vi
en
menu

22 tháng 3, 2024

Product Management - Công việc của Product Management

Digital Marketing

Product Management là gì? Cùng Stradex tìm hiểu rõ hơn về các quy trình Product Management để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của công việc này nhé

Mặc dù không phải là người chịu trách nhiệm chính cho các công việc thiết kế, sản xuất, nhưng mọi quyết định của Product Management đều có ảnh hưởng quan trọng trong việc phát triển một sản phẩm. Vậy cụ thể Product Management là gì? Công việc cụ thể đối với vị trí Product Management là làm gì? Hãy cùng Stradex tìm hiểu rõ hơn ở dưới đây nhé!

Product Management là gì?

Product Management là người quản lý sản phẩm trong ngành công nghệ. Với vị trí này, bạn sẽ chịu trách nhiệm quản lý một phần, hoặc toàn bộ quá trình phát triển sản phẩm. Thông qua việc phối hợp với các Stakeholders (Data Analyst, UI/UX Designer, Marketer, Salesman,...) bạn sẽ phải đảm bảo rằng sản phẩm được tạo ra có đủ khả năng giải quyết các nhu cầu của người sử dụng.

Về lý thuyết, PM được kỳ vọng là một người đại diện cho khách hàng, họ thấu hiểu được các nhu cầu của khách hàng, để dựa vào đó đưa ra các đóng góp cần thiết trong việc phát triển sản phẩm.

product management

Product Management là gì?

Tầm quan trọng của Product Management

Product Management luôn có chức năng rất quan trọng trong 1 tổ chức. Họ là người đảm bảo các sản phẩm của doanh nghiệp được hoàn thiện và tối ưu nhất để có thể giải quyết các nhu cầu của người dùng. Qua đó, đảm bảo tính hiệu quả của các hoạt động kinh doanh. 

Cụ thể hơn, dưới đây là một số vai trò quan trọng của một Product Management:

  • Xây dựng: Nhiệm vụ chính của Product Management là đưa ra ý tưởng hoặc yêu cầu dành cho sản phẩm của doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm chính cho việc đảm bảo sự cải thiện, đảm bảo các tính năng mới của sản phẩm sẽ phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
  • Tối ưu: Trên thực tế, công việc của Product Management sẽ liên quan nhiều đến việc tối ưu sản phẩm (tính năng có sẵn) thay vì thiết kế ra các tính năng mới. Do đó, mục tiêu thường thấy của PM sẽ liên quan đến việc làm cách nào để có nhiều người sử dụng sản phẩm hơn, hay làm sao để tăng doanh thu từ khách hàng cũ,...
  • Đổi mới: Trường hợp PM làm việc ở một công ty mới, hoặc chịu trách nhiệm phát triển sản phẩm. Họ sẽ phải vượt qua thách thức về việc tìm xác định thị trường mục tiêu phù hợp cho sản phẩm.

product management là gì

Product Management có vai trò quan trọng trong việc tối ưu các sản phẩm của doanh nghiệp.

Quy trình Product Management sẽ có như thế nào?

Dưới đây là 4 giai đoạn cơ bản trong một quy trình Product Management:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu và hoạch định chiến lược.

Trong giai đoạn này, Product Management sẽ chịu trách nhiệm cho một số công việc như:

  • Xác định tầm nhìn, mô hình, mục tiêu kinh doanh tổng quan và các chiến lược phát triển sản phẩm.
  • Nghiên cứu thị trường, đối tượng khách hàng mục tiêu, đánh giá đối thủ cũng như những lợi thế cạnh tranh và khả năng định vị của sản phẩm.
  • Xác định các tính năng mà sản phẩm cần phát triển để đưa ra lộ trình phát triển sản phẩm cụ thể.
  • Tùy theo từng chiến lược và quyền lợi mà Product Management có thể là người quyết định các chiến lược hoặc người thuyết phục.

product management là làm gì

Product Management chịu trách nhiệm nghiên cứu và hoạch định các chiến lược phát triển sản phẩm.

Giai đoạn 2: Thiết kế sản phẩm.

Đối với việc thiết kế sản phẩm, Product Management cần có trách nhiệm với một số công việc như:

  • Đảm bảo các tính năng của sản phẩm phù hợp với cả nhu cầu của khách hàng và khả năng thực hiện hóa của doanh nghiệp.
  • Thử nghiệm và làm việc với khách hàng để tổng hợp ý kiến về sản phẩm trong quá trình thiết kế.
  • Phối hợp cùng các phòng ban khác để đảm bảo hiệu quả công việc.

Trên thực tế, PM không phải là người chịu trách nhiệm cho việc thiết kế giao diện hay trải nghiệm (UI/UX) thay vào đó họ giống như một người giám sát, tập trung vào việc hiểu các đặc tính và yêu cầu của sản phẩm.

product portfolio management là gì

PM không phải người trực tiếp thiết kế mà chỉ có trách nhiệm đảm bảo bản thiết kế đáp ứng được các tính năng sản phẩm.

Giai đoạn 3: Phát triển sản phẩm 

Sau giai đoạn thiết kế, PM sẽ chịu trách nhiệm giám sát chính trong việc phát triển sản phẩm. Ở giai đoạn này, Product Management sẽ có trách nhiệm thúc đẩy tiến độ làm việc, “Test” sản phẩm, điều chỉnh nguồn lực và nhiều đầu việc có liên quan khác. Qua đó, đảm bảo tính ổn định và hiệu quả của toàn bộ quy trình phát triển sản phẩm

product management la gì

PM làm việc với các bộ phận khác để đảm bảo tiến độ công việc và phát triển sản phẩm.

Giai đoạn 4: Giám sát và đánh giá sản phẩm

  • Theo dõi, phân tích các chỉ số được đo lường để đánh giá tính hiệu quả của sản phẩm khi ra mắt.
  • Tiếp tục đưa ra các cập nhật và cải tiến cần thiết để tối ưu hóa sản phẩm.
  • Phân tích nhu cầu thị trường, đánh giá tính cạnh tranh của sản phẩm để đưa ra các kế hoạch phát triển sản phẩm trong tương lai.

product management

PM chịu trách nhiệm phân tích chỉ số để đo lường hiệu quả sản phẩm.

Product Management là làm gì? Có giống công việc của Product Manager không?

Dưới đây là một số mô tả cụ thể về những công việc mà Product Management thường có trách nhiệm hoàn thành:

  • Nghiên cứu: Là người chịu trách nhiệm cho việc các tính năng của sản phẩm sẽ đáp ứng được nhu cầu khách hàng, nên Product Management sẽ phải nghiên cứu rất nhiều vấn đề có liên quan đến thị trường, các nhóm khách hàng hay cả đối thủ,...
  • Chiến lược: Trong nhiều trường hợp, PM không phải là người đưa ra quyết định cuối dùng cho sản phẩm. Vậy nên họ cần tạo ra các chiến lược về cách chiếm thị trường, với mục tiêu và các giai đoạn cụ thể để thuyết phục ban giám đốc. Đây cũng có thể được hiểu là các chiến lược phát triển sản phẩm.
  • Truyền thông: PM có trách nhiệm phát triển các chiến lược truyền thông để đảm bảo tính tăng trưởng ổn định trong suốt vòng đời sản phẩm.
  • Phối hợp phát triển: Trong phần lớn các công việc, PM sẽ là người hợp tác và phối hợp với nhiều bộ phận có liên quan để đảm bảo tiến độ công việc và sự phát triển của sản phẩm.
  • Kiểm tra và phản hồi: Sau thời điểm ra mắt, Product Management phải thu thập các phản hồi về sản phẩm, bao gồm cả phản hồi tích cực và những phản hồi tiêu cực cần cải thiện.

Trên thực tế, Product Management chỉ là một trọng trách nhỏ trong toàn bộ công việc của Product Manager. Trong đó, ngoại trừ việc theo sát các quá trình phát triển sản phẩm, một người quản lý sản phẩm (Product Manager) sẽ phải chịu trách nhiệm cho một số công việc khác. Như quản lý nhân sự, quản lý ngân sách, đưa ra mục tiêu và các chiến lược kinh doanh sản phẩm,...

product management là gì

Product Management chỉ là một trọng trách trong công việc của Product Manager

Mindset về Product Management

Các doanh nghiệp có yêu cầu về Mindset tổ chức sản phẩm (Product Organization Mindset) thường hướng về các hoạt động giao tiếp cởi mở và minh bạch. Các doanh nghiệp này cũng có xu hướng trao quyền hạn nhiều hơn cho PM để họ có thể tiến hành các hoạt động phỏng vấn người dùng, hay nghiên cứu sản phẩm một cách hiệu quả.

Hơn nữa, một doanh nghiệp có mindset về sản phẩm tốt sẽ giúp các quy trình quản lý sản phẩm được hình thành sớm hơn trong thời gian khởi nghiệp. Nhờ đó, đảm bảo được nguồn lực Product Management phù hợp với công ty trong thời gian dài.

Trên thực tế, Product Management là một vị trí quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, trong nhiều tổ chức hiện nay, phần lớn các vị trí PM sẽ được tổ chức ở cấp độ điều hành. Bởi, một nhân viên Product Management tốt có thể đảm bảo nhiều thành công lớn cho sự phát triển của các sản phẩm và toàn bộ doanh nghiệp.

product management là làm gì

Tìm hiểu về Mindset trong ngành Product Management.

Sản phẩm như thế nào là một sản phẩm tốt?

Trên thực tế, một sản phẩm tốt sẽ phải đáp ứng đủ tối thiểu 3 yếu tố sau đây:

  • Người dùng hiểu được sản phẩm và nó tạo ra giá trị cho người dùng: Đối với nhiều sản phẩm, tính năng và giá trị nó có thể mang lại thường được đánh giá cao hơn tính thiết kế. Chẳng hạn, một trang website có thể dễ dàng bị đánh giá là quá xấu bởi các Designer, nhưng đối với người dùng thì nó lại là sản phẩm tốt giúp họ mua bán đồ cũ dễ dàng hơn.
  • Sản phẩm tốt phải trở thành thói quen của người dùng: Không chỉ với lĩnh vực công nghệ, mà bao gồm cả sản phẩm trong nhiều lĩnh vực khác như ngành tiêu dùng, ngành hàng thiết yếu, giải trí,... Một sản phẩm tốt phải là sản phẩm được sử dụng thường xuyên và trở thành thói quen của người dùng.
  • Sản phẩm thân thiện và dễ sử dụng: Xu hướng tiêu dùng của thị trường luôn hướng đến sự thân thiện và dễ sử dụng. Sẽ không có khách hàng nào muốn tiếp cận một sản phẩm khiến họ cảm thấy khó chịu và không thoải mái. Do đó, việc đảm bảo tính thân thiện và dễ sử dụng của sản phẩm cũng rất quan trọng.

product portfolio management là gì

3 yếu tố cần có của một sản phẩm tốt.

Tại sao bạn nên theo đuổi ngành Product Management?

  • Cơ hội việc làm lớn: PM vốn là một công việc khá phổ biến ở thị trường lao động nước ngoài, nhưng tại Việt Nam, Product Management vẫn còn là một ngành khá mới. Song, nhiều công ty công nghệ Việt đang chuyển dần sang mô hình Product IT (phát triển sản phẩm hướng về người dùng cuối. Do đó, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm PM tại Việt Nam nếu theo đuổi nó từ sớm.
  • Công việc đa dạng với nhiều mảng lớn: Công việc PM không bị bó hẹp trong chuyên môn của họ. Hơn nữa, do tính chất công việc cần tham gia vào nhiều giai đoạn trong cả quy trình phát triển sản phẩm. Vậy nên, bạn có thể học hỏi và phát triển nhiều kỹ năng quan trọng khi làm công việc này. Từ đó, lựa chọn được lĩnh vực mà bản thân có hứng thú nhất.
  • Mức thu nhập hấp dẫn: Theo thống kê, mức lương trung bình của Product Management trên thế giới đang là khoảng 120,000 USD/năm. Tại thị trường Việt Nam, mức lương của Product Management đang dao động từ 30-50 triệu đồng/tháng tùy theo khả năng làm việc và kinh nghiệm của ứng viên. Tuy nhiên, đây vẫn là mức thu nhập khá cao đối với nhiều ngành khác.
  • Khả năng thăng tiến nhanh chóng: Từ vị trí Product Management, bạn có thể nhanh chóng thăng tiến thành Senior Product Manager, Head of Product,... Điều đặc biệt là đối với ngành PM, bạn sẽ được tiếp xúc với rất nhiều mảng khác nhau. Điều này giúp bạn tích lũy một lượng lớn kinh nghiệm để phục vụ cho nhiều công việc sau này.

product management la gì

Product Management có nhiều cơ hội việc làm với mức lương rất hấp dẫn - Product Portfolio Management là gì?

Lộ trình phát triển nghề nghiệp với Product Management

Dưới đây là một số vị trí phổ biến mà bạn có thể tham khảo thêm trong lộ trình phát phát triển nghề nghiệp với Product Management:

  • Product Manager: Đây là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ quá trình phát triển sản phẩm, bao gồm cả việc định hình chiến lược, xác định tính năng, yêu cầu, xác định nhu cầu khách hàng, mục tiêu kinh doanh hay quản lý nhóm phát triển,....
  • Product Owner chịu trách nhiệm đưa ra yêu cầu cụ thể để phát triển sản phẩm nhằm đảm bảo quá trình xây dựng đúng hướng và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
  • Product Associate là người hỗ trợ Product Manager và Product Owner trong việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng,...
  • Growth Product Manager chịu trách nhiệm phát triển các chiến lược tăng trưởng sản phẩm để đạt được các mục tiêu kinh doanh.
  • Data Product Manager chịu trách nhiệm quản lý dữ liệu có liên quan để sử dụng chúng cho mục đích tối ưu hóa sản phẩm.
  • Technical Product Manager chịu trách nhiệm tối ưu các tính năng của sản phẩm.

product management

Có rất nhiều vị trí mà bạn có thể phát triển thêm trong ngành Product Management.

Làm thế nào để có thể làm việc trong ngành Product Management? 

Product Management là một vị trí tiềm năng có thể đem lại cho bạn nhiều lợi ích, đồng thời nó cũng là một ngành yêu cầu rất nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên môn.

Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có bất kỳ trường đại học nào có chương trình đào tạo chính quy dành cho ngành nghề này. Vì thế, Product Management tại Việt Nam thường có xuất phát từ 1 vị trí chuyên môn như Developer, IT Business Analyst, marketing,... Đây cũng là những vị trí mà bạn có thể bắt đầu trước khi tìm hiểu kỹ hơn về công việc Product Management.

Ngoài ra, đối với người mới hoặc không làm trong lĩnh vực IT, bạn cũng có thể tham gia các khóa học ngắn hạn về ngành Product Management để trang bị thêm kiến thức, kinh nghiệm và một số kỹ năng chuyên môn cần thiết. Đây là những bước đầu để giúp bạn có thêm kinh nghiệm về ngành trước khi ứng tuyển Product Management trong các công ty lớn.

Stradex là một công ty chuyên về những giải pháp công nghệ và Marketing chất lượng đang còn trống vị trí Product Analyst, Product Management. Với môi trường làm việc trẻ trung cùng những đãi ngộ tốt, Stadex sẽ là một môi trường phù hợp mà bạn có thể đang tìm kiếm. 

>>>Tham khảo ngay các tin tuyển dụng của Stradex qua đường liên kết sau: https://stradexvietnam.com/tuyen-dung

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản để giải thích rõ Product Management là gì. Stradex mong rằng những thông tin phía trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành. Mặc dù đây là vị trí có nhiều yêu cầu về kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn. Nhưng, nếu có hứng thú với những công việc PM, hãy sớm bắt đầu học hỏi để nhanh chóng nắm bắt những cơ hội sắp đến nhé!

stradex

Hãy nói chuyện với chúng tôi

Tìm hiểu cách Stradex có thể hỗ trợ sự phát triển thương hiệu của bạn.

Bằng cách gửi biểu mẫu này, bạn đồng ý nhận email không thường xuyên từ Stradex, theo Chính sách quyền riêng tư của chúng tôi.

Gửi tin nhắn