13 tháng 9, 2024
Sự thật đằng sau meme “Sự phẫn nội của người lửa" viral khắp mạng xã hội gần đây
Meme “Sự phẫn nội của người lửa” có ý nghĩa gì? tại sao lại viral khắp mạng xã hội với tốc độ chóng mặt đến vậy? Hãy cùng Stradex tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra với meme này trong bài viết dưới đây nhé!
Nguồn cơ của meme “người lửa" xuất phát từ đâu?
Chuỗi sự kiện bắt đầu vào ngày 10/8 khi sinh viên N.K.L tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic nhận điểm 0 cho bài thi môn Thiết kế đồ họa vì đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quá trình làm bài. Sau khi nhận điểm, sinh viên N.K.L đã đăng tải một thông báo trên nhóm Messenger của lớp để bày tỏ sự thắc mắc về kết quả. Tuy nhiên, điều này đã dẫn đến những phản hồi không hài lòng từ giảng viên L.V.M.D. Những lời phê bình của giảng viên sau đó đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và sức khỏe của N.K.L, khiến phụ huynh của sinh viên này yêu cầu nhà trường tiến hành kiểm tra lại chất lượng giảng viên và đưa ra các biện pháp khắc phục.
Nguồn cơn của meme "người lửa" xuất phát từ bài thi môn Thiết kế đồ họa sử dụng Al
Ngay sau đó, nhà trường đã quyết định tiến hành phúc khảo bài thi của N.K.L và buộc giảng viên L.V.M.D phải gửi lời xin lỗi cả trực tiếp và trên nhóm lớp, đúng theo yêu cầu của gia đình sinh viên. Đến ngày 28/8, trường thông báo đã chấm dứt hợp đồng lao động với giảng viên L.V.M.D. Sau khi giảng viên L.V.M.D bị buộc thôi việc, một số sinh viên cùng lớp với N.K.L đã chia sẻ các thông tin liên quan để bảo vệ quyền lợi của giáo viên. Những thông tin này bao gồm các tin nhắn yêu cầu N.K.L chỉnh sửa bài, việc nộp bài muộn của sinh viên và cam kết không sử dụng A.I để hoàn thành bài thi, cùng những chi tiết khác. Đến ngày 3/9, sau một tuần kể từ khi chấm dứt hợp đồng với giảng viên L.V.M.D, Hiệu trưởng của trường Cao đẳng FPT Polytechnic đã công bố rằng giảng viên này sẽ được trở lại giảng dạy. Quyết định này được đưa ra sau khi nhà trường thừa nhận rằng việc chấm dứt hợp đồng lao động trước đó là một quyết định vội vàng và thiếu căn cứ pháp lý.
Trong số các bài nộp của nam sinh N.K.L, bức tranh “Sự phẫn nội của người lửa" kèm dòng chú thích sai chính tả đã khiến cư dân mạng ngay lập tức chú ý và sử dụng nhiều đến mức trở thành một meme viral trên khắp mạng xã hội như một cách để chế giễu hành động “kém động kém đạo đức, cách cư xử thiếu văn hoá đối của nam sinh L đối với giảng viên hướng dẫn bộ môn.
Tốc độ viral chóng mặt, hàng loạt fanpage lớn nhỏ thi nhau “bắt trend"
Bức tranh với hình ảnh "người lửa" đơn giản và không mấy ấn tượng, kết hợp với dòng chú thích "sự phẫn nội" thay vì "sự phẫn nộ", đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng meme trên mạng xã hội. Nhiều người đã tận dụng bức hình này để thể hiện sự tức giận và phẫn nộ theo cách hài hước và sáng tạo. Hơn thế nữa, cộng đồng mạng đã tạo ra nhiều phiên bản khác nhau của meme này để phản ánh các trạng thái cảm xúc khác nhau, nhưng đều giữ lại đặc điểm "sai chính tả". Một số ví dụ tiêu biểu là "sự uất hận của người nghèo", "sự sáng sút (sáng suốt) của người sáng", và "sự dịu dàn (dịu dàng) của người nước".
Độ viral của meme sự phẫn nội của người lửa trên MXH
Độ viral của meme này liên tục được cộng hưởng khi các page lớn nhỏ đồng loạt bắt tred bằng cách vẽ lại hình ảnh “người lửa" theo các chủ đề khác nhau. Én, Vàng Xám Comics hay Ngoa đều vẽ lại hình tượng người lửa đi kèm các nội dung khá hài hước. Điều đáng nói là chỉ sau vài phút đăng tải, các post này nhận được lượng lớn tương rác của người đọc vì bắt trend quá nhanh lại khá hợp với hoàn cảnh hiện tại.
Hơn cả một meme viral, đó là lời cảnh tĩnh về thực trạng lạm dụng AI
Trường hợp của cô L.V.M.D trong vụ việc trên, đây có lẽ là giáo viên đầu tiên tại Việt Nam bị mất việc vì AI.
Không thể phủ nhận sự xuất hiện AI là một cuộc cải cách mới giúp con người nâng cao năng suất và hiệu suất làm việc trong tất cả các lĩnh vực. Marketing cũng tương tự, theo thống kê, có đến 80% marketers hiện nay áp dụng những công nghệ tân tiến của AI để hỗ trợ đắc lực cho việc lên ý tưởng, viết nội dung, sáng tạo content, phân tích insight của người dùng. Dù vậy, việc lạm dụng AI một cách quá mức, tin tưởng tuyệt đối 100% vào AI mà không có sự kiểm chứng là thực trạng vô cùng nguy hiểm và cực kỳ đáng cảnh báo.
Lời cảnh tĩnh về thực trạng lạm dụng AI hiện nay
AI có xu hướng tự động hóa các quy trình, dẫn đến việc sản xuất nội dung hàng loạt mà không cần sự sáng tạo cá nhân. Điều này có thể làm mất đi bản sắc thương hiệu và không tạo ra kết nối cảm xúc mạnh mẽ với khách hàng, điều mà người tiêu dùng hiện đại đang mong đợi. Sự thiếu cá nhân hóa cũng làm giảm khả năng khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ trên thị trường cạnh tranh.
AI dù thông minh, vẫn không thể hoàn toàn thay thế sự thấu hiểu tâm lý và văn hóa của con người. Những thông điệp không tinh tế hoặc không phù hợp với bối cảnh có thể khiến thương hiệu gặp rủi ro, gây mất lòng tin từ khách hàng. Một ví dụ điển hình là khi sử dụng AI để phản hồi tự động các bình luận tiêu cực, nếu không kiểm soát kỹ, có thể dẫn đến những phản ứng không mong muốn.
Phụ thuộc quá nhiều vào AI có thể làm mất đi tính nhân văn trong hoạt động Marketing. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp thương hiệu xây dựng mối quan hệ dài hạn với khách hàng. Vì vậy, marketer nên sử dụng AI như một công cụ hỗ trợ, không phải là giải pháp thay thế hoàn toàn cho tư duy sáng tạo và sự nhạy bén của con người.
>>> Tìm hiểu thêm: Làm chủ AI với các nguyên tắc đặt câu lệnh prompt
Tạm kết
“Sự phẫn nội của người lửa” có thể là một meme hài hước nhưng đó cũng đồng thời là hệ lụy của việc lạm dụng AI một cách thiếu kỷ luật, thiếu đạo đức. Với marketers, khả năng “sáng tạo” luôn là một trong những yếu tố hàng đầu để có thể tạo dựng được những giá trị có ích cho công việc. Nếu đến cả “sáng tạo” mà marketers cũng bắt AI suy nghĩ hộ, thì marketers nên xem xét lại chuyên môn của mình. hãy sử dụng AI thông minh và đúng mục đích nhất có thể!
>>> Xem thêm: AI và con người: Ai sẽ là nhà sáng tạo tương lai?