy về sản phẩm/dịch vụ, dự án và quy trình kinh doanh làm thế nào để tối ưu hoá hiệu suất và giá trị. Trong đó, cần đảm bảo:

  • Tính hiệu quả: Làm thế nào để thực hiện dễ dàng nhất, nhanh nhất và ít tốn kém nhất?
  • Tính khả thi: Có thể đảm bảo sẽ thực hiện được sản phẩm/dịch vụ hoặc quy trình đã đặt ra không?
  • Tính ứng dụng: Sản phẩm sẽ giải quyết được nhu cầu/mong muốn gì của khách hàng?

Product Manager giỏi phải có tư duy sản xuất để đưa ra những quyết định sáng suốt về cách phát triển và vận hành, triển khai. Để hiệu quả, khả khi và có tính ứng dụng cao, họ cần hiểu được những nguyên tắc cơ bản của sản xuất, phân tích SWOT sản phẩm, tìm ra lợi thế riêng biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Product Manager vs project manager

Yêu cầu tư duy sản xuất.

Khả năng phân tích

Một Product Manager giỏi phải có khả năng phân tích:

  • Xác định rõ nhu cầu khách hàng: Gồm yêu cầu chức năng và phi chức năng thông qua cách thu thập, phân tích số liệu, thông tin.
  • Đánh giá thị trường và đối thủ cạnh tranh: Để hiểu về môi trường kinh doanh.
  • Kiểm tra, theo dõi và đánh giá hiệu suất: Phân tích và đánh giá dựa trên các số liệu đo lường hiệu suất, nhằm cải tiến, điều chỉnh và hoàn thiện sản phẩm.
  • Đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu: Đánh giá các phương án, đo lường rủi ro và lợi ích nhằm đưa ra phương hướng tối ưu.

Học hỏi, thay đổi để hoàn thiện tốt hơn

Đây là yêu cầu quan trọng để Product Manager vượt qua những thách thức hiện tại:

  • Thị trường, công nghệ đang thay đổi nhanh chóng: Cần cập nhật xu hướng mới, học hỏi, tiếp thu kiến thức từ sách báo, hội thảo, tài liệu, khóa học Product Manager..
  • Nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng luôn thay đổi không ngừng: Cần phân tích dữ liệu, lắng nghe phản hồi của khách hàng, trang bị tư duy cởi mở, sẵn sàng thay đổi khi cần thiết,..

Product Manager job

Học hỏi, thay đổi để hoàn thiện tốt hơn.

Tỉ mỉ, cẩn thận, tiêu chuẩn cao 

Product Manager phải đảm bảo sản phẩm/dịch vụ đáp ứng được những tiêu chuẩn về chất lượng, thỏa mãn yêu cầu khách hàng và đem lại giá trị cho công ty. Đặc tính cẩn thận, tỉ mỉ, cho phép họ phát hiện, sửa chữa các lỗi, sai sót trong quy trình phát triển, giảm thiểu rủi ro, giảm tỷ lệ hàng lỗi, tránh gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sử dụng của khách hàng và uy tín của doanh nghiệp.

Cụ thể:

  • Tỉ mỉ, cẩn thận trong việc nghiên cứu, xác định mong muốn khách hàng: Xác định tính năng, chức năng quan trọng, đặc biệt cần thiết,..
  • Tỉ mỉ, cẩn thận trong việc thiết kế sản phẩm: Giao điện đẹp mắt, thuận tiện, thân thiện, dễ sử dụng, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật,...
  • Tỉ mỉ, cẩn thận trong việc kiểm thử sản phẩm: Cần kiểm tra kỹ lưỡng, đảm bảo không có sai sót, lỗi kỹ thuật.
  • Tỉ mỉ, cẩn thận trong việc theo dõi hiệu suất: Để kịp thời phát hiện và xử lý trục trặc phát sinh.

Đồng thời, vị trí này cũng yêu cầu tính tiêu chuẩn cao để tạo ra những sản phẩm hoàn thiện nhất. Họ phải không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm, sáng tạo, nhạy bén để thỏa mãn vượt mong đợi của khách hàng. Điều này là yếu tố giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế, tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Yêu cầu kỹ năng

Có tổng cộng 6 yêu cầu về kỹ năng cần thiết:

Kỹ năng giao tiếp

Cần giao tiếp hiệu quả với các bộ phận liên quan, gồm:

  • Đội phát triển: Cần truyền đạt rõ ràng về yêu cầu sản phẩm, làm việc, phối hợp chặt chẽ xuyên suốt quá trình phát triển, giải quyết trục trặc phát sinh.
  • Khách hàng: Cần hiểu rõ mong muốn, phản hồi của khách hàng, truyền đạt thông tin hiệu quả và chính xác nhất đến đội phát triển sản phẩm.
  • Chiến lược và ra quyết định: Cần giao tiếp rõ ràng, thuyết phục khi trình bày định hướng chiến lược và các quyết định có liên quan. Không chỉ trình bày ý tưởng mà còn phải giải thích lý do, đưa ra luận điểm thuyết phục về hướng phát triển và giá trị của sản phẩm.
  • Các bộ phận khác: Liên lạc và giao tiếp với nhiều bên khác như nhà cung cấp, bộ phận tiếp thị, đối tác kinh doanh, đội ngũ chăm sóc khách hàng,...

Product Manager tuyển dụng

Kỹ năng giao tiếp.

Kỹ năng quan sát 

Quan sát giúp hiểu rõ hơn về người tiêu dùng, thị trường hay các vấn đề liên quan. Quan sát cẩn thận, tỉ mỉ giúp Product Manager có thể:

  • Thu thập thông tin dễ dàng, đưa ra quyết định phù hợp nhất để khắc phục, đáp ứng và tạo ra những giải pháp tối ưu nhất.
  • Nhận biết xu hướng mới, cơ hội, thách thức trong thị trường.
  • Theo dõi hiệu suất, đánh giá sản phẩm và đưa ra phương án cải thiện.

Kỹ năng tổ chức 

Để quản lý, dẫn dắt và điều phối xuyên suốt quá trình, Product Manager cần tổ chức công việc hiệu quả. Trong đó:

  • Cần xác định và quản lý các giai đoạn phát triển sản phẩm.
  • Lên lịch trình, đề ra mục tiêu và theo dõi tiến độ thực hiện công việc.
  • Phân chia công việc cho các thành viên.
  • Phối hợp với các bộ phận khác để đảm bảo hoàn thiện đúng kế hoạch.
  • Phân bổ tài nguyên hợp lý: Ngân sách, thiết bị, nhân lực,...

Product Manager salary

Kỹ năng tổ chức.

Kỹ năng lãnh đạo 

“Gánh vác” vai trò lãnh đạo, chỉ huy, dẫn dắt, Product Manager phải có khả năng:

  • Tạo ra tầm nhìn và mục tiêu phát triển rõ ràng.
  • Chỉ huy, dẫn dắt và truyền cảm hứng cho nhân viên.
  • Thiết lập mối quan hệ với các bên liên quan.
  • Quản lý rủi ro và sẵn sàng thay đổi.

Kỹ năng giải quyết vấn đề 

Luôn có vấn đề phát sinh trong quá trình hoàn thiện, phát triển và cải tiến sản phẩm, chẳng hạn như:

  • Phản hồi người dùng không tích cực.
  • Sản phẩm không có tính cạnh tranh.
  • Không đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Không thoả mãn được mong muốn của người dùng. 

Do vậy, Product Manager phải có khả năng giải quyết trục trặc nhanh chóng, hiệu quả. Kỹ năng này được thể hiện thông qua khả năng:

  • Xác định rõ ràng, chính xác vấn đề.
  • Thu thập dữ liệu và các thông tin cần thiết để phân tích vấn đề.
  • Đưa ra các giải pháp khả thi, ứng dụng và hiệu quả.
  • Triển khai giải pháp, đo lường, đánh giá hiệu quả.

tuyển Product Manager

Kỹ năng giải quyết vấn đề.

Kỹ năng thích ứng

Trước thách thức thay đổi của khách hàng và công nghệ, Product Manager phải có khả năng thích ứng với thay đổi này để đảm bảo sản phẩm/dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu và cạnh tranh được với những đối thủ khác.

Bao hàm một chuỗi công việc phức tạp, phải phối hợp với rất nhiều bộ phận liên quan, Product Manager giỏi phải có khả năng thích ứng với những phong cách làm việc khác nhau để cùng đạt được mục tiêu chung.

Những lĩnh vực phổ biến nào cần có Product Manager?

Một số lĩnh vực sau thường xuyên tuyển dụng quản lý sản phẩm:

  • Lĩnh vực IT: Làm cầu nối giữ Technology, UX và Business.
  • Lĩnh vực sản xuất: Định hình, thúc đẩy sự phát triển của sản phẩm từ giai đoạn sản xuất đến bán hàng, phân phối.
  • Lĩnh vực Thương mại điện tử: Phát triển sản phẩm trên ứng dụng, website, dịch vụ giao hàng.
  • Lĩnh vực văn hoá: Phát triển, quản lý các sản phẩm âm nhạc, sách, phim ảnh,...
  • Lĩnh vực sức khoẻ: Phát triển, quản lý các sản phẩm/dịch vụ như thuốc, thiết bị y tế, các sản phẩm liên quan đến chăm sóc sức khỏe,..

Product Manager lương

Những lĩnh vực phổ biến nào cần có quản lý sản phẩm?

Mức lương Product Manager và lộ trình thăng tiến

Lộ trình thăng tiến của vị trí Product Manager thường phải trải qua nhiều giai đoạn, trải nghiệm ở nhiều vị trí khác nhau, hiểu về sản phẩm, nhân lực, kỹ năng mềm, năng lực chuyên môn và ngoại giao tốt.

Dải lương phổ biến của Product Manager hiện nay dao động từ 10 - 67,5 triệu đồng/tháng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

  • Số năm kinh nghiệm.
  • Kỹ năng, năng lực.
  • Địa điểm làm việc:

- Tại các quốc gia phát triển như Úc, Mỹ, Anh, Canada: Mức lương trung bình có thể từ 80,000 - 120,000 USD/năm cho người mới, thậm chí có thể vượt qua 200,000 USD/năm.

- Tại các quốc gia và thị trường khác như khu vực Đông Nam Á: 20,000 - 40,000 USD/năm.

  • Doanh nghiệp, quy mô công ty, lĩnh vực hoạt động:

- Lĩnh vực công nghệ: Từ 35 - 60 triệu đồng/tháng.

- May mặc/Sức khoẻ/Sản xuất: Từ 20 - 40 triệu đồng/tháng.

senior Product Manager

Lộ trình thăng tiến và Product Manager salary. Alt Image “Product Manager lương”.

Một số câu hỏi thường gặp về Product Manager

Muốn làm Product Manager, nên bắt đầu từ đâu?

Bạn hoàn toàn có thể theo học bài bản tại các trường lớp hoặc làm trái ngành, cho dù không xuất thân từ dân IT. Tuy nhiên, để chinh phục vị trí Product Manager, cần bắt đầu từ việc:

  • Nghiên cứu mô tả công việc, trò chuyện với các chuyên gia cùng lĩnh vực.
  • Tự học hỏi, trau dồi bổ sung kiến thức chuyên môn.
  • Bổ sung các chứng chỉ từ những khóa học Quản lý sản phẩm.
  • Chủ động tham gia trải nghiệm các dự án hoặc hỗ trợ các dự án để học hỏi kinh nghiệm.

Một số lưu ý giúp bạn trở thành Product Manager xuất sắc

Để trở thành một Quản lý sản phẩm giỏi, cần lưu ý:

  • Yêu việc xây dựng và sử dụng sản phẩm.
  • Luôn biết đặt câu hỏi, tò mò về sản phẩm.
  • Chủ động sáng tạo, phát triển sản phẩm.

Product Manager cv

Một số lưu ý cho ngành quản lý sản phẩm.

Những nguồn tài liệu tham khảo cho Product Manager

Stradex giới thiệu đến bạn một số đầu sách tham khảo cho những chuyên viên quản lý Product tương lai:

  • “The Lean Product Playbook” của Dan Olsen.
  • “Inspired: How to create Product Customer Love” của Marty Cagan.
  • “The Art of Product Management” của Rich Mironov.
  • “Product Leadership” của Martin Eriksson, Richard Banfield and Nate Walkingshaw.
  • “Read This Before Our Next Meeting – Product Management Books” của Seth-Godin.
  • “The Lean Startup’ của Eric Ries.
  • “Blue Ocean Strategy” của W. Chan Kim and Renée Mauborgne. 
  • “Hard thing about hard things” của Ben Horowitz.
  • Trang thông tin Launch, Offscreen Magazine.
  • Nhóm Facebook Launch.
  • “Manifesto for Agile Software Development”.
  • Những câu chuyện nổi tiếng được chia sẻ bởi các công ty công nghệ lớn.

Product Manager trong ngành nói gì?

Nguyễn Hoàng Việt (Product Manager tại Tiki.vn) và Rutger Coolen (Principal Product Manager tại Atlassian) đã có những chia sẻ giá trị về nghề quản lý sản phẩm:

  • Đừng làm việc dựa trên suy đoán: Làm việc dựa trên suy đoán của cá nhân chưa chắc sẽ đúng ý với khách hàng. Hành vi của người dùng không thể đoán trước. Do vậy, luôn kiểm tra và đừng suy đoán.
  • Tập trung để phát triển tối đa khả năng cải thiện sản phẩm: Tập trung nguồn lực tối đa ở một hoặc hai thứ quan trọng nhất, tránh sự cám dỗ của việc làm mọi thứ để rồi không thực sự tốt ở một thứ nào. 

khóa học Product Manager

Lời khuyên từ các Chuyên gia quản lý sản phẩm.

Ở đâu thường xuyên tuyển dụng Product Manager?

Nhóm ngành Quản lý sản phẩm được xem là “vùng đất hứa” cho nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn đang theo đuổi lĩnh vực công nghệ thông tin. Với nhu cầu tuyển dụng đông đảo, các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm công việc này tại các công ty, doanh nghiệp từ startup đến những tập đoàn đa quốc gia,...

Mở ra “kỷ nguyên vàng” cho ngành Quản lý sản phẩm, nhiều bạn trẻ hiện nay dễ dàng tìm kiếm công việc Product Manager theo các bài tuyển dụng trên Facebook, các trang web tìm việc như LinkedIN, Vietnamworks, TopCV, Ybox,..

Hiện nay, Công ty TNHH Stradex Việt Nam cũng đang “chiêu mộ” những nhân tài cho vị trí Product Manager. Với mức lương cạnh tranh hấp dẫn, môi trường làm việc chuyên nghiệp, chế độ phúc lợi cùng nhiều lợi ích khác, còn chần chờ gì mà không gửi ngay Product Manager CV để có cơ hội trở thành một thành viên của nhà Stradex.

junior Product Manager

Vị trí Product Manager tuyển dụng ở đâu?

Trên đây, Stradex đã tổng hợp toàn bộ những thông tin chi tiết, lý giải Product Manager là gì?, mô tả công việc, các điều kiện, kỹ năng cần thiết để trở thành một Product Manager giỏi. Hiện tại, Stradex đang tuyển dụng vị trí việc làm Product Manager, Product Analyst với chính sách lao động cùng chế độ phúc lợi vô cùng hấp dẫn, còn chần chờ gì mà hãy ứng tuyển ngay để theo hiện thực hóa giấc mơ này nhé!

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn