vi
en
menu

12 tháng 3, 2024

Customer Service - Mức thu nhập của nghề siêu "hot" hiện nay

Digital Marketing

Customer Service là một trong những vị trí quan trọng giúp công ty đứng vững trên thị trường. Vị trí này yêu cầu những yếu tố nào? Cùng tìm hiểu nhé!

Customer Service là một công việc vừa dễ vừa khó. Dễ vì không cần yêu cầu quá nhiều kiến thức đặc thù, hàn lâm nhưng khó vì sự khéo léo, chuyên nghiệp trong việc giao tiếp hỗ trợ khách hàng. Vậy Customer Service là gì? Bạn có phù hợp với nghề này không? Ở đâu tuyển dụng chuyên viên chăm sóc khách hàng uy tín? Cùng Stradex tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Customer Service là gì?

Customer Service (hay Customer Support) là dịch vụ chăm sóc khách hàng, hoặc hiểu đơn giản là hình thức chăm sóc, hỗ trợ cho người mua trong quá trình họ mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, nhằm đem đến trải nghiệm tốt nhất cho họ.

Vị trí này có nhiệm vụ thỏa mãn những kỳ vọng, mong muốn của người mua đến mức tối đa gồm: trước, trong và sau khi trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ từ doanh nghiệp.

Ngày nay, Customer Service không đơn thuần chỉ là trao đổi qua điện thoại mà còn có thể tương tác qua tin nhắn, email, mạng xã hội, thậm chí là hệ thống trả lời tự động 24/7.

Tầm quan trọng của Customer Service đối với doanh nghiệp

Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng đầy đủ chắc chắn sẽ gia tăng chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu làm tốt thì Customer Service sẽ giúp bạn xây dựng một lợi thế nổi bật so với đối thủ cạnh tranh của mình. 

Theo nghiên cứu của Gartner, có 89% các công ty hiện nay mong muốn cạnh tranh chủ yếu dựa trên trải nghiệm của khách hàng. Hay trong kết quả báo cáo từ các cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ của Mỹ, có 68% khách hàng rời bỏ vì khó chịu với sự đối xử mà họ nhận được. Điều này đã khẳng định tầm quan trọng của Customer Care đối với doanh nghiệp:

Giúp cung cấp thông tin về trải nghiệm khách hàng 

Trong quá trình làm việc, các chuyên viên được tiếp xúc, hiểu rõ mong muốn, nỗi trăn trở của khách hàng, đồng thời tiếp nhận những phản hồi, lời phàn nàn về trải nghiệm chưa tốt.

Khi được lắng nghe, thấu hiểu người mua, bộ phận Customer Support cũng sẽ hiểu rõ về các vấn đề của sản phẩm, dịch vụ. Từ đó, mang những thông tin này đến các bộ phận liên quan, hỗ trợ tìm cách giải quyết tối ưu hơn, đem lại trải nghiệm hoàn hảo hơn.

Giảm chi phí

Doanh nghiệp có thể giảm số lượng khách hàng rời bỏ nếu thực hiện tốt hỗ trợ khách hàng. Việc thu hút khách hàng mới thường sẽ đắt hơn so với việc giữ chân khách hàng cũ, do vậy giảm khách hàng rời bỏ có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí.

Tuyển dụng Customer Service giúp doanh nghiệp giảm chi phí.

Chăm sóc khách hàng, đem đến sự hài lòng cho họ 

Người mua thường gặp rất nhiều mối bận tâm trước khi quyết định trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Do vậy, vai trò chính của các chuyên gia Customer Service là giúp họ “gỡ rối”, tin tưởng nhiều hơn vào sản phẩm, đem đến sự hài lòng tuyệt đối. 

Trong quá trình mua sắm, chuyên viên sẽ giới thiệu đến khách hàng các thông tin liên quan đến khuyến mãi, hậu mãi, chế độ bảo hành,.. Hoặc sau khi mua sản phẩm, chính đội ngũ này cũng có vai trò đón nhận những phản hồi, giải quyết thắc mắc và tiếp thu ý kiến đóng góp, phàn nàn từ người mua.

Tóm lại, Customer Support có vai trò lắng nghe, giải đáp và xử lý toàn bộ khiếu nại ấy để đem đến trải nghiệm mua sắm tốt nhất.

