15 tháng 3, 2024
Data Analyst Là Gì- Cơ hội phát triển của nghề phân tích dữ liệu
Data Analyst là gì? Data Analyst cần học gì? Cùng Stradex tìm hiểu rõ hơn về những công việc và cơ hội phát triển của nghề phân tích dữ liệu là gì nhé
Dưới sự phát triển của khoa học dữ liệu, rất nhiều cá nhân đã lựa chọn Data Analyst làm bệ phóng đầu tiên của bản thân. Vậy cụ thể Data Analyst là làm gì? Cơ hội phát triển và mô tả công việc của một Data Analyst là gì? Hãy cùng Stradex tìm hiểu rõ hơn về ngành phân tích dữ liệu ở dưới đây nhé!
Data Analyst là gì?
Data Analyst (chuyên viên phân tích dữ liệu) là vị trí chịu trách nhiệm cho việc thu nhập, khai thác, phân tích, xử lý toàn bộ dữ liệu cần thiết để tìm ra mối quan hệ giữa các thông tin. Thông qua việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật, các nhân viên phân tích kỹ thuật có thể biến đổi dữ liệu trở thành thông tin hữu ích. Qua đó, giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định hoạt động và kinh doanh hiệu quả hơn.
Trong các doanh nghiệp Data Analyst đang là một vị trí quan trọng đối với doanh nghiệp, họ có ảnh hưởng lớn trong việc tối ưu hoạt động kinh doanh, cải thiện các quá trình làm việc và giúp tổ chức hiểu về các cơ hội/ thách thức trong thị trường. Ngoài ra, các bản báo cáo phân tích dữ liệu cũng là nguồn thông tin quan trọng để lãnh đạo nắm được tình hình thực tế của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định đúng đẵn.
Nhiệm vụ của Data Analyst là gì?
Mỗi vị trí đều sẽ có những nhiệm vụ riêng trong doanh nghiệp, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vai trò của một data analyst là gì ngay dưới đây nhé:
Thu thập dữ liệu: Lượng dữ liệu này có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau (dạng chữ, dạng hình ảnh,...).
Xử lý và phân tích dữ liệu: Chịu trách nhiệm cho việc xử lý các dữ liệu thô này để tạo thành bộ dữ liệu chuẩn, Data Analyst cần tận dụng tốt một số công cụ thống kê (SQL, SPSS, STATA,...) để làm việc.
Thiết kế báo cáo: Data Analyst có ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định của ban lãnh đạo. Do đó, để làm công việc này, bạn cần đảm bảo thực hiện tốt các bản báo cáo của mình, với các thông tin rõ ràng, trực quan và thể hiện rõ những “phát hiện quan trọng”.
Tư vấn cho doanh nghiệp: Sau khi hoàn thành báo cáo, nhân viên Data Analyst sẽ giải thích rõ các vấn đề cần chú ý để ban lãnh đạo nhìn ra thực trạng một cách rõ ràng.
Hoàn thành các công việc được phân công: Bên cạnh các công việc đòi hỏi chuyên môn về dữ liệu, các nhân viên Data Analyst cũng có trách nhiệm phối hợp hoặc hỗ trợ các bộ phận khác để hoàn thành công việc.
Tùy từng doanh nghiệp và vị trí Intern Data Analyst, Fresher Data Analyst, Marketing Data Analyst hay Business Analyst vs Data Analyst mà ứng viên sẽ phải chịu trách nhiệm cho những công việc khác nhau. Do đó, việc tìm hiểu về mô tả công việc (Data Analyst JD - Job Description) sẽ giúp ứng viên gây được ấn tượng tốt khi tham gia các buổi phỏng vấn ứng tuyển Data Analyst.
Các kỹ năng cần có của Data Analyst
Nếu bạn đang quan tâm đến Data Analyst, tuy nhiên lại không biết bản thân có phù hợp với nghề này hay không. Hãy thử xem những kỹ năng cần có cảu một Data Analyst dưới đây để xem mình có phù hợp với ngành này không nhé.
Nắm vững kiến thức chuyên ngành: bao gồm cả kiến thức về ngành phân tích dữ liệu và kiến thức về ngành mà công ty đang hoạt động.
Kỹ năng phân tích dữ liệu: bao gồm Data Cleaning, Data Preparation, Data Analyst và Data Exploration.
Kỹ năng làm báo cáo: nhân viên phân tích dữ liệu cần đảm bảo các bản báo cáo của bản thân được thực hiện và trình bày tốt để giúp ban lãnh đạo đưa ra các quyết định hiệu quả hơn.
Kỹ năng lập trình: do tính chất công việc thường xuyên làm việc với số liệu nên các nhân viên phân tích cần nắm vững một số ngôn ngữ lập trình ( Python, C++ hay SCL,...) để đảm bảo công việc.
Tư duy Logic: Làm việc với dữ liệu luôn yêu cầu khả năng xử lý thông tin tốt. Do đó, một tư duy Logic tốt sẽ giúp ích rất nhiều trong việc hoàn thành công việc của các nhân viên Data Analyst.
Tính kiên trì và tỉ mỉ: Data Analyst luôn phải làm việc với một lượng dữ liệu khổng lồ thu về từ khắp các nguồn. Do đó, Data Analyst cần có tính tỉ mỉ để hoàn thành tốt công việc.
Ham học hỏi: Đặc thù của công việc Data Analyst là sự phát triển không ngừng. Do đó, bạn cần đảm bảo khả năng học hỏi liên tục để trở thành một Data Analyst giỏi và tăng tính cạnh tranh của bản thân đối với thị trường.
Cơ hội việc làm của Data Analyst
Sau khi đã xem xét và nhận thấy các kỹ năng của một nhà phân tích dữ liệu là phù hợp với bản thân, bạn lại băn khoăn không biết cơ hội việc làm của nghề này như thế nào và nó có đa dạng hay không. Ngay bên dưới đây sẽ là những cơ hội việc làm của data analyst mà bạn không thể bỏ qua.
Data Analyst
Data analyst là vị trí đảm nhiệm công việc thu thập, tổng hợp một số lượng lớn dữ liệu để xử lý chúng thành những dữ liệu có ích, giúp hỗ trợ doanh nghiệp trong các công việc tối ưu hoạt động và kinh doanh.
Nói chi tiết hơn, nhân viên Data Analyst sẽ dựa trên những dữ liệu thu thập được để xây dựng một biểu đồ, báo cáo dữ liệu với các yếu tố quan trọng được thể hiện rõ ràng. Qua đó, ban lãnh đạo của công ty sẽ dựa trên những dữ liệu này để xây dựng một kế hoạch phát triển kinh doanh, cải thiện sản xuất hợp lý.
Business Analyst
Business Analyst là các nhân viên đảm nhận việc xác định những dữ liệu có giá trị từ những gì đã thu thập được. Từ đó, đưa ra đánh giá và dự đoán về các định hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian sắp tới.
Business Analyst sẽ làm việc trực tiếp với các giám đốc, ban lãnh đạo phụ trách lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên những dữ liệu thu thập được, Business Analyst sẽ có trách nhiệm dự đoán, đưa ra phương án tối ưu hóa lợi nhuận, tối ưu các hoạt động kinh doanh hay quản lý rủi ro cho các định hướng sắp tới.
Market Research
Market Research là một bộ phận trong phòng Marketing, họ chịu trách nhiệm thu thập và xử lý các dữ liệu quan trọng về thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Những dữ liệu này sẽ được sử dụng để hỗ trợ cho các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp.
Dưới đây là một số công việc mà Market Research thường đảm nhiệm:
- Thu thập dữ liệu, bao gồm những thông tin liên quan đến khách hàng tiềm năng, thị trường mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và xu hướng thị trường.
- Tạo các báo cáo dữ liệu, sau khi hoàn thành việc thu thập và xử lý dữ liệu, Market Research sẽ trực tiếp hoàn thiện các bản báo cáo để phục vụ cho kế hoạch Marketing.
- Đưa ra đề xuất cho các chiến dịch tiếp thị sản phẩm dựa trên những dữ liệu có được.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các tin Marketing Data Analyst tuyển dụng để biết thêm về công việc của một Market Research.
Digital Marketing
Giống với Market Research thì các kỹ năng phân tích dữ liệu cũng có thể tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm trong ngành Digital Marketing (Tiếp thị trực tuyến). Bởi, phần lớn các công việc của một Digital Marketer sẽ liên quan rất nhiều đến việc xử lý, phân tích và tổng hợp một khối lượng lớn dữ liệu từ thị trường.
Đặc biệt trong đó, việc theo dõi và phân tích hiệu quả của các chiến dịch Digital Marketing cũng là một bước quan trọng yêu cầu nhiều kỹ năng phân tích dữ liệu (Data Analyst). Do vậy, việc thành thạo các kỹ năng Data Analyst Skills sẽ là một điểm cộng lớn khi ứng tuyển các vị trí Digital Marketing.
Product Manager
Product Manager (PM) là người chịu trách nhiệm cho sự thành công của một sản phẩm/ dịch vụ. Họ có làm việc với rất nhiều bên khác nhau, như nhà thiết kế, các bộ phận kinh doanh, phát triển thương hiệu để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được mục tiêu phát triển sản phẩm của doanh nghiệp.
Trong đó, một trong những công việc quan trọng nhất của Product Manager chính là xác định, nắm bắt và phân tích nhu cầu của thị trường để đảm bảo các tính năng sử dụng của sản phẩm. Công việc này có liên quan trực tiếp đến các kỹ năng phân tích kỹ thuật.
Chính vì lý do trên, nhiều doanh nghiệp thưởng yêu cầu Product Manager phải có kỹ năng Data Analyst, từng có kinh nghiệm thực tập Data Analyst hay biết cách phối hợp với các vị trí Data Analyst Fresher để đảm bảo công việc.
Cơ hội phát triển nghề việc làm Data Analyst ra sao?
Nhà sáng lập tập đoàn Thương mại Điện tử hàng đầu Thế Giới Alibaba - Jack Ma đã từng nói rằng “Trung tâm của kỷ nguyên công nghệ chính là Dữ liệu….”. Điều này đã phần nào khẳng định cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành Phân tích dữ liệu - Data Analyst trong thời gian tới.
Ngoài ra, thống kê của Viện McKinsey về việc sử dụng Big Data năm 2018 cũng đã cho rằng Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt tới 190.000 nhà khoa học và 1,5 triệu nhà phân tích dữ liệu trong tương lai gần. Đây là một minh chứng dễ thấy nhất của việc thiếu hụt nhân lực có kinh nghiệm trong ngành Data Analyst.
Không chỉ vậy, nếu có tham khảo các tin tuyển dụng Data Analyst Jobs tại Việt Nam, bạn có thể dễ dàng thấy rõ rất nhiều cơ hội việc làm liên quan đến phân tích dữ liệu tại các doanh nghiệp trong khu vực. Do đó, cơ hội phát triển của nghề Data Analyst là rất lớn trên cả thị trường trong nước và quốc tế.
Bạn có thể tham khảo một số tin tuyển dụng Data Analyst Fresher, tuyển dụng Data Analyst Intern hay tuyển dụng Data Analyst không cần kinh nghiệm,... để hiểu rõ hơn về những cơ hội nghề nghiệp này.
Mức lương và quyền lợi của Data Analyst - Chuyên viên phân tích dữ liệu
Data Analyst hay chuyên viên phân tích dữ liệu đang dần trở thành một trong những “công việc Hot” không chỉ tại thị trường việc làm Việt Nam mà trên cả quốc tế. Đặc biệt, do tính chất công việc có liên quan nhiều đến dữ liệu nên ứng viên cũng có thể tiếp cận nhiều cơ hội việc làm lớn xuyên quốc gia với mức lương khủng.
Theo VTC Academy, mức lương Data Analyst Fresher tại Việt Nam có thể dao động từ 10 triệu đồng/ tháng. Đây là mức lương khởi điểm khá tốt so với nhiều ngành nghề khác. Không chỉ thế, nhiều doanh nghiệp cũng sẵn sàng nâng cao con số này đối với những ứng viên đã có kinh nghiệm và kỹ năng. Trong đó, các vị trí Senior Data Analyst hoàn toàn có thể nhận mức lương 20 - 40 triệu đồng/ tháng.
Ngoài ra, do tính chất công việc mà nhân viên Data Analyst có thể cùng lúc làm việc nhiều dự án cùng một lúc. Điều này giúp nâng tổng thu nhập hàng tháng của một nhà phân tích dữ liệu lên rất cao.
Lộ trình 7 trở thành Data Analyst
Để bước vào ngành phân tích kỹ thuật (Data Analyst), bạn có thể tham khảo lộ trình 7 bước sau:
Bước 1: Lên kế hoạch học Data Analyst. Bạn có thể trả lời các câu hỏi “Data Analyst học ngành gì?” hay “Ngành Data Analyst học trường nào?”.
Bước 2: Trau dồi các kỹ năng chuyên môn của một nhà phân tích dữ liệu. Đây có thể là kỹ năng phân tích, xử lý dữ liệu, kỹ năng lập trình hay thiết kế báo cáo,..
Bước 3: Thực hành các dự án Data Analyst với dữ liệu thực tế.
Bước 4: Phát triển Portfolio như một nhà phân tích chuyên nghiệp. Bằng cách bổ sung những kinh nghiệm có sẵn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Bước 5: Phát triển kỹ năng kể chuyện qua dữ liệu. Đây là một kỹ năng quan trọng để trở thành Data Analyst giỏi và trình bày các bản báo cáo dữ liệu một cách tốt hơn.
Bước 6: Ứng tuyển thực tập sinh hoặc Data Analyst Intern. Sau khi đã có đủ chuyên môn, bạn cũng có thể ứng tuyển một số vị trí Data Analyst Intern tuyển dụng để có thêm kinh nghiệm.
Bước 7: Thi lấy chứng chỉ hoặc bằng cấp Data Analyst. Một số chứng chỉ Certified Analytics Professional hoặc Cloudera Certified Associate Data Analyst có thể giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và có thêm cơ hội phát triển trong ngành.
Trên đây là một số thông tin cơ bản được Stradex tổng hợp để giải thích về nghề Data Analyst. Mặc dù cơ hội nghề nghiệp của các chuyên viên phân tích dữ liệu là rất lớn, nhưng tính cạnh tranh trong ngành nghề này cũng rất cao. Do đó, hãy đảm bảo bạn có đủ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng về ngành trước khi ứng tuyển các vị trí nhé!