Customer Service là bộ mặt, hình ảnh của công ty

Một đội ngũ Customer Service chỉn chu, chuyên nghiệp sẽ đem đến những ấn tượng tốt đẹp trong mắt người mua. Qua đó, họ sẽ tiếp tục quay trở lại mua sắm, trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ, hình ảnh thương hiệu sẽ được cải thiện và tích cực hơn rất nhiều.

Ngược lại, một đội Customer Service phục vụ kém, thiếu chuyên nghiệp sẽ gây bất mãn cho khách hàng, khiến họ không muốn mua sản phẩm, dịch vụ dù cho chất lượng của chúng có tốt đến mấy. Thậm chí, “tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa hơn”, điều này còn gây hệ luỵ đến nhiều nhóm khách hàng khác của doanh nghiệp, gây sụt giảm doanh số.

Tuyển dụng Customer Service tốt giúp xây dựng danh tiếng cho công ty.

Giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh với đối thủ 

Lợi thế cạnh tranh là một trong những yếu tố mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần chú trọng. Sản phẩm, dịch vụ tốt hơn đối thủ sẽ là chìa khoá nhằm thu khách hàng mới và chuyển hoá họ thành người mua trung thành. 

Trong đó, dịch vụ Customer Support đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đội ngũ nhân viên nếu được đào tạo bài bản, chỉn chu sẽ giúp gia tăng trải nghiệm tích cực cho khách hàng. 

Khi chất lượng và sản phẩm hiện nay ngày càng trở nên bão hoà hơn thì Customer Service chính là thứ quyết định sự khác biệt của doanh nghiệp so với phần còn lại. Cụ thể, khi hai doanh nghiệp cùng kinh doanh một loại sản phẩm, người mua sẽ ưu tiên dịch vụ được hỗ trợ tốt hơn. Nhờ đó, dễ dàng thu hút khách hàng của đối thủ.

Tuyển Customer Service Manager giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho công ty

Thúc đẩy doanh số

Mục tiêu cuối cùng và trọng yếu nhất của mọi doanh nghiệp là gia tăng doanh thu từ sản phẩm, dịch vụ. Có nhiều yếu tố quyết định đến mục tiêu này, trong đó doanh nghiệp có thể tăng từ 4 - 8% doanh thu khi họ ưu tiên cải thiện Customer Service (Theo một bài thống kê của Bain & Company).

Khi Customer Service được thoả mãn, họ sẽ có xu hướng lan truyền những đáng giá tích cực đến những người xung quanh (bạn bè, người thân, gia đình). Nhờ đó, mức độ mua sắm sản phẩm, dịch vụ sẽ ngày càng tăng cao.

Dịch vụ khách hàng tốt nâng cao lòng trung thành của khách hàng 

Cũng theo thống kê của công ty Bain & Company, chỉ cần tăng 5% mức tỷ lệ giữ chân khách hàng, lợi nhuận có thể tăng thêm 25%. Khách hàng trung thành sẽ có xu hướng chi nhiều tiền hơn cho thương hiệu của bạn. Tức là, bạn không cần phải chi quá nhiều tiền cho các hoạt động Marketing, quảng cáo,...

Xây dựng dịch vụ Customer Service tốt sẽ giúp giữ chân người mua, biến họ trở thành những khách hàng thân thiết. Hơn nữa, đặt trong bối cảnh thị trường như hiện tại, các sản phẩm đôi khi không quá khác biệt. Trải nghiệm người mua tích cực sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh vượt trội.

Tầm quan trọng của Customer Service Jobs.

Mô tả công việc của Customer Service

Mô tả công việc Customer Service:

  • Tư vấn chi tiết, tường tận cho người mua hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Lên các chương trình tặng quà, ưu đãi cho khách hàng thân thiết và dịp sinh nhật, lễ, tết,...
  • Giới thiệu các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, bảo hành,... 
  • Xử lý đơn đặt hàng, biểu mẫu, ứng dụng và các yêu cầu có liên quan.
  • Tiếp nhận các cuộc gọi để giải đáp thắc mắc, khiếu nại từ phía người mua.
  • Lưu giữ hồ sơ giao dịch, bình luận và khiếu nại của khách hàng dành cho sản phẩm, dịch vụ.
  • Giao tiếp, phối hợp với các bộ phận khác trong trường hợp cần thiết.
  • Đảm bảo đem đến sự hài lòng tối đa cho khách hàng.
  • Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ một cách chuyên nghiệp.
  • Tiến hành thu thập thông tin, làm khảo sát về trải nghiệm sử dụng sản phẩm.dịch vụ và các báo cáo đến các bộ phận khác để cải thiện chất lượng.
  • Thực hiện đo lường mức độ hài lòng về sản phẩm, dịch vụ.
  • Phối hợp với bộ phận Marketing để thực hiện các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị
  • Phối với với các phòng ban, bộ phận khác để đưa ra các chính sách liên quan đến khách hàng.

Tuyển dụng Customer Service Manager

Customer Service Job Description.

Quy trình dịch vụ chăm sóc khách hàng

Một quy trình tiêu chuẩn bắt nguồn từ phương pháp tuyển chọn nhân sự, cách đào tạo và chế độ lương thưởng, phúc lợi hấp dẫn.

Tuyển dụng Customer Service

Cần quan tâm đến 5 yếu tố sau trong quá trình tuyển dụng:

  • Phù hợp với văn hoá của công ty.
  • Kiến thức chuyên môn, kỹ năng tốt.
  • Ý tưởng đóng góp.
  • Kinh nghiệm.
  • Niềm tin của họ với giá trị mà công ty đem lại.

Cố gắng xây dựng chính sách lương thưởng hợp lý, cơ hội thăng tiến rõ ràng, tạo động lực và giữ chân đội ngũ để công ty đỡ tốn nhiều thời gian và công sức đào tạo.

Lắng nghe nhu cầu của khách hàng

Cho dù vì bất cứ lý do nào cũng phải lắng nghe và chỉ phản hồi khi khách hàng đã biết rằng bạn đã hiểu rõ toàn bộ yêu cầu của họ.

  • Cho phép nhân viên đưa tính cá nhân vào các cuộc hội thoại với người mua: Tránh sự dập khuôn, tạo ra sự đơn điệu và không thật trong giọng nói.
  • Khuyến khích nhân viên tập trung vào tông giọng của các cuộc hội thoại: Khi khách hàng đang vui vẻ, tức giận, thắc mắc, lo lắng hay chán chường.
  • Hỏi khách hàng trước khi nói: Liệu khách hàng đã xem qua hướng dẫn giải quyết các vấn đề thường gặp chưa?
  • Khuyến khích sự đồng cảm: Phản hồi cần tỏ rõ thái độ thấu hiểu cho những khó khăn mà người mua đang gặp phải.

Customer Service tuyển dụng

Lắng nghe người mua.

Tập trung vào phục vụ người mua tốt nhất

Xác định nhu cầu người mua là vấn đề được ưu tiên hàng đầu, cần biết những nơi mà họ thường xuyên xuất hiện:

  • Mạng xã hội: 53% người dùng Twitter và 39% người dùng Facebook mong đợi câu trả lời cho câu hỏi hoặc phàn nàn của họ trong tối đa 2 tiếng. Do vậy, để quản lý hiệu quả các kênh mạng xã hội và đáp ứng được kỳ vọng người mua, bạn cần đáp ứng được những vấn đề trên.
  • Email: Sử dụng tone giọng trang trọng để phù hợp với hình thức này.
  • Điện thoại: Đây là kênh hỗ trợ phổ biến nhất. Hãy đảm bảo công ty có đủ nguồn lực để người mua không phải cầm máy chờ quá 2 phút.

Cân bằng chất lượng và tốc độ xử lý

Ngoài việc tập trung vào giải quyết vấn đề hiệu quả, cần lưu ý đến tốc độ xử lý nhanh chóng. Chuyên viên hỗ trợ cũng cần cung cấp thông báo cho người mau về một số sự cố có khả năng xảy đến trong tương lai.

Sử dụng Feedback để cải thiện dịch vụ chăm sóc

Có rất nhiều kênh tương tác giữa công ty và người mua, hãy kiểm soát thật tốt để tránh phàn nàn tiêu cực bị đẩy đi quá xa. Đồng thời, sử dụng những feedback này để cải thiện kịp thời sản phẩm của bạn.

Customer Service tuyển dụng

Quy trình chăm sóc.

Thế nào là một dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt? 

Customer Service hiểu đơn giản là đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng. Hiểu sâu rộng hơn là đảm bảo khách hàng phải hài lòng với sản phẩm/dịch vụ được cung cấp cùng với việc bán hàng, giao hàng, lắp đặt hay các công việc khác trong quy trình mua hàng.

Một dịch vụ Customer Service tốt là dịch vụ:

  • Có kiến thức kỹ lưỡng về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Đem đến trải nghiệm với sản phẩm tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.
  • Giúp người mua có thể nhận thức đầy đủ nhất về lợi ích, tính năng và hiệu suất của chúng để đưa ra các khuyến nghị phù hợp nhất.
  • Chinh phục được cảm xúc của khách hàng dù lĩnh vực làm việc có là khách sạn, spa, du lịch, nhà hàng,...
  • Đáp ứng được yêu cầu về mặt lý tính và cảm tính trong tâm trí khách hàng.
  • Contact Center giữ được thế chủ động và linh hoạt khi giải quyết các vấn đề của người mua. 
  • Cung cấp thêm các dịch vụ Upsell hay Cross-sell để tăng mức độ hài lòng của khách hàng, gia tăng tần suất mua hàng, giúp họ sẵn sàng trả thêm tiền cho dịch vụ tốt hơn.

Thế nào là một dịch vụ Customer Service tốt?

Các yếu tố để trở thành Customer Service sáng giá

Trình độ chuyên môn 

Hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ và các chính sách của công ty

Nắm vững, hiểu rõ tường tận các thông tin này sẽ giúp chuyên viên tự tin giới thiệu và tư vấn với khách hàng. Hiểu rõ các thông tin liên quan cũng sẽ giúp nhân viên hỗ trợ chủ động tư vấn và đưa ra các giải pháp tối ưu nhất. Đồng thời, khách hàng có thể sẽ cảm thấy hài lòng hơn nhờ trải nghiệm hỗ trợ chuyên nghiệp và tuyệt vời.

Kỹ năng lắng nghe hiệu quả và thông cảm

Không chỉ nói về sản phẩm, bạn còn phải biết lắng nghe để hiểu rõ thắc mắc, nỗi băn khoăn, trăn trở của khách hàng trước khi họ đưa ra quyết định mua. Thậm chí, là lắng nghe, tiếp nhận những đánh giá, phàn nàn của họ để đem đến giải pháp hỗ trợ tối ưu nhất.

Bất kỳ người mua nào cũng đều mong muốn điều tốt nhất khi lựa chọn một sản phẩm, dịch vụ. Do vậy, nếu không thoả mãn được điều đó, họ sẽ không hài lòng, thậm chí bất mãn. Đối mặt với trường hợp này, chuyên viên hỗ trợ Customer Support phải biết thông cảm và cùng họ tìm ra giải pháp tối ưu nhất

Tuyển Customer Service có kỹ năng lắng nghe hiệu quả và đồng cảm

Kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề

Không thể tránh khỏi trường hợp khách hàng đặt những câu hỏi, thắc mắc liên quan đến sản phẩm/dịch vụ. Do vậy, vị trí nhân viên Customer Service phải có khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả, trả lời các thắc mắc rõ ràng, đúng trọng tâm.

Những trường hợp phát sinh các yêu cầu không nằm trong nhiệm vụ, chuyên viên phải có kỹ năng xử lý tình huống bất ngờ hiệu quả. 

Tóm lại, vị trí này đòi hỏi sự nhạy bén, linh hoạt để ứng phó, đưa ra các giải pháp tốt nhất cho người mua. Nếu chưa thể giải quyết tối ưu, các chuyên viên phải linh hoạt tìm đến những bộ phận liên quan để tìm ra câu trả lời tối ưu nhất.

CV Customer Service cần trang bị những kỹ năng gì?

Kỹ năng giao tiếp

Customer Service là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, do vậy điều quan trọng nhất chính là kỹ năng giao tiếp tốt.

Lưu ý, giao tiếp tốt không phải là việc nói linh tinh, lươn lẹo để lấy lòng người mua mà chuyên viên phải truyền đạt những thông tin chuẩn xác nhất dựa trên sự hiểu biết về sản phẩm.

Bên cạnh đó, giao tiếp còn phải thể hiện được lòng nhiệt thành, niềm mong muốn giúp đỡ khách hàng để đem đến trải nghiệm tốt nhất cho họ trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Để làm tốt điều này, cần xây dựng phong thái tự tin, luyện cách nhấn nhá, lựa chọn ngôn ngữ phù hợp.

Kỹ năng giao tiếp - Customer Service Skills

Một số kỹ năng khác

  • Làm việc theo nhóm.
  • Thành thật. 
  • Nhanh chóng, kịp thời.
  • Xác định cách để cải thiện quy trình.
  • Chia sẻ và đồng cảm.

Thái độ

Thái độ là một yếu tố cực kỳ quan trọng để đánh giá dịch vụ Customer Service.

Thái độ đúng đắn và tôn trọng

Luôn chào hỏi mọi người bằng một nụ cười hoặc lời chào thân thiện để tạo ra sự khác biệt lớn trong một cửa hàng bán lẻ và đối với bất kỳ vị trí dịch vụ Customer Service nào. Thái độ thân thiện và kiên nhẫn là yếu tố vô cùng quan trọng.

Cho dù sản phẩm của bạn có tốt đến đâu nhưng thái độ tư vấn, hỗ trợ không tốt thì dịch vụ của bạn cũng sẽ không được đánh giá cao.

Kiểm soát tốt cảm xúc trước những lời nói tiêu cực

Khách hàng thường liên lạc với các chuyên viên hỗ trợ khi họ phát sinh một số vấn đề nào đó. Họ có thể sẽ cáu gắt, giận giữ, thậm chí quát tháo và nói những ngôn từ khó nghe. Tuy nhiên lúc này, chuyên viên cần giữ thái độ bình tĩnh, kiểm soát tốt cảm xúc để mang tới giải pháp phù hợp nhất cho họ.

Đôi lúc, sẽ có những người mua hạch sách, “quái gở”, khó ưa. Tuy nhiên, cần nhớ rằng bạn là một chuyên viên - người đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng trong khả năng và khuôn khổ. Không để họ lấn lướt nhưng cũng đừng ngó lơ những yêu cầu đó.

Customer Service Job yêu cầu thái độ như thế nào?

Các chỉ số đánh giá dịch vụ khách hàng

Dưới đây, Stradex sẽ đưa ra hai nhóm chỉ số quan trọng nhất để bạn tham khảo:

Chỉ số trải nghiệm - Experience Metrics / X-DataTM

Đây là nhóm chỉ số đo lường về niềm tin, tình cảm và cảm xúc của người mua trong quá trình sử dụng, bao gồm:

  • Sự hài lòng của khách hàng (Customer Satisfaction – CSAT).
  • Chỉ số nỗ lực của khách hàng (Customer Effort Score – CES).
  • Giám sát phương tiện truyền thông xã hội (Social Media Monitoring).
  • Chỉ số khách hàng thiện cảm (Net Promoter Score – NPS).

Nhóm chỉ số này sẽ phản ánh khoảng trống giữa những gì bạn nghĩ đang xảy ra và những gì thực sự xảy ra. Từ đó, dễ dàng xây dựng một bảng điểm cân bằng giúp tập trung nỗ lực và nguồn lực theo cách hiệu quả nhất để đạt được kết quả kinh doanh tốt nhất.

Chỉ số trải nghiệm

Chỉ số đánh giá hoạt động - Operational Metrics / O-Data

O-Data được xem là tập hợp của các hoạt động hữu hình và thực sự hữu ích. Nhóm chỉ số này giúp đánh giá khả năng hoạt động của đội ngũ Customer Care bằng các thông số giải quyết thành công yêu cầu của người mua, thời gian phản hồi và hiệu quả của nhân viên.

Nhóm chỉ số này bao gồm:

  • Thời gian phản hồi đầu tiên (First Response Time).
  • Mức độ yêu cầu giải quyết vấn đề từ khách hàng (Customer Ticket Request Volume).
  • Tỷ lệ giải quyết vấn đề ngay từ lần gọi đầu tiên (First Contact Resolution – FCR).
  • Thời gian trung bình xử lý vấn đề (Average Ticket Handling Time).

Chỉ số đánh giá hoạt động Customer Service

Các vị trí liên quan đến Customer Service

Một số vị trí liên quan đến Customer Care:

Customer Service Logistics

Logistics là một ngành khá phức tạp, bao gồm nhiều chuyên môn đặc thù như kiểm định hàng hoá, thủ tục hải quan, cước phí tàu biển, lộ trình,... Do đó, nhằm giúp đối tượng mục tiêu hiểu rõ hơn, vị trí này có nhiệm vụ tư vấn, đưa ra giải pháp về thủ tục, giấy tờ một cách rõ ràng, rành mạch. 

Tùy theo vị trí và khu vực công tác: công ty xuất nhập khẩu, hãng tàu, cảng biển hay công ty Forwarder, chuyên viên sẽ có những yêu cầu công việc khác nhau.

Customer Service Officer

Customer Service Officer (Customer Service Executive) là nhân viên chăm sóc khách hàng nói chung tại doanh nghiệp. Họ có nhiệm vụ:

  • Trả lời thắc mắc thông qua các kênh hotline, email, mạng xã hội,.. một cách cụ thể và chính xác.
  • Xử lý khiếu nại nhanh chóng, hợp lý, góp phần mang tới sự hài lòng và xây dựng uy tín cho công ty.
  • Phối hợp với các bộ phận khác để cùng xử lý và nâng cao chất lượng đội ngũ, đem tới sự hài lòng cho người dùng.

Customer Service Staff

Customer Service Manager

Quản lý hay trưởng bộ phận có nhiệm vụ xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng chuẩn sao cho phù hợp nhất. Đồng thời, vị trí này cũng có trách nhiệm theo dõi, giám sát các nhân viên thực hiện quy trình, chịu trách nhiệm cho mọi phản hồi về hoạt động chăm sóc của doanh nghiệp. 

Trong quá trình giám sát, đánh giá, trưởng bộ phận sẽ đo lường, điều chỉnh quy trình và đào tạo nhân viên,.. để nâng cao chất lượng đội ngũ.

Customer Service Representative

Customer Service Representative (CSR - Đại diện chăm sóc khách hàng) là vị trí hỗ trợ người mua trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ. Đồng thời, CSR cũng là vị trí thay mặt cho công ty đưa ra phát ngôn chính thức giải quyết tranh chấp, khiếu nại và trình bày phương án xử lý phù hợp nhất.

Vị trí này yêu cầu tốt chất nhanh nhạy, bình tĩnh, thái độ chuyên nghiệp để xử lý tình huống bất ngờ một cách khéo léo nhất.

Customer Service Representative

Thu nhập trung bình và cơ hội nghề nghiệp của Customer Service

Mức lương Customer Service tuỳ thuộc vào lĩnh vực, trình độ và kinh nghiệm của nhân viên. Theo thống kê từ các website việc làm, thu nhập trung bình và cơ hội nghề nghiệp cho ngành này như sau:

  • Dưới 1 năm kinh nghiệm: Trung bình 7 triệu đồng/tháng.
  • Từ 2 - 3 năm kinh nghiệm: Từ 8,5 - 10 triệu đồng/tháng.
  • Trên 3 năm kinh nghiệm: Từ 15 triệu đồng/tháng trở lên.

Mức lương trung bình cho một số vị trí liên quan:

  • Customer Service Logistics: Từ 6 - 8 triệu đồng/tháng (Chưa tính hoa hồng theo doanh thu).
  • Customer Service Officer: Từ 5 - 7 triệu đồng/tháng (Tuỳ năng lực).
  • Customer Service Manager: Từ 30 - 50 triệu đồng/tháng (Tuỳ năng lực).
  • Customer Service Representative: Từ 7 - 10 triệu đồng/tháng (Tuỳ năng lực).

Mức lương của Customer Service

Kết luận

Trên đây, Stradex đã tổng hợp những thông tin chi tiết liên quan đến công việc Customer Service: kiến thức, kỹ năng, mức lương trung bình,... Nếu đang quan tâm đến vị trí Customer Service và định hướng trở thành quản lý nhóm chuyên viên chăm sóc khách hàng, hãy trau dồi chuyên môn, kỹ năng và thái độ để đảm nhiệm công việc thật tốt, đem lại những trải nghiệm người mua tích cực nhất nhé!

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